• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ...

Ngày giảng: ... Tiết 13

ÔN TẬP : ĐẠI TỪ I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm đại từ; Các loại đại từ.

- Xác định các đại từ trong văn bản nói và viết.

- Sử dụng đại từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học

- Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết.

* Kĩ năng sống

- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

3. Thái độ

- Giáo dục các em tình cảm yêu mến tiếng nói của dân tộc.

* Giáo dục đạo đức: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau; có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

=> TÔN TRỌNG, HỢP TÁC, TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ 4. Phát triển năng lực

- Năng lực tự học , năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Đọc, nghiên cứu tài liệu, soạn bài , Máy tính, máy chiếu - Học sinh : Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK . III. Phương pháp

- Phân tích, so sánh, quy nạp.

- Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra đại từ, tác dụng của việc sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Thực hành có hướng dẫn: sử dụng đại từ tiếng Việt theo những tình huống cụ thể.

- Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ cụ thể để rút ra những bài học thiết thực về cách dùng đại từ tiếng Việt phù hợp với tình huống giao tiếp.

IV. Tiến trình day học và giáo dục 1. Ổn đinh:(1’)

2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

Câu hỏi: ? Có mấy loại từ láy? Đặc điểm của từng loại? Cho VD?

? Nghĩa của từ láy có đặc điểm gì? Đặt câu với từ nhỏ nhắn, nhỏ nhen?

Dự kiến HS trả lời 1. Hai loại từ láy:

- Láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại hoàn toàn nhưng cũng có những trường hợp do biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (VD: đo đỏ, bần bật,..)

(2)

- Láy bộ phận: Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần (VD: long lanh, thì thầm,..)

2. Nghĩa của từ láy:

- Nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.

- Từ láy có tiếng gốc có nghĩa: sắc thái biểu cảm sắc thái giảm nhẹ, nhấn mạnh VD: Bạn ấy có dáng người nhỏ nhắn thật dễ coi.

Con người nhỏ nhen ấy chẳng được lòng ai cả.

3. Bài mới

Hoạt động 1 : Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật : động não - Thời gian : 1 phút - Hình thức : cá nhân

Trong giao tiếp, bên cạnh việc sử dụng các DT, ĐT, TT để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất,...còn có các đại từ để trỏ, để hỏi. Vậy thế nào là đại từ, có mấy loại đại từ? Chúng ta đã được học ở tiết 15. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh ôn tập lại khái niệm đại từ và các loại đại từ.

- Phương pháp:Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, quy nạp.

- phương tiện: SGK, máy tính , máy chiếu - Kĩ thuật: động não

- Thời gian : 15 phút - Hình thức : cá nhân

? Thế nào là đại từ?

Dự kiến HS trả lời - HS phát biểu .

GV chiếu => chốt:

- Đại từ dùng để chỉ người, sự vật, hđ, t/chất...

được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói.

- Đại từ dùng để hỏi

? Đại từ có thể đảm nhiệm những chức vụ ngữ pháp gì trong câu?

Dự kiến HS trả lời - CN, VN, phụ ngữ cho DT, ĐT, TT

? Thế nào là đại từ? Chức vụ ngữ pháp của

I. Lý thuyết 1. Khái niệm

- Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất...

được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định.

- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ cuả danh từ, của động từ cuả tính từ...

(3)

đại từ trong câu?

Dự kiến HS trả lời

- DT, ĐT,TT là những thực từ được dùng làm tên gọi của sự vật, hoạt động, tính chất.

- Đại từ không dùng làm tên gọi của sv, hđ, t/chất mà chỉ dùng để trỏ sự vật , hạt động, tính chất. Đại từ trỏ cái gì là tuỳ thuộc vào trường hợp giao tiếp cụ thể.

- Đại từ thay thế cho từ loại nào thì có vai trò ngữ pháp giống từ loại đó.

? Đặt câu có đại từ ? Ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của đại từ đó?

Dự kiến HS trả lời

- HS lấy VD - Xác định ý nghĩa - chức vụ ngữ Nhận xét, sửa cùng với lớp

? Đại từ để trỏ được phân loại ntn?Lấy ví dụ?

Dự kiến HS trả lời - Trỏ người, sự vật

- Trỏ số lượng

- Trỏ hành động, tính chất, sự việc

? Đại từ để hỏi được phân loại như thế nào?

Lấy ví dụ?

Dự kiến HS trả lời - Hỏi người, sự vật

- Hỏi về số lượng

- Hỏi về hoạt động, t.chất sự việc HS lấy ví dụ minh họa

Hoạt động 3: Tổng kết và vận dụng - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp:Vấn đáp, phân tích, so sánh đối chiếu.

- Kĩ thuật: động não.

- Thời gian : 17 phút - Hình thức: cá nhân/lớp - Cách thức tiến hành:

? Đặt câu với cách dùng các từ : ai, sao, bao nhiêu ko phải để hỏi mà để trỏ chung?

Dự kiến HS trả lời

- HS lên bảng làm ( nhóm 3 ) dưới lớp làm.

- GV+ lớp chữa

VD: * - Hôm nay không ai đi học muôn.

- Na học giỏi, ai cũng khen cô bé.

2. Các loại đại từ a. Đại từ để trỏ - Trỏ người, sự vật - Trỏ số lượng

- Trỏ hành động, tính chất, sự việc

b. Đại từ để hỏi - Hỏi người, sự vật - Hỏi về số lượng

- Hỏi về hoạt động, t.chất sự việc

III. Luyện tập

Bài 1

HS đặt câu. Mẫu :

- Hôm nay không ai đi học muôn.

- Na học giỏi, ai cũng khen cô bé.

- Dù sao anh cũng nên bỏ qua cho nó.

- Tôi không sao hiểu được

(4)

* - Dù sao anh cũng nên bỏ qua cho nó.

- Tôi không sao hiểu được điều đó.

* Bao nhiêu khó khăn cậu ấy đều vượt qua.

Bao nhiêu người thì bấy nhiêu tính cách khác nhau.

? Viết 1 đoạn văn ngắn từ 5- 7 câu nêu cảm nhận của em về cảnh Đèo Ngang trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan. Trong đó có sử dụng ít nhất 3 đại từ.

Gạch chân và chỉ rõ?

Dự kiến HS trả lời - HS viết đoạn văn . Yêu cầu :

+ Hình thức : Đoạn văn từ 5-7 câu. Có dùng ít nhất 3 đại từ. HS gạch chân và chỉ rõ.

+ Nội dung : Cảm nhận về cảnh Đèo Ngang:

heo hút, đìu hiu, rộng lớn, hoang sơ, đầy vắng vẻ...

? Xác định đại từ trong các câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người?

Dự kiến HS trả lời - HS tìm, HS khác nhận xét.

- GV nhận xét và chữa bài.

điều đó.

- Bao nhiêu khó khăn cậu ấy đều vượt qua.

- Bao nhiêu người thì bấy nhiêu tính cách khác nhau.

Bài 2

- HS viết đoạn văn . Yêu cầu : + Hình thức : Đoạn văn từ 5- 7 câu. Có dùng ít nhất 3 đại từ. HS gạch chân và chỉ rõ.

+ Nội dung : Cảm nhận về cảnh Đèo Ngang: heo hút, đìu hiu, rộng lớn, hoang sơ, đầy vắng vẻ...

4. Củng cố (3’)

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức - KT: động não

- PP vấn đáp, thuyết trình - Hình thức : cá nhân

GV chiếu 2 bảng : HS lên hoàn thành đầy đủ thông tin ở bảng phụ theo nd đã học.

1. Đại từ là những từ dùng để trỏ người, SV, HĐ, t/chất... được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

5. Hướng dẫn học bài: (5’)(PP thuyết trình)

- Học thuộc và nắm chắc nội dung bài học (Theo phần C2). Lấy được ví dụ.

- Hoàn thành BT/SGK; làm BT6 ( SBTVN7 tập 1/29)

- Tập viết đoạn văn với chủ đề : Quê hương có dùng đại từ . Xác định ĐT - Chuẩn bị: Ôn tập từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

(5)

Ngày soạn : ………...

Ngày giảng:……… Tiết 14

ÔN TẬP : TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA TRÁI NGHĨA I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Phát biểu khái niệm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.

- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Phân biệt từ trái nghĩa.

- Vận dụng trong khi nói, khi viết.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học:

- Nhận biết từ đồng nghĩa , trái nghĩa trong văn bản.

- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

- Sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.

- Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.

* Kĩ năng sống:

+ Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản than.

+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng đồng nghĩa.

3. Thái độ

- Có ý thức khi sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.

- Giáo dục đạo đức: tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác; lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ,năng lực giải quyết vấn đề , năng lực sáng tạo,năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị

- GV: Nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức,giáo án, bảng phụ, phấn màu., máy chiếu - HS: trả lời mục I,II

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp dạy học: Phát vấn câu hỏi, thảo luận, so sánh, phân tích.

- Kỹ thuật dạy học:

+ Phân tích các tình huống mẫu đẻ tìm hiểu cách dùng từ đồng nghĩa.

+ Thực hành có hướng dẫn: Sử dụng từ đồng nghĩa trong các tình huống cụ thể.

(6)

+ Động não: Suy nghĩ , phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ TV đúng nghĩa và trong sáng.

- Hình thức: cá nhân, nhóm, dạy học phân hóa...

IV. Tiến trình giáo dục - dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

Câu hỏi: Trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh mắc những lỗi nào? Đặt câu có sử dụng quan hệ từ ?

Câu văn sau mắc lỗi gì? Em hãy sửa lại cho hoàn chỉnh? +Nó tôi đi học.

Dự kiến HS trả lời - Trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi:

+ Thiếu quan hệ từ.

+ Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.

+ Thừa quan hệ từ.

+ Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết.

- Câu văn mắc lỗi thiếu quan hệ từ: và.

3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học

- Hình thức: Hoạt động cá nhân - PP: thuyết trình

- Kĩ thuật : động não - Thời gian : 1 phút

Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Và để giúp các em hiểu sâu hơn về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.. Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi ôn tập lại bài.

I. Lý thuyết

(7)

13

Sơ đồ tư duy: Khái quát nội dung bài Từ đồng nghĩa.

15

Từ trái nghĩa

Khái niệm Những từ có

nghĩa trái ngược nhau.

Cách sử dụng : trong thể đối;

tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh.

(8)

21

Từ đồng âm

Khái niệm Giống nhau về

âm thanh nhưng nghĩa

khác nhau

Cách sử dụng : trong giao tiếp cần chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề

- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh ôn tập lại từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.

- Hình thức: cá nhân, nhóm, dạy học phân hóa - Phương pháp:Vấn đáp, phân tíchtrường hợp điển hình, so sánh quy nạp.

- Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi.

- Thời gian : 1 5 phút - Cách thức tiến hành:

? Qua đây em cho biết ntn là từ đồng nghĩa ? Dự kiến HS trả lời

- Các từ trong mỗi nhóm có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

? Em hiểu như thế nào về từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn?

Dự kiến HS trả lời

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn : Có sắc thái nghĩa giống nhau , có thể thay thế cho nhau

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn : Sắc thái nghĩa không giống nhau, không thể thay thế cho nhau

? Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần chú ý điểm gì ?

Dự kiến HS trả lời

- Không phải lúc nào từ đồng nghĩa cũng có thể

II. Luyện tập Bài 1 (115)

+ Gan dạ - dũng cảm + Nhà thơ - thi sĩ + Mổ xẻ - phẫu thuật + Của cải - tài sản

+ Nước ngoài - ngoại quốc Bài 2 (115)

+ Máy thu thanh – Rađiô + Xe hơi - ô tô

+ Sinh tố - Vitamin + Dương cầm – Pianô

Bài 3 (115) + Heo - lợn

+ Má- mẹ , u , bầm Bài 4 (115)

a) Đưa : trao d) nói: cười

b) Đưa : tiễn đ) đi : mất

c) Kêu: nói, ca cẩm Bài 5/116

(9)

thay thế cho nhau.

- Khi dùng từ đồng nghĩa cần lựa chọn từ phù hợp với ngữ cảnh và cảm xúc

Hoạt động 5 : Tổng kết và vận dụng

- Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, nhóm.

- HÌnh thức: cá nhân, nhóm - Thời gian : 15 phút

- Kĩ thuật: động não.

- Cách thức tiến hành:

HS: Lên bảng – cá nhân GV chiếu đáp án.

HS nêu yêu cầu BT 3,4?

GV giao 2 nhóm : N1: Tổ 1,2: Bài 3 N2: Tổ 3,4: Bài 4

Đại diện HS đọc làm và trình bày GV chiếu đáp án.

? HS đọc y/c BT 5?

HS: Thảo luận nhóm bàn Trình bày

- GV trình chiếu . - HS trả lời miệng

* ăn, xơi, chén: Khác nhau về sắc thái ý nghĩa.

- ăn: Sắc thái bình thưưòng.

- Xơi: Sắc thái lịch sự, xã giao.(Thường dùng trong lời mời chào)

- Chén:Sắc thái thân mật, thông tục

* Tu, nhấp, nốc: Ba từ này khác nhau về nét nghĩa cách thức hoạt động.

- Tu: uống nhiều, liền một mạch bằng cách ngậm tục tiếp vào miệng chai hay vòi ấm.

- Nhấp: Uống từng chút một, bằng cách chỉ hớp ở đầu môi thường chỉ là để cho biết vị.

- Nốc: Uống nhiều và hết ngay trong một lúc.

Bài 6 (116)

a) Thành quả -> thành tích b) Ngoan cố -> ngoan cường

c) Nghĩa vụ -> nhiệm vụ d) Giữ gìn -> bảo vệ

Bài 7 (116)

a) Điền: đối xử, hoặc đối đãi vào C1; Điền đối xử vào C2

b) Điền “ trọng đại” hoặc

“To lớn” vào câu 1

Điền “ to lớn” vào câu 2 Bài 9 (117)

- Hưởng lạc – hưởng thụ - Bao che – che chở

- Giảng dạy : dạy - Trình bày – trưng bày

? Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng từ đồng nghĩa 4. Củng cố(2’) :

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

(10)

- Phương pháp: khái quát hoá bằng sơ đồ tư duy - Hình thức: cá nhân

- Kĩ thuật: động não.

GV cho từ khoá : từ đồng nghĩa HS lập – nhận xét

5. 5. Hướng dẫn về nhà (5’: thuyết trình) - Về nhà hoàn chỉnh bài tập luyện tập vào vở.

- Học bài, tra từ điển để xác định nghĩa một số từ Hán Việt thông dụng (các từ vừa tìm hiểu)

- Chuẩn bị bài tiếp theo . E. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn