• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thời gian xây dựng kế hoạch: 24/11/2021 Thời gian thực hiện:

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 30/11 /2021 1C- Tiết 1 (S)

Thứ 6 ngày 03/12 /2021 1A- Tiết 1 (S); 1B- Tiết 1 (C) CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI CHẤM, NÉT, MÀU SẮC

BÀI 8: THIÊN NHIÊN QUANH EM (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1.1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau:

– Nhận biết cách vẽ tranh chủ đề thiên nhiên bằng màu sắc và đường nét theo ý thích.

– Vẽ được bức tranh về hình ảnh thiên nhiên theo ý thích và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành. Bước đầu thấy được sự phong phú về màu sắc và hình ảnh trong thiên nhiên.

– Biết trưng bày, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về hình ảnh chính trong bức tranh của mình, của bạn và tranh của họa sĩ giới thiệu trong bài học.

1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực đặc thù như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; ngôn ngữ, khoa học… thông qua các hoạt động: trao đổi, tìm hiểu đặc điểm của một số động, thực vật quen thuộc; lựa chọn hình ảnh thiên nhiên theo ý thích và cách thực hành…

1.3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu như tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lòng nhân ái, tinh thần trác nhiệm thông ua một số biểu hiện: biết chuẩn bị đồ dùng học tập theo yêu cầu của bài học; Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của thiên nhiên; tôn trọng sản phẩm do mình, bạn bè tạo ra…

* Tích hợp nội dung của chủ đề "Cảnh đẹp nơi em sống" tài liệu giáo dục địa phương lớp 1.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, tranh, ảnh thiên nhiên. Hình hướng dẫn các cách vẽ, tạo hình sản phẩm thiên nhiên.

2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1; màu vẽ, bút chì, tẩy,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (Khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

Hoạt động chủ yếu của GV Hoạt động chủ yếu của HS Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 3’)

- GV cho HS hát bài hát về quê hương.

- GV liên hệ giới thiệu bài học.

- HS hát - Lắng nghe.

(2)

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 6’)

* Tìm hiểu hình ảnh minh họa trang 38 SGK.

- Gv giới thiệu hình ảnh SGK- trang 38 - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm.

+ Các bức tranh có nội dung gì?

+ Kể tên một số loài thực vật, động vật quen thuộc?

+ Kể tên những màu sắc có trong các hình.

- Gv nhận xét và bổ sung thêm.

* Tìm hiểu sản phẩm, tác phẩm trong trang 39 SGK

- GV yêu cầu Hs quan sát SGK trang 39

+ Nêu tên mỗi bức tranh.

+ Hình ảnh thiên nhiên nhìn thấy rõ nhất ở mỗi bức tranh.

+ Kể tên một số màu sắc có trong các bức tranh?

- Gv tóm tắt nội dung. Sử dụng ảnh chủ đề 1 cảnh đẹp nơi em sống trong tài liệu giáo dục địa phương để giới thiệu cảnh đẹp ở Quảng Ninh.

- Thảo luận nhóm và trả lời theo các nội dung giáo viên yêu cầu.

- Quan sát và trả lời

+ Đồi cọ, Nét đẹp biển khơi, Trong rừng.

+ Cây, thuyền và biển, núi,...

+ Đỏ, vàng, xanh,...

- Lắng nghe

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 25’) 3.1 Tìm hiểu cách vẽ tranh

- Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa cách vẽ tranh thiên nhiên trang 39, 40 SGK.

+ Nêu các cách vẽ tranh.

- Gv giới thiệu cách vẽ tranh.

+ Vẽ to hình ảnh thiên nhiên em yêu thích vào phần giữa của trang giấy.

+ Vẽ thêm các hình ảnh khác vào những chỗ giấy còn trống và vẽ màu kín bức tranh.

- Lưu ý HS: Chọn một trong hai cách để thực hành.

* Cách 1: Vẽ hình ảnh thiên nhiên bằng nét của bút chì đen trước, sau đó vẽ màu vào các hình ảnh và vẽ màu kín bức tranh.

* Cách 2: Vẽ hình ảnh thiên nhiên bằng nét màu trước, sau đó vẽ màu vào

- Quan sát

+ Trả lời - Lắng nghe

- Lắng nghe

(3)

các hình ảnh và vẽ màu kín bức tranh.

3.2. Thực hành và thảo luận

- Giao nhiệm vụ cho HS: Vẽ một bức tranh cho riêng mình về hình ảnh thiên nhiên theo ý thích. (Tích hợp nội dung của chủ đề "Cảnh đẹp nơi em sống" tài liệu giáo dục địa phương lớp 1.) Gợi ý Hs vẽ tranh về cảnh nơi mình sống.

- Quan sát, hướng dẫn và có thể hỗ trợ HS thực hành.

- Gợi mở nội dung HS trao đổi/ thảo luận trong thực hành.

+ Nơi em sống có những cảnh đẹp gì?

+ Em định vẽ những hình ảnh gì trong tranh?

3.3. Hoạt động trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ

- GV cho Hs trưng bày sản phẩm lên bảng.

- Tổ chức cho học sinh thảo luận, chia sẻ về sản phẩm của mình.

+ Em thấy hình ảnh chính trong bức tranh của các bạn như thế nào?

+ Em hãy chia sẻ về bức tranh của mình?

+ Tên bức tranh của em là gì?

+ Em vẽ bức tranh của mình bằng nét thẳng, nét cong như thế nào?

+ Bức tranh của em có những màu gì?

+ Em thích tranh của bạn nào?

+ Những hình ảnh nào trong bức tranh của bạn mà em đã biết?

- GV nhận xét, chốt lại nội dung chính.

- Học sinh thực hành theo hướng dẫn.

- Tương tác cùng GV.

- Trưng bày sản phẩm.

- HS chia sẻ về sản phẩm của mình, của bạn.

- Lắng nghe.

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 2’) - Hướng dẫn học sinh quan sát hình

ảnh trang 41 SGK

- Gợi mở HS nhận ra các các hình ảnh thiên nhiên có thể được tạo nên từ những cách khác nhau như: Cắt, vẽ, xé, in, trang trí chấm, nét, màu sắc,...

- Khích lệ học sinh thực hành làm ở nhà (nếu hs thích).

* Tổng kết bài học

- Tóm tắt nội dung chính của bài học.

- Quan sát các hình ảnh trong SGK

- Chia sẻ mong muốn thực hành (nếu thích)

(4)

- Hướng dẫn Hs tự học nội dung của tiết 2 của bài học.

+ HS dùng chấm, nét và màu sắc để tạo thành một bức tranh thiên nhiên theo chủ đề: động vật, thực vật

+ Biết kết hợp được nhiều vật liệu tạo ra bức tranh thiên nhiên đẹp, đa dạng, phong phú.

+ Thể hiện được tình cảm yêu thiên nhiên và hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên xung quanh qua sản phẩm.

- Nhận xét, đánh giá: Ý thức học tập, thực hành, thảo luận của hs (cá nhân, nhóm, lớp)

- Nhắc học sinh vệ sinh lớp học, xung quanh chỗ ngồi và chuẩn bị các đồ dùng, công cụ theo yêu cầu ở mục Chuẩn bị trong Bài 9.

- HS quan sát và lắng nghe - Lắng nghe và thực hiện.

- HS lắng nghe

- Hs vệ sinh chỗ ngồi, chuẩn bị nội dung cho bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp

- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giáo tiếp và hợp tác, giải quyết vấnđề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng