• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 32

Ngày soạn: 30/4/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 3 tháng 5 năm 2021 TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ). Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính. Các mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.

2, Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức trên vào làm các bài tập; giải toán về

“ ít hơn”, vẽ hình.

3, Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập.

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các hình vuông to, các hình chữ nhật như bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5)

- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính rồi tính 457 - 124 673 + 212

698 - 104 704 + 163 - GV nhận xét

2. Bài mới

2. 1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: (7)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài.

- GV cho HS nhận xét bài trên bảng.

Bài 2: (7)

?Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

? HS nêu về cách tìm số hạng tìm số bị

- 2 HS làm bảng - Lớp làm nháp - Nhận xét

- Đặt tính rồi tính

- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm vào vở.

897 - 253 897 253 644

962 – 861 962 861 101 - Nhận xét

- HS đọc

- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm vào vở.

300 + x = 800

x = 800 - 300 x = 500

- -

(2)

trừ?

- Nhận xét Bài 3: (7)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS nhẩm và nêu kết quả.

- Nhận xét

Bài 4 (7)

- Yêu cầu học sinh quan sát hình mẫu trong SGK và phân tích hình

?Chiếc thuyền gồm những hình nào ghép lại với nhau?

?Nêu vị trí của các hình trong chiếc thuyền ?

?Máy bay gồm các hình nào ghép lại với nhau ?

?Nêu vị trí từng hình trong máy bay - Yêu cầu học sinh tự vẽ hình vào vở . 3. Vận dụng (5)

300+ 400 +100 =?

A. 700 B. 800 C. 900 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài.

x - 600 = 100 x = 100 + 600 x = 700 - HS nhận xét.

- Tính rồi đổi về cùng đơn vị , so sánh và điền dấu.

- HS làm bài

60 cm + 40 cm = 1 m

300 cm + 53 cm < 300 cm + 57 cm 1 km > 800 m.

- Nhận xét

- Chiếc thuyền gồm 2 hình tam giác và 1 hình tứ giác ghép lại với nhau - Hình tứ giác tạo thành thân của chiếc thuyền, 2 hình tam giác là hai cánh buồm

- Máy bay gồm 3 tứ giác và một hình tam giác ghép lại

- 3 hình tứ giác tạo thành thân và hai cánh của máy bay . Hình tam giác tạo thành đuôi của máy bay . - Nhận xét

- HS trả lời

- HS nghe, ghi nhớ.

--- Kể chuyện

CHUYỆN QUẢ BẦU

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc đều có một tổ tiên.

- Dựa theo tranh, theo gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1, BT2).

Một số học sinh biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước (BT3) (M3, M4).

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện.

4. Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát ,...

(3)

* GD.QPAN: Kể chuyện về sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù xâm lược

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa. Tranh minh hoạ trong bài. Các câu hỏi gợi ý từng đoạn.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5)

- 3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện: Chiếc rễ đa tròn.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2.2. GV HD kể chuyện

a. Kể lại từng đoạn câu chuyện (15) - GV kể mẫu lần 1.

- GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa.

+ Bước 1: Kể trong nhóm.

- GV treo tranh và các câu hỏi gợi ý.

- Chia nhóm HS dựa vào tranh minh hoạ để kể.

+ Bước 2: Kể trước lớp

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.

- Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần kể.

* Chú ý: Khi HS kể, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý.

+ Đoạn 1:

? Hai vợ chồng người rừng bắt được con gì?

? Con dúi đã nói cho 2 vợ chồng người đi rừng biết điều gì?

+ Đoạn 2:

? Bức tranh vẽ cảnh gì?

? Cảnh vật xung quanh như thế nào?

? Tại sao cảnh vật lại như vậy?

- 3 HS kể

- Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS lắng nghe

- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS , lần lượt từng HS kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý. Khi 1 HS kể thì các em khác lắng nghe.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

Mỗi HS kể một đoạn truyện.

- Hai vợ chồng người đi rừng bắt được một con dúi.

- Con dúi báo cho hai vợ chồng biết sắp có lụt vá mách hai vợ chồng cách chống lụt và lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết bày ngày mới được chui ra.

- Hai vợ chồng dắt tay nhau đi trên bờ sông

- Cảnh vật xung quanh vắng tanh, cây cỏ vàng úa.

- Vì lụt lội, mọi người không nghe lời hai vợ chồng nên bị chết chìm

(4)

? Con hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ngập lụt.

+ Đoạn 3:

? Chuyện kì lạ gì xãy ra với hai vợ chồng?

? Quả bầu có gì đặt biệt, huyền bí?

? Nghe tiếng nói kì lạ, người vợ đã làm gì?

?Những người nào được sinh ra từ quả bầu?

- Tuyên dương các nhóm HS kể tốt.

b. kể lại toàn bộ câu chuyện (12) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 3.

- Yêu cầu 2 HS đọc phần mở đầu.

- Phần mở đầu nêu lên điều gì?

- Đây là cách mở đầu giúp các con hiểu câu chuyện hơn.

- Yêu cầu 2 HS khá kể lại theo phần mở đầu.

- Yêu cầu 2 HS nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương các nhóm kể tốt.

3. Vận dụng (5)

- Câu chuyện muốn nói lên điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Bóp nát quả cam

trong biền nước.

- Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông, sấm chớp đùng đùng.

- Tất cả mọi vật đều chìm trong biển nước.

- Người vợ sinh ra một quả bầu.

- Hai vợ chồng đi làm về thấy tiếng lao xao trong quả bầu.

- Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi vào quả bầu.

- Người Khơ – mú, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê – đê, người Ba – na, người Kinh,…

- Kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu dưới đây.

- Đọc SGK .

- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

- HS nêu ý nghĩa, nội dung câu chuyện

- Trả lời - HS nghe

--- TẬP VIẾT

CHỮ HOA Q (Kiểu 2) I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết cách viết chữ hoa Q kiểu hai (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ), biết viết chữ và câu ứng dụng ‘‘Quân’’(1dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ), “Quân dân một lòng” (3 lần).

2, Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Mẫu chữ Q (Kiểu 2) - HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(5)

1. Khởi động (5)

- GV gọi HS nhắc lại cụm từ ứng dụng:

Người ta là hoa của đất

- Yêu cầu HS lên bảng viết: N, Người - GV nhận xét

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2.2. HDHS viết chữ hoa (5)

- GV đưa chữ mẫu Q (kiểu 2) treo lên bảng

? Chữ hoa Q (kiểu 2) cỡ vừa cao mấy li?

? Chữ hoa Q (kiểu 2) gồm mấy nét?

- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét 1: ĐB ở giữa ĐK4 với ĐK5, viết nét cong trên, DB ở ĐK6.

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, viết tiếp nét cong phải, DB ở giữa ĐK1 với ĐK2.

+ Nét3: Từ điểm DB của nét 2 đổi chiều bút, viết 1 nét lượn ngang từ trái sang phải, cắt thân nét cong phải, tạo thành một vòng xoắn ở chân chữ, DB ở ĐK2.

- GV viết chữ Q (kiểu 2) trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

+ Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ cái Q - GV nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS 2.3. HD viết câu ứng dụng (5)

- GV đưa câu ứng dụng: Quân dân một lòng

? Em hiểu cụm từ này nói điều gì?

? Em hãy cho biết độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng trên?

? Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết như thế nào?

? Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

Nối nét: Liền mạch của chữ Q với nét bắt đầu của chữ o.

- HS viết bảng con

- GV nhận xét và uốn nắn.

2.4. HD HS viết vào vở TV (19)

- 2 HS viết bảng

- Cả lớp viết bảng con: Người - Nhận xét

- HS nghe.

- HS nghe

- HS quan sát và nhận xét.

- Cao 5 li

- Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản: nét cong trên, cong phải và lượn ngang.

- Hs quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết 2,3 lượt.

- HS đọc cụm từ ứng dụng

- Quân dân đoàn kết, gắn bó với nhau, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Cao 1li: u, â, n, m, ô, o./ Cao 2,5li:

Q, l, g / cao 2li: d

- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- Dấu huyền đặt trên đầu chữ o của chữ lòng,dấu nặng đặt dưới chữ ô của chữ một.

- HS tập viết chữ Quân 2,3 lượt.

- HS theo dõi - HS viết bài

(6)

- GV nêu yêu cầu viết:

+ 1 dòng chữ Q cỡ vừa, cỡ nhỏ + 1 dòng chữ Quân cỡ vừa, cỡ nhỏ.

+ 1 dòng cụm từ ứng dụng.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS - GV thu 5 đến 7 bài nhận xét 3. Vận dụng (4)

- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa Q (kiểu 2)?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị bài sau: Chữ hoa V (kiểu 2)

- Nhắc lại - HS nghe.

_____________________________________________________________

TẬP ĐỌC CHUYỆN QUẢ BẦU

I MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, một dân tộc có chung một tổ tiên (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5 trong SGK).

2, Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, và cụm từ rõ ý; đọc trôi chảy toàn bài

3, Thái độ: Đoàn kết với các dân tộc trên đất nước ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5)

- GV gọi HS đọc bài: Cây và hoa bên lăng Bác và trả lời câu hỏi:

? Kể tên những loài cây được trồng phía trước lăng Bác?

? Kể tên những loài cây nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác?

? Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác

- GV nhận xét 2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài: ( 2) - Nêu nội dung và ghi tên bài 2.2. Dạy bài mới:

a. Đọc mẫu (5)

+ GV đọc mẫu: Giọng đọc chậm rãi b. Luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét.

- Cả lớp theo dõi SGK

(7)

(7)

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

c. Đọc từng đoạn trước lớp (10)

? Bài có mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu văn dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu

+Lạ thay,/ từ trong quả bầu,/ những con người bé nhỏ nhảy ra.// Người Khơ – mú nhanh nhảu ra trước,/ dính than/ nên hơi đen. Tiếp đến,/ người Thái,/ người Mường,/ người Dao,/ người Hmông,/

người Ê – đê,/ người Ba – na,/ người Kinh,…/ lần lượt ra theo,//(giọng đọc nhanh, tỏ sự ngạc nhiên).

- Gọi HS đọc câu văn dài

- GV gọi HS đọc đoạn 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2, 3, tương tự

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh đoạn 3

Tiết 2 2.3. Tìm hiểu bài (12)

? Con dúi là con vật gì?

? Sáp ong là gì?

? Con dúi làm gì khi bị 2 vợ chồng người đi rừng bắt được?

? Con dúi mách cho 2 vợ chồng người đi

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu + lạy van, ngập lụt, biển nước, lấy làm lạ, lần lượt,

- Cá nhân, ĐT

- HS nêu: 3 đoạn - HS nghe

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Nhận xét

- Là loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây sống trong hang đất.

- Sáp ong là chất mềm dẻo, do ong mật luyện để làm tổ.

- Nó van lạy xin tha và hứa sẽ nói ra điều bí mật.

- Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt

(8)

rừng điều gì?

? Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?

? Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh?

? Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra sau?

? Nương là vùng đất ở đâu?

? Con hiểu tổ tiên nghĩa là gì?

? Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?

? Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào?

? Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà con biết?

- GV kể tên 54 dân tộc trên đất nước ta.

? Câu chuyện nói lên điều gì?

2.4. Luyện đọc lại (18)

- GV mời đại diện các nhóm tự phân lại các vai thi đọc lại câu chuyện

- GV nhận xét tuyên dương những em đọc tốt hay, đúng giọng các nhân vật - GV nhận xét – tuyên dương.

3. Vận dụng (5)

? Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam?

- GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị: Tiếng chổi tre

khắp miền và khuyên họ hãy chuẩn bị cách phòng lụt.

- Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.

- Sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến, mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông.

- Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người, cỏ cây vàng úa.

- Là vùng đất ở trên đồi, núi.

- Là những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc

- Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chồng nghe thấy tiếng nói lao xao. Người lấy dùi dùi vào quả bầu thì có những người từ bên trong nhảy ra.

- Dân tộc Khơ – me, Thái, Mường, Dao, H mông, Ê – đê, Ba – na, Kinh - Tày, Hoa, Nùng, Co – ho, Tnú…

- HS theo dõi đọc thầm, ghi nhớ.

- Các dân tộc cùng sinh ra từ quả bầu. Các dân tộc cùng một mẹ sinh ra.

- Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam./

Chuyện quả bầu lạ./ Anh em cùng một tổ tiên./…

- 2 nhóm thi đọc theo vai - HS nhận xét.

- Trả lời

- HS nghe

___________________________________

Ngày soạn: 1/5/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2021 Toán

(9)

ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết đọc viết các số có ba chữ số, biết đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản, biết so sánh các số có ba chữ số. Nhận biết số bé nhất, số lớn nhất có ba chữ số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc viết các số có ba chữ số, biết đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản, biết so sánh các số có ba chữ số. Nhận biết số bé nhất, số lớn nhất có ba chữ số.

3. Thái độ: HS có tính cẩn thận trong học tập, tính toán, biết vận dụng vào thực tế.

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5)

- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính rồi tính 437 + 122 425 + 43 150 + 148 716 + 55 - GV nhận xét .

2. Bài mới

2. 1. Giới thiệu bài: (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2.2. Thực hành

Bài 1 (7)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét

? Yêu cầu HS đọc các số vừa viết?

Bài 2 (7)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- Số liền sau số 380 là số nào?

- Số liền sau số 381 là số nào?

- Số liền trước hơn kém số liền sau bao nhiêu đơn vị?

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét

Bài 3 (7)

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- 2 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài bảng con.

- Nhận xét

- Nghe - Viết các số

- 2 HS làm bảng, lớp làm nháp Chín trăm mười lăm: 915 Bảy trăm mười bốn: 714 Ba trăm bảy mươi mốt: 371 Chín trăm: 900

- Nhận xét - Số

- Trả lời

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 380 , 381, 382, 383, 384, 385, 386 500 , 501, 502, 503, 504, 505, 506 - Nhận xét

- Viết các số tròn trăm thích hợp vào ô trống

(10)

- Yêu cầu HS quan sát và làm bài - Yêu cầu HS đọc các số tròn trăm - Nhận xét

Bài 4 (7)

- Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài

? Nêu cách so sánh số có ba chữ số?

- Nhận xét

3. Vận dụng (5) - Số liền trước 598 là:

A. 589 B. 597 C. 579 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 (tiếp theo)

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT 100, 200, 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900, 1000

- Nhận xét

- So sánh và điền dấu thích hợp - 2 HS làm bảng, lớp làm VBT 372 > 299 631 < 640 465 < 700 909 = 902 + 7 534 = 500 + 34 708 < 807 - Nhận xét

- Trả lời

- HS nghe

_______________________________________

TẬP ĐỌC TIẾNG CHỔI TRE I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Chị lao công lao động vất vả để giữ cho đường phố luôn luôn sạch đẹp nên (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ).

2, Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài thơ.

3, Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5)

- GV yêu cầu HS đọc bài: Chuyện quả bầu và trả lời các câu hỏi:

? Con dúi làm gì khi bị 2 vợ chồng người đi rừng bắt được?

?Con dúi mách cho 2 vợ chồng người đi rừng điều gì?

? Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?

- GV nhận xét 2. Bài mới

- 3 HS đọc và trả lời - Nhận xét

(11)

2.1. Giới thiệu bài (2)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc a. Đọc mẫu (4)

- GV đọc diễn cảm toàn bài chú ý đọc với giọng chậm, nhẹ nhàng, tình cảm.

Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm.

b. Đọc từng câu (6)

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV hướng dẫn đọc từ khó: lắng nghe, quét rác, sạch lề, đẹp lối.

+ GV kết hợp sửa sai phát âm cho HS.

c. Đọc đoạn (6)

- GV chia đoạn trong bài: gồm 3 đoạn - GV hướng dẫn đọc câu khó:

Tôi đứng trông/

Trên đường lạnh ngắt / Chị lao công/

Như sắt Như đồng/ / Chị lao công/

Đêm công / Quét rác ..//

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1

- GV giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn (nếu có)

- GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn - GV chia nhóm

- Cho HS luyện đọc trong nhóm - Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Cho cả lớp đọc đồng thanh 2.3. Tìm hiểu bài (6)

? Nhà thơ đã nghe tiếng chổi tre vào các lúc nào?

? Tìm các câu thơ ca ngợi chị lao công?

? Như sắt,như đồng ý tả vẻ đẹp khỏe khoắn mạnh mẽ của chị lao công?

? Nhà thơ muốn nói với con điều gì qua bài thơ?

? Biết ơn chị lao công chúng ta làm gì?

2.4. Luyện đọc lại (8)

- GV cho học sinh học thuộc lòng từngđoạn

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS đọc nối tiếp câu đến hết bài.

- HS đọc từng từ GV đưa lên (HS đọc nối tiếp theo bàn, hoặc hàng dọc) - 1,2 HS đọc lại các từ khó

- HS đọc đồng thanh các từ khó - HS đánh dấu vào SGK

- HS đọc thể hiện câu khó đã ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

- HS nhận xét

- HS đọc thể hiện đoạn 1

- HS giải nghĩa từ khó có trong đoạn - 3 HS đọc nối tiếp đoạn trong bài.

- HS nhận xét bài đọc của bạn.

- Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét - HS đọc đồng thanh.

- Vào những đêm hè rất muộn và các đêm đông giá lạnh

- Chị lao công như sắt như đồng - Chị lao công làm việc vất vả và công việc chị rất có ích chúng ta phải biết ơn chị.

- Chúng ta phải luôn giữ gìn vệ sinh chung

- HS đọc cá nhân nhóm đồng thanh thuộc lòng từng đoạn .

(12)

- GV xoá dần chỉ để lại những chữ cái đầu dòng thơ và yêu cầu HS đọc thuộc lòng .

- Gọi HS đọc thuộc lòng.

- Nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt.

3. Vận dụng (5)

? Em hiểu qua bài thơ tác giả muốn nói lên điều gì?

- Nhận xét tiết học .

- Dặn HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau: Bóp nát quả cam

- HS đọc thuộc lòng . - 5 HS đọc

- HS khác nhận xét.

- Trả lời - Lắng nghe

________________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ TRÁI NGHĨA. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết xếp các từ có nghĩa trái ngược nhau(từ trái nghĩa) theo từng cặp(BT 1). Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT 2).

2, Kĩ năng: Tìm được một số từ trái nghĩa. Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn.

3, Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp.

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5)

- Yêu cầu 3 HS lên bảng viết các từ ngữ ca ngợi về Bác Hồ

- GV nhận xét 2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2.2. Bài tập

Bài tập 1 (9)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi 1 HS đọc phần a.

- Gọi 2 HS lên bảng nhận thẻ từ và làm bằng cách gắn các từ trái nghĩa xuống phía dưới của mỗi từ.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- Các câu b, c yêu cầu làm tương tự.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải

- HS làm theo yêu cầu của GV - Cả lớp theo dõi nhận xét

- Đọc và theo dõi.

- Đọc và theo dõi.

- 2 HS lên bảng. HS dưới lơp làm vào VBT.

a) đẹp - xấu; ngắn - dài; cao - thấp.

b) lên - xuống; yêu- ghét; khen- chê c) Trời - đất; trên - dưới; đêm - ngày.

(13)

đúng.

Bài tập 2 (9)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy cho từng nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận để điền dấu.

- Sau 7 phút giáo viên gọi học sinh điền dấuvà nhận xét, nhóm nào điền đúng nhất thì sẽ là nhóm chiến thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương những em làm đúng

3. Vận dụng (5)

- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với một số từ như: đen, giỏi, sạch, hiền, dài, lười biếng

- GV nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau:

- Nhận xét

- Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn

- Các nhóm thi đua

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia- rai hay Ê- đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.

- Nhận xét - Trả lời

- Lắng nghe

__________________________________________

Ngày soạn: 2/5/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2021 TOÁN

ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. Phân tích số có ba chữ số theo các đơn vị trăm, chục, đơn vị và ngược lại. Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. Phân tích số có ba chữ số theo các đơn vị trăm, chục, đơn vị.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong học tập, biết vận dụng vào thực tế.

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5)

- Gọi HS lên bảng viết các số: Năm trăm ba mươi mốt; tám trăm tám mươi chín

- 2 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

(14)

- GV nhận xét 2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2.2. Thực hành

Bài 1 (7)

- GV gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở - GV giúp HS sửa bài: GV treo bảng phụ có kẻ sẵn nội dung bài tập 1 và gọi các số thứ tự (bắt đầu từ 1) lần lượt lên bảng nối

- GV tuyên dương những em làm đúng

Bài 2 (7)

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Viết số 842 lên bảng và hỏi:

?Số 842 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?

- Hãy viết số này thành tổng trăm, chục, đơn vị.

- Nhận xét và kết luận: 842 =800 +40 + 2

- Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó chữa bài và cho điểm

- Nhận xét

Bài 3 (7)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

? Để viết được các số theo thứ tự chúng ta cần làm gì?

- GV nhận xét, tuyên dương Bài 4 (7)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bài miệng. GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung BT 4. Yêu cầu HS trả lời

- Nghe

- Mỗi số sau ứng với cách đọc nào?

- 1 HS làm bảng, lớp làm bài vào vở + Chín trăm ba mươi chín: 939 + Bảy trăm bốn mươi lăm: 745 + Sáu trăm năm mươi: 650 + Ba trăm linh bảy: 307 + Bốn trăm tám mươi tư: 484 - Nhận xét

- HS đọc

- Số 842 gồm 800, 4 chục, và 2 đơn vị - 2 HS lên bảng viết số, cả lớp làm bài ra nháp.

a) 965 = 900 + 60 + 5 477 = 400 + 70 + 7 618 = 600 + 10 + 8 593 = 500 + 90 + 3 404 = 400 + 4 b) 800 + 90 + 5 = 895 200 + 20 +2 =222 700 + 60 + 8 = 768 600 + 50 = 650 800 + 8 = 808 - Nhận xét

- HS đọc

- HS làm vở, 2 HS làm bảng a, 297; 285; 279; 257

b, 257; 279; 285; 297 - Nhận xét

- HS đọc

- Lần lượt trả lời

a) 668. b) 359. c)845

- HS trả lời

(15)

- Nhận xét 3. Vận dụng (5)

- Ý nào sau đây các số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn :

A. 538, 578, 609, 690.

B. 538, 609, 578, 690.

C. 578, 538, 609, 690.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

- Lắng nghe

--- Đạo đức

--- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:

ÔN TẬP TỰ NHIÊN

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm.

- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Tranh ảnh sưu tầm được về chủ đề Tự nhiên. Tận dụng thiên nhiên ở xung quanh nhà trường hoặc vườn hoa, vườn thú ở gần trường.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động: (5’)

- GV tổ chức trò chơi: Đố bạn:

-Nội dung chơi:

+Ánh sáng mặt trăng có gì khác so với ánh sáng mặt trời? (…)

- Giáo viên giới thiệu: Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cho các em học bài Ôn tập Tự nhiên.

- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.

2. Bài mới

2.1. Hoạt động 1: Quan sát và trình bày (15’)

- Học sinh chủ động tham gia chơi.

- Học sinh nhận xét.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa, 1 vài học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh để sản phẩm lên bàn.

(16)

a) Các nhóm học sinh đem tất cả những sản phẩm đã làm ra khi học về chủ đề Tự nhiên (bao gồm các tranh ảnh, mẫu vật đã sưu tầm và các bức tranh do chính học sinh vẽ) để treo trên tường hoặc bày trên bàn.

b) Từng người trong nhóm tập thuyết minh tất cả những nội dung đã được nhóm trưng bày, để khi nhóm khác tới xem khu vực triển lãm của nhóm mình, họ sẽ có quyền nêu câu hỏi và chỉ định bất cứ bạn nào trả lời.

c) Sau khi các nhóm đã thực hiện xong, cả nhóm sẽ chuẩn bị sẵn các câu hỏi thuộc những nội dung đã học về chủ đề Tự nhiên để đi hỏi nhóm bạn.

2.2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm ( 17’)

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc.

- Thi đua trang trí và sắp xếp các sản phẩm

cho khoa học.

- Tập thuyết minh trình bày, giải thích về các sản phẩm mà nhóm có.

- Bàn nhau để đưa ra các câu hỏi khi đi thăm khu vực triễn lãm các nhóm bạn.

3. Vận dụng: ( 3’)

- Qua bài học, bạn biết được điều gì?

- Học sinh nhắc lại các kết luận.

- Qua bài học, bạn có mong muốn, đề xuất điều gì?

- Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì?

- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.

Và giáo dục học sinh biết ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.

- Học sinh về nhà nói tên và nêu ích lợi

- Các nhóm làm việc +Trưởng nhóm điều hành +Thư kí tổng hợp kết quả

+Các thàh viên cùng tương tác, chia sẻ ND học tập

- Nhóm trưởng điều khiển lệnh dứt khoát cho nhóm làm việc.

(17)

của một số động vật sống trên cạn với kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài sau.

--- Hoạt động ngoài giờ

--- Phòng học trải nghiệm

ROBOT THÁM HIỂM VẬT THỂ ( Tiết 3) I.Mục tiêu

1.Kiến thức

- Hiểu được cấu tạo của rô bốt phát hiện vật thể và các bước lắp ráp rô bôt phát hiện vật thể

2.Kĩ năng

- Lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn.

- Sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối và điều khiển robot.

- Làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện.

3.Thái độ

- Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp mô hình.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Tài liệu bộ leggo wedo 2.0, bộ đồ dùng lego wedo 2.0 - Học sinh:

III.Tiến trình

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Khởi động: (5’)

- Nhắc lại nôi quy lớp học? - Nêu lại nội quy lớp học.

Luôn luôn tập trung, lắng nghe lời Thầy, cô.

Nhiệt tình, sôi nổi tham gia các hoạt động trên lớp

Thân thiện với bạn học, giữ gìn bộ công cụ học tập. Sử dụng các chi tiết thật cẩn thận, tuyệt đối không được làm rơi rớt trên sàn nhà và cấm mang các chi tiết về nhà

Làm việc có tổ chức, hòa đồng, đoàn kết và chia sẻ công việc với nhau

(18)

- Nhắc lại nội dung tiết học trước?

2.Bài mới

2. 1.Giới thiệu bài:

- Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu và thực hành lắp ghép robot thám hiểm phát hiện vật thể.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về robot thám hiểm tự hành.

Giáo viên giới thiệu bài học (trình chiếu video trong phần mềm) và đặt câu hỏi:

- Các nhà khoa học muốn khám phá ở những nơi nguy hiểm hoặc không thể đi đến đó được (núi lửa, ngoài vũ trụ…v…

v)để phát hiện các vật thể như nguồn nước, sinh vật … thì sử dụng cái gì để thay thế?

Hoạt động 2:Robot thám hiểm.

Giáo viên trình chiếu video sản phẩm Robot thám hiểm.

- Robot thám hiểm phát hiện vật thể có bao nhiêu bước lắp ghép?

Hoạt động 3: Thực hành lắp ghép và trình bày sản phẩm.

- GV nhận xét.

3.Tổng kết- đánh giá - Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương nhắc nhử học sinh - Dọn dẹp lớp học.

- Nêu lại kiến thức bài trước đã học.

- HS thảo luận nhóm đưa ra ý kiến:

Các nhà khoa học muốn khám phá ở những nơi nguy hiểm hoặc không thể đi đến đó được (núi lửa, ngoài vũ trụ…v…

v) để phát hiện vật thể thì sử dụng robot thám hiểm phát hiện vật thể để thay thế.

- Có ….. bước lắp ghép.

- HS thực hành lắp ghép.

--- Ngày soạn: 4/5/2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2021 TOÁN

ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết cộng trừ nhẩm các số tròn chục tròn trăm, biết cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số, giải toán bằng một phép tính cộng.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng cộng trừ nhẩm các số tròn chục tròn trăm, biết cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số, giải toán bằng một phép tính cộng.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong học tập, biết vận dụng vào thực tế.

(19)

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5)

- Gọi HS lên bảng viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại:

275, 269, 269, 287 - GV nhận xét 2. Bài mới

2. 1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. 2. Thực hành

Bài 1 (7)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài - GV yêu cầu HS làm bài

- GV tuyên dương những em làm đúng

Bài 2 (7)

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Nhận xét

Bài 3 (7)

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

? Nêu cách tính?

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Muốn biết trường Tiểu học đó có bao nhiêu học sinh ta làm như thế nào?

- Nhận xét Bài 4 (7)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Muốn biết bể thứ hai chứa được bao

- 2 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

- Nghe

- HS đọc

- 2 HS làm bảng, lớp làm bài vào vở

30 + 50 = 80 300 + 200 = 500

40 + 40 = 80 600 - 400 = 200 90 - 30 = 60 500 + 300 = 800 80 - 70 = 10 700 - 400 = 300 - Nhận xét

- Tính

- 4HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

34 62 96

68 25 43

425 361 786

968 503 463

- Nhận xét

- HS đọc bài toán

- 1 HS lên bảng làm bài.

Bài giải

Số học sinh trường tiểu học là:

265 + 234 = 499 (học sinh) Đáp số: 499 học sinh - Nhận xét

- HS đọc

(20)

nhiêu lít nước ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, đồng thời gọi 1 em lên bảng cùng làm

- Nhận xét 3. Vận dụng (5) 459 - 234 = ...

Số cần điền vào chỗ chấm là :

A. 532 B. 225 C. 252 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

- 21 HS làm bảng, lớp làm nháp Bài giải

Số lít nước trong bể thứ 2 là:

865 – 200 = 665 (lít) Đáp số: 665 lít - Nhận xét

- HS trả lời - Lắng nghe

--- CHÍNH TẢ

TIẾNG CHỔI TRE

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe - viết đúng chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối theo hình thức thơ tự do. Làm được bài tập 2 a/b.

2. Kĩ năng : Viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn, trình bày bài viết sạch đẹp. Nhớ cách viết các tiếng có âm, vần dễ lẫn: l / n; it / ich .

3.Thái độ : Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- 2 HS lên bảng viết các từ: nuôi nấng, lỗi lầm, vội vàng

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HD HS tập viết chính tả (8) - GV đọc bài lần 1.

- Gọi 2 HS đọc bài.

? Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công?

? Nhớ ơn chị lao công, em phải làm gì?

? Những chữ nào trong bài phải viết hoa?

? Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở?

- GV chọn đọc từ HS khó viết hay mắc

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe - Theo dõi - 2 HS đọc bài.

- Chị lao công như sắt như đồng - ...giữ cho đường phố sạch, đẹp.

- Những chữ đầu các dòng thơ.

- Nên bắt đầu từ ô thứ 3 tính từ lề vở vào.

- 2,3 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết nháp.

(21)

lỗi: cơn giông, sạch lề, lặng ngắt, quét, gió rét.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (12)

- GV đọc từng câu thơ cho HS viết - GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nhìn để viết.

- GV lưu ý cho HS cách nghe câu dài, cụm từ ngắn để viết bài.

- Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HDHS làm bài tập chính tả (8) - Nêu yêu cầu bài tập

- GV phát 2 tờ phiếu cho 2 nhóm làm bài.

- Mời các nhóm trình bày - Cho các nhóm nhận xét - Chữa bài, nhận xét, khen ngợi

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. núi lon B. thợ lề C. lề đường Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài, xem trước bài sau : Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- HS nhận xét.

- HS nghe và viết bài vào vở.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - HS làm bài tập theo nhóm 2 - Các nhóm khác nhận xét bổ sung Đáp án:

+không nên viết: lo/no

+nên viết: lo lắng, lo sợ,.../no nê, ăn no.

- Nhận xét

- HS chọn ý đúng và giải thích lí do.

- HS nghe

_________________________________

TẬP LÀM VĂN

ĐÁP LỜI TỪ CHỐI. ĐỌC SỔ LIÊN LẠC

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự nhã nhặn (BT 1,2). Biết đọc và nói lại nội dung 1 trang sổ liên lạc (BT 3).

2, Kĩ năng: Đáp lời từ chối phù hợp tình huống cụ thể. Đọc sổ liên lạc chính xác.

3, Thái độ: Giữ phép lịch sự khi giao tiếp, khắc phục nhược điểm ghi trong sổ liên lạc.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sổ liên lạc, bảng phụ - HS: Vở BTTV

III. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Giao tiếp ứng xử văn hóa.

- Lắng nghe tích cực

(22)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5)

- Gọi 3 HS đọc bài văn nói về Bác Hồ - GV nhận xét

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu

2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(9)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Đây là 1 lời từ chối, một lời đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự: Thế thì tớ mượn sau vậy .

- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm lời đáp khác - Gọi HS thực hành đóng lại tình huống trên lớp .

Bài 2 (9)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài .

- Gọi 2 học sinh lên làm mẫu với từng tình huống 1

- Với mỗi tình huống GV gọi từ 3 đến 5 hs lên thực hành. Khuyến khích tuyên dương học những em nói bằng lời của mình .

Bài 3: (9)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung :

+ Lời ghi nhận xét của thầy cô.

+ Ngày tháng ghi .

+ Suy nghĩ cuả con, việc con sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó .

- HS kể và trả lời câu hỏi - Nhận xét

- Nghe

- Đọc yêu cầu của bài .

- Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với ! - Bạn trả lời: Tôi chưa đọc xong.

- Bạn nói: Thế thì tớ mượn sau vậy .

- Suy nghĩ: Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé / khi nào cậu đọc xong tớ sẽ mượn vậy/…..

- 3 cặp học sinh thực hiện - 1 Học sinh đọc yêu cầu, 3 học sinh đọc tình huống .

- HS 1: Cho mình mượn quyển truyện với .

- HS 2: Truyện này tớ cũng đi mượn

- HS 1: Vây à! Đọc xong cậu kể lại cho mình nghe nhé .

- Tình huống a: Thật tiếc quá! Thế à? Đọc xong bạn kể lại cho tớ nghe nhé! Không sao, cậu đọc xong cho tớ mượn nhé /….

- Tình huống b: Con sẽ cố gắn vậy./

Bố sẽ gợi ý cho con nhé./ con sẽ vẽ cho thật đẹp./…

- Tình huống c: Vâng, con sẽ ở nhà./Lần sau, mẹ cho con đi với nhé./…

- Đọc yêu cầu trong SGK - HS tự làm việc

- 5 đến 7 học sinh được nói theo nội dung và suy nghĩ của mình .

(23)

- Nhận xét 3. Vận dụng (5)

- Em nhờ chị làm hộ bài tập nhưng chị bảo: Em tự làm bài chứ. Em hãy đáp lời từ chối?

- Nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau.

- 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình

- Trả lời - Lắng nghe

--- Thực hành kiến thức ( TOÁN )

ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết cộng trừ nhẩm các số tròn chục tròn trăm, biết cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số, giải toán về ít hơn. Biết tìm số bị trừ, tìm số hạng của một tổng.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng cộng trừ nhẩm các số tròn chục tròn trăm, biết cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số, giải toán về ít hơn.

3, Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các hình vuông to, các hình chữ nhật như bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5)

- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính rồi tính 457 - 124 673 + 212

698 - 104 704 + 163 - GV nhận xét

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2.2. Bài tập

Bài 1: (7)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài.

- GV cho HS nhận xét bài trên bảng.

Bài 2: (7)

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- 2 HS làm bảng - Lớp làm nháp - Nhận xét

- Tính nhẩm

- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm vào vở.

500 + 300 = 800 400 – 200 = 600 800 – 500 = 300 600 – 400 = 200 800 – 300 = 500 600 – 200 = 400 700 + 100 = 800 800 – 700 = 100 800 – 100 = 700

- Nhận xét

- Đặt tính rồi tính

- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm vào vở.

(24)

? Nêu cách đặt tính?

- Nhận xét Bài 3: (7)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

Gọi 1 HS đọc đề.?

?Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Muốn biết em cao bao nhiêu xăng – ti – mét ta làm như thế nào?

- Nhận xét Bài 4 (7)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tìm số hạng chưa biết và tìm số bị trừ.

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

3. Vận dụng (5) 231 + x = 457

A. x = 226 B. x = 326 C. X = 426 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài.

65 100 345 517 + - - + 29 72 422 360 94 28 767 877 - HS nhận xét.

- HS đọc - HS làm bài

Bài giải Em cao là:

165 – 33 = 132 (cm) Đáp số: 132 cm - Nhận xét

- Tìm x.

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- 2 HS làm bảng, lớp làm nháp a) x – 32 = 45 b) x + 45 = 79

x = 45 + 32 x = 79 – 32 x = 77 x = 47 - Nhận xét

- HS trả lời

- HS nghe, ghi nhớ.

--- Thực hành kiến thức ( CHÍNH TẢ )

CHUYỆN QUẢ BẦU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe - Viết chính xác, trình bày đúng bài tóm tắt “ Chuyện quả bầu

”; viết hoa đúng tên riêng Việt Nam trong bài chính tả. Làm được bài tập 2 a/b.

2. Kĩ năng: Viết đúng tên các dân tộc. Trình bày bài viết sạch đẹp. Làm đúng các bài tập phân biệt l/ n; v/ d.

3.Thái độ: Giữ vở sạch, viết chữ đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5)

- Gọi 5 HS lên bảng đặt câu có từ chứa tiếng bắt đầu bằng d/r/gi

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp

(25)

- GV nhận xét 2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2.2. HD HS nghe viết chính tả (8) - Gv đọc mẫu đoạn trích bài chính tả

? Bài chính tả này nói điều gì?

? Tìm những tên riêng trong bài chính tả?

- Yêu cầu HS đọc các tiếng khó viết:

Hmông, Ê-đê, Ba-na , Khơ-mú…

- Yêu cầu HS viết các từ này.

- Chỉnh sửa lỗi cho những học sinh viết sai chính tả.

2.3. HD HS viết bài (13)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nghe để viết.

- GV theo dõi giúp đỡ HS - Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở chấm, nhận xét

2.4. HD HS làm bài tập chính tả (7) Bài 2:

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.

- Gọi 2 HS nhận xét, chữa bài.

3. Vận dụng (5)

- Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. lung nay B. lo lắng C. chăm no - Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài xem trước bài sau.

Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- Nhận xét

- HS nghe

- Theo dõi và đọc thầm theo.

- HS đọc lại bài.

- Giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước ta.

- Khơ - mú, Thái, tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê - đê, Ba - na, Kinh.

- HS viết bảng con các từ khó trên.

- HS nhận xét.

- HS nghe và viết bài vào vở.

- HS nghe và chữa bài ra lề vở(cuối bài)

- 1 HS đọc thành tiếng,

- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập TV 2, tập 2.

- Thứ tự điền: vội, vàng, vấp, dây, vấp

- Nhận xét - Trả lời - HS nghe

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá..

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và