• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15

Ngày soạn: 11/12/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020 Tập đọc

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

3. Thái độ: Yêu mến cuộc sống, luôn có những khát vọng sống tốt đẹp.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*HSHN: Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Đọc bài Chú Đất Nung và trả lời câu hỏi 2, 3. Sgk

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Luyện đọc (10’)

- Gv chia bài làm 2 đoạn, yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài (12’)

- Đọc đoạn: “Từ đầu ... sao sớm” và trả lời câu hỏi:

+ Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?

Gv tiểu kết chuyển ý Đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi + Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ những niềm vui lớn như thế nào?

- 2 hs lên trả bài.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài.

- 1 Hs đọc toàn bài

*HSHN đọc bài cùng các bạn - Hs đọc nối tiếp lần 1.

- Hs đọc nối tiếp lần 2.

- Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp.*HSHN luyện đọc cặp - Đại diện cặp đọc

- Học sinh đọc thầm để trả lời.

*HSHN trả lời: cánh diều mềm mại, tiếng sáo vi vu...

- Bằng tai và bằng mắt.

Tả vẻ đẹp của cánh diều Đọc thầm tiếp

- Hò hét nhau, thả diều thi.

+ Nhìn bầu trời đêm huyền ảo đẹp như một thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi....

+ Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tien áo xanh bay xuống từ trời ...

- Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.

*HSHN nhắc lại

Niềm vui và những ước mơ đẹp ..

- HS nêu .

- Hs nhắc lại.

(2)

+ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ những ước mơ đẹp như thế nào?

+ Qua câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói lên điều gì?

Gv tiểu kết chuyển ý

+ Qua bài đọc con hiểu được điều gì?

=> Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.

- Ghi ý chính

d. Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu các em đọc nối tiếp đoạn.

- Gv đưa bảng phụ hướng dẫn hs đọc đoạn: “Tuổi thơ ... vì sao sớm”

- Yêu cầu hs đọc trong nhóm.

Nhận xét, tuyên dương hs.

3. Củng cố- dặn dò (4’)

+ Trò chơi thả diều đem lại điều gì cho các bạn nhỏ?

*Quyền trẻ em:GV liên hệ thực tế GDHS trẻ em có quyền được vui chơi và mơ ước....

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà:đọc bài,chuẩn bị bài giờ sau : Tuổi ngựa.

- 2 hs nối tiếp đọc bài. *HSHN đọc thầm - Lớp phát biểu.

- Hs đọc theo cặp. *HSHN luyện đọc cùng bạn - 2 hs đọc.

- Nhận xét-đánh giá.

- Niềm vui và những ước mơ đẹp.

- Lắng nghe.

-HS, HSHN lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

________________________________________

Toán

CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

2. Kĩ năng: Áp dụng tính nhẩm để có ngay kết quả.

3. Thái độ: Ý thức học tập tốt.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.

*HSHN: Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng nhóm.

(3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu hs lên làm bài (tính nhẩm) 320 :10; 3200 :100; 32000 :1000 - Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b.Hướng dẫn chia cho số có tận cùng là chữ số 0 (12’)

- Gv đưa phép chia: 320 :40

- Nhận xét về số bị chia và số chia ?

- Yêu cầu hs áp dụng tính chất một số chia cho một tích để tính.

Vậy 320 :40 = 8 + Em có nhận xét gì về kết quả của

320 :40 và 32 :4 ?

- Em có nhận xét gì về 320 và 32, 40 và 4 ? - Vậy khi thực hiện 320 :40 ta chỉ cần xoá đi 1 chữ số 0 ở tận cùng 320, 40 rồi lấy 32 :4.

- Yêu cầu hs đặt tính. 320 40 0 8 - Gv đưa ví dụ 2: 32000 : 400 - NX kết quả 32000 :400 và 320 :4 ?

- Muốn chia 2 số có tận cùng là các c.số 0 ta làm như thế nào?

* Kết luận: Sgk c. Thực hành Bài tập 1(6’):Tính

Yêu cầu Hs đặt tính và tính:

- Gv củng cố cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

Bài tập 2(6’): Tìm x - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Gọi HS đọc TP phép tính.

- Yêu cầu HS làm.

- GV nhận xét chốt kết quả đúng.

- 3 Hs lên làm bài.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài.

* HSHN đọc phép chia

- 320 và 40 đều có tận cùng là các chữ số 0.

- 2, 3 Hs nêu cách làm.

- 1 hs thực hiện. HSHN thực hiện ra nháp

320 :40 = 320 :(10 ¿ 4)

= 320 :10 :4 = 32 :4 = 8 - đều bằng 8.

- Hs phát biểu.

- 1 Hs lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

- Hs tự thực hiện.

- cùng xoá đi 1;2;3 c.số 0 ở tận cùng bên phải của số chia và số bị chia...

- Nhiều Hs đọc

* HSHN đọc yêu cầu bài

- Hs, HSHN làm bài và chữa bài.

- 1 Hs đọc yêu cầu.

- 1 Hs nêu tên TP phép tính - 1 hs làm bài vào bảng nhóm, lớp làm vào vở. *HSHN làm phần a

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

Đổi chéo vở kiểm tra.

a) X x 40 = 25600

(4)

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm ntn?

Bài tập 3 (6’): Giải toán

- Yêu cầu hs tự làm bài và chữa.

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò (4’)

+ Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là chữ số 0 ta làm ntn?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà:ghi nhớ cách làm, chuẩn bị bài giờ sau.

X = 25600 : 40 X = 640

b) X x 90 = 37800 X = 37800 : 90 X = 420

- Tích : thừa số đã biết.

-HSHN đọc bài toán

- Hs tự làm, lớp làm vở.*HSHN làm bài dưới trợ giúp của GV

Bài giải

a) Nếu mỗi toa chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là:

180 : 20 = 9 (toa xe) b) Nếu mỗi toa chở được 30 tấn hàng thì cần số toa xe là:

180 : 30 = 6 (toa xe) Đáp số: a) 9 toa xe.

b) 6 toa xe.

-Chữa bài, nhận xét.

- ...cùng xoá đi 1;2;3 c.số 0 ở tận cùng bên phải của số chia và số bị chia...

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

____________________________________________

Đạo đức

BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

2. Kĩ năng: Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đói với thầy giáo cô giáo.

3. Thái độ: Có thái độ lễ phép, kính trọng vâng lời thầy giáo cô giáo. Nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo.

*HSHN: Học sinh phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đói với thầy giáo cô giáo.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.

- Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy bìa, bút màu, giấy màu, hồ dán (làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

(5)

- Kể tên những việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Nội dung

* Hoạt động 1(10’): Làm bài tập 3 - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu Hs suy nghĩ kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em về thầy giáo, cô giáo.

- Gv nhận xét, đánh giá hỏi học sinh:

+ Vì sao em lại nhớ về kỉ niệm đó?

+ Từ kỉ niệm đó em có suy nghĩ gì?

*Quyền trẻ em: Thầy giáo, cô giáo là những người không quản khó khăn dạy dỗ các em nên người. Vì vậy chúng ta phải biết ơn thầy giáo, cô giáo.

* Hoạt động 2(10’): Bài tập 4, 5

- Yêu cầu Hs trình bày các sáng tác, sưu tầm các câu ca dao, thành ngữ tục ngữ nói về công lao của các thầy giáo, cô giáo.

- Gv nhận xét, kết luận: Đã có rất nhiều những câu ca dao, thành ngữ tục ngữ, những bài văn, bài thơ ca ngợi công lao của các thầy, cô giáo.

* Hoạt động 3(10’):

- Gv yêu cầu Hs làm bưu thiếp chúc mừng thầy, cô giáo.

- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ.

- Gv nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Cần phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

+ Chăm ngoan, học giỏi là biểu hiện của lòng biết ơn.

3. Củng cố- dặn dò (4’) - Gọi HS TLCH:

+ Vì sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo?

+ Yêu cầu Hs hát hoặc đọc thơ ca ngợi thầy, cô giáo?

- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài.

* HSHN đọc yêu cầu bài.

- Hs suy nghĩ kể lại cho bạn bên cạnh nghe.*HSHN tham gia thảo luận với bạn cùng bàn

- Đại diện Hs kể lại trước lớp.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn có kỉ niệm ấn tượng.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

Làm việc cả lớp

- Hs nối tiếp nhau trình bày các phần đã sưu tầm- nhận xét-đánh giá.

*HSHN trình bày sản phẩm cùng các bạn - Lắng nghe, ghi nhớ.

- Hs làm việc theo nhóm.*HSHN tham gia làm việc nhóm cùng các bạn

- Đại diện các nhóm treo sản phẩm.

- Lớp nhận xét.

- Hs lắng nghe.

-2 HS TLCH.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

_____________________________

Chính tả (Nghe- viết) CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài: Cánh diều tuổi thơ.

2.Kĩ năng: Luyện viết đúng tên các đồ chơi, trò chơi chứa ch /tr . 3.Thái độ: Ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

- Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo, NL thẩm mĩ.

*BVMT:GD ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

*HSHN: Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài: Cánh diều tuổi thơ. Luyện viết đúng tên các đồ chơi, trò chơi chứa ch /tr .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

(6)

1 Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu hs viết: sung sướng, sum họp, xa vời, xôn xao, ...

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn nghe - viết(22’)

- Gv gọi HS đọc đoạn chính tả cần viết:

Từ đầu ... vì sao sớm”.

+ Những chi tiết nói lên vẻ đẹp của cánh diều?

*BVMT:GD ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

- Gv lưu ý hs từ ngữ khó:

mềm mại, phát dại, trầm bổng, nâng lên...

+ Đặt câu có từ: mềm mại?

- GV đọc bài 1 lần.

- Gv đọc cho học sinh viết.

- Gv đọc bài cho hs soát lại.

- Gv thu 5, 7 bài .

- Gv nhận xét, chữa lỗi cho học sinh.

c. Hướng dẫn làm bài tập (8’) Bài tập 2a:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Tìm tên đồ chơi - trò chơi bắt đầu bằng tr / ch theo nhóm 6 em.

- Gv giúp đỡ học sinh.

- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm điền được nhiều từ đúng.

- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3a:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs mô tả đồ chơi để bạn hình dung ra được đồ chơi và có thể biết trò chơi.

- 2 hs lên bảng viết.

*HSHN viết vào nháp - Lớp nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe, ghi bài.

*HSHN đọc, Lớp đọc thầm - Mềm mại, ...

- Lắng nghe.

- 2, 3 hs viết bảng *HSHN viết vào nháp. Lớp viết nháp-nhận xét.

- HS đặt câu, nhận xét.

- Lắng nghe.

- Hs, HSHN viết bài.

- Hs soát bài.

- Thực hiện.

- Hs đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.

- HSHN đọc yêu cầu bài.

- Hs thảo luận nhóm. HSHN thảo luận cùng bạn - Đại diện các nhóm báo cáo.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

- Chong chóng, chó bông, que chuyền, chọi gà, chơi thuyền, thả chim.

- Trống cơm, cầu trượt, trống, đánh trống, trốn tìm, cắm trại, cầu, ...

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs, HSHN suy nghĩ, làm bài.

- Hs nối tiếp nhau nói cho bạn đồ chơi, trò chơi.

*HSHN tham gia trò chơi cùng bạn

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn miêu tả dễ hiểu nhất.

- Lắng nghe.

- 2 HS TLCH.

- Lắng nghe

- Lắng nghe, ghi nhớ.

(7)

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò (4’) - Gọi HS TLCH:

+ Em thích trò chơi nào? Vì sao?

+ Em cần chơi thế nào cho hợp lí?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

____________________________________

Khoa học

MỘT SỐ CÁCH LÀM NƯỚC SẠCH

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,….

2.Kĩ năng: Biết đun sôi nước trước khi uống. Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

3.Thái độ : HS có ý thức biết giữ nguồn nước sạch.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.

*HSHN: Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,….

2.Kĩ năng: Biết đun sôi nước trước khi uống. Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi HSTLCH:

+ Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước?

+ Nêu tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Nội dung

Hoạt động 1 (13’): Các cách làm sạch nước.

* Mục tiêu: Kể tên được 1 số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.

* Tiến hành:

+ Gia đình hay địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước?

+ Những cách như vậy đem lại hiệu quả như thế nào?

- 2 HS trả lời.

*HSHN lắng nghe - Lớp bổ sung, nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài.

- Làm việc cả lớp.

- Hs liên hệ, trả lời.

*HSHN suy nghĩ, trả lời theo hiểu biết

+ Bể đựng cát, sỏi lọc, bình lọc, phèn chua, đun sôi,...

- Làm cho nước trong hơn, loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh.

- Hs, HSHN chú ý lắng nghe.

- Hoạt động nhóm.

(8)

* KL: Có 3 cách làm sạch nước

+ Lọc nước bằng giấy lọc, bông ... tách..

+ Khử trùng nước, diệt vi khuẩn...

+ Đun sôi để diệt vi khuẩn.

Hoạt động 2(10’): Thực hành lọc nước

*Mục tiêu: Biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản.

* Tiến hành:

Bc 1: Tổ chức và hướng dẫn.

- Yêu cầu các nhóm lọc nước:

+ Quan sát, nhận xét về nước trước và sau khi lọc ?

+ Nước lọc xong uống được ngay chưa ? Bc 2: Trình bày.

- GV giới thiệu cách sản xuất của các nhà máy nước.

Hoạt động 3 (7’): Sự cần thiết của việc đun nước sôi.

+ Nước được làm sạch như trên đã sử dụng được chưa? Vì sao?

+ Muốn có nước uống được, ta phải làm gì? Tại sao?

* BVMT: GV liên hệ thực tế trong lớp GDHS ý thức bảo vệ sức khoẻ...

3. Củng cố- dặn dò (4’)

+ Nêu các cách làm sạch nước?

- Nhận xét tiết học.

- Về chuẩn bị bài sau: Bảo vệ nguồn nước.

- Các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị thí nghiệm.

- Hs làm việc.

*HSHN tham gia làm việc nhóm cùng bạn - Đại diện các nhóm báo cáo.

- Hs quan sát, lắng nghe.

- 2 học sinh mô tả lại.

- Lắng nghe.

- Làm việc cả lớp - Còn vi khuẩn nhỏ ...

- Đun sôi - Để diệt hết các vi khuẩn.

*HSHN lắng nghe, nhắc lại - Lắng nghe.

- Lọc, khử trùng...

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

___________________________________

Lịch sử

NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đế cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê, các vua Trần cũng có khi tự mính trông coi việc đắp đê.

2. Kĩ năng: Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp.

(9)

3.Thái độ: Bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt.

- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo.

*HSHN: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đế cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê, các vua Trần cũng có khi tự mính trông coi việc đắp đê.

*BVMT: Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt.

*HSHN: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đế cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê, các vua Trần cũng có khi tự mính trông coi việc đắp đê. Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh: Cảnh đắp đê dưới thời Trần.

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi HS TLCH:

+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?

+ Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?

- HSNX- GVNX, đánh giá.

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài (1’) b.Các hoạt động

HĐ1:(7’) Làm việc cả lớp

- Yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận.

+ Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nhưng cũng gây ra những khó khăn gì?

+ Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin?

- Kết luận lời giải đúng HĐ2: (7’) Làm việc cả lớp

+ Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?

- GV nhận xét, kết luận.

HĐ3:(8’) Thảo luận nhóm - GV yêu cầu thảo luận cặp.

- Gọi HSNX, bổ sung.

- 2 HS TLCH.

- HSNX- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi bài.

*HSHN đọc thầm SGK, thảo luận:

- Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển nhưng cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp

- HS tự trả lời. *HSHN trả lời theo hiểu biết hoặc nghe các bạn kể để nắm thông tin.

- Nhà Trần đặt ra lệ mọi ngời đều phải tham gia đắp đê. Có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê

-HS, HSHN Lắng nghe.

- HS thảo luận theo cặp, báo cáo

*HSHN thảo luận cặp cùng bạn - Nhận xét, bổ sung

- Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo những con sông Hồng và các con sông lớn khác ở ĐBBB và Bắc Trung Bộ.

- Hệ thống đê điều này đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, thiên tai lụt lội giảm nhẹ.

-HS, HSHN Lắng nghe.

*HSHN tham gia thảo luận nhóm trả lời câu hỏi cùng bạn

- Lắng nghe.

(10)

+ Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?

+ Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta?

- GV kết luận

BVMT: vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống con người....Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt.

HĐ4:(8’) Thảo luận nhóm

- Sông ngòi đem lại phù sa màu mỡ nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống cho nên mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ, tu sửa đê.

+ Tại sao vẫn xảy ra lũ lụt hàng năm?

muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì?

* GV liên hệ : Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố - Muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì?

- GV liên hệ địa phương...

3. Củng cố- dặn dò (4’)

- Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?

+ Đê điều có vai trò như thế nào đối với kinh tế nước ta?

- GV Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị :Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

- Sự phá hoại của đê diều, phá hoại rừng đầu nguồn...

- Cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên.

- HS trả lời.

- Tu sửa, đắp đê,...

- Ngăn lũ lụt, hạn hán,...

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi bài.

Ngày soạn: 12/12/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2020 Toán

CHIA CHO SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).

2. Kĩ năng: Đặt tính, thực hiện tính và giải toán.

3. Thái độ: Ý thức học tập tốt, rèn tính kiên trì, tỉ mỉ.

(11)

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.

*HSHN: Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4’) +Tìm x?

x ¿ 40 = 25600 x ¿ 90 = 37800 - Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. H/dẫn chia cho số có hai chữ số: (12’) - Gv đưa phép chia: 672 : 21

- Nhận xét về số chia ?

- Yêu cầu hs sử dụng tính chất 1 số chia cho 1 tích tìm kết quả.

+ Vậy 672 21 bằng bao nhiêu ?

- Hdẫn hs đặt tính rồi tính như chia cho số có một chữ số.

+ Ta thực hiện chia theo thứ tự nào?

- Yêu cầu HS thực hiện.

- Gọi HS nhắc lại cách chia.

672 21 63 32 42 42 0

- Gv đưa ví dụ 2: 779 : 18 = ? 779 18

72 43 59 54 5

+ So sánh số dư và số chia?

- Gv lưu ý hs cách ước lượng.

+ Muốn thực hiện chia cho số có 2 chữ số ta làm như thế nào?

c. Thực hành Bài tập 1:(6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs tập ước lượng, thực hiện bài tập.

- 2 hs lên bảng làm bài.

*HSHN làm nháp - Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài.

- HSHN đọc phép chia.

- Có 2 chữ số

672 : 21 = 672 : (3 ¿ 7)

= 672 : 3 : 7 = 224 : 7 = 32 672 : 21 = 32 - 1 hs đặt tính

- Từ trái sang phải.

- 1 hs thực hiện trên bảng lớp nháp.

*HSHN làm nháp dưới sự trợ giúp của GV

- 1 hs nhắc lại cách chia

- 1 hs lên bảng làm bài. HS dưới lớp, HSHN làm vào nháp

- Hs nêu lại cách đặt tính rồi tính.

- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.

- HS nói cách thử lại của phép chia.

- HS Đặt tính,thực hiện tính..

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 4 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở. *HSHN làm phần a vào vở

(12)

- Gv nhận xét, thống nhất kết quả đúng.

Bài tập 2:(6’)

- Gọi HS đọc đầu bài.

+ Bài toán cho biết gì bài toán hỏi gì?

15 phòng : 240 bộ 1 phòng : ? bộ

+ Muốn biết mỗi phòng xếp được bao nhiêu bộ bàn ghế ta làm phép tính gì?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 3 (6’):

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu Hs làm bài.

- Nhận xét đánh giá.

3. Củng cố- dặn dò (4’)

+ Muốn thực hiện chia cho số có hai chữ số ta làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về chuẩn bị bài giờ sau.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

*HSHN đọc bài toán.

- 1 hs tóm tắt

- 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở. *HSHN làm bài dưới sự trợ giúp của GV

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

Bài giải

Mỗi phòng xếp được số bộ bàn ghế là:

240:15=16 (bộ)

Đáp số : 16 bộ bàn ghế.

- 1 HS đọc

- Hs làm bài, 2 hs làm bảng phụ.

*HSHN làm 1 phần vào vở a) X x 34 = 714

X = 714 : 34 X = 21

b) 846 : x = 18 x = 846 : 18 x = 47

- 1 HS TLCH.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

__________________________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết tên một số đồ chơi, trò chơi, những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại. Biết những từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia chơi.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng chơi và sử dụng đồ chơi hợp lí.

3. Thái độ: HS có ý thức chơi những trò chơi bổ ích, lí thú.

- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo.

*HSHN: Hs biết tên một số đồ chơi, trò chơi, những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại. Biết những từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

(13)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Đặt câu hỏi thể hiện:

+ Thái độ khen.

+ Sự khẳng định.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1:(7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

-Yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ nối tiếp nói tên đồ chơi, trò chơi.

- Gv giúp đỡ hs.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

+ Ở trường các con thường chơi những trò chơi gì?

Bài tập 2: (8’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Gv phát bảng nhóm cho hs, yêu cầu các em viết tên đồ chơi, trò chơi.

- Gv lưu ý hs kể tên các trò chơi dân gian, hiện đại.

- Gv nhận xét, đánh giá.

Bài tập 3:(10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp.

+ Tìm trò chơi bạn trai thích, bạn gái thích?

+ Trò chơi nào có lợi, trò chơi nào có hại?

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

+ Ở trường các con thường chơi những trò chơi gì?

- Gv liên hệ thực tế GD HS cần chọn trò chơi....

Bài tập 4:(5’)

- Yêu cầu hs suy nghĩ và phát biểu:

- Đặt câu thể hiện thái độ.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò (4’)

+ Em cần chơi các đồ chơi trong phạm vi thời gian như

- 2 hs lên bảng đặt câu.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs, HSHN quan sát tranh.

- Hs, HSHN nối tiếp chỉ tranh nói tên đồ chơi, trò chơi.

+ Đồ chơi: diều. Trò chơi thả diều + Đầu sư tử, đèn ông sao, đàn gió.

- múa sư tử, rước đèn

+ Dây thừng, búp bê, xếp hình,..

- nhảy dây, cho búp bê ăn,..

+ Màn hình, bộ xếp hình,..

- trò chơi điện tử, lắp ghép hình,..

+ Dây thừng - kéo co

+ Khăn bịt mắt - bịt mắt bắt dê.

- Lắng nghe.

- 2 HS TLCH.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm việc theo nhóm 6 em.

*HSHN thảo luận nhóm làm bài cùng bạn - Đại diện dán, trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Bóng - đá bóng cầu - đá cầu kiếm - đấu kiếm súng – bắn súng

que chuyền mô tô con đồ dựng lều súng

quân cờ- cờ tướng đu - đu quay đồ hàng - bày cỗ viên sỏi - ô ăn quan chơi chuyền đua mô tô trên sàn cắm trại

bắn súng

- Lắng nghe.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs trao đổi cặp. *HS thảo luận cặp làm bài + Trò chơi bạn trai thích: đá bóng, bắn súng, đấu kiếm, đua mô tô, ..

+ Trò chơi bạn nữ thích: rước đèn, bày cỗ, búp bê, cắm trại, đu quay, ..

+ Trò chơi có lợi: thả diều, xếp hình, điện tử, cờ vua, ..

+ Trò chơi có hại: bắn súng, đấu kiếm, bắn súng cao su, ..

- Lắng nghe.

- 2 HS TLCH.

- Thực hiện.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs phát biểu: say mê, hăng say, thú vị, ham thích,

(14)

thế nào?

*Quyền trẻ em:GV liên hệ thực tế GDHS trẻ em có quyền được vui chơi...

- Gv nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Về nhà chuẩn bị bài giờ sau.

đam mê, ...

*HSHN tự phát biểu theo hiểu biết - 2 HS nêu.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

_____________________________________

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.

- Hiểu nội dung chính của câu chuyện( đoạn truyện) đã kể.

2. Kĩ năng: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

3. Thái độ: HS có ý thức yêu quý, giữ gìn đồ chơi.

- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo.

*HSHN: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.

- Hiểu nội dung chính của câu chuyện( đoạn truyện) đã kể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Em hãy kể lại câu chuyện: “Búp bê của ai ?” bằng lời của búp bê ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn kể chuyện (7’)

- Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc có nhân vật là những đồ chơi trẻ em hoặc con vật gần gũi.

+ Câu chuyện em kể có nội dung gì?

+ Câu chuyện em lấy ở đâu?

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ trong Sgk.

+ Truyện nào có nhân vật là đồ chơi trẻ em?

+ Nêu tên một số câu chuyện?

- Gv yêu cầu hs giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.

- Gv khuyến khích hs chọn câu chuyện ngoài Sgk.

- 2 học sinh kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài.

*HSHN đọc đề bài.

- Lớp đọc thầm lại đề bài.

*HSHN trả lời: Có nhân vật là đồ chơi...

- Được nghe, được đọc..

- Học sinh quan sát.

+ Chú Đất Nung, Chú lính chì dũng cảm,…

- 4, 5 học sinh nối tiếp nhau phát biểu nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật quen thuộc.

- Thực hiện.

- Từng cặp học sinh kể chuyện cho bạn nghe, trao đổi về ý nghĩa câu

chuyện.

*HSHN kể chuyện theo cặp cùng bạn - 3, 4 học sinh kể chuyện.

*HSHN lắng nghe - HS kể chuyện ngoài sgk.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

(15)

c. Thực hành kể chuyện (23’)

* Kể chuyện trong nhóm:

- Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm của mình, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Gv theo dõi, giúp đỡ học sinh.

* Kể chuyện trước lớp:

- Yêu cầu mỗi em kể xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật.

- Gv tổ chức cho học sinh chất vấn bạn bằng những câu hỏi có liên quan đến nội dung câu chuyện.

- Gv nhận xét.

3. Củng cố- dặn dò (4’) - Gọi HS TLCH:

+ Câu chuyện em kể ( được nghe) có nội dung gì?

+ Em cần giữ gìn đồ chơi của mình như thế nào? Vì sao?

+ Các con vật gần gũi với các em, em cần đối xử với chúng ra sao?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà: kể chuyện cho người thân nghe.

Chuẩn bị bài giờ sau.

- Lắng nghe.

- 3 HS TLCH.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe,ghi nhớ.

___________________________________________

Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống BÀI 4: THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

I. MỤC TIÊU

- Nhận thức được sự quý trọng thời gian của Bác Hồ.

- Trình bày được ý nghĩa của thời gian. cách sắp xếp công việc hợp lý.

- Biết cách tiết kiệm, sử dụng thời gian vào những việc cụ thể một cách phù hợp.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1. KT bài cũ(5’)

+ Người biết cách tiết kiệm cuộc sống như thế nào?

2. Bài mới: Thời gian quý báu lắm a.Giới thiệu bài(1’)

b.Các hoạt động (30’) Hoạt động 1:

- GV đọc câu chuyện (Tài liệu Bác Hồ và những

- 2 HS trả lời -HS lắng nghe

- HS trả lời cá nhân

(16)

bài học về đạo đức, lối sống trang/15)

- Bác đã chỉ cho người đi họp chậm thấy chậm 10 phút có tác hại như thế nào?

- Để không làm mất thời gian của người chờ đợi mình đến họp, Bác đã làm gì ngay cả khi trời mưa gió?

- Theo Bác, vì sao thời gian lại quý báu như thế?

Hoạt động 2:

-Tìm và nhắc lại một câu nói của Bác hay một câu văn trong bài này mà em thích để các bạn cùng nghe, trao đổi, bình luận.

- Em sử dụng thời gian hàng ngày vào những việc gì?

- Theo em, việc sử dụng thời gian của mình đã hợp lý chưa?

- Em hiểu như thế nào về việc có ích và việc mình thích làm?

Hoạt động 3: Trò chơi: Thời gian có ích với ta HDHS chơi như tài liệu trang 17.

Kết luận: Bác Hồ luôn luôn biết quý trọng thời gian, tiết kiệm thời gian trong sinh hoạt cũng như trong mọi công việc.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Người biết quý thời gian là người như thế nào?

- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài.

- HS thảo luận nhóm 2 - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung - HS trả lời cá nhân

- HS tham gia chơi theo nhóm

- HS lắng nghe, nhắc lại

Ngày soạn: 13/12/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2020 Toán

CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có hai chữ số (Chia hết, chia có dư). Áp dụng làm các bài tập có liên quan.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt tính thực hiện tính chia.

3. Thái độ: Ý thức tự giác trong học tập.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.

*HSHN: Biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có hai chữ số (Chia hết, chia có dư). Áp dụng làm các bài tập có liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Tính: 725 :15 ; 240 :16 - 2 hs lên bảng làm bài. *HSHN thực

(17)

+ Muốn chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số ta làm như thế nào?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Hướng dẫn chia(12’)

- Gv đưa phép chia: 8192 : 64 + Em có nhận xét về số bị chia?

8192 64

64 128

179

128

512

512

0

8192:64 = 128 + Nêu các bước thực hiện phép chia? * Gv lưu ý hs: Khi chia cho số có 2 chữ số, chọn cách nhẩm ước lượng như sau: 179:64 lấy 17 : 6 = 2 (dư 5), 512 :64 lấy 51 : 6 = 8 (dư 3) - Gv đưa phép chia: 1154 :62 = ? 1154 62 62 18

534

496

38

-Vậy 1154 : 62 = 18(dư 38)

+ Muốn chia số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số ta làm như thế nào?

+ Muốn thử lại phép chia ta làm như thế nào?

c. Thực hành

Bài tập 1(6’): Đặt tính và tính - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu học sinh tự làm và chữa bài.

- Giáo viên theo dõi, uốn nắn cho học sinh.

- Nhận xét- chữa bài

- Muốn thực hiện phép chia ta làm như thế nào?

Bài tập 2: (6’)

- Bài toán cho biết gì bài toán hỏi gì?

hiện 1 phép tính vào nháp.

- 2 Hs nêu.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài.

- Hs đọc phép tính.

- Số bị chia gồm 4 chữ số.

- 1 hs đặt tính rồi tính *HSHN làm ra nháp dưới sự trợ giúp của GV

- Lớp nháp-nhận xét.

- Đặt tính rồi tính.

- Hs thực hiện phép chia.

- GV hướng dẫn HSHN thực hiện - Hs nhận xét, bổ sung.

- Đặt tính, tính từ trái sang phải.

- HS nêu cách thử lại.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh tự làm bài- 4 học sinh lên bảng. *HSHN thực hiện 2 phép tính Nhận xét, chữa bài.

- Lớp đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS nêu.

- HS đọc và tóm tắt bài toán.

(18)

+ Con nào có lời giải khác?

Bài tập 3(6’) Tìm x - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu hs tự làm thống nhất kết quả.

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

3. Củng cố- dặn dò (4’)

+ Muốn thực hiện chia cho số có hai chữ số ta làm như thế nào?

- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Về nhà chuẩn bị bài giờ sau.

- HS làm bài, chữa bài, nhận xét, bổ sung.*HSHN làm bài dưới hướng dẫn của GV

Bài giải Thực hiện phép chia ta có:

3500 :12 = 291 (dư 8).

Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì và còn thừa 8 bút chì.

Đáp số: 291 tá bút chì và còn thừa 8 bút chì.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở. *HSHn làm bài vào vở

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

75 x x = 1800 x = 1800 : 75 x = 24

- 1 HS nêu.

- Lắng nghe.

- Lăng nghe, ghi nhớ.

____________________________________________

Tập đọc TUỔI NGỰA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu nội dung bài thơ: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu rất yêu mẹ, dù đi đâu cũng luôn nhớ tìm đường về với mẹ.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 sgk, thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài).

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài thơ với giọng vui, nhẹ nhàng, đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu quý vâng lời cha mẹ.

- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo.

*HSHN: Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu nội dung bài thơ: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu rất yêu mẹ, dù đi đâu cũng luôn nhớ tìm đường về với mẹ.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 sgk, thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, tranh sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- 2 học sinh đọc đoạn, trả lời câu hỏi

(19)

- Đọc bài: Cánh diều tuổi thơ và trả lời câu hỏi 2, 3 trong bài.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b.Luyện đọc (10’)

- Gọi học sinh đọc toàn bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp các khổ thơ.

- Yêu cầu đọc chú giải.

- Giáo viên nêu cách đọc chung và đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc khổ thơ 1 cho biết: Bạn nhỏ tuổi gì?

+ Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào ? Giáo viên tiểu kết, chuyển ý.

- Đọc khổ 2 để trả lời câu hỏi: Ngựa con theo ngọn gió rong chơi những đâu ? - Đọc khổ 3 để thấy: Điều gì hấp dẫn ngựa con trên những cánh đồng hoa?

Giáo viên tiểu kết, chuyển ý - Đọc khổ cuối: Ngựa con nhắn nhủ với mẹ điều gì?

Giáo viên tiểu kết chuyển ý + Bài thơ muốn nói về điều gì?

- Ghi ý chính.

*Quyền trẻ em:Giáo viên liên hệ thực tế giáo dục học sinh: trẻ em có quyền được vui chơi và mơ ước..

d. Đọc diễn cảm (8’)

- Yêu cầu học sinh nối tiếp học bài.

- Gv treo bảng phụ hướng dẫn:

“Mẹ ơi, con sẽ phi

... Ngọn gió của trăm miền”

- GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

3.Củng cố- dặn dò (4’)

+ Bài thơ giúp em hiểu ra điều gì?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung - Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài.

-1 học sinh đọc toàn bài

- Học sinh đọc nối tiếp các khổ thơ.

*HSHN đọc nối tiếp cùng bạn - Học sinh đọc nối tiếp lần 2 - Học sinh đọc chú giải - Học sinh đọc theo cặp

*HSHN: Tuổi Ngựa

- Không chịu ngồi yên một chỗ, chỉ thích đi.

Giới thiệu bạn nhỏ tuổi ngựa - Miền trung du xanh cao nguyên rừng đại ngàn.

- Màu trắng hoa mơ, hương thơm hoa huệ, hoa cúc tràn ngập.

Ngựa con rong chơi khắp mọi miền

- Dù xa xôi cách trở, cách núi cách sông vẫn tìm về với mẹ.

“Ngựa con” luôn nhớ tìm về với mẹ.

- Cậu bé ngồi trong lòng mẹ....

- Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu rất yêu mẹ, dù đi đâu cũng luôn nhớ tìm đường về với mẹ.

HS, HSHN Lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp các khổ thơ.

*HSHN đọc nối tiếp cùng bạn.

- Học sinh nêu cách đọc

- Lớp nhẩm thuộc bài. *HSHN nhẩm thuộc bài

- Học sinh đọc thi.

- Học sinh đọc thuộc lòng.

- 2 HS nêu.

(20)

- Về nhà đọc bài. Chuẩn bị bài giờ sau:

Kéo co.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

________________________________________

Tập làm văn

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả đồ vật.

- Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể.

2. Kĩ năng: Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo.

3. Thái độ: Ý thức học tập tốt.

- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo.

*HSHN: Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả đồ vật.

- Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi 2 HS TLCH:

+ Thế nào là miêu tả?

+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Hướng dẫn làm bài

Bài tập 1(12’): Đọc và trả lời câu hỏi - Yêu cầu trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi:

- Tìm phần mở bài, kết bài, thân bài trong bài văn: “Chiếc xe đạp của chú Tư”?

+ Phần mở bài, thân bài, kết bài có tác dụng gì?

+ Mở bài, kết bài theo cách nào?

- 2 học sinh trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài.

- Học sinh nối tiếp đọc yêu cầu bài.

-Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi.

*HSHN trao đổi với bạn cùng bàn để trả lời các câu hỏi.

- Mở bài:“Trong làng tôi .. của chú”.

-Thân bài: ở xóm vườn ... Nó đá đó.

-Kết bài:Đám con nít cười... của mình.

+ Mở bài: Giới thiệu về chiếc xe của chú Tư.

+ Thân bài;Tả chiếc xe và tình cảm của chú Tư + Kết bài: Nói lên niềm vui của đám trẻ và chú Tư bên chiếc xe.

- Mở bài: Trực tiếp - Kết bài: Tự nhiên - Mắt nhìn, tai nghe.

+ Tả bao quát chiếc xe: xe đẹp nhất + Tả những bộ phận nổi bật: xe màu + Nói về tình cảm: Chú lấy giẻ lau ..

*HS, HSHN Lắng nghe, ghi bài.

*HSHN đọc yêu cầu và đề bài.

- Bằng nhiều giác quan: mắt, tai, mũi, cảm nhận.

- Kết hợp lời kể với lời miêu tả, với tình cảm của con người với đồ vật.

(21)

+ Tác giả tả chiếc xe bằng những giác quan?

+ Phần thân bài chiếc xe đạp tả theo thứ tự nào?

- Gv nhận xét chốt lại.

Bài tập 2(18’): Lập dàn ý

Đề bài: Tả chiếc áo em mặc hôm nay.

+ Để quan sát kĩ đồ vật sẽ tả, chúng ta cần quan sát bằng các giác quan nào?

+ Khi tả đồ vật cần lưu ý điều gì?

Lưu ý học sinh: chỉ lập dàn ý- chọn những chi tiết chính

- Sử dụng hệ thống câu hỏi

+ Chiếc áo cũ hay mới, mặc được bao lâu?

+ Áo màu gì? Chất vải gì? Dáng áo trông thế nào?Thân? Cổ? Túi áo? Hàng khuy?

Em có cảm giác gì khi mặc áo?...

- Gv nhận xét, tuyên dương những học sinh làm tốt.

3. Củng cố- dặn dò (4’)

+ Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

*HSHN làm bài dưới trợ giúp của GV - Hs đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi bài.

Ngày soạn: 14/12/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2020 Phòng học trải nghiệm

GIỚI THIỆU VỀ ROBOT MINI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs nắm được kiến thức cơ bản về các bước lắp ráp và nguyên lý vận hành của Robot.

- Bước đầu làm quen mô hình dạy hoc stem với chủ đề Robot

2. Kĩ năng: Rèn khả năng thực hành và làm việc nhóm - Rèn kĩ năng tư duy

3. Thái độ: Rèn luyện tính kiên nhẫn và sự tập trung. Ý thức được vấn đề sử dụng và bảo quản thiết bị.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.

*HSHN: Hs nắm được kiến thức cơ bản về các bước lắp ráp và nguyên lý vận hành của Robot.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: video, Vật mẫu, bộ lắp ráp Robot mini.

- HS: Bộ đồ lắp ghép

(22)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ( 3')

+ Robot là gì? Bạn đã từng thấy robot ở đâu?

trong phim, ảnh, sách báo...?

- GV- Hs nhận xét.

2. Bài mới: (35')

a) Giới thiệu bài- kết nối

b) HĐ 1: Giới thiệu mô hình rô bot di động - Gv giới thiệu cho hs biết về mô hình robot di động đồng thời cho hs quan sát mô hình mẫu

+ Chúng ta quan sát Mô hình robot di dộng có ngộ nghĩnh ko?

+ Mô hình có nhiều chi tiết không?

+ Các con có muốn tự tay mình tạo ra 1 bạn Robot biết đi như bạn này ko?

Cô sẽ giúp các con lắp ghép Robot di động c. HĐ2; Thực hành Lắp ráp mô hình và vận hành thử nghiệm

* Chia nhóm: GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4-5 hs yêu cầu các thành viên trong nhóm tự bầu nhóm trưởng và tự phân chia công việc phù hợp với khả năng của từng thành viên trong nhóm.

VD: 1,2 hs có n. vụ thu nhặt các chi tiết cần lắp ở từng bước bỏ vào khay phân loại, các hs còn lại lấy các chi tiết đã thu nhặt để lắp ráp.

- Sau đó mời các nhóm trưởng lên nhận bộ thiết bị và mang về cho nhóm (lưu ý chưa được sử dụng khi giáo viên chưa yêu cầu) - Gv giao nhiệm vụ lắp ghép Robot di động

* Thực hành (theo nhóm) - GV giao nhiệm vụ:

Bước 1: mỗi nhóm sẽ lắp các bộ phận của robot di động theo sách hướng dẫn lắp ghép được kèm theo bộ thiết bị và cách thiết lập công tắc trượt cho mô hình

Bước 2: Các nhóm tiến hành lắp rắp mô hình - Để lắp ghép nhanh thì việc đầu tiên các con cần quan sát kỹ và lấy các chi tiết chính xác của các bộ phận rồi tiến hành lắp ghép.

- Yêu cầu HS thực hành lắp ghép Bước 3: Vận hành thử nghiệm

- Các nhóm tiến hành kiểm tra mô hình so với mô hình mẫu trong sách

HS lắng nghe trả lời.

- học sinh nêu tên bài

+ HS, HSHN quan sát mô hình

* HSHN trả lời - HS trả lời

- Hs về vị trí nhóm, tự bầu nhóm trưởng, phân chia công việc cho từng thành viên. *HSHN hình thành nhóm cùng các bạn

- Nhóm trưởng lên nhận bộ thiết bị

- HS, HSHN lắng nghe nhiệm vụ - HS thực hành lắp ghép

- HS lắng nghe

- HS làm việc theo sự phân công trong nhóm. *HSHN thực hành lắp ghép cùng các bạn trong nhóm.

- Các nhóm tự kiểm tra mô hình của nhóm.

(23)

- Gọi một số nhóm đã hoàn thành lên trình bày và giới thiệu về mô hình của nhóm mình.

- Yêu cầu chạy thử nghiệm

- Gv nhận xét tuyên dương những nhóm làm tốt ( trường hợp nếu Robot không hoạt động hoặc các chi tiết lắp chưa đúng thì yêu cầu sửa lại và hoàn thiện vào giờ sau)

3. Tổng kết( 2-3')

+ Robot di động được cấu tạo bao gồm những thành phần nào? Nêu chức năng của các thành phần đó?

+ Mô tả hoạt động của robot di động?

- Nhận xét sản phẩm của học sinh.

- Yêu cầu hs thu gọn đồ dùng và cất bộ đồ dùng vào chỗ quy định .

- Dặn học sinh thực hiện đúng nội quy ở phòng học.

- Sau đó lên trình bày giới thiệu về mô hình, chạy thử nghiệm.

- Các nhóm nhận xét, rút kinh nghiệm cho nhau.

- ...được cấu tạo từ 4 thành phần đó là;

+ bộ điều khiển: điều khiển robot, trên bộ điều khiển còn có núm điều chỉnh tốc độ của 2 bánh xe.*HSHN lắng nghe

+ động cơ: giúp Robot di chuyển

+Pin: Cung cấp năng lượng cho Robot hoạt động

+Các chi tiết lắp ghép: tạo nên hình dáng của robot.

- 2 HS nêu.

_______________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thực hiện phép chia cho số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.

* HSHN: Thực hiện phép chia cho số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’) - Tính: 1898 :73 = ? 6543 :79 = ?

+ Muốn chia cho số có 2 chữ số ta làm như thế nào?

- 2 Hs lên bảng làm bài.

- 1 Hs nêu

(24)

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Luyện tập

Bài tập1(10’): Đặt tính rồi tính

- Gv yêu cầu Hs đặt tính đúng, viết các chữ số thẳng cột với nhau.

- Gv theo dõi, giúp đỡ.

- Nhận xét, chữa bài.

+ Khi chia cho số có hai chữ số ta làm thế nào?

Bài tập 2(10’):Tính giá trị của biểu thức - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu thực hiện tính đúng quy luật.

- Gv theo dõi, giúp đỡ.

- Muốn tính giá trị của biểu thức có +; -; x ; : ta làm như thế nào?

Bài tập 3 : (10’) - Gọi HS đọc đầu bài.

- Bài toán cho biết gì bài toán hỏi gì?

Tóm tắt:

1 bánh xe: 36 nan hoa

5260 nan:.. chiếc xe 2 bánh, thừa .. nan hoa ?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò (4’)

+ Khi thực hiện phép chia cho số có hai chữ số ta làm như thế nào?

- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Về nhà chuẩn bị bài giờ sau.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 2 Hs lên bảng làm bài.

*HSHN làm phần a trong bài - Lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

- Đặt tính và thực hiện từ trái sang phải.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài - Lớp làm vào vở bài tập.

*HSHN làm 1 biểu thức - Nhận xét, bổ sung.

a) 4237 x 18 – 34578

= 76266- 34578 = 41688 8064: 64 x 37

= 126 x 37= 4662 b) 46857 + 3444 : 28

= 46857 + 123 = 46980 601759- 1988: 14

=601759- 142 = 601617 - 1 HS nêu.

*HSHN đọc bài toán.

- 1 Hs tóm tắt bài.

- HS làm vở, 1 HS làm bảng.

*HSHN giải toán dưới sự hướng dẫn của GV

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

Bài giải:

Mỗi xe đạp cần có nan hoa là:

36 ¿ 2 = 72 (nan) Thực hiện phép chia ta có:

5260 : 72 = 73 ( dư 4 )

Vậy lắp được nhiều nhất 73 chiếc xe đạp và còn thừa 4 nan hoa.

Đáp số: 73 xe đạp thừa 4 nan hoa - Lắng nghe, chữa bài.

- 2 HS nêu.

(25)

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

__________________________________________

Luyện từ và câu

GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác (biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi).Tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác.

2. Kĩ năng: Nhận biết được quan hệ và tích cách nhân vật qua lời đối đáp, biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị bày tỏ sự cảm thông.

3. Thái độ: HS có ý thức khi giao tiếp với mọi người.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.

*HSHN: Hs nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác (biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi).Tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng giao tiếp: thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp

- Lắng nghe tích cực: Biết cách lắng nghe và hỏi trong những trường hợp cần bày tỏ sự cảm thông.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’):

+Câu hỏi dùng vào những mục đích nào? Lấy ví dụ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Phần nhận xét(10’) - Yêu cầu Hs đọc khổ thơ.

- Tìm câu hỏi trong khổ thơ ?Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép.

- Yêu cầu suy nghĩ, đặt câu hỏi về sở thích của người khác:

- Cách đặt câu hỏi như vậy đã lịch sự chưa, phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi chưa?

+ Để giữ phép lịch sự cần tránh những câu hỏi như thế nào?

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài.

* HSHN đọc yêu cầu bài 1 - Hs khổ thơ.

Mẹ ơi con tuổi gì?

Mẹ ơi

- Hs, HSHN nối tiếp đặt câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- ...làm phiền người khác.

- đọc ghi nhớ.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài

- Hs đọc đoạn văn.*HSHN lắng nghe

- Hs trao đổi theo cặp.* HSHN thảo luận cặp với bạn cùng bàn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm

*.Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá..

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. *HSHN: Đọc rành mạch, trôi

- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm