• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:...

Giảng:... Tiết 116 LIỆT KÊ

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp HS hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê và các kiểu liệt kê 2. Kĩ năng

- Phân biệt được các kiểu liệt kê: liệt kê theo từng cặp, liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến/ liệt kê không tăng tiến

- Phân tích được giá trị của phép liệt kê - Biết vận dụng phép liệt kê trong nói, viết.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng nhận thức.

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng phép liệt kê trong bài viết văn 4. Năng lực hướng tới

- Năng lực phát hiện, phân tích.

II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn, bảng phụ, phấn màu - HS: sgk, vở soạn

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp - KT động não, các mảnh ghép

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

? Nêu tên các biện pháp tu từ đã học? Lấy một ví dụ?

3. Bài mới

Giới thiệu bài (1’)

Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu những làn điệu dân ca Huế. Một em thống kê cho cô những làn điệu dân ca Huế.

Cách nêu một loạt các làn điệu dân ca như vậy chính là liệt kê, vậy thế nào là liệt kê?

Có những kiểu liệt kê nào, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1 (10’)

- Mục tiêu học sinh hiểu được thế nào liệt kê, cho ví dụ

- PP vấn đáp, quy nạp, thảo luận

- KT động não, chia nhóm, trình bày 1 phút - Phương tiện SGK, SGV, bảng phụ

I. Thế nào là phép liệt kê 1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

(2)

- hình thức: cá nhân, nhóm - HS đọc ví dụ ở bảng phụ

? Cho biết cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận gạch chân có ý gì giống nhau?

- HS thảo luận cặp đôi (2’)

- Các nhóm thảo luận báo cáo kết quả + Cấu tạo: có kết cấu tương tự nhau

+ Ý nghĩa: cùng nói về những đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn

? Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?

- Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió

* GV đưa VD 2

- Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng

? Tác dụng của phép liệt kê trên?

- Giúp người đọc thấy được sự phong phú đa dạng của tre

? Em hiểu thế nào là liệt kê? Tác dụng?

- 2 HS -> GV chốt

? Lấy ví dụ phép liệt kê?

...

...

Hoạt động 2 (10’)

- Mục tiêu học sinh biết được các kiểu liệt kê - PP vấn đáp, phân tích, quy nạp

- KT hỏi trả lời, chia nhóm

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ

- Hình thức: cá nhân, nhóm HS đọc VD 1 (105) ở bảng phụ 2

? Xét về cấu tạo, các phép liệt kê ở ví dụ có gì khác nhau?

? Xét về ý nghĩa các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?

HS thảo luận nhóm bàn (3’)

- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau, GV chốt

- Cấu tạo: kết cấu tương tự

- Ý nghĩa: cùng nói về các đồ vật, sự vật, sự việc

- Tác dụng: diễn tả đầy đủ, sâu sắc các khía cạnh của thực tế hay tâm tư, tình cảm

2. Ghi nhớ: SGK (105)

II. Các kiểu liệt kê

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

* Xét về cấu tạo

(3)

* Về cấu tạo

- VD a: liệt kê không theo từng cặp -> không có quan hệ từ

- VD b: liệt kê theo từng cặp -> có quan hệ từ "và"

*GV: Cách liệt kê này còn gọi là liệt kê liên kết đôi

*Quan sát VD 2 rồi đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê trong VD

* Xét về ý nghĩa

- Khác nhau về mức độ tăng tiến

+ Câu a: có thể dễ dàng thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê mà không ảnh hưởng tới nội dung thông báo

+ Câu b: khó thay đổi vì các hiện tượng liệt kê đư- ợc sắp xếp theo mức độ tăng tiến

? Qua ví dụ 2, em biết những kiểu liệt kê nào?

- Tăng tiến (tăng cấp) và không tăng tiến

*GV chốt -> HS đọc ghi nhớ 2

...

...

Hoạt động 3 (16’)

- Mục tiêu học sinh vận dụng lí thuyết làm bài tập, viết đoạn văn

- PP nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận

- KT động não, chia nhóm, trình bày 1 phút - Phương tiện SGK, bảng phụ

- hình thức: cá nhân, nhóm Bài 1/106

- HS thảo luận theo KT các mảnh ghép (3 nhóm) - Các nhóm thảo luận ( nhóm 1: đoạn 1; nhóm 2 đoạn 2; nhóm 3 đoạn 3)

- Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm nhận xét

- Gv sửa chữa, bổ sung, chốt Bài 2

- HS lên bảng làm

- NLa: liệt kê không theo từng cặp - NLb: liệt kê theo từng cặp

* Xét về ý nghĩa

- Liệt kê tăng tiến (tăng cấp) - Liệt kê không tăng tiến

2. Ghi nhớ: sgk (105)

III. Luyện tập

1. BT 1(106)

a) Sức mạnh tinh thần yêu nước....nó kết thành....nước

b) Lòng tự hào về lịch sử....Bà Tr- ưng...QT

c) Sự đồng tâm của nhân dân chống Pháp: Từ các cụ già....phủ

2. BT 2 (106)

a)...dưới lòng đường....chữ thập => 2 phép liệt kê

b) Điện giật, dùi ....nung

(4)

Bài 3

- Viết vào phiếu học tập

3. BT 3 (106)

VD: a) ...những trò chơi sôi nổi diễn ra: nhảy dây, đá cầu, trốn tìm, đá bóng....

c) Phan Bội Châu quả là người anh hùng với bao đức tính đáng quý như:

kiên cường, bất khuất, luôn kiên định với lí tưởng...

4. Củng cố (1’)

? Thế nào là liệt kê? Có những kiểu liệt kê nào, tác dụng?

5. Hướng dẫn về nhà (3’) - Học bài, hoàn thành bài tập

- Chuẩn bị: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

+ Tìm hiểu khái niệm dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

+ Đọc kĩ phần ngữ liệu, phân tích và trả lời câu hỏi.

+ Chuẩn bị bài tập phân luyện tập.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

...

(5)

Soạn:...

Giảng:... Tiết 117 TRẢ BÀI SỐ 6 VĂN GIẢI THÍCH

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp học sinh rút ra những ưu nhược điểm của mình trong bài viết - Học sinh sẽ sửa những lỗi sai lớn về thể loại, nội dung, câu, chính tả

- GV có phương án giúp HS phù hợp và HS biết rút kinh nghiệm cho bài sau.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng sửa chữa lỗi cho hs.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy phê phán.

3. Thái độ

- Có ý thức phê và tự phê 4. Năng lực hướng tới

- Năng lực phát hiện và sửa chữa lỗi.

II. Chuẩn bị

- Bài đã chấm, những lỗi cơ bản của học sinh.

- Dàn bài cho đề văn.

III. Phương pháp, kĩ thuật - PP vấn đáp

- KT hỏi trả lời

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung Hoạt động 1 ( 5’)

- Gv chép đề lên bảng - Hs đọc đề.

Hoạt động 2 (36’) - PP vấn đáp - KT hỏi trả lời

? Đề bài thuộc thể loại nào?

? Đề yêu cầu làm gì?

I. Đề bài:

Hãy giải thích nội dung câu nói của Lê-nin “ Học, học nữa, học mãi”.

II. Các bước làm bài 1. Tìm hiểu đề, tìm ý

- Thể loại: Nghị luận giải thích

- Nội dung: Việc học là vô cùng cần thiết đối với mỗi con người. Việc học là suốt đời, học liên tục không ngừng nghỉ, không mệt mỏi

(6)

? Lập dàn ý cho đề văn trên?

- Hs lập dàn ý, trình bày.

- Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung.

- Phạm vi: trong cuộc sống 2. Dàn ý

a. Mở bài

- Dẫn dắt, trích nguyên văn câu nói.

b. Thân bài

* Giải thích

- Học là quá trình trau dồi, tích lũy tri thức, hình thành kĩ năng sống...

- Học nữa là học không chỉ học kiến thức cơ bản mà phải học mở rộng, học nâng cao.

- Học mãi là học liên tục, học suốt đời

-> Việc học là việc suốt đời, học liên tục không ngừng nghỉ, không mệt mỏi.

* Vì sao phải không ngừng học tập?

- Vì những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải học mở rộng nâng cao để có kiến thức sâu rộng.

- Tri thức của nhân loại là vô hạn biển học mênh mông, hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để thỏa mãn sự ham hiểu biết, làm cho tâm hồn, trí tuệ phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập.

- Xã hội phát triển, KHKT cũng ngày một phát triển không ngừng,không học sẽ lạc hậu, sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bản thân và kìm hãm sự phát triển của đất nước ( dẫn chứng)

* Làm thế nào để thực hiện được lời khuyên đó?

- Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học từ đó tích cực, chủ động, tự giác học tập.

- Lựa chọn phương pháp và xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả, kiên trì, nỗ lực không ngừng trên con đường học tập.

- Áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.

- Phê phán những người ít quan tâm đến việc học.

c. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa lời khuyên, liên hệ bản thân.

III. Nhận xét

1. Ưu điểm: Hầu hết nắm được phương pháp làm bài văn giải thích, bố cục rõ ràng, hiểu đề

- Một số trình bày sạch đẹp, diễn đạt khá tốt - Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ.

2. Nhược điểm

(7)

- Một số chưa học lí thuyết nên không nắm được cách làm bài

- Nội dung giải thích chưa đủ, không gãy gọn - Trình bày ẩu, ý thức kém

- Diễn đạt lủng củng, sai chính tả.

- Giải thich nội dung chưa rõ ràng.

- Bài viết ngắn, cộc không hết ý.

4. Củng cố (1’)

- Khi làm bài văn lập luận giải thích cần lưu ý những gì 5. Hướng dẫn về nhà (2’)

- Ôn lại lý thuyết văn giải thích

- Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.

+ Tìm hiểu khái niệm văn bản hành chính.

+ Sưu tầm một số loại văn bản hành chính.

+ Chuẩn bị bài tập phần luyện tập V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

---

(8)

Soạn:...

Giảng:... Tiết 118 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp học sinh biết được đặc điểm của văn bản hành chính: mục đích, nội dung, yêu cầu và loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng nhận biết các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống - Viết được văn bản hành chính đúng quy cách

3. Thái độ

- Hs có ý thức học tập nghiêm túc 4. Năng lực hướng tới

- Năng lực phát hiện, phân biệt sự khác nhau giữa các loại văn bản hành chính.

II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn + tài liệu tham khảo + các loại văn bản hành chính mẫu - HS: sgk, chuẩn bị bài, sưu tầm các loại văn bản hành chính

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận - KT hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Ở tiểu học và lớp 6 các em đã được tìm hiểu những văn bản hành chính nào? Em hãy kể tên nhứng văn bản hành chính mà em biết?

Để hiểu được thế nào là văn bản hành chính? Nhữngloại nào được gọi là văn bản hành chính? Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu?

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1 (20’)

- Mục tiêu học sinh hiểu được văn bản hành chính - PP vấn đáp, quy nạp, thảo luận

- KT hỏi trả lời, chia nhóm - Phương tiện SGK, SGV - hình thức: cá nhân, nhóm

- Gv gọi hs đọc 3 văn bản trong sgk

? Khi nào người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?

HS thảo luận cặp đôi (2’)

I. Thế nào là văn bản hành chính

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

(9)

- Đại diện nhóm báo cáo - GV nhận xét

- Khi cần truyền đạt 1 vấn đề gì đó (thường quan trọng) xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết -> dòng văn bản thông báo

- Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào của cá nhân hay thủ trưởng với cơ quan hoặc cá nhân người có thẩm quyền -> văn bản đề nghị (kiến nghị)

- Khi cần phải thông báo 1 vấn đề gì đó lên cấp cao -> văn bản báo cáo

? Có thể thay đổi các văn bản hành chính trong các trường hợp trên không?

+ Cấp trên không "báo cáo" với cấp dưới + Cấp dưới không "thông báo" với cấp trên + Cấp trên, cấp cao không đề nghị cấp dưới

? Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?

- Thông báo: phổ biến một nội dung

- Đề nghị: đề xuất một nguyện vọng, một ý kiến - Báo cáo: tổng kết, nêu những gì đã làm lên cấp trên

? Các văn bản trên có gì giống và khác nhau?

Thảo luận cặp đôi (2’)

- Các nhóm thảo luận báo cáo kết quả - Giống: hình thức trình bày (theo mẫu) - Khác: mục đích và nội dung trình bày

? Hình thức các văn bản này có gì khác với các văn bản truyện, thơ em đã học?

- Thơ văn: dùng hư cấu, tưởng tượng; ngôn ngữ nghệ thuật - Văn bản hành chính: không hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ hành chính

? Em còn thấy văn bản nào tương tự như 3 văn bản trên không?

- Biên bản, sơ yếu lí lịch, giấy khai sinh, hợp đồng, giấy chứng nhận

? Văn bản trên là văn bản hành chính - công vụ. Vậy thế nào là văn bản hành chính? Có đặc điểm gì về nội dung, mục đích, hình thức?

- 2 HS trả lời ->GV chốt - HS đọc ghi nhớ

...

...

Hoạt động 2 (20’)

- Mục tiêu học sinh vận dụng làm được bài tập về văn bản

- Văn bản 1: văn bản thông báo

- Văn bản 2: văn bản đề nghị

- Văn bản 3: văn bản báo cáo

=> là văn bản hành chính - công vụ

2. Ghi nhớ: SGK (110)

II. Luyện tập

(10)

hành chính

- PP nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận - - KT hỏi trả lời, chia nhóm trình bày 1 phút - - Phương tiện SGK, SGV, văn bản mẫu - - Cách tiến hành

Bài 1

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm (3’)

-> Đại diện trình bày, các nhóm nhận xét lẫn nhau - - GV chốt kiến thức

- - - -

Bài 2

- HS viết ra phiếu học tập - Hs đọc trước lớp

- Gv và học sinh nhận xét

1. BT 1 (110)

- Văn bản 1: Thông báo - Văn bản 2: Báo cáo - Văn bản 3: Không dùng văn bản hành chính

- Văn bản 4: Đơn từ - Văn bản 5: Đề nghị - Văn bản 6: không dùng văn bản hành chính

2. BT 2

Tập viết 1 văn bản hành chính (tuỳ chọn) một trong những nội dung ở BT 1.

4. Củng cố (1’)

- Em hiêut thế nào là văn bản hành chính? Đặc điểm của văn bản hành chính là gì?

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học bài; sưu tầm các văn bản hành chính, hoàn thành bài tập 2 + Sưu tầm văn bản hành chính

- Chuẩn bị: Văn bản đề nghị

+ Tìm hiểu khái niệm văn bản đề nghị + Đặc điểm của văn bản đề nghị + Sưu tầm văn bản đề nghị + Chuẩn bị bài tập phần luyện tập V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song