• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thời gian xây dựng kế hoạch: 12/10/2021 Thời gian thực hiện:

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 19/10 /2021 1C- Tiết 1 (S)

Thứ 6 ngày 22/10 /2021 1A- Tiết 1 (S); 1B- Tiết 1 (C) CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT

BÀI 4: NÉT THẲNG, NÉT CONG (2 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau:

- Nhận biết được nét thẳng, nét cong và sự khác nhau của chúng; biết liên hệ một số hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống với nét thẳng, nét cong.

- Tạo được nét thẳng, nét cong và biết vận dụng các nét đó để tạo sản phẩm theo ý thích và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

- Bước đầu chia sẻ được nhận biết về nét thẳng, nét cong ở hình ảnh trong tự nhiên, đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực đặc thù như: Tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, Ngôn ngữ, Khoa học… thông qua các hoạt động chuẩn bị bài, chia sẻ cảm nhận; tìm hiểu và phát hiện các kiểu nét trong tự nhiên, đời sống; biết sử dụng công cụ, chất liệu, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm…

1.3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS tình yêu thiên nhiên, lòng nhân ái, đức tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm… thông qua một số biểu hiện như: Biết chuẩn bị đồ dùng học; Tôn trọng sản phẩm do mình, bạn bè tạo ra và tác phẩm của họa sĩ; giữ vệ sinh trong thực hành, sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 4 SGK Mĩ thuật 1. SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; phương tiện, họa cụ, họa phẩm, và vật liệu dạng que ( que tính, thước kẻ, que diêm,…), dạng sơi, giấy màu,…Đồ dùng trực quan các dạng hình kỉ hà, hình nét cong đơn giản.

2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 4 SGK Mĩ thuật 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (Khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

TIẾT 1

Hoạt động chủ yếu của GV Hoạt động chủ yếu của HS Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 3’)

- Gv dùng sợi dây kéo thẳng và uốn chùng cho cong xuống. GV kết luận nét cong/ thẳng được tạo ra từ một thứ.

- Quan sát, lắng nghe.

(2)

Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu về nét thẳng, nét cong.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 4’) - Gv giới thiệu hình ảnh SGK- trang

18.

+ Hãy chỉ cho cô nét thẳng, nét cong có trong các hình?

- Gv giới thiệu hình ảnh SGK- trang 19.

+ Hãy chỉ cho cô nét thẳng, nét cong có trong các hình?

+ Hãy chỉ cho cô nét thẳng, nét cong có trong các hình con cá và con ngựa?

+ Hãy quan sát xung quanh và chỉ cho cô những nét thẳng và nét cong mà con biết?

- GV tóm tắt nội dung kết hợp giới thiệu thêm về nét cong, nét thẳng có xung quanh.

- HS quan sát SGK- 18 và chỉ ra nét thẳng, nét cong có trong hình.

+ Hình nét bút và sợi dây đầu tiên là nét thẳng. Hình nét bút và sợi dây thứ 2 là nét cong.

- HS quan sát SGK- 19 và chỉ ra nét thẳng, nét cong có trong hình.

+ Hình ngôi sao và tia nắng là nét thẳng. Hình mâu, ông mặt trời là nét cong.

+ Con cá đầu tiên có nét thẳng, con cá thứ 2 có nét cong, chú ngựa vằn có nét thẳng và có nét cong

+ Quyển sách, quyển vở, cái bảng, cái cửa,... có nét thẳng. Chiếc lá, cái mũ, cổ áo, đồng hồ,... có nét cong.

- Lắng nghe.

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 27’) 3.1 Tìm hiểu cách tạo chấm.

Hướng dẫn HS quan sát một số cách tạo nét (trang 21, SGK)

+ Nêu cách tạo ra nét thẳng và nét cong?

- Gv giới thiệu và minh họa cách tạo ra nét thẳng và nét cong.

- GV yêu cầu 2 học sinh lên bảng tạo ra nét thẳng và nét cong

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.2 Thực hành và thảo luận

- GV gợi ý hướng dẫn HS thực hành sử dụng bút để vẽ thẳng, nét cong. Hướng dẫn Hs có thể vẽ các hình đơn giản

Quan sát.

+ Vẽ thẳng tay tạo ra nét thẳng. Vẽ lượn để tạo ra nét cong theo ý muốn.

- Quan sát.

- Hs lên bảng tạo ra nét theo yêu cầu.

- Lắng nghe.

- Thực hành cá nhân, vẽ các hình đơn giản như nhà, cây,... bằng cách vẽ các nét thẳng, nét cong.

(3)

3.3. Hoạt động trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ

- GV cho Hs trưng bày sản phẩm lên bảng.

- Tổ chức cho học sinh thảo luận, chia sẻ về sản phẩm của mình.

- GV chốt lại nội dung chính.

* Tổng kết tiết học

- Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn.

- Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị.

- Trưng bày sản phẩm.

- HS chia sẻ về sản phẩm của mình, của bạn dựa trên: kể tên hình vẽ, cách tạo ra hình vẽ bằng các nét nào.

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp

- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng