• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.5. Tổng quan về bảo hiểm

Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh phát triển rất mạnh, với tốc độ tăng trưởng trung bình khá cao. Đặc biệt, ở một số nước trên thế giới, bảo hiểm đã trở thành một phần không thể thiếu trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống nói chung. Vậy bảo hiểm có nguồn gốc như thế nào?

Cho đến nay, chưa ai có thể xác định chính xác nguồn gốc của bảo hiểm bắt đầu từ đâu. Nhưng điều nay được mọi người công nhận là: những hoạt động sơ khai, mang tính bảo hiểm đã có từ lâu. Các hoạt động đó đáp ứng nhu cầu bảo vệ cuộc sống con người ở mọi lúc, mọi nơi. Cùng với sự phát triển của xã hội, các nhu cầu trở nên đa dạng và phức tạp hơn về cả quy mô, mức độ và thời hạn. Theo đó, các hoạt động để đáp ứng nhu cầu ấy cũng phát triển một cách tương ứng. Các hoạt động này dần dần được quy định lại theo các tiêu chuẩn khác nhau một cách chính thức, hợp pháp và có tên gọi chung là bảo hiểm. Các hoạt động này dần dần được quy định lại theo các tiêu chuẩn khác nhau một cáchchính thức, hợp phápvà có tên gọi chung là Bảo hiểm.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển của ngành Bảo hiểm đã trải qua các giai đoạn:

-Giai đoạn dự trữ thuần túy

Hoạt động đáp ứng nhu cầu bảo vệ cuộc sống đầu tiên là dự trữ. Những bằng chứng lịch sử cho thấy: Từ rất xa xưa, con người đã ý thức được việctự bảo vệ để tồn tại mà biểu hiện đầu tiên là việc dự trữ thức ăn kiếm được hàng ngày phòng khi đói kém. Ý thức dự trữ càng cao khi con người nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn từ thiên nhiên và cuộc sống. Con người còn nhận ra rằngdự trữ có tổ chức hoặc tổ chức theo nhóm sẽ hiệu quả hơn so với dự trữ cá nhân hoặc riêng lẻ. Vào những năm 2.500 trước công nguyên (hơn 4.000 năm trước đây), ở Ai Cập, những người thợ đẽo đá đã biết thiết lập quỹ để giúp đỡ nạn nhân của các vụ tai nạn. Cũng vào khoảng thời gian này, những người lái buôn đã lập ra một quỹ chung để đảm bảo trường hợp hàng hóa bị mất mát trong quá trình vận chuyển.

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Giai đoạn cho vay nặng lãi

Khi xã hội ngày càng phát triển và các hoạt động của con người trở nên đa dạng hơn thì việc dự trữ thuần tuý không thể giải quyết đầy đủ nhu cầu của con người. Ví dụ, để có tiền chuẩn bị cho một chuyến hàng, người ta sẽ phải mất thời gian chờ cho đến khi tích góp đủ tiền để thực hiện chuyến hàng đó. Thời gian này có thể rất lâu, do đó làm mất cơ hội kinh doanh của những chủ hàng.

Một phương pháp khác giải quyết được vấn đề trên đã xuất hiện: Thayvì tự tích góp cho đến khi có đủ tiền, nhà buôn có thể thông qua những người cho vay để có tiền chuẩn bị cho chuyến hàng. Người cho vay sẽ nhận được một khoản lãi suất do người đi vay trả. Hình thức cho vay đặc biệt phát triển cùng với sự mở rộng thương mại và buôn bán giữa các vùng, quốc gia. Hình thức cho vay lãi suất cao để mua và vận chuyển hàng hoá ở Babylon (khoảng 1.700 năm trước công nguyên) và Athen của Hy Lạp (khoảng 500 năm trước công nguyên): Trong trường hợp hàng hoá bị mất trong quá trình vận chuyển, người đi vay sẽ không phải hoàn trả khoản tiền đã vay. Tuy nhiên, phương pháp này lại nảy sinh một vấn đề khác, đó là mức lãi suất quá hà khắc, có thể lên đến 40%. Do vậy, nhà thờ và các hội tôn giáo đã can thiệp bằng các sắc lệnh để chấm dứt hoạt động cho vay nặng lãi. Song do nhu cầu về tiền và sự đảm bảo cho chuyến hàng của các nhà buôn vẫn rất lớn, đặc biệt khi giao thương buôn bán đang phát triển và mang lại lợi nhuận rất cao, các hình thức khác đã rađời.

-Giai đoạn thỏa thuận ràng buộc tráchnhiệm và quyền lợi của các bên

Để giải quyết nhu cầu về vốn cũng như nhu cầu giảm thiểu các thiệt hại lớn cho nhà buôn, hai phương pháp sau đây đã hình thành:

+ Hình thức cổ phần:Vào khoảng 2000 năm trước công nguyên, các thương gia người Trung Quốc đã cùng góp vốn, đi buôn. Hàng hoá của họ không để hết trên thuyền của mình mà được chia nhỏ ra để chuyên trở trên nhiều thuyền của nhiều người. Do vậy, khi gặp rủi ro như đắm tàu hoặc bị cướp biển, hàng hoá chỉ bị mất mát, thiệt hại trên một số thuyền, số còn lại vẫn về bến an toàn. Như vậy, thiệt hại của mỗi người không quá lớn. Đây là một ví dụ cho hình thức cổ phần. Những chuyến hàng được thực hiện do sự đóng góp của nhiều người; mỗi người góp một phần nào đó vào chuyến hàng và chịu trách nhiệm theo phần đóng góp đó. Khi chuyến hàng về đến

Trường Đại học Kinh tế Huế

đích, lợi nhuận sẽ được chia cho mọi người theo tỷ lệ đóng góp cổ phần. Nếu chuyến hàng gặp rủi ro thì hậu quả thiệt hại cũng được chia sẻ cho nhiều người.Hình thức này giảm được gánh nặng tổn thất- nếu gặp phải- cho một người và chia cho nhiều người cùng gánh chịu. Tuy nhiên, nó vẫn bộc lộ nhiều điểm yếu như: rất khó để có đủ người tham gia góp cổ phần cho một chuyến hàng; phải dàn xếp thỏa thuận chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi...

+ Hình thức bảo hiểm:Một hình thức vừa giúp giảm thiểu những thiệt hại lớn có thể gặp phải, vừa tránh được việc phải mất quá nhiều thời gian để tập trung vốn, kêu gọi đóng góp cổ phần, dàn xếp chia sẻ trách nhiệm cho các nhà buôn... đã ra đời và phát triển. Đó là hình thức bảo hiểm. Những thỏa thuận bảo hiểm đầu tiên xuất hiện gắn liền với hoạt động giao lưu, buôn bán hàng hoá bằng đường biển. Những thỏa thuận bảo hiểm trong lĩnh vực hàng hải có nội dung cơ bản sau: Một bên nhà buôn/chủ tàu chấp nhận trả một khoản tiền nhất định, nếu hàng hoá, tàu thuyền không đến được nơi giao hàng do một số nguyên nhân nhất định thì bên thứ hai (công ty bảo hiểm) sẽ trả bên thứ nhất một khoản tiền nhằm bù đắp cho những thiệt hại đã xảy ra.

Như vậy, bảo hiểm hàng hải là sự khởi đầu của ngành bảo hiểm. Bản hợp đồng bảo hiểm cổ nhất còn lưu lại được phát hành tại Genoa- Italia vào năm 1347. Sau đó, cùng với "cuộc cách mạng thương mại" vào thế kỷ 14, 15 thúc đẩy sự mở rộng vận tải hàng hải, bảo hiểm hàng hải cũng phát triển mạnh mẽ. Hoạt động bảo hiểm được hình thành sau một quá trình phát triển lâu dài các hoạt động của con người. Hoạt động này đã đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết về an toàn của con người trong cuộc sống và sinh hoạt.

Mặc dù thời điểm đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng người ta đã có một số điểm nhất trí về sự ra đời và phát triển của bảo hiểm. Bảo hiểm hàng hải là loại bảo hiểm đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm.

Sau đó, lần lượt là sự xuất hiện của bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểmphi nhân thọ và các loại bảo hiểm khác.

1.1.5.2. Khái nim Bo him

Mặc dù bảo hiểm đã có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời, nhưng do tính đặc thù của loại hình dịch vụ này, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhất về bảo hiểm. Theo các chuyên gia bảo hiểm, một định nghĩa đầy đủ và thích hợp cho bảo hiểm phải bao gồm việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm), sự hoán chuyển rủi ro và phải bao gồm cả sự kết hợp số đông các đơn vị đối tượng riêng lẻ, độc lập chịu cùng một rủi ro như nhau tạo thành một nhóm tương tác.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm. Theo Dennis Kessler, “bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít”. Còn theo Monique Gaullier,

“bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp thống kê”.

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (ban hành ngày 09/12/2000) thì

“kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.

Như vậy, để có một khái niệm chung nhất về bảo hiểm, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.”

1.1.5.3. Vai trò

Bảo hiểm ngày càng có vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Vai trò của bảo hiểm được thể hiện rõ ở những điểm sau:

- Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất do rủi ro gây ra.

Rủi ro luôn hiện diện và gây tổn thất về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Tổn thất đó sẽ được các cơ quan hay công ty bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời để người tham gia nhanh chóng

Trường Đại học Kinh tế Huế

khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản xuất kinh doanh. Từ đó, các hoạt động sẽ được khôi phục và diễn ra bình thường. Vai trò nàyđáp ứng được mục tiêu kinh tế của người tham gia nên đối tượng tham gia bảo hiểm ngày càng đông đảo.

- Bảo hiểm tạo nguồn vốn cho đầu tư tăng trưởng kinh tế

Các cơ quan và công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm trước khi rủi ro và sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Điều đó cho phép họ có một số tiền rất lớn và cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, luôn có một khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra rủi ro gây tổn thất và thời điểm chi trả hoặc bồi thường, có thể kéo dài nhiều năm, nhất là trong bảo hiểm nhân thọ. Vì vậy, số phí thu được có thể được sử dụng để đầu tư vào các hoạt động kinh tế để sinh lời.

- Bảo hiểm đóng góp một phần cho ngân sách nhà nước

Với các loại quỹ bảo hiểm khác nhau, người tham gia bảo hiểm ngày càng nhiều.

Khi có tổn thất xảy ra, các cơ quan, công ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời cho họ để ổn định đời sống và sản xuất. Vì vậy, ngân sách nhà nước không phải chi tiền để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro.

Mặt khác, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại còn có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách thông qua các loại thuế mà các công ty bảo hiểm phải nộp. Điều này góp phần làm tăng thu cho ngân sách.

- Bảo hiểm góp phần ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, giúp cuộc sống của con người an toàn, xã hội trật tự hơn

Trong quá trình tham gia bảo hiểm, các cơ quan, công ty bảo hiểm sẽ phối hợp với người tham gia bảo hiểm để thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất thông qua các hoạt động như: tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, vệ sinh, an toàn lao động, xây dựng thêm các biển báo và các con đường lánh nạn để giảm bớt tai nạn giao thông, tư vấn và hỗ trợ tài chính để xây dựng và thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy, tiêm chủng và chăm sóc y tế cộng đồng…Tất cả những hoạt động nói trên của bảo hiểm đều giúp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất.

- Bảo hiểm góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các nước

Thị trường bảo hiểm nội địa và thị trường bảo hiểm quốc tế có mối quan hệ qua lại, thúc đẩy nhau phát triển thông qua hình thức tái bảo hiểm giữa các công ty của các

Trường Đại học Kinh tế Huế

nước. Nhờ vậy, quan hệ kinh tế giữa các nước sẽ được phát triển, góp phần ổn định thu chi ngoại tệ cho ngân sách.

- Bảo hiểm góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tạo nếp sống tiết kiệm trên phạm vi toàn xã hội

Bảo hiểm góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội, giải quyết được một lượng lao động nhất định. Bên cạnh đó, bảo hiểm khuyến khích mỗi gia đình, mỗi cơ quan, doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm chỉ với những khoản tiền rất nhỏ.

Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế- xã hội Chỉ với một mức phí bảo hiểm khiêm tốn mà các cơ quan, công ty bảo hiểm có thể giúp đỡ cho các cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp khắc phục hậu quả rủi ro cho dù đó là những rủi ro khôn lường trong cuộc sống và sản xuất. Điều này giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.

1.1.5.4. Bo him phi nhân thvà các loi hình bo him phi nhân th 1.1.5.4.1. Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọlà một trong hai loại hình bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm nhân thọlà loại hình bảo hiểm qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽtrảmột sốtiền thỏa thuận khi có sựkiện quy định xảy ra liên quan đến sinh mạng và sức khỏe con người.

Thì “Bảo hiểm phi nhận thọlà các nghiệp vụbảo hiểm thương mại khác không phải là bảo hiểm nhân thọ, là loại hình bảo hiểm qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽchi trả bồi thường khi có sựkiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến tổn thất vềvật chất và tai nạn con người, trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm”

Trong đềtài này, sẽ đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.

1.1.5.4.2. Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ a. Bảo hiểm tài sản:

Bảo hiểm tài sản là thểloại bao gồm những nghiệp vụ có đối tượng là tài sản có thể tính được giá trị bằng tiền. Bảo hiểm tài sản có nhiều loại tài sản: những tài sản hữu hình, tồn tài dưới dạng vật chất (như nhà cửa, phương tiện vận chuyển, hàng hóa,…) và tài sản vô hình (như phát minh, sáng chế, bảng quyền,…)

Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của tài sản tham gia bảo hiểm, nó là căn cứ quan trọng để

Trường Đại học Kinh tế Huế

tính phí bảo hiểm và giới hạn thanh toán tiền bồi thường bảo hiểm.

Nghĩa là số tiền bồi thường mà bên được bảo hiểm nhận được trong mọi trường hợp đều không vượt quá thiệt hại thực tếtrong sựcốbảo hiểm.

b. Bảo hiểm trách nhiệm nhân sự

“Trách nhiệm dân sự” trong Bộ luật dân sự nước ta không có định nghĩa. Song với nghĩa rộng có thể hiểu, trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, do đó nó mang đặc tính chung của trách nhiệm pháp lý là biện pháp cưỡng chế bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm đã thỏa thuận và có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm theo quy định của luật pháp vì đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Thông thường thực hiện nghĩa vụtrách nhiệm này bằng 2 hình thức tựnguyện tham gia thương lượng thỏa thuận và hình thức cưỡng chếcủa pháp luật tòa án

Có hai loại nghĩa vụtrách nhiệm dân sự:

- Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng: Đây là trách nhiệm nghĩa vụ mà các bên đã cam kết thỏa thuận trong một hợp đồng.

Ví dụ: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ cảng A đến cảng B. Hợp đồng vận chuyển hành khách (vé là hợp đồng). Hợp đồng thuê thuyền viên làm việc trên tàu.

- Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng: Đây là trách nhiệm phát sinh do pháp luật quy định mà người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Ví dụ: Lái ô tô đâm phải người đang đi trên vỉa hè,…

c. Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Bảo hiểm con người phi nhân thọlà loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe và khả năng lao động của con người.

Về phương tiện kỹ thuật, bảo hiểm con người phi nhân thọ là loại bảo hiểm có mục đích thanh toán những khoản trợ cấp hoặc số tiền nhất định cho người được bảo hiểm hoặcngười thụ hưởng bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra những sựkiện tác động đến chính bản thân người được bảo hiểm.

Về phương tiện pháp lý, bảo hiểm con người phi nhân thọ là loại bảo hiểm theo đó để đối lấy phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, người bảo hiểm cam kết sẽ trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền nhất định theo thỏa thuận khi xảy ra sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

kiện bảo hiểm.