• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ...2019 Tiết 13 BÀI 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG ( tiết 2)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- HS liệt kê được các tính chất vật lý, tính chất hoá học quan trọng của Ca(OH)2;

Biết cách pha chế d.d Ca(OH)2.

- Những ứng dụng quan trọng của các bazơ này trong sản xuất, trong đời sống.

2. Kĩ năng:

-Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PTHH, giải bài tập định lượng.

3. Tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic; Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.

4. Thái độ và tình cảm:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong họctập;

- Có đức tính trung thực, cần cù,vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

- Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò của bộ môn hóa học trong cuộc sống và yêu thích môn Hóa.

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợptác.

- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

* Giáo dục đạo đức: HS nhận thấy trách nhiệm tuyên truyền, hợp tác cùng tổ chức và hướng dẫn học sinh sử dụng nước vôi trong khử độc, cải tạo đất.

II. CHUẨN BỊ 1. Đối với giáo viên:

- Hoá chất: Ca(OH)2 rắn, nước cất.

- Dụng cụ: Đũa thuỷ tinh, cốc thủy tinh, phễu, giấy lọc, ống hút, bộ giá thí nghiệm.

2. Đối với học sinh:

- Bảng nhóm, phấn viết, bút dạ.

(2)

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp dạy học theo nhóm.

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật chia nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC – GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp: (1 phút)

Ngày dạy Lớp

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- GV chiếu slide1: Nêu tính chất hoá học của NaOH, viết PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất?

- Trả lời:

+ Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, giấy phenolphtalein không màu chuyển thành màu đỏ.

+ Tác dụng với oxit axit

PT: 2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O + Tác dụng với axit

PT: NaOH + HCl  NaCl + H2O 3. Nội dung bài mới: (34 phút)

A. Hoạt động khởi động: (1 phút)

* Đặt vấn đề: Canxi hiđroxit có những tính chất nào? Nó có những ứng dụng gì?

B. Hoạt động hình thành kiến thức : (33 phút)

HOẠT ĐỘNG 1:( 10 phút ) 1. Pha chế dung dịch Canxi hiđroxit - Mục tiêu: Học sinh tự pha chế được dung dịch theo yêu cầu GV.

- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Thực nghiệm chứng minh.

(3)

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi.

- Tài liệu tham khảo và phương tiện: Dụng cụ, hóa chất.

Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung - Cho HS đọc tài liệu SGK yêu cầu

HS nêu các bước pha chế dd Ca(OH)2

- Chia lớp làm 4 nhóm và tiến hành pha chế.

- Các nhóm viết kết quả vào bảng phụ, GV nhận xét các nhóm.

...

...

I. TÍNH CHẤT

1. Pha chế dung dịch Canxi hiđroxit - dd Ca(OH)2 ( nước vôi trong )

- Hoà tan vôi tôi Ca(OH)2 trong nước, được dd màu trắng đục.( Vôi nước, vôi sữa )

- Lọc, ta được dd trong suốt, không màu, đó là dd Ca(OH)

HOẠT ĐỘNG 2 :( 10 phút ) 2. Tính chất hoá học

- Mục tiêu: HS liệt kê được các tính chất hóa học của Canxi hiđroxit.

- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Đàm thoại, thảo luận.

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chia nhóm.

- Tài liệu tham khảo và phương tiện: SGV.

Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung - GV chia 2 bàn là một nhóm, phân

nhóm trưởng, thư kí.

- Các nhóm nghiên cứu SGK, kết hợp bài cũ liệt kê được các tính chất hóa học của canxi hiđroxit.

- Viết các PTHH minh hoạ.

- GV gọi HS đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

2. Tính chất hoá học

Canxi hiđroxit có đầy đủ tính chất hoá học của bazơ tan ( Kiềm )

1. Đổi màu chất chỉ thị: dd Ca(OH)2

làm giấy quỳ tím chuyển thành xanh, giấy phenolphtalein không màu chuyển đỏ.

2. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước( PƯ trung hoà)

Ca(OH)2 + 2HCl  CaCl2 + H2O 3. dd Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit

(4)

...

...

...

tạo thành muối và nước

Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3 + H2O

* Ngoài ra, dd Ca(OH)2 còn tác dụng với dd muối.

HOẠT ĐỘNG 3:( 5 phút ) 3. Ứng dụng của canxihiđroxit

- Mục tiêu: HS nêu được các ứng dụng, tích hợp giáo dục đạo đức cho HS.

- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Thuyết trình, đàm thoại.

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi.

- Tài liệu tham khảo và phương tiện: SGV.

Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung

? Nêu các ứng dụng của Ca(OH)2?

? Vì sao dùng Ca(OH)2 để khử chua đất trồng trọt và khử độc?

- GV: Yêu cầu HS hiểu biết để tuyên truyền đến mọi người, hợp tác cùng cá nhân, tổ chức BVMT.

- HS đọc thông tin SGK.

+ Nguồn Ca(OH)2 ở địa phương ta có phong phú không? Theo em cần khai thác thế nào?

- GV chốt ứng dụng.

- HS nghiên cứu thông tin, ghinhớ.

...

...

3. Ứng dụng của canxi hiđroxit - Ứng dụng: SGK

HOẠT ĐỘNG 3 : ( 8 phút ) Luyện tập - Vận dụng

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập.

- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Đàm thoại, thảo luận.

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi.

(5)

- Tài liệu tham khảo và phương tiện: Máy chiếu, máy tính.

Hoạt động của thầy và trò. Nội dung.

- GV chiếu slide 2:

Bài 1 : Viết các phương trình hóa học để hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

Na1Na2O 2 NaOH 3 NaCl Bài 2: Hoàn thành các PTPƯ sau :

a. ? + ? Ca(OH)2

b. Ca(OH)2 + ? Ca(NO3)2 + ? c. ? + ? CaO

d. Ca(OH)2 + ? ? + H2O .

...

...

Bài 1: Trả lời

1. 4Na + O2  2Na2O 2. Na2O + H2O  2NaOH

3. NaOH + HCl  NaCl + H2O

Bài 2: Trả lời

a.CaO + H2O Ca(OH)2

b. Ca(OH)2 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + 2H2O

c. 2Ca + O2 2CaO

d. Ca(OH)2 + 2HCl CaCl2 + H2O . 4. Củng cố - mở rộng, sáng tạo ( 3 phút)

- Nhắc lại TCHH của Ca(OH)2 ? Viết PTHH ? 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)

- Về nhà làm bài tập 3, 4 / SGK - 8.4; 8.5; 8.6 / SBT - Xem trước tính chất hoá học của muối.

? Muối có bao nhiêu tính chất.

? Phản ứng của muối cần những điều kiện gì?

V. RÚT KINH

NGHIỆM ...

...

...

...

(6)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 14.

Bài 9. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh biết được:

- Các tính chất hóa học của muối, viết đúng PTHH cho mỗi tính chất

- Khái niệm phản ứng trao đổi, điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.

- Vận dụng những tính chất của muối để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất, trong học tập hóa học.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện khả năng viết phương trình phản ứng. Biết cách chọn chất tham gia phản ứng trao đổi để phản ứng thực hiện được.

- Rèn luyện các kỹ năng tính toán các bài toán các bài tập hóa học 3.Tư duy:

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

4.Năng lực hướng tới:

- Năng lực tự học, - Năng lực tính toán

- Năng lực giải quyết vấn đề 5 .Thái độ:

- Qua nghiên cứu bài học và làm thí nghiệm HS thêm yêu thích môn học và tin vào khoa học.

II. Chuẩn bị : 1. GV:

* Thí nghiệm:

- Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút

- Hóa chất: Các dung dịch: AgNO3, CuSO4, BaCl2, NaCl, H2SO4, HCl, Fe (đinh sạch)

* Bảng phụ 2. HS:

- Soạn bài: “ Tính chất hóa học của muối

- Cùng GV chuyển dụng cụ hóa chất ( tổ4), các nhóm cử người lấy nước III. Phương pháp:

- PP thí nghiệm trực quan, thuyết trình IV. Tiến trình giờ dạy

1. ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (xen trong bài) 3 Vào bài mới:

(7)

Hoạt động của GV-HS Nội dung Hoạt động 1: Tính chất hóa học của muối (25’)

Mục tiêu: biết được tính chất hóa học của muối.

Thời gian 25; :tiến hành thí nghiệm rút ra kiến thức Phương pháp: trực quan, nhận xét

Hình thức tổ chức: dạy học thí nghiệm - Hướng dẫn HS làm TN: Ngâm đinh sắt

trong ống nghiệm có chứa CuSO4 → Quan sát hiện tượng?

- Từ các hiện tượng trên hãy nêu nhận xét và viết PTPƯ?

- Làm thí nghiệm và nhận xét hiện tượng: Có KL màu đỏ bám ngoài đinh sắt , dung dịch nhạt dần

- Nêu kết luận?

- Sắt đẩy Cu ra khỏi CuSO4

- 1 phần Fe bị hòa tan

- Hướng dẫn HS làm TN: Cho H2SO4 vào ống nghiệm có chứa dung dịch BaCl2 → quan sát, nhận xét, viết PTPƯ

- Làm TN và nhận xét hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng

- Viết PTHH - Nêu kết luận?

- HS trả lời- HS khác nhận xét bổ xung.

- Nhận xét kết luận

- Hướng dẫn HS làm TN: Nhỏ vài giọt dd AgNO3 vào ống nghiệm có chứa dd NaCl → quan sát, nhận xét hiện tượng, viết PTPƯ?

- Làm TN và nhận xét hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng

- Viết PTHH - Nêu kết luận?

→ HS trả lời - HS khác nhận xét bổ xung.

- Nhận xét kết luận

- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dd CuSO4 → quan sát, nhận xét hiện tượng, viết PTPƯ?

- Làm Tn và nhận xét hiện tượng: Xuất hiện chất kết tủa màu xanh là: Cu(OH)2

I. Tính chất hóa học của muối

1. Muối tác dụng với KL

Fe + CuSO4 → FeSO4 +Cu

Dd muối+KL→Muối mới+KL mới 2. Muối tác dụng với axit

H2SO4 + BaCl2→2HCl + BaSO4

Muối + Axit→Muối mới + axit mới

3. Muối tác dụng với muối AgNO3+NaCl→AgCl+NaNO3

4. Muối tác dụng với bazơ CuSO4 + 2NaOH→Cu(OH)2 + Na2SO4

(8)

- Viết PTHH - Nêu kết luận?

→ HS trả lời- HS khác nhận xét bổ xung.

- Nhận xét kết luận

Chúng ta đã biết nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3, MgCO3

→ Hãy viết PTPƯ phân hủy của các muối trên?

Dd Muối + ddBazơ→Muối mới + bazơ mới

5. Phản ứng phân hủy muối

2KClO3(r)to, MnO2 2KCl(r) + 3O2(k)

CaCO3(r)

to,>900oC CaO(r) + CO2(k)

Hoạt động 2: Phản ứng trao đổi trong dung dịch (10’) Mục tiêu: biết được thế nào là phản ứng trao đổi.

Thời gian: 10’

Phương pháp: vấn đáp thuyết trình Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

Kĩ thuật dạy học: nghiên cứu, trả lời câu hỏi - Các p/ư trong dung dịch muối với axit, với

dd bazơ, với dung dịch muối xảy ra như thế nào?

- TL: Có sự trao đổi các thành phần với nhau

→ hợp chất mới

- Các p/ư đó gọi là phản ứng gì?

- Trao đổi

- Vậy phản ứng trao đổi là gì?

- HS nhận xét, bổ xung.

- Hướng dẫn Hs làm thí nghiệm:

1. Nhỏ dd Ba(OH)2 vào ống nghiệm có chứa dung dịch NaCl → quan sát?

2. Nhỏ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm có chứa dd Na2CO3 → quan sát

3. Nhỏ dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa dd Na2SO4 → quan sát?

Các nhóm làm thí nghiệm , nhận xét → HS trả lời- HS khác nhận xét bổ xung.

-Nhận xét HT: xuất hiện kết tủa trắng - Kết luận?

→ HS trả lời - HS khác nhận xét bổ xung - Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi?

- Nhận xét, bổ xung, rút ra kết luận.

II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch

1. Nhận xét về các PƯHH của muối

Ba(OH)2 + 2NaCl →BaCl2 + 2NaOH Na2CO3 + H2SO4→Na2SO4+ CO2+ H2O

BaCl2 + Na2SO4→BaSO4 + 2NaCl 2. Phản ứng trao đổi

SGK

3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

KL: SGK

Chú ý: Phản ứng trung hòa thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn luôn xảy ra.

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

(9)

4. Củng cố: (6’)

1. Hoàn thành các PTPƯ sau và cho biết p/ư nào là phản ứng trao đổi?

a. BaCl2 + Na2SO4 → c. CuSO4 + NaOH → b. Al + AgNO3 → d. Na2CO3 + H2SO4 → 2. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa và phân loại các phản ứng :

Zn → ZnSO4 → ZnCl2 → Zn(NO3)2 → Zn(OH)2 → Zn 5. Hướng dẫn về nhà:(3’)

- Làm bài tập trang 33 SGK – Soạn bài 10 “Một số muối quan trọng”

- Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 2: nhận biết muối sunfat bằng kim loại Ba hoặc muối của nó.

Nhận biết muối AgNO3 = cách cho vào 2 lọ còn lại 1 mẩu Cu nếu ở lọ nào thấy Cu tan ra và xuất hiện kết tủa trắng dd muối ban đấu là AgNO3

PTHH: Ba + CuSO4 BaSO4 + Cu Cu + AgNO3 Cu(NO3)2 + Ag V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

VAI TRÒ BẢN VẼ KĨ THUẬT ĐỐI ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống.. Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song