• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LỚP 1

Ngày soạn: 01/03/2019

Ngày giảng: 04/03/2019: 1B ; 05/03/2019 : 1A ; 06/03/2019 : 1C ÂM NHẠC

TIẾT 24: HỌC HÁT BÀI: MẸ ĐI VẮNG I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Học sinh hát thuộc, đúng giai điệu và lời ca. Biết được đây là bài hát thay thế bài hát Quả.

2.Kĩ năng:

- Biết hát kết hợp gõ đệm nhịp nhàng.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS tình cảm yêu quý bạn bè và biết ơn mẹ , xứng đáng là con ngoan trò giỏi.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Nhạc cụ , băng nhạc, máy nghe.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - Tổ chức hát múa tập thể,

- Cá nhân: 4 HS hát bài Bầu trời xanh - Nhận xét, động viên HS.

2.Bài mới

a.Hoạt động 1:(15P)Dạy Hát bài: “Mẹ đi vắng”

- Cho HS nghe bài hát

- Cho HS nêu cảm nhận về bài hát - Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu

- Đàn giai điệu từng câu và hướng dẫn HS hát.

- Nối móc xích các câu và tổ chức luyện tập.

b.Hoạt động 2:(15 phút) Hát kết hợp gõ đệm

-Giáo viên hát kết hợp gõ đệm theo phách, Yêu cầu HS phát hiện đó là kiểu gõ đệm gì?

-Tổ chức cho HS hát kết hợp gõ đệm tập thể.

-chia nhóm và tổ chức luyện tập cho HS.

- Học sinh thực hện

- Lắng nghe.

- HS nêu.

- HS thực hiện

- Luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên

- Theo dõi, phát hiện - Cá nhân trả lời - Tập thể thực hiện - Thực hiện theo nhóm

(2)

-Mời HS thực hiện cá nhân -GV nhận xét, động viên HS.

3.Củng cố, dặn dò:(5phút)

? Bài hát giáo dục các con điều gì?

? Khi trình bày bài hát cần thể hiện giai điệu như thế nào?

- Giáo dục HS tình cảm yêu quý bạn bè và biết ơn thầy mẹ , xứng đáng là con ngoan trò giỏi.

(3)

Ngày soạn: 01/03/2019

Ngày giảng: 04/03/2019: 2A, 2B

ÂM NHẠC

TIẾT 24: ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG I.MỤC TIÊU:

-1. Kiến thức :

HS thuộc bài, thể hiện đúng tính chất vui tươi của bài hát.

2.Kĩ năng:

- HS hát kết hợp gõ đệm và vận động nhịp nhàng.

3. Thái độ:

- Tiếp tục giáo dục HS biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Nhạc cụ , băng nhạc, máy nghe.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt đ ộng của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút).

- GV đàn, HS khởi động giọng.

- Gọi 4 HS hát lại bài cũ.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Hoạt động 1(15 phút )Ôn tập: Chú chim nhỏ dễ thương

- Cho HS nghe BH qua băng mẫu.

- GV dạo đàn, bắt nhịp cho HS hát.

- Sửa lỗi. ( Chú ý nhắc HS thể hiện bài hát một cách vui tươi, sôi nổi phù hợp với lời ca của bài hát)

- GV nêu yêu cầu.- Dạo đàn.Tổ chức cho HS ôn luyện với nhiều hình thức: Tập thể, nhóm, cá nhân.

Nhận xét sửa chữa cho HS

b. Hoạt động 2(15 phút )Tập thể hiện bài hát - GV nêu y/c, dạo đàn, HS hát vận động theo nhip của bài hát.

- Gọi từng tốp lên biêủ diễn trước lớp.GV nhận xét, - GV gợi ý để HS tự sáng tác động tác biểu diễn trước lớp để phát huy tinhs tích cực cho HS.

- 4 HS hát . - HS nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS hát lại bài( tập thể, nhóm)

- Cá nhân: 2-3HS - HS khác nhận xét.

- HS hát kết hợp gõ đệm.

- HS hát vận động theo nhip của bài hát.

- Từng tốp lên hát trước lớp.

( HS nhận xét)

(4)

3. Củng cố dặn dò (5 phút)

- GV nhắc lại giai điệu của bài hát.Giáo dục liên hệ. HS biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên

- Lắng nghe, ghi nhớ.

(5)

Ngày soạn: 01/03/2019

Ngày giảng: 05/03/2019: 3A, 3A, 3B

ÂM NHẠC

TIẾT 24: ÔN TẬP 2 BÀI HAT: EM YÊU TRƯỜNG EM, CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG

TẬP NHẬN BIẾT TÊN MỘT SỐ NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- HS thuộc lời ca, hát đúng giai điệu của 2 bài hát.

2.Kĩ năng:

- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.

3. Thái độ:

- Giáo dục Hs biết yêu quý bạn bè, tích cực tới trường tới lớp.

- HS biết biểu diễn kết hợp với động tác phụ hoạ ở các hình thức hát khác nhau. - HS biết đọc tên các nốt trên không nhạc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Nhạc cụ , băng nhạc, máy nghe.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ (5 phút).

- Gọi 3 HS lên bảng trình bày 2 bài

- Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng - GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a.Hoạt động 1: (10 phút) Ôn tập bài hát:Em yêu trường em.

GV đàn và chỉ huy cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách.

GV gọi 1 nhóm HS lên bảng trình bày.

GV cho cả lớp hát kết hợp gõ phách.

GV gọi những HS khá lên trình bày kết hợp với động tác phụ hoạ như đó hướng dẫn ở tiết học trước.

Nếu HS không nhớ GV có thể hướng dẫn lại.

b.Hoạt động 2: (10 phút) Ôn tập bài hát Cùng

- 2 HS lên bảng - Lắng nghe.

- HS thực hiện.

- Hoạt động nhóm.

- Lắng nghe và tập hát -1 HS trình bày

- Hát hòa giọng.

(6)

múa hát dưới trăng.

GV đệm đàn cho HS hát.

GV cho cả lớp đứng tại chỗ và vận động theo nhạc.

GV khích lệ tinh thần xung phong của HS để các em lên trình bày lại. Hát kết hợp vận động phụ hoạ biểu diễn những động tác đó được học.

c.Hoạt động 3: (10 phút) Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông

- Luyện tập khuông nhạc “Bàn tay trái”

- Giáo viên yêu câu HS đọc từng nốt(đọc tập thể, nhóm, cá nhân)

- Yêu cầu HS kẻ khuông và chép.

3.Củng cố dặn dò(5 phút):

- GV đàn cho HS hát lại bài Cùng múa hát dưới trăng

- Giáo dục Hs biết yêu quý bạn bè, tích cực tới trường tới lớp.

- Hoạt động nhóm - HS thực hiện.

- Hoạt động nhóm

- Tập thể thực hiện

- Tập thể thực hiện - Lắng nghe, ghi nhớ

(7)

Ngày soạn: 01/03/2019

Ngày giảng: 06/03/2019 : 4C ; 07/03/2019 : 4B ; 08/03/2019 : 4A ÂM NHẠC

TIẾT 24: ÔN TẬP BÀI HÁT CHIM SÁO ÔN TẬP TĐN SỐ 5, SỐ 6

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- HS hát thuộc lời bài hát và đúng giai điệu bài hát.gõ đệm theo phách, nhịp và vận động.

2.Kĩ năng:

- HS đọc đúng cao độ trường độ của 2 bài TĐN số 5,6.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS qua bài học: Biết bảo vệ thiên nhiên, Vâng lời cha mẹ, đoàn kết với bạn bè

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Nhạc cụ , băng nhạc, máy nghe. Bảng phụ bài TĐN số 5,6 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của GV Hoạt động của GV HSKT 1.Hoạt động cơ bản (17p)

Tổ chức hát múa tập thể.

Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài Chim sáo.

Gọi 1 HS lên đọcTĐN số 6.

- Cho HS nghe giai điệu bài hát.

- Hỏi HS tên bài hát vừa được nghe giai điệu ? Dân ca?

- Tổ chức cho HS ôn lại bài há(ƯDCNTT)

+ Mở ô số trên phông chiếu + Đệm đàn và bắt nhịp cho HS.

+ Cho HS hát và gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.

+ Cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.- Nhận xét.

2.Hoạt động thực hành(18p) - GV cho HS theo dõi bài TĐN trên phông chiếu.

- Hs thực hiện

- Ngồi ngay ngắn lắng nghe.

- Đoán tên bài hát và tác giả:

- Hát theo GV.

+ Hát không có nhạc.theo nhạc đệm.

+ Hát kết hợp gõ đệm theo phách,.

HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.

-Thực hiện cùng với lớp

-Lắng nghe

-Hát cùng lớp

-Hát và gõ đệm

-Hát và vận động phụ họa

(8)

- GV cho HS nghe bằng đàn hai thang âm:

* Đô - Rê – Mi – Son – La.

* Đô - Rê – Mi – Son.

- GV cho HS đọc 2 bài TĐN số5 - 6, GV đàn HS nghe rồi đọc lại đúng tên nốt, đúng cao độ của bài.

- Sau khi đọc thuần thục GV cho HS đọc cả bài và ghép lời ca với tốc độ vừa phải.

- Tổ chức đọc kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu.

- GV cho HS chia lớp một nửa đọc nhạc một nửa gõ đệm theo phách và tiết tấu.

3. Hoạt động ứng dụng (5 p)

- Giáo dục HS qua bài học: Biết bảo vệ thiên nhiên, Vâng lời cha mẹ, đoàn kết với bạn bè

- Nhắc HS về nhà ôn lại 3 bài hát đã học và tập thể hiện tình cảm của bài hát cho người thân nghe..

- Cá nhân lên bảng biểu diễn.

- Chú ý lắng nghe - HS đọc:

+ Cả lớp.

+ Từng dãy, nhóm.Cá nhân.

- HS đọc theo HD của GV.

- HS đọc đồng thanh.

- Cả lớp , nhóm, dãy.Cá nhân.

- HS lắng nghe.

- Ghi nhớ.

-Đọc nạc

-Đọc cả bài

-Đọc cùng lớp

-Lắng nghe

-Ghi nhớ

(9)

Ngày soạn: 01/03/2019 Ngày giảng: 05/03/2019 : 3A

THỂ DỤC

BÀI 47: ÔN NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN - TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.

- Chơi trò chơi: “Ném bóng trúng đích”

2. Kỹ năng:

- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được 3.Thái độ:

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.

- Phương tiện: GV chuẩn bị còi, dụng cụ, một số vật để ném như bóng cao su hoặc bóng da nhồi cát, mẩu gỗ, túi bọc cát... Kẻ vạch giới hạn, cách vạch giới hạn về phía trước 3-6m, vẽ các vòng tròn đồng tâm để làm đích hoặc dùng các vật khác làm đích. Chuẩn bị hai em một dây nhảy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu: (6-10’)

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, dăn dò học sinh chú ý an toàn trong quá trình tập luyện.

HS lắng nghe nội dung, yêu cầu giờ học

- Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông.

HS thực hiện xoay các khớp

- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên. HS thực hiện 2. Phần cơ bản: (20-22’)

- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.

Chia theo tổ tập luyện tại các khu vực đã quy định.

Trong khi tập, GV có thể tăng yêu cầu cho những em khá trở lên trong thời gian quy định (có số lần nhảy nhiều hơn) để các em tăng nhanh tốc độ nhảy. Ví dụ

HS ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân theo tổ tập luyện tại các khu vực đã quy định

(10)

như tính số lần nhảy trong 1-2 phút hoặc cũng có thể yêu cầu số lần nhảy là 15- 40 lần (xem phải nhảy trong bao nhiêu lượt nhảy, hay trong thời gian bao lâu.v.v..).

- Chơi trò chơi "ném trúng đích". HS chơi trò chơi + GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm

mẫu động tác. Trước khi tập, GV cần cho HS khởi động kỹ các khớp cổ tay, cánh tay. Tập trước động tác ngắm đích, ném và phối hợp với thân người, rồi mới tập động tác ném vào đích. Cho HS chơi thử 1 lần, sau đó GV hướng dẫn thêm những trường hợp phạm quy để HS nắm được luật chơi, rồi mới chơi chính thức.

+ GV chia số HS trong lớp thành các đội, GV có thể hướng dẫn thêm cách chơi tuỳ theo dụng cụ để ném đích và đích sẽ ném, sau đó cho các em chơi. Khi tổ chức cho HS chơi cần giữ kỷ luật tập luyện để đảm bảo an toàn cho các em. Tuyệt đối tránh tổ chức 2 đội đứng ném đối diện nhau ở khoảng cách gần.

HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách chơi trò chơi

Học sinh thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Phần kết thúc: (4-6’)

- Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát. HS thực hiện - GV hệ thống bài và nhận xét.

- GV giao bài tập về nhà. HS lắng nghe

(11)

Ngày soạn: 01/03/2019 Ngày giảng: 06/03/2019 : 3A

THỂ DỤC

BÀI 48: ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.

- Chơi trò chơi: “Ném bóng trúng đích”

2. Kỹ năng:

- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được 3.Thái độ:

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.

- Phương tiện: GV chuẩn bị còi và một số dụng cụ như bài 47.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu: (6-10’)

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, dăn dò học sinh chú ý an toàn trong quá trình tập luyện.

HS lắng nghe nội dung, yêu cầu giờ học

- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập, dàn hàng khởi động các khớp.

HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- Tập bài thể dục phát triển chung. HS thực hiện ôn bài thể dục 2. Phần cơ bản: (20-22’)

- Nhảy dây kiểu chụm hai chân.

+ Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định, từng đôi thay nhau nhảy và đếm số lần. Có thể nhảy dây có và không có bước đệm đều được. GV bao quát chung và nhắc giữ gìn trật tự kỷ luật.

+C ác tổ cử 2-3 bạn lên thi với các tổ khác, tổ nào nhảy được nhiều lần nhất trong một lượt nhảy thì tổ đó thắng và được cả lớp biểu dương.

*Từng tổ nhảy dây nhanh trong 1 phút, đếm xem

HS thực hiện ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân theo khu vực đã quy định của các tổ

(12)

tổ nào nhảy được nhiều lần hơn.

- Chơi trò chơi "Ném trúng đích". HS chơi trò chơi (Xem phần trò chơi vận động đã học ở lớp 2)

+ GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu động tác. Trước khi tập, GV cần cho HS khởi động kỹ khớp cổ tay, cánh tay. Tập trước động tác ngắm đích, ném và phối hợp với thân người, rồi mới tập động tác ném vào đích. Cho chơi thử 1 lần, sau đó GV hướng dẫn thêm những trường hợp phạm quy để HS nắm được luật chơi, rồi mới chơi chính thức.

HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách chơi trò chơi

+ GV chia số HS trong lớp thành các đội, GV có thể hướng dẫn thêm cách chơi tuỳ theo dụng cụ để ném và đích sẽ ném, sau đó cho các em chơi. Khi tổ chức cho HS chơi cần giữ kỷ luật tập luyện để đảm bảo an toàn cho các em. Tuyệt đối tránh tổ chức 2 đội đứng ném đối diện nhau ở khoảng cách gần.

Khuyến khích thi đua giữa các tổ.

Chú ý: GV cũng có thể tự tạo đích khác như các xô (đựng nước), bồ giấy, vòng thép với đường kính 20-30cm. Chia lớp thành các tổ, đứng sau vạch giới hạn, trước mỗi tổ đặt 1 đích (đích cách vạch giới hạn 2-3m), lần lượt từng em ném, tổ nào ném được nhiều lần vào đích, tổ đó được khen thưởng.

Học sinh thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Phần kết thúc: (4-6’)

- Đi theo vòng tròn, thả lỏng, hít thở sâu. HS thực hiện thả lỏng - GV hệ thống bài và nhận xét. HS lắng nghe

- GV giao bài tập về nhà: Nhảy dây kiểu chụm chân.

HS lắng nghe và ghi nhớ

(13)

Ngày soạn: 01/03/2019/

Ngày giảng: 04/03/2019 : 4B, 4C ; 05/03/2019 : 4A THỂ DỤC

BÀI 47: PHỐI HỢP CHẠY, NHẢY, MANG,VÁC – TRÒ CHƠI « KIỆU NGƯỜI »

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Ôn bật xa và học phối hợp chạy, nhảy.

-Trò chơi: Kiệu người.

2.Kỹ năng:

- Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.

- Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.

3.Thái độ:

- Qua bài học giúp học sinh chăm chỉ tập luyện và yêu thích môn học.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.

- Phương tiện: GV chuẩn bị còi, dụng cụ phục vụ tập luyện phối hợp chạy, nhảy và chạy, mang, vác, kẻ các vạch chuẩn bị, xuất phát và giới hạn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu: (6-10’)

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

- HS lắng nghe - Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, cổ

chân, đầu gối, hông.

- HS thực hiện xoay khởi động các khớp

- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên. - HS thực hiện chạy 2. Phần cơ bản: (20-22’)

a) bài tập luyện tư thế cơ bản.

- Ôn bật xa. - HS thực hiện

Chia nhóm tập luyện theo khu vực đã quy định.

Yêu cầu hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích.

- HS thực hiện theo nhóm

- Tập phối hợp chạy, nhảy. - HS thực hiện

+ GV nhắc lại cách tập luyện phối hợp, làm mẫu, sau đó cho HS thực hiện bài tập.

- HS lắng nghe + Cho HS tập theo đội hình hàng dọc, GV điều

khiển các em tập luyện theo hiệu lệnh còi, em đứng đầu hàng thực hiện xong, đi ra khỏi đệm hoặc hố cát,

- HS thực hiện theo hiệu lệnh của GV

(14)

GV mới cho em tiếp theo được xuất phát.

b) Trò chơi vận động.

- Trò chơi "Kiệu người". GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu động tác. GV chia số HS trong lớp thành các nhóm 3 người, tập động tác kiệu tại chỗ, sau đó mới cho di chuyển. Sau một vài lần thực hiện thử, mới tổ chức cho các em chơi chính thức . Khi tổ chức cho HS chơi cần giữ kỷ luật tập luyện để đảm bảo an toàn cho các em.

- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV

3. Phần kết thúc: (4-6’)

- Đứng tại chỗ thực hiện một số động tác thả lỏng - HS thực hiện

- GV hệ thống bài. - HS lắng nghe

- GV nhận xét, đánh giá kết quả và giao bài tập về nhà.

- HS lắng nghe

(15)

Ngày soạn: 01/03/2019

Ngày giảng: 05/03/2019: 4C ; 07/03/2019 : 4B, 4A THỂ DỤC

BÀI 48: ÔN BẬT XA, PHỐI HỢP CHẠY, MANG, VÁC - TRÒ CHƠI “KIỆU NGƯỜI”

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Ôn bật xa - Tập phối hợp chạy mang, vác . Yêu cầu HS thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.

2. Kĩ năng:

- Trò chơi ”Kiệu người” nhằm rèn luyện kỹ năng mang vác, phát triển sức mạnh tay, chân, giáo dục tình bạn, sự thương yêu giúp đỡ nhau trong khó khăn.

3. Thái độ:

- Qua bài học giúp học sinh lắm bắt được kỹ thuật nhảy bật xa có đà, rèn luyện sự kéo léo và sức mạnh của đôi chân.

II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.

- Phương tiện: GV chuẩn bị còi, kẻ sẵn vạch cho trò chơi

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu:(6-10’)

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

- HS lắng nghe - Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự

nhiên, dàn đội hình và khởi động các khớp

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- Tập bài thể dục phát triển chung: 1 lần (2 x 8 nhịp).

2. Phần cơ bản: (20-22’) a) Bài tập luyện tư thế cơ bản.

- Ôn bật xa.

+ Lần lượt từng em thực hiện bật xa rơi xuống đệm hoặc hố cát. Mỗi em thực hiện 2 lần, đo thành tích của lần nhảy xa hơn.

- HS lắng nghe và thực hiện

+ Tổ thực hiện nhảy sau phục vụ tổ kiểm tra trước và ngược lại.

- HS thực hiện + GV cần bao quát chung và yêu cầu HS giữ gìn

trật tự kỷ luật.

- HS lắng nghe và thực hiện

+ Cách đánh giá dựa trên mức độ thực hiện kỹ

(16)

thuật động tác và thành tích đạt được của từng HS - Tập phối hợp chạy, mang, vác. Chia tổ tập luyện theo khu vực đã quy định.

- HS thực hiện luyện tập theo tổ

b) Trò chơi vận động:

Trò chơi "Kiệu người". GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. Cho chơi thử 1 lần, rồi mới chơi chính thức. Mỗi tổ là một đội, 3 HS là một nhóm thực hiện kiệu người di chuyển nhanh trong 5 - 7m. Thi giữa các tổ với nhau. Khi tổ chức cho HS chơi cần đảm bảo an toàn cho các em, khuyến khích thi đua giữa các nhóm, tổ với nhau.

- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV

3. Phần kết thúc: (4-6’)

- Đi theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu. - HS thực hiện thả lỏng - GV nhận xét phần kiểm tra và đánh giá. - HS lắng nghe

- GV giao bài tập về nhà nhảy dây kiểm chụm chân.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

(17)

Ngày soạn: 01/03/2019 Ngày giảng: 05/03/2019: 5B

THỂ DỤC

THỂ DỤC BÀI 47: PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY - TRÒ CHƠI « QUA CẦU TIẾP SỨC »

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Ôn phối hợp chạy và mang vác - Học mới phối hợp chạy và bật nhảy - Trò chơi: “Qua cầu tiếp sức”.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện được động tác phối hợp chạy và bật nhảy - Biết cách phối hợp chạy - nhảy – mang vác - bật cao.

- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi theo đúng quy.

3.Thái độ:

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.

- Phương tiện: Chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trò chơi và 2 - 4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu: (6-10’)

- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - HS lắng nghe - Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập,

dàn hàng xoay khởi đông các khớp.

- HS thực hiện chạy và khởi động các khớp

- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung:

mỗi động tác 2 x 8 nhịp.

- HS thực hiện ôn bài thể dục

2. Phần cơ bản: (20-22’)

- Ôn phối hợp chạy mang - vác.

- Ôn bật cao: 2 đợt, mỗi đợt bật liên tục 2 - 3 lần, tập đồng loạt cả lớp theo lệnh của GV, giữa hai đợt GV có nhận xét.

- HS ôn theo sự điều khiển của GV

- Học phối hợp chạy và bật nhảy.

GV nêu tên và giải thích bài tập, kết hợp chỉ dẫn các hình vẽ trên sân, sau đó GV hoặc cán sự làm mẫu

- HS lắng nghe và thực hiện.

(18)

chậm 1 - 2 lần, rồi cho HS lần lượt thực hiện chậm 2 - 3 lần (Chưa yêu cầu nhanh). Khi HS tập GV đứng ở chỗ các em bật cao để bảo hiểm.

- Chơi trò chơi "Qua cầu tiếp sức". - HS lắng nghe Chia số HS trong lớp thành 2 - 4 đội tuỳ theo số

dụng cụ đã chuẩn bị, GV phổ biến cách chơi, cử HS đứng bảo hiểm, sau đó cho các em chơi dưới sự điều khiển của GV hoặc cán sự. Trong quá trình chơi, GV giám sát chặt chẽ, động viên các em và nhắc nhở về tổ chức kỷ luật và vấn đề bảo hiểm để bảo đảm an toàn cho HS.

- HS thực hiện chơi trò chơi theo sự chủ

3. Phần kết thúc: (4-6’)

- GV cho lớp đứng theo hàng ngang thực hiện một vài động tác thả lỏng.

- HS thực hiện thả lỏng

- GV hệ thống bài. - HS lắng nghe

- GV hướng dẫn HS về nhà tự tập chạy đà bật cao. - HS lắng nghe và ghi nhớ

(19)

Ngày soạn: 01/03/2019 Ngày giảng: 06/03/2019: 5B

THỂ DỤC

BÀI 48: PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY - TRÒ CHƠI “CHUYỂN NHANH, NHẢY NHANH”

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Ôn phối hợp chạy và bật nhảy

- Trò chơi: “Chuyền nhanh, nhảy nhanh”.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện được động tác phối hợp chạy và bật nhảy

- Biết cách phối hợp chạy - nhảy – mang vác - bật cao, động tác tương đối đúng, nhưng đảm bảo an toàn.

- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi theo đúng quy.

3.Thái độ:

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.

- Phương tiện: Kẻ sân và chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trò chơi và các bài tập bật nhảy (2 - 4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá hay khăn làm vật chuẩn trên cao).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu: (6-10’)

- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.

- HS lắng nghe - Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân

tập, dàn hàng xoay khởi đông các khớp.

- HS thực hiện chạy và khởi động các khớp

- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung: mỗi động tác 2 x 8 nhịp.

- HS ôn bài thể dục 2. Phần cơ bản: (20-22’)

- Ôn và bật nhảy.

Tập theo đội hình 2 - 4 hàng dọc theo số dụng cụ đã chuẩn bị, các hàng cách nhau tối thiểu 2m. GV cùng HS nhắc lại nội dung bài tập, GV sử dụng đội hình của trò chơi để tổ chức thi đua giữa các đội: GV làm trọng tài cho điểm, cử 1 HS làm thư ký, mỗi đợt

- HS thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV

(20)

nhảy 2 - 4 HS của mỗi hàng. Khi GV cho điểm, thư ký ghi trung thực điểm của từng tổ. Sau mỗi đợt nhảy, GV và thư ký tổng hợp, xếp loại và thông báo cho cả lớp biết. Sau 1 - 2 đợt thực hiện, GV cho HS nhận xét, đánh giá. Cuối cùng GV và thư ký tổng hợp điểm, đội nào thua bị phạt (hình thức phạt do GV và HS quy định trước khi chơi).

- Học trò chơi "Chuyển nhanh, nhảy nhanh". - HS chơi trò chơi GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, chọn

đội chơi thử (chọn những HS đã nắm được cách chơi). Tổ chức chơi: Chia số HS trong lớp thành 2 - 4 nhóm tương đương nhau về thể lực và tỉ lệ nam, nữ, GV cho cả lớp chơi thử một lần. Sau đó, cho thi đấu 2 lần, đội nào thua bị phạt (hình thức thưởng phạt do GV và HS cùng thống nhất trước khi chơi.

- HS thực hiện chơi trò chơi theo sự chủ

3. Phần kết thúc: (4-6’)

- GV cho HS đứng thành vòng tròn vừa di chuyển vừa vỗ tay và hát.

- HS thực hiện - HS di chuyển thành 4 hàng theo tổ, GV hệ thống

lại bài học.

- GV hướng dẫn HS về nhà tự tập chạy đà bật cao. - HS lắng nghe

Ngày …. tháng …. năm 2019 Tổ trưởng

Nguyễn Thị Thìn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nội dung ĐL Phương pháp tổ chức dạy học 1.. hướng dẫn HS khởi động - HS khởi động kỹ các khớp 2.. - GV nêu tên trò chơi, chia đội, nhắc lại cách chơi, luật chơi, tổ

- GV chia lớp thành các nhóm tùy ý theo số lượng HS trong lớp (hoặc chia theo tổ) để chơi trò chơi kể về các hoạt động nghỉ ngơi có lợi và không có lợi cho sức khỏe,

Khi tổ chức cho HS chơi cần giữ kỷ luật tập luyện để đảm bảo an toàn cho các em.. Tuyệt đối tránh tổ chức 2 đội đứng ném đối diện nhau

- Theo đội hình 2 vòng tròn quay mặt vào nhau để tập.Cũng có thể tổ chức cho HS chơi theo các ĐH khác phù hợp với địa điểm cho phép. - GV nêu tên

GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, rồi cho một tổ HS lên chơi thử.. - HS thực hiện

+ Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn.. GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, rồi cho một số HS

Trạng ngữ: “Để dẹp nỗi bực mình” bổ sung ý nghĩa chỉ mục đích cho câu.. Để nói lên mục đích tiến hành sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những trạng

N1:Chân phải bước sang ngang, rộng bằng vai, hai tay trước, lòng bàn tay hướng vào nhau, hít vào.. N2: Từ từ hạ tay xuống và thở ra bằng