• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng sửdụng dịch vụbảo hiểm tại Công ty bảo hiểm Việt Nam

Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam bước sang một thời kì phát triển mới. Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã đem lại nhiều thành tựu kinh tế- xã hội to lớn cho đất nước. Nhiều lĩnh vực kinh tế được đẩy mạnh, đời sống người dân cũng ngày càng được nâng cao. Trong quá trình phát triển đó, bảo hiểm đã và đang chứng minh được vai trò tích cực của mìnhđối với hoạt động sản xuất – kinh doanh nói riêng cũng như cuộc sống nói chung. Đồng thời, bảo hiểm cũng đã trở thành một ngành kinh doanh giàu tiềm năng phát triển, thu hút rất nhiều lao động.

Hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Sự xuất hiện của nhiều tên tuổi bảo hiểm quốc tế mới trong thị trường Việt Nam đã làm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng sôi động, và tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tính đến nay thị trường bảo hiểm hiện có 63 doanh nghiệp KDBH (trong đó có 30 DNBH phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 13 DNMGBH) và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngoài. Sự góp mặt của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước đã làm cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục tăng trưởng cao. Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) cho biết, 7 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 69.996 tỷ đồng, tăng 24,74% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó doanh thu phí bảo hiểm thị trườngphi nhân thọ ước đạt 25.632 tỷ đồng, tăng 11,81% so với cùng kỳ năm 2017.

Về thị phần, dẫn đầu thị trường về doanh thu phí bảo hiểm gốc là Bảo hiểm Bảo Việt, với doanh thu ước đạt 5.456 tỷ đồng, chiếm 21,29% thị phần. Vị trí thứ 2 thuộc về Bảo hiểm PVI, với doanh thu ước đạt 4.237 tỷ đồng, chiếm thị phần 16,53%. Vị trí thứ 3 thuộc về Bảo hiểm PTI, với doanh thu ước đạt 2.245 tỷ đồng, chiếm thị phần 8,76%, Bảo hiểm Bảo Minh đứng thứ 4 với doanh thu ước đạt 1.878 tỷ đồng, chiếm thị phần 7,33%; vị trí thứ 5 thuộc về Bảo hiểm PJICO, với doanh thu 1.550 tỷ đồng, chiếm thị phần 6,05%...

(Nguồn: cục quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ tài chính) - Tăng trưởng toàn thị trường 2018

Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ sau khi giảm tốc độ trong 2012 – 2013 do khủng hoảng kinh tế đã lấy lại đà tăng trưởng và duy trì mức tăng hai con số

từ 2014 đến nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Năm 2018, tổng doanh thu phi bảo hiểm phi nhân thọ tăng 12% đạt 46,914 tỷ VNĐ

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện này có nhiều loại hình nghiệp vụ khác nhau tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu vào loại hình bảo hiểm sức khỏe & tại nạn con người , tiếp đó là xe cơ giới.

Kể từ khi thế độc quyền bảo hiểm được xóa bỏ theo nghị định 100 CP được Chính phủ ban hành ngày 18/12/1993, ngành bảo hiểm đã có những bước tiến đáng kể và nếu được phát triển đúng hướng, ngành sẽ góp phần rất tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thế kỉ mới. Việc tìm hiểu thực trạng tình hình kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam để từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển ngành bảo hiểm trong giai đoạn tới là rất cần thiết.

Tuy nhiên, một số công ty bảo hiểm vẫn còn nhiều hạn chế như loại hình dịch vụ không rõ ràng dẫn đến khách hàng khó khăn trong việc nắm bắt thông tin để lựa chọn sử dụng dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó, công tác thu hút nguồn tiền gửi dân cư chưa được chú trọng như: hoạt động Marketing chưa được chú trọng, hoạt động quảng cáo tổ chức còn thiếu quy mô, hệ thống thông tin liên lạc còn lạc hậu so với các nước trên thế giới.

1.2.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ bảo hiểm tại Thừa Thiên Huế

Trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện nay có rất nhiều công ty bảo hiểm đang hoạt động, chính vì vậy cạnh tranh giữa các công ty diễn ra khốc liệt. Các công ty liên tục

Trường Đại học Kinh tế Huế

đưa ra các chương trình khuyến mãi, các chương trìnhưu đãi rất hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ bảo hiểm.

Nhóm khách hàng chủ yếu của công ty là các cá nhân, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức,…đây là những khách hàng lớn có giá trị bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm cao. Vì vậy, cần phải có chính sách khôn khéo để giữ khách hàng cũ lôi kéo khách hàng mớitránh tình trạng hủy hợp đồng trước thời hạn, hoặc không tiếp tục tái hợp đồng khi hết hạn bảo hiểm.

Hiện nay, công ty đang thực hiện đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Tạo thêm uy tín đối với khách hàng gần xa khi đến với công ty bằng cách tăng cường công tác giám định giải quyết bồi thường nhanh chóng.

Tuy nhiên, Bảo Việt Thừa Thiên Huế còn một số hạn chế trong công tác quản lý công nợ, nợ quá hạn dây dưa kéo dài, chi phí, tình hình bồi thường còn khá cao ở một số loại hình truyền thống. Vì vậy, công ty cần có biện pháp khắc phục, hạn chế tình trạng này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX