• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần thứ 13 : TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian thực hiện : Số tuần: 04 Tên chủ đề nhánh:

Thời gian thực hiện: Số tuần: 01

TỔ CHỨC CÁC

HOẠT ĐỘNG

NỘI DUNG HOAT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

Đón trẻ

- Chơi

- Thể

dục sáng

- Đón trẻ.

- Trò chuyện với trẻ về nghề bác sỹ

- Thể dục sáng:

- Điểm danh trẻ tới lớp

- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Hướng dẫn trẻ chơi với đồ chơi ở các góc theo ý thích

- Trò chuyện những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần - Trẻ biết trò chuyện cùng cô về nghề bác sỹ - Trẻ biết được tên gọi, công việc của bác sỹ, biết được đồ dùng, trang phục và nơi làm việc của bác sỹ

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Trẻ tập đều đẹp đúng động tác.

- Phát triển thể lực cho trẻ.

- Trẻ yêu thích thể dục sáng.

- Trẻ biết tên mình tên bạn.

- Biết dạ cô khi gọi đến tên.

- Đồ dùng đồ chơi - Các góc chơi

- Tranh ảnh về một số hoạt động của bác sỹ, đồ dùng, trang phục nghề bác sỹ

- Câu hỏi đàm thoại

- Nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”

- Sân tập

- Sổ điểm danh

(2)

NGHỀ NGHIỆP

Từ ngày: 15/11/2021 đến ngày 10/12/2021 Nghề bác sỹ

Từ ngày: 29/11/20201đến ngày 03/12/2021

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

- Đón trẻ:

- Cô đến sớm vệ sinh thông thoáng phòng học, lau nhà lấy nước uống.Cô niềm nở với trẻ với phụ huynh trẻ đón trẻ vào lớp.Nhắc trẻ chào cô giáo bố mẹ các bạn, cô trao đổi với phụ huynh về trẻ

- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Cho trẻ chơi với đồ chơi ở các góc

- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn và giáo dục an toàn giao thông.

* Cô trò chuyện cùng trẻ về nghề bác sỹ.

- Cô cho trẻ hát bài “ Bé làm bác sỹ”

+ Các con vừa hát bài hát gì?

- Trong bài hát có nhắc đến ai?

- Nghề y thì có những ai?

- Ai biết bác sĩ thường làm những công việc gì?

- Để làm được những công việc đó, bác sĩ cần phải có những dụng cụ gì?

- Ngoài bác sĩ ra trong bệnh viện còn có những ai?

- Các con thấy nghề bác sĩ đối với mọi người như thế nào?

- Vì sao lại cần thiết?

=> Giáo dục trẻ các con phải yêu quý và biết ơn các bác sĩ, y tá đã chữa khỏi bệnh cho mọi người. Và nếu là bệnh nhân phải biết vâng lời căn dặn của bác sỹ.

- Thể dục sáng

+ Khởi động: Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ

Trẻ ra sân khởi động theo bài đoàn tàu nhỏ xíu kết hợp với các kiểu đi.

+ Trọng động: Tập theo cô + ĐT hô hấp: Hít vào thở ra

+ ĐT tay: Co và duỗi, bắt chéo 2 tay trước ngực + ĐT lưng, bụng: Quay sang trái, sang phải +ĐT chân: Ngồi xổm đứng lên

+ ĐT Bật: Bật sang 2 bên

+ Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng

- Điểm danh - Cô lấy sổ điểm danh trẻ tới lớp

- Trẻ chào cô giáo. bố mẹ, các bạn.

- Trẻ cất đồ dùng - Trẻ chơi

-Trẻ hát cùng cô - Bé làm bác sỹ ạ - Bác sỹ ạ

- Bác sỹ, y tá ạ - Khám, chữa bệnh ạ - Tai nghe, ống tiêm....

- Cô y tá ạ

- Rất quan trọng ạ - Chữa khỏi bệnh - Trẻ ghi nhớ.

- Trẻ khởi động

- Trẻ tập theo cô

- Trẻ đi nhẹ nhàng - Trẻ dạ cô

(3)

TỔ CHỨC CÁC

Hoạt động góc

NỘI DUNG HOAT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

*Góc phân vai:.

Đóng vai gia đình, phòng khám

*Góc xây dựng:

Xây bệnh viện, làm hàng rào

*Góc nghệ thuật :

Tô màu, dán tranh ảnh về dụng cụ của nghề bác sỹ, biểu diễn các bài hát về chủ đề.

*Góc học tập:

Xem sách tranh truyện về nghề chăm sóc sức khỏe

*Góc thiên nhiên:

Chăm sóc cây, tưới nước cho cây

- Trẻ biết chơi theo nhóm - Biết thể hiện vai chơi, hành động của vai chơi

- Trẻ biết sử dụng bộ lắp ráp, hình khối để xây dựng lớp học, vườn hoa

- Trẻ thuộc các bài hát về cô giáo

- Trẻ biết vẽ, tô màu hoa

- Trẻ biết xem tranh ảnh tìm hiểu về cô giáo

-Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh

- Một số đồ chơi gia đình, trang phục, đồ chơi bác sỹ

- Bộ lắp ráp, hình khối, hàng rào, mô hình bệnh viện

- Màu, tranh ảnh về dụng cụ bác sỹ - Các bài hát về chủ đề bác sỹ, dụng cụ âm nhạc

- Sách, tranh ảnh về nghề chăm sóc sức khỏe

- Cây xanh trong trường, bộ đồ chơi tưới cây

(4)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1: Thỏa thuận chơi

Hỏi trẻ: các con đang học chủ đề gì? - Lớp mình có những góc chơi gì?

- Giới thiệu góc chơi, đồ dùng chuẩn bị để trẻ chơi.

- Các con thích góc chơi gì hãy về góc chơi đó nhé.

- Trẻ tự nhận vai chơi 2: Qúa trình chơi

- Cô đến từng góc chơi gợi mở, trò chuyện cùng trẻ về nội dung chơi

+Góc phân vai :

- Hôm nay chúng mình cùng chơi đóng vai gia đình, phòng khám

+ Góc xây dựng ;

- Hôm nay chúng mình sẽ phối hợp các loại đồ chơi, các thao tác chơi khác nhau để tạo ra sản phẩm như: Xây bệnh viện, làm hàng rào

+ Góc nghệ thuật :

- Các ca sĩ, nghệ sĩ tí hon cùng về góc nghệ thuật tô màu, dán tranh ảnh về dụng cụ của nghề bác sỹ, hát, múa, vận động theo nhạc về những bài hát về chủ đề nghề nghiệp.

+ Góc học tập:

- Xem sách tranh truyện về nghề chăm sóc sức khỏe + Góc thiên nhiên :

- Muốn cho lớp mình thêm xanh thêm đẹp các bác thợ làm vườn cùng nhau chăm sóc vườn hoa cây cảnh của lớp mình. Bạn nào muốn chơi ở góc thiên nhiên nào, chúng mình cùng nhau về góc thiên nhiên để chơi nhé.

- Trong quá trình chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi - Cô nhập vai chơi cùng trẻ.

- Liên kết góc chơi: cô cho trẻ đổi vai chơi, góc chơi - Gợi mở trẻ giao lưu giữa các góc chơi như góc học tập sang góc phân vai mua đồ dùng, đồ chơi

* Đối với trẻ khuyết tật: Cô đến bên dạy trẻ bắt tay trẻ cầm đồ chơi, đồ dùng.

3: Kết thúc quá trình chơi

- Cô cho trẻ liên kết góc chơi, để trẻ tự nhận xét sản phẩm và quá trình chơi của trẻ ở các góc chơi.

- Cô nhận xét chung, động viên khích lệ trẻ chơi buổi chơi giờ sau.

- Trẻ nghe - Trẻ trả lời

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi

- Trẻ xem tranh chuyện

- - Trẻ chơi cùng bạn

-Trẻ cùng tham quan nhận xét góc chơi

(5)

TỔ CHỨC CÁC

Hoạt động ngoài trời

NỘI DUNG HOAT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1. Hoạt động có chủ đích

Quan sát thời tiết, quan sát phòng y tế

2. Trò chơi vận động:

Chơi trò chơi:“Mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng”

3.Hoạt động tự do

Chơi với đồ chơi ngoài trời

- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên

- Trẻ biết được thời tiết trong ngày

- Trẻ biết đặc điểm của phòng y tế và công việc của cô y tá.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý nghề bác sỹ.

- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi

- Trẻ hứng thú trong khi chơi

- Trẻ thoải mái khi chơi - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn

- Trẻ thoải mái khi chơi - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn không tranh giành đồ chơi, có ý thức giữ gìn đồ chơi

- Địa điểm quan sát

- Phòng y tế trong trường

- Trò chơi vận động

- Sân chơi sạch sẽ

- Đồ chơi ngoài trời

(6)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Quan sát có chủ đích:

- Trước khi ra ngoài trời cô cho trẻ đeo dép đội mũ và xếp thành hàng dọc

- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ: Hỏi trẻ có bạn nào bị ốm bị đau tay đau chân không?

- Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài: Đi chơi

- Các con nhớ khi ra ngoài không được xô đẩy nhau, luôn ở bên cô, khi nghe tiếng xắc xô phải tập trung lại.

* Hoạt động quan sát thời tiết, quan sát phòng y tế.

- Các con có biết bây giờ đang là mùa gì không?

- Các con thấy thời tiết buổi sáng hôm nay như thế nào?

- Các con có nhìn thấy ông mặt trời không?

- Vào thời tiết mùa đông lạnh vì thế các con phải mặc quần áo như thế nào?

=> Cô giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp theo mùa

* Cô cho trẻ đến phòng y tế và hỏi:- Đây là ai hả các con?

- Vậy cô Yến làm công việc gì chúng mình có biết không?

- Các con ạ cô Yến là y tá, đây là phòng làm việc của cô và phòng này được gọi là phòng y tế đấy .

- Cô Yến là người sẽ chăm sóc cho chúng mình hay các cô giáo bị ốm khi ở trường .

- Các con thấy trong phòng làm việc của cô còn có những gì nữa?

- Giáo dục trẻ: Yêu quý và nghe lời cô y tá b. Hoạt động 2: Trò chơi vận động

* Trò chơi “Mèo đuổi chuột ”

- Cách chơi: Khi nghe hiệu lệnh xuất phát thì người làm chuột phải chạy thật nhanh và mèo thì cố sức đuổi theo chuột. Khi chuột chạy tới vòng tròn thì hai người đứng chỗ vòng tròn đó phải giơ cao tay cho chuột chạy ra ngoài. Nếu mèo chạy đến vòng tròn, hai người đứng chỗ đó liền đứng sát lại nhau để mèo không chui ra được. Mèo phải tìm cửa khác để ra. Nếu khi đuổi, mèo “vồ” được vào người chuột thì coi như mèo dã thắng, chuột thua.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô quan sát động viên trẻ

* Trò chơi: Lộn cầu vồng - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần c. Hoạt động 3: Chơi tự do - Cô tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời

- Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi, có ý thức giữ gìn đồ chơi

-Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời -Trẻ hát

- Mùa đông ạ - Lạnh ạ - Có ạ - Ấm ạ

- Trẻ ghi nhớ - Cô Yến ạ

- Chăm sóc bạn ốm ạ - Trẻ quan sát

- Trẻ ghi nhớ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi - Trẻ chơi

- Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời.

(7)

TỔ CHỨC CÁC

Hoạt động ăn

NỘI DUNG HOAT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1. Trước khi ăn

2. Trong khi ăn

3. Sau khi ăn

- Trẻ biết các thao tác rửa tay.

- Trẻ hiểu vì sao phải rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.

- Trẻ biết mời cô mời bạn trước khi ăn, ăn chậm, nhai kĩ.

- Trẻ biết kể tên một số món ăn hằng ngày. Biết thực phẩm giàu chất đạm, vitamin….

- Khi ăn không nói chuyện….

- Trẻ biết tên các món ăn và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người.

- Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất

- Trẻ biết đi vệ sinh, uống nước, lau miệng

- Nước sạch, - Khăn lau tay

- Bàn ăn, khăn ăn, các món ăn

- Khăn lau miệng

Hoạt động ngủ

1. Trước khi ngủ

2. Trong khi ngủ

3. Sau khi ngủ

- Rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Trẻ ngủ ngon đúng tư thế

- Tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy

- Phản, chiếu, gối

HOẠT ĐỘNG

(8)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG TRẺ

1. Trước khi ăn

- Cô hỏi trẻ về các bước rửa tay sau đó hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay và rửa mặt. Gồm có 6 bước rửa tay.

+ Trước tiên cô cho trẻ đứng xếp hàng theo tổ và cho trẻ xắn tay áo lên sau đó mời 3 trẻ một lên thực hiện thao tác rửa tay, rửa mặt

+ Bước 1:Vặn vòi nước để tay xuôi theo vòi nước làm ướt tay sau đó lấy xà phòng và rửa lòng bàn tay

+ Bước 2: Xoa mu bàn tay và đổi bên + Bước 3: Rửa kẽ ngón tay và đổi bên + Bước 4: Rửa đầu ngón tay,

+ Bước 5: Xoay cổ tay tiếp theo để xuôi tay theo vòi nước chảy và rửa sạch

+ Bước 6: Cuối cùng vẩy nhẹ rồi lau bằng khăn khô. Sau đó cho trẻ lấy khăn mặt theo đúng ký hiệu của mình rửa mặt theo 4 bước.

2. Trong khi ăn

- Cô cho trẻ ngổi vào bàn ăn

- Cô chia cơm cho trẻ, giới thiệu món ăn và giá trị dinh dưỡng - Cô giáo dục trẻ ăn chậm,nhai kỹ, ăn ngon miệng ăn hết xuất.

3. Sau khi ăn

- Trẻ ăn xong cô hướng dẫn trẻ lấy khăn và vệ sinh miệng , uống nước và ngồi nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 15p sau đó cho trẻ đi vệ sinh

- Trẻ nghe và thực hành các bước rửa tay cùng cô.

- Trẻ rửa tay.

- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn

. Trước khi ngủ

- Cô kê phản dải chiếu, lấy gối cho trẻ.

2.Trong khi ngủ

- Cô điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ phòng ngủ . - Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.

- Cho trẻ đọc bài thơ giờ đi ngủ.

- Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

3. sau khi ngủ

- Sau khi trẻ ngủ dậy nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh. Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài: “Đu quay”

- Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều

- Trẻ vào phòng ngủ.

- Trẻ đọc.

- Trẻ ngủ

- Trẻ vận động - Trẻ ăn quà chiều

TỔ CHỨC CÁC

(9)

HOẠT ĐỘNG

Chơi hoạt động theo ý thích

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

- Trò chuyện xem tranh ảnh về chủ đề

1. Ôn lại các hoạt động buổi sáng

2.Cho trẻ làm quen với sách: Sách bé làm quen với chữ cái, bé làm quen với phương tiện và luật giao thông

3. Chơi hoạt động theo ý thích ở các góc

4. Nêu gương

- Biểu diễn văn nghệ về chủ đề cơ thể của bé

- Nhận xét tiêu chuẩn bé ngoan, tuyên dương trẻ, thưởng cờ cuối ngày, bé ngoan cuối tuần

- Trẻ nhớ lại được các hoạt động buổi sáng.

- Trẻ nhớ lại và hát đúng giai điệu bài hát.

- Sách bé làm quen với chữ cái, bé làm quen với phương tiện và luật giao thông

- Biết về góc chơi trẻ thích - Thích được chơi tự do - Thu dọn đồ chơi

- Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ

- Trẻ mạnh dạn tự tin, yêu thích văn nghệ

- Biết 3 tiêu chuẩn bé ngoan - Biết nhận xét mình, nhận xét bạn

- Câu hỏi đàm thoại

- Sách học

- Đồ chơi ở các góc

- Bài hát, nhạc, dụng cụ âm nhạc.

- Bé ngoan

Trả trẻ Trả trẻ

- Rèn cho trẻ các thao tác vệ sinh trước khi ra về.

- Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân để ra về - Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “ chào cô” “ Chào cácbạn” trước khi ra về

- Đồ dùng cá nhân của trẻ

HOẠT ĐỘNG:

(10)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

* Ổn định tổ chức:

- Cô cho trẻ ngồi về ba tổ và hát bài “ Bé làm bác sỹ”

Trò chuyện cùng trẻ về bài hát

- Giáo dục trẻ yêu quý nghề bác sỹ, nếu là bệnh nhân phải nghe lời bác sỹ.

1. Ôn lại các hoạt động buổi sáng - Trò chuyện xem tranh ảnh về chủ đề + Hỏi trẻ sáng nay con được học những gì?

+ Nếu trẻ không nhớ cô gợi ý để trẻ nhớ lại.

+ Tổ chức cho trẻ ôn bài.

2. Cho trẻ làm quen với sách

- Cô cho trẻ ôn định ngồi vào bàn học

- Cô phát vở cho trẻ, hướng dẫn trẻ cách dở vở và cách ngồi học, cách cầm màu cho đúng tư thế

- Cô hướng dẫn trẻ học nội dung bài học trong vở - Cô động viên, khích lệ trẻ học sách

3.Chơi theo ý thích

+ Cô cho trẻ về góc chơi trẻ thích

+ Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi

+ Cô động viên trẻ chơi đoàn kết.

4. Nêu gương

- Biểu diễn văn nghệ:

+ Cô cho trẻ hát, biểu diễn các bài hát : Bé làm bác sỹ + Cô động viên khuyến khích trẻ

- Cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan

- Nhận xét – nêu gương cuối ngày- cuối tuần + Cô mời từng tổ đứng lên các bạn nhận xét + Cô nhận xét trẻ

+ Tổ chức cho trẻ cắm cờ cuối ngày + Phát bé ngoan cuối tuần

- Trẻ hát

- Học thơ, học hát

- Trẻ học sách

- Trẻ chơi

- Trẻ hát

- Nhận xét

*.Trả trẻ:

- Cô cho trẻ làm vệ sinh sạch sẽ

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ và rèn cho trẻ có thói quen tự giác lấy đồ dùng của mình trước khi ra về - Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ một ngày ở trường. Cô giáo dục trẻ biết chào cô, chào bố mẹ,

- Trẻ chào cô chào bố mẹ

Thứ 2 ngày 29 tháng 11 năm 2021

(11)

Tên hoạt động: THỂ DỤC:

VĐCB: Trườn về phía trước TCVĐ: Gieo hạt

Hoạt động bổ trợ:

Bài hát : Bé làm bác sỹ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.Kiến thức

- Trẻ biết tên vận động: Trườn về phía trước.

- Biết cách trườn theo hướng thẳng.

- Biết cách chơi trò chơi gieo hạt Đối với trẻ khuyết tật:

*Đối với trẻ khuyết tật trí tuệ: Trẻ xếp hàng và tập động tác đơn gian dưới sự hướng dẫn của cô

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng phối hợp các vận động của cơ thể trong khi thực hiện vận động.

- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần đoàn kết khi tham gia trò chơi.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của giáo viên và trẻ

* Đồ dùng của cô:

- Trang phục ,quần áo thể thao, giầy thể thao - Xắc xô

- Nhạc bài hát: “Đoàn tàu nhỏ xíu”, “Bé làm bác sỹ”

- 2 vạch chuẩn.

* Đồ dùng của trẻ

- Trang phục quần áo gọn gàng 2. Địa điểm

- Trong lớp.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỠNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức

- Cô cùng trẻ hát bài hát “Bé làm bác sỹ”

- Chúng mình vừa hát bài hát có tên là gì?

- Trong bài hát có nhắc đến nghề gì?

- Công việc chính của bác sỹ là gì?

- Trang phục ra sao?

- Lớn lên chúng mình có muốn trở thành bác sỹ để khám chữa bệnh cho mọi người không?

- Cô giáo dục trẻ: Ngoan ngoãn lễ phép nghe bô mẹ, cô giáo. Yêu quý nghề bác sỹ.

- Trẻ hát cùng cô - Bé làm bác sỹ ạ - Nghề bác sỹ ạ

- Khám và chữa bệnh ạ - Có ạ

- Trẻ ghi nhớ

(12)

2. Giới thiệu bài:

- Trước tiên muốn trở thành bác sỹ chúng mình cần có gì?

- Muốn khám chữa bệnh cho mọi người trước tiên bác sỹ phải thường xuyên luyện tập thể dục cho cơ thể phát triển khỏe mạnh đấy!

- Hôm nay cô sẽ cùng các con sẽ tập bài vận động

“ Trườn về phía trước”

3. Hướng dẫn

- Kiểm tra sức khỏe trẻ: Cô hỏi trẻ có bạn nào bị ốm, bạn nào bị đau chân đau tay không?

a. Hoạt động 1: Khởi động

- Cô cho trẻ khởi động theo bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”

kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi bằng gót bàn chân, mũi bàn chân, chạy nhanh chạy chậm

b. Hoạt động 2: Trọng động

Cô cho trẻ tập bài tập phát triển chung

+ ĐT tay: Co và duỗi, bắt chéo 2 tay trước ngực + ĐT lưng, bụng: Quay sang trái, sang phải + ĐT chân: Ngồi xổm đứng lên

+ ĐT Bật: Bật sang 2 bên - Trẻ tập cùng cô các động tác.

* VĐCB: “Trườn về phía trước”

- Chúng mình đã học rất nhiều vận động đòi hỏi sự khéo léo, hôm nay có một vận động đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân khi vận động đó là vận động

“Trườn về phía trước”

- Lần 1: Cô làm mẫu không phân tích động tác - Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác

+ Tư thế chuẩn bị: Nằm sấp, duỗi thẳng hai chân. Hai tay đặt sát vạch chuẩn.

+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, trườn kết hợp chân nọ tay kia đạp mạnh trườn thẳng về phía trước. Chú ý trong khi trườn phải nằm sát người xuống sàn trườn đến vạch sau đó đứng dậy về cuối hàng đứng.

- Cô cho 2 trẻ lên thực hiện mẫu cùng với cô

- Cô quan sát sửa sai cho trẻ (nếu có) các con có nhận xét

- Sức khỏe ạ - Vâng ạ

- Không ạ

-Trẻ khởi động cùng cô

-Trẻ tập bài tập phát triển chung cùng cô - Trẻ tập 3 lần 8 nhịp - Trẻ tập 2 lần 8 nhịp - Trẻ tập 3 lần 8 nhịp - Trẻ tập 2 lần 8 nhịp

-Trẻ chú ý quan sát

-Trẻ thực hiện vận động

(13)

gì về vận động “Trườn về phía trước” của bạn?

- Sau đó cho lần lượt trẻ lên thực hiện

- Cho 2 đội thi đua bò nối tiếp với nhau xem đội nào đi nhanh khéo léo đội đó sẽ chiến thắng.

* Đối với trẻ khuyết tật:

- Cô hướng dẫn chậm và tập cho trẻ thực hiện trườn vê phía trước

* TCVĐ: Gieo hạt + Cách chơi:

Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ.

Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt.

Nảy mầm :Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên Hai cây : Yêu cầu giơ cao tay phải lên

Một nụ : Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống Hai nụ :Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống Một hoa :Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay

Hai hoa : Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay

Mùi hương thơm ngát :Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm đọng tác ngửi hoa

Một quả :Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra

Hai quả : Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra

Gió thổi : Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái

Cây rung :Nghiêng người sang phải Lá rụng : Cho trẻ ngồi thụp xuống

Nhiều lá : Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A!..A..A..

- Cho trẻ chơi 2 -3 lần

- Cô nhận xét trẻ sau khi chơi c. Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh lớp từ 1 đến 2 vòng để trẻ hít thở nhẹ nhàng

4.Củng cố:

- Cô củng cố lại cho trẻ nội dung hoạt động trẻ vừa thực

- Trẻ thực hiện

-Trẻ chú ý lắng nghe

-Trẻ chơi cùng bạn

- Trẻ thực hiện

-Trẻ nhắc lại nội dung bài học

(14)

hiện

5. Kết thúc

- Nhận xét – tuyên dương - Cho trẻ ra chơi

-Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ ra chơi

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

……….

……….

Thứ 3 ngày 30 tháng 11năm 2021 Tên hoạt động: KPXH

Trò chuyện về nghề bác sỹ Hoạt động bổ trợ:

Câu đố: “ Bác sỹ”

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết bác sĩ là nghề chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho mọi người.

- Trẻ biết được công việc và nơi làm việc của bác sĩ, dụng cụ, trang phục của bác sĩ.

*Đối với trẻ khuyết tật trí tuệ:

- Trẻ phát âm được tên một số nghề 2. Kĩ năng:

- Phát triển tư duy, trí nhớ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Rèn kỹ năng ,quan sát giao tiếp, kỹ năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ 3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng nghề bác sỹ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

+ Đồ dùng của cô:

- Một số tranh ảnh hoạt động của nghề bác sỹ - Nhạc bài hát “ Làm bác sỹ”

+ Đồ dùng của trẻ:

- Lô tô đồ dùng bác sỹ, tranh hoạt động của nghề bác sỹ.

- 3 bảng xoay - 4 cổng thể dục 2. Địa điểm tổ chức:

(15)

- Trong lớp.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỠNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức - Nghe đố nghe đố:

Ai mặc áo trắng Có chữ thập xinh Tiêm thuốc chúng mình Sẽ mau lành bệnh?

- Đố là ai?

- Câu đố vừa rồi nói đến ai?

- Công việc của bác sỹ là gì?

- Các con có yêu quý bác sỹ không?

- Cô giáo dục trẻ chăm ngoãn nghe lời bác sỹ, kính trọng nghề bác sỹ.

2. Giới thiệu bài

- Các con à! Để biết công việc của các bác sỹ là làm những công việc gì thì hôm nay chúng mình cùng đi khám khá nghề bác sỹ nhé!

3. Hướng dẫn .

a. Hoạt động 1: Trò chuyện về nghề bác sỹ

- Cô có một món quà dành tặng cho lớp mình đấy, lớp mình hãy giả làm những chú gà đi ngủ nào

- Trời sáng rồi

* Hình 1: Trang phục làm việc của bác sĩ.

- Đây là bức tranh nói về ai?

- Vì sao chúng mình biết đây là bức tranh nói về bác sĩ

=> Cô khái quát: bác sĩ và y tá mặc trang phục: áo blu trắng, đội mũ màu trắng và thường đeo khẩu trang trong khi làm việc.

* Hình 2: Hình ảnh bệnh viện.

- Bác sĩ làm việc ở đâu?

- Ngoài làm việc ở bệnh viện, bác sĩ còn làm việc ở đâu nữa?

=> Cô khái quát: Ngoài làm việc ở bệnh viện, bác sĩ còn làm việc tại các phòng khám tư nhân: gọi là bác sĩ

- Đồ gì đố gì

- Bác sỹ ạ - Trẻ trả lời - Có ạ

- Trẻ ghi nhớ

- Vâng ạ

- Ò ó o

- Trẻ quan sát.

- Bác sỹ ạ - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe

- Bệnh viện ạ - Trẻ kể tên

- Trẻ lắng nghe

(16)

tư nhân; bác sĩ còn đến tận nhà để khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, gọi là bác sĩ gia đình. Ngoài ra bác sĩ còn làm việc tại các trường học để chăm sóc sức khỏe cho chúng mình đấy!

* Hình 3: Công việc, dụng cụ của bác sĩ - Đố cả lớp biết, bác sĩ làm công việc gì?

- Bác sĩ sử dụng những dụng cụ gì để khám chữa bệnh cho bệnh nhân?

=> Cô khái quát: Bác sĩ làm công việc khám bệnh và chữa bệnh cho bệnh nhân. Dụng cụ bác sỹ thường dùng là kim tiêm, ống nghe, khay đựng ….

- Bạn nào đã từng đến bệnh viện để bác sĩ khám bệnh?

- Bác sĩ khám bệnh cho con như thế nào?

=> Cô giáo dục trẻ: Bác sĩ là những người chăm sóc sức khỏe cho mọi người, giúp mọi người chữa khỏi bệnh để có cơ thể khỏe mạnh. Vậy chúng mình phải kính trọng, yêu quý bác sĩ .

* Đối với trẻ khuyết tật

- Trẻ phát âm được tên nghề bác sỹ b. Hoạt động 2: Luyện tập

* Trò chơi 1: Tô màu tranh bác sỹ

- Cô phát tranh, màu tô cho trẻ tổ chức cho trẻ tô màu tranh bác sỹ thật đẹp.

- Tổ chức cho trẻ tô.

- Cô nhận xét sau khi trẻ tô.

* Trò chơi 2: Tìm đồ dùng cho bác sỹ

Cô giới thiệu tên trò chơi luật chơi và cách chơi

+ Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội chơi: đỏ, vàng, xanh và chúng mình sẽ đứng thành 1 hàng dọc.

Mỗi đội sẽ có 1 rổ đựng nhiều đồ dùng của các nghề và có 1 bức tranh hình bác sĩ gắn ở trên bảng. Nhiệm vụ của các đội là khi nghe thấy hiệu lệnh bắt đầu chơi thì các bạn đứng ở đầu hàng sẽ bật nhanh qua 2 chiếc vòng thể dục lên tìm 1 đồ dùng của bác sĩ và chạy thật nhanh lên bảng rồi dán đồ dùng vào tranh bác sĩ. Sau đó chạy thật nhanh về hàng, đập tay vào bạn tiếp theo,

- Trẻ quan sát

- Khám chữa bệnh ạ - Trẻ kể tên

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ ghi nhớ

- Trẻ tô màu tranh

-Trẻ lắng nghe.

(17)

bạn tiếp theo mới được chơi. Thời gian là1 bài hát đội nào tìm được nhiều đồ dùng bác sĩ và dán lên tranh bác sĩ nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.

+ Luật chơi: Mỗi lượt chơi các bạn chỉ được dán 1 lô tô

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Kiểm tra kết quả của 3 đội chơi - Tổ chức cho trẻ chơi(2- 3 lần).

- Cô nhận xét sau khi trẻ chơi 4. Củng cố.

- Hỏi trẻ vừa được trò chuyện về điều gì?

5. Kết thúc

- Nhận xét, tuyên dương trẻ - Cho trẻ ra chơi

-Trẻ chơi trò chơi.

-Trò chuyện về nghề bác sỹ ạ

-Trẻ ra chơi.

*Đáng giá trẻ hàng ngày(Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kĩ năng của trẻ):

………

………

……….

………

………

...

Thứ 4 ngày 01 tháng 12 năm 2021 Tên hoạt động: VĂN HỌC

Truyện: Bé hành đi khám bệnh Hoạt động bổ trợ:

Bài thơ : Làm bác sỹ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên các nhân vật trong truyện “Bé hành đi khám bệnh”

- Trẻ hiểu nội dung câu truyện.

*Đối với trẻ khuyết tật trí tuệ:

- Trẻ trả lời được một số từ đơn giản 2. Kỹ năng:

(18)

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, Rèn khả năng ghi nhớ ở trẻ - Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm cho trẻ

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ nghe lời bác sỹ, yêu thích nghề bác sỹ.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ.

+ Đồ dùng của cô:

- Máy tính, giáo án powerpoint, truyện “Bé hành đi khám bệnh”

- Sân khấu rối, bài thơ:Làm bác sỹ

- Bộ tranh truyện : Bé hành đi khám bệnh - Đồ dùng của trẻ:

- Trang phục gọn gàng.

2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô cùng trẻ đọc bài thơ: Làm bác sỹ

- Bạn nào giỏi cho cô biết các con vừa đọc bài thơ gì?

-Trong bài thơ có nhắc đến nghề gì?

- Lớn lên chúng mình có muốn trở thành bác sỹ giỏi không?

- Giáo dục trẻ: Nghe lời bác sỹ, yêu quý nghề bác sỹ.

2 .Giới thiệu bài .

- Các con à! Cô biết có 1 câu chuyện kể về bé hành vì trời lạnh bé hành không quàng khăn, và mặc quần áo ấm lên bị ho đấy và không biết ai đã chữa khỏi bệnh cho bé hành nhỉ, chúng mình có muốn biết đó là ai không? Vậy hôm nay chúng mình hãy cùng lắng nghe câu chuyện “ Bé hành đi khám bệnh” nhé!.

3. Hướng dẫn :

a. Hoạt động 1 : Cô kể chuyện cho trẻ nghe - Cô kể lần 1: Kết hợp cử chỉ điệu bộ.

- Cô giới thiệu tên câu chuyện

- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?

+ Cô kể lần 2. Kết hợp tranh truyện

- Giảng nội dung: Bé hành vì không quàng khăn, mặc

- Trẻ đọc cùng cô.

- Bài thơ Làm bác sỹ - Bác sỹ ạ

- Có ạ

- Trẻ ghi nhớ

- Không ạ - Vâng ạ!

- Lắng nghe

- Bé hành đi khám bệnh - Quan sát lắng nghe

(19)

quần áo ấm lên bé hành bị ho, đến phòng khám bé hành gặp bạn Ngô, cà chua, cà rốt, cũng bị ho. Bé hành bé nhất nên được ưu tiên khám trước. Bác sĩ bí xanh bảo bé hành cởi bớt áo ra để bác sĩ hành khám, nhưng mắt bác sĩ làm sao thế này, bé hành càng lại gần thì nước mắt bác sĩ càng giàn giụa nhiều hơn, để khỏi bị cay mắt bác sĩ bí xanh bảo bé hành đứng xa một chút và khám bệnh cho bé hành từ xa.

+ Cô kể lần 3.Ứng dụng bài giảng powerpoint.

- Cô giải thích câu, từ khó

b. Hoạt động 2 : Giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện - Chúng mình vừa nghe cô kể chuyện gì?

- Trong chuyện có những nhân vật nào?

- Vì sao bé hành cởi bớt áo ra bác sĩ bí xanh lại giụi nước mắt?

- Bác sĩ bí xanh khám bệnh cho bé hành như thế nào?

- Vì sao bác sĩ hành lại khám bệnh cho bé hành từ xa?

+ Giáo dục trẻ: Câu chuyện" Bé Hành đi khám bệnh"

nhắc nhở chúng mình phải biết giữ gìn sức khỏe, khi trời lạnh phải mặc quần áo ấm để không bị ốm ,bị ho giống bạn Hành và phải quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Khi đi khám bệnh chúng mình nhớ phải xếp hàng chờ đến lượt mới thể hiện được phép lịch sự.

c. Hoạt động 3 : Dạy trẻ tập kể chuyện.

- Cô kể trước từng câu từng đoạn cho trẻ kể theo.

- Chúng mình có muốn gặp bé Hành lần nữa không?

- Vậy cô mời tất cả chúng mình lên xe đi đến nhà hát kịch để xem vở kịch rối "Bé Hành đi khám bệnh.

- Cô cho trẻ đóng vai các nhân vật kể lại câu chuyện - Cho trẻ tập kể chuyện theo trí nhớ của trẻ và tập kể chuyện theo tranh.

- Cô động viên giúp đỡ trẻ.

4 .Củng cố.

- Hôm nay cô cùng các con đã được học câu chuyện gì?

- Trẻ lắng nghe

- Bé hành đi khám bệnh.

- Cà Rốt, cà chua, bí đao, bé hành

- Vì hành cay - Khám bệnh từ xa.

- Nếu lại gần nước mắt bác sĩ giàn giụa.

- Trẻ ghi nhớ

- Trẻ kể truyện

- Trẻ đóng vai

- Bé hành đi khám bệnh

(20)

5 . kết thúc.

- Nhận xét - tuyên dương trẻ

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

`………

………

`………

………`

...

Thứ 5 ngày 02 tháng 12 năm 2021 Tên hoạt động: KNS

Dạy trẻ cách tự đeo tất, đi giầy Hoạt động bổ trợ :

Bài thơ: Đi dép

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tất dùng để đi vào chân và để giữ ấm cho đôi chân.

- Trẻ biết rửa chân sạch sẽ, đi giầy đúng cách.

- Trẻ biết chơi trò chơi cùng cô

*Đối với trẻ khuyết tật trí tuệ:

- Trẻ biết lắng nghe cô giáo 2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng mang tất vào chân đúng cách và mang tất khéo léo hơn.

- Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy cho trẻ 3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ đi tất khi trời lạnh, biết giữ gìn cho tất sạch đẹp và cất tất, giầy gọn gàng đúng chổ.

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ : * Đồ dùng của cô:

- 1 con búp bê, 1 đôi tất, 1 đôi giầy - Bài thơ: Đi dép

* Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ một đôi tất, 1 đôi giầy

2. ĐỊA ĐIỂM:

(21)

- Trong lớp.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỠNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức.

- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ: “Đi dép”

- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì?

- Vì sao chúng mình phải đi dép, đi giày?

- Đúng rồi đi dép để giữ cho chân của chúng mình luôn sạch đẹp và tránh được bệnh tật

- Buổi sáng khi đến lớp cô thấy một số bạn lớp mình đi dép và giày còn chưa đúng và chân một số bạn vẫn còn chưa đeo tất đấy.

- Để cho chân của chúng mình luôn sạch đẹp chúng mình phải làm gì?

- Cô giáo dục trẻ luôn giữ cho đôi chân được ấm và phải luôn luôn đi tất, đi giầy đúng cách.

2. Giới thiệu bài

- Giờ học ngày hôm nay cô sẽ hướng dẫn lớp chúng mình đeo tất và đi giầy đúng cách nhé!

3. Hướng dẫn:

a. Hoạt động 1: Dạy trẻ cách tự đeo tất, đi giầy

- Cô cho cả lớp xem video và một số hình ảnh các bạn đi tất giỏi

- Cô hướng dẫn trẻ đeo tất: Các con lấy tất lên, xác định đúng mặt trên mặt dưới của tất, rồi các con luồn tay vào giữa tất, luồn xong các con mang tất vào chân, từ từ kéo lên. Sau đó các con sửa tất lại cho đẹp.

- Cô hướng dẫn trẻ cách đeo giầy: Cô tháo quai giầy, xỏ chân vào giầy rồi ngắn quai giầy lại, các con phải nhớ đi từng chân, chân phải đi giầy phải, chân trái đi giầy trái.

- Nếu bạn nào đi giầy có dây các bạn phải buộc dây giày (Cô hướng dẫn trẻ buộc). Sâu khi đi xong chúng mình phải cầm đôi dép gõ nhẹ xuống sàn rồi nhấc dép để lên giá. Các con lưu ý là khi đặt dép lên giá thì mũi dép phải quay ra ngoài.

- Cô vừa hướng dẫn các bạn làm gì?

- Cô làm mẫu lần 2: Cô thực hiện và hỏi trẻ.

- Trẻ đọc thơ - Đi dép ạ

- Giữ cho đôi chân ấm ạ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời - Trẻ ghi nhớ

- Vâng ạ

- Trẻ quan sát

- Trẻ quan sát

- Đeo tất, đeo giầy ạ

(22)

- Cô mời 2 bạn lên thực hiện - Cho từng nhóm trẻ thực hiện - Chân các con đã ấm chưa nhỉ?

- Khi không dùng đến giày các con phải làm gì?

- Giáo dục trẻ:Khi trời lạnh muốn cho đôi chân được ấm các con nhớ là phải luôn luôn đi tất vào nhé và các con cũng phải đi dép, đi giầy để giữ gìn đôi chân sạch sẽ và tất cũng sẽ không bị bẩn.

b. Hoạt động 2: Luyện tập

* Trò chơi : Đội nào nhanh nhất

- Cách chơi: Cô chia lớp ra thành 3 đội nhiệm vụ của mỗi đội là từng thành viên trong đội phải bật qua 2 chiếc vòng thể dục sau đó chạy lên lấy tất, giầy về đeo cho đội mình.

Sau 1 bản nhạc đội nào đeo được nhiều tất, giầy cho thành viên của đội mình đẹp nhất thì đội đó dành chiến thắng.

- Luật chơi: Mỗi 1 lượt chơi chỉ được lấy 1 thứ. Đội thua cuộc sẽ bị phạt nhảy lò cò.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Cô nhận xét kết quả chơi của ba đội - Động viên khích lệ trẻ

4. Củng cố:

- Hôm nay các con được học bài gì?

- Giáo dục trẻ có ý thức trong hoạt động 5. Kết thúc:

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ - Cho trẻ ra chơi

- Trẻ thực hiện - Rồi ạ

- Trẻ ghi nhớ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ trả lời

- Trẻ ra chơi

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………..

.……….

………..

.……….

Thứ 6 ngày 03 tháng 12 năm 2021

(23)

Tên hoạt động: Âm nhạc

Dạy hát: Thật đáng chê Trò chơi: Ai đoán giỏi Hoạt động bổ trợ:

Quan sát tranh: Bé đi học

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết được tên bài hát, tên tác giả

- Trẻ hiểu nội dung bài hát, hát đúng giai điệu bài hát, trẻ thuộc bài hát - Trẻ biết chơi trò chơi cùng cô và bạn

*Đối với trẻ khuyết tật trí tuệ -: Trẻ hứng thú với tiết học 2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng hát đúng nhạc cho trẻ

- Phát triển kỹ năng biểu diễn mạnh dạn tự tin, thể hiện cảm xúc theo nhịp điệu cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh cá nhân sạch sẽ

II. CHUẨN BỊ:

1 Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Đồ dùng của cô:

- Băng đĩa bài hát “ Thật đáng chê”

- Dụng cụ âm nhạc: phách, sắc xô, Đàn ocgan - Đồ dùng của trẻ:

- Trang phục gọn gàng.

-Các giai điệu, bài hát về chủ đề.

2. Địa điểm tổ chức:

-Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1: Ổn định tổ chức.

- Cô cho trẻ quan sát bức tranh: Bé đi học - Cô có hình ảnh gì ?

- Bầu trời như thế nào ?

- Bé đi học có đội mũ không ? - Bé có ngoan không nào ?

- Giáo dục trẻ: Chăm sóc sức khỏe cho bản thân, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

2.Giới thiệu bài:

- Các con ạ! Cô biết có 1 bạn bị đau đầu và nghỉ học

-Trẻ quan sát - Em bé ạ - Nắng ạ - Không ạ - Không ạ - Trẻ ghi nhớ

(24)

mấy hôm liền đấy chúng mình có muốn biết tại sao bạn lại bị đâu đầu không? Vậy hôm nay chúng mình cùng học hát với cô bài “ Thật đáng chê” nhé!

3. Hướng dẫn.

a. Hoạt động 1: Dạy hát “Thật đáng chê”.

- Cô hát lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm qua nét mặt Cô vừa hát bài hát “Thật đáng chê” của dân ca Nam Bộ lời Việt Anh

- Cô hát lần 2: Kết hợp nhún nhẩy theo nhạc bài hát.

- Các con vừa được nghe cô hát bài hát gì?

- Bài hát của dân ca nào?

- Bài hát nói về ai?

=>Bài hát “Thật đáng chê” nói về bạn chim chích chòe đi học trời nắng không chịu đội mũ nên tối về bị đau đầu và chú cò đã ăn quả xanh, uống nước lã và bị đau bụng.Thật đáng chê đúng không nào ?

- Giáo dục trẻ phải biết đội nón mũ khi trời nắng , không ăn quả xanh mà phải biết ăn chín uống sôi để không bị đau bụng và biết giữ gìn sức khỏe

* Dạy trẻ học thuộc bài hát: “Thật đáng chê”

- Bài hát rất là hay và vui nhộn chúng mình cùng cô học thuộc bài hát này nhé.

- Cô dạy trẻ thuộc bài hát bằng nhiều hình thức: Dạy trẻ hát từng câu từ đầu đến hết bài hát.

- Khi trẻ thuộc cô cho trẻ hát cả lớp - Cho trẻ hát thi đua theo tổ

- Cô mời nhóm bạn trai lên hát - Cô mời nhóm bạn gái lên hát

- Chương trình đồ rê mí đang tuyển chọn những ca sĩ nhí hát hay nhất cùng tham gia vào cuộc thi bây giờ bạn nào hát hay nhất cô xin mời bạn lên hát biểu diễn cho cô và các bạn cùng xem nào

- Động viên khích lệ trẻ kịp thời.

* Đối với trẻ khuyết tật trí tuệ: Trẻ Phát âm được tên bài hát theo cô

b) Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc: “Ai đoán giỏi”.

-Trẻ lắng nghe - Vâng ạ

-Trẻ lắng nghe

- Bài hát thật đáng chê ạ - Dân ca Nam bộ ạ - Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ hát cùng cô

-Trẻ lên hát

-Trẻ lắng nghe -Trẻ hát

(25)

- Vừa rồi cô thấy các con học hát rất là ngoan. Bây giờ cô sẽ thưởng cho cả lớp trò chơi lớp mình có muốn chơi cùng cô không nào?

- Trò chơi có tên “ Ai đoán giỏi”

- Để chơi được trò chơi này chúng mình cùng lắng nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi nhé

- Cách chơi: Cô gọi 1 bạn lên đội mũ kín mắt, cô chỉ định một trẻ ở dưới lớp hát một đoạn bài hát về chủ đề.

Sau đó, cô đố bạn đội mũ chóp, bạn nào vừa hát, hát bài hát gì, sử dụng đụng cụ âm nhạc nào?

- Luật chơi: Bạn nào trả lời sai sẽ bị phạt nhảy lò cò.

- Các con đã rõ luật chơi và cách chơi chưa - Cô tổ chức cho trẻ chơi

4. Củng cố giáo dục.

- Hôm nay chúng mình được học bài hát gì?

- Chơi trò chơi gì?

5. Kết thúc.

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng ra ngoài chơi

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe -Trẻ chơi

- Bài hát thật đáng chê ạ - Trẻ trả lời

- Trẻ ra chơi

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức, kĩ năng của trẻ) :

………

`………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội thi đua qua đường dích dắc để lên lấy các phương tiện giao thông mang về cho đội của mình, đội nào lấy được nhiều các phương

- Giới thiệu cách chơi: Cách chơi cô chia lớp làm 3 đội khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng 3 đội bật qua 3 vòng thể dục để lên vận chuyển các loại rau,củ,quả về cho đội

- Giới thiệu cách chơi: Cách chơi cô chia lớp 3 đội khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng 3 đội bật qua 3 vòng thể dục để lên vận chuyển các loại rau,củ,quả về cho đội cuả

+ Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội chơi, Các đội sẽ nghe theo hiệu lệnh của cô bật qua 3 vòng thể dục và chọn đúng bức tranh mà cô yêu cầu. - Các con sẽ cùng chọn cho

Nhiệm vụ của 3 đội chơi phải bò chui qua 3 cổng thể dục lên lấy đồ chơi theo yêu cầu của cô( đội 1 lấy đồ chơi góc xây dựng, đội 2 lấy đồ chơi góc âm nhạc, đội 3 lấy

+ Cách chơi: cô chia lớp thành 2 đội và mỗi đội đướng thành hàng dọc và các thành viên trong đội có nhiệm vụ truyền bóng qua đầu, bạn đướng đằng sau cầm

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, 3 đội có nhiệm vụ lấy trong rổ các loại đồ dùng gia đình( mỗi bạn chỉ lấy một đồ dùng gia đình) lấy xong chạy lên để vào

Nhiệm vụ của trẻ là phải chạy lên lấy 1 hình gắn trên bảng của đội mình + Luật chơi: Trẻ chơi theo luật chạy tiếp sức, thời gian diễn ra trong vòng 1 bản nhạc. Hết thời