• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31

Ngày soạn: Thứ năm, ngày 22 tháng 04 năm 2021

Ngày giảng: (Sáng) Thứ hai, ngày 26 tháng 04 năm 2021 TẬP ĐỌC

Tiết 91-92:

Chiếc rễ đa tròn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu nội dung bài: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác.Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4.

2.Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

* Giáo dục BVMT:Củng cố, dặn dò:

- Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người

* Giáo dục QTE:Tìm hiểu bài

- Quyền được người lớn quan tâm, quyền được vui chơi, được hưởng những gì tốt đẹp.

* Giáo dục TTHCM: Giúp học sinh hiểu dược tình yêu thương bao la của Bác Hồ đối với mọi người. Một chiếc rễ đa rơi, xuống đất. Bác cũng muốn trồng lại…

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ , bảng phụ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng đọc thuộc bài thơ “ Cháu nhớ Bác Hồ” và trả lời câu hỏi.

? Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu ?

? Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác ? - Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

Hoạt động của học sinh - Học sinh lên bảng đọc thuộc bài thơ “ Cháu nhớ Bác Hồ” và trả lời câu hỏi.

+ Bạn nhỏ ở ven sông Ô Lâu, một con sông chảy qua tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Vào lúc nhà thơ Thanh Hải viết bài thơ này, đây là vùng bị giặc Mỹ chiếm đóng.

+ Vì giặc cấm nhân dân ta cất giữ ảnh Bác.

- Học sinh nhận xét.

(2)

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:(35’) 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Trong giờ Tập làm văn tuần trước, các em đã được nghe mẩu chuyện Qua suối nói về Bác Hồ. Bác luôn luôn quan tâm đến mọi vật, mọi người xung quanh, mà trước hết là các cháu thiếu nhi. Bài đọc Chiếc rễ đa tròn hôm nay lại kể thêm với các em một câu chuyện về lòng nhân ái bao la của Bác.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Luyện đọc: (34’) a. Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài với giọng người kể chậm rãi. Giọng Bác ôn tồn dịu dàng. Giọng chú cần vụ ngạc nhiên.

b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên đưa từ khó: rễ đa, ngoằn ngoèo, tàn ngần, vòng tròn, vườn.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn:

- Giáo viên chia đoạn:

+ Đoạn 1: Buổi sớm...tiếp nhé.

+ Đoạn 2:Theo lời...sẽ biết + Đoạn 3: Đoạn còn lại.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài:

Đến gần cây đa, / Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài, ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất.//

- Giáo viên đọc mẫu câu dài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc chú giải.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh theo dõi, lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc từ khó.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc chú giải.

(3)

* Luyện đọc trong nhóm:

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm theo nhóm 3.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Đọc đồng thanh:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đồng thanh đoạn 3.

- Giáo viên gọi học sinh đọc cả bài.

=> Chuyển ý:

Tiết 2

3. Tìm hiểu bài: (18')

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

+ Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì ?

+ Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào ?

+ Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào ?

+ Các bạn nhỏ thích chơi trò chơi gì bên cây đa ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh hãy nói một câu:

a. Về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi.

b. Về thái độ của Bác đối với mọi vật xung quanh ?

+ Bài văn cho biết điều gì ?

- Giáo viên kết luận: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây bác cũng muốn uốn cái rễ thành vòng tròn để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho

- Học sinh luyện đọc trong nhóm theo nhóm 3.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc đồng thanh đoạn 3.

- Học sinh đọc cả bài.

- Học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

+ Bác bảo chú cần vụ cuốn rễ lại rồi cho nó mọc tiếp.

+ Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ đa thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.

+ Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa con có vòng lá tròn.

+ Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác, thích chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa.

- Học sinh nêu:

+ Bác muốn những điều tốt đẹp nhất cho thiếu nhi.

+ Bác thương chiếc rễ đa, muốn trồng cho nó sống lại. Những vật bé nhỏ nhất cũng được Bác nâng niu. Bác rất quan tâm đến mọi vật xung quanh...

=> Ý nghĩa bài: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật.

- Học sinh lắng nghe.

(4)

các cháu thiếu nhi.

* Giáo dục QTE:Các con có thường xuyên được bố mẹ đưa đi chơi không?

- Giáo viên nhận xét,chốt kết hợp QTE:Các em có quyền được tham gia vui chơi và được người lớn quan tâm chăm sóc.

4. Luyện đọc lại: (17')

- Giáo viên đọc mẫu bài lần 2.

- Giáo viên gọi học sinh đọc cả bài.

* Thi đọc:

- Giáo viên gọi đại diện tổ thi đọc.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân vai theo nhóm.

- Giáo viên yêu cầu các tổ thi đọc phân vai.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò:(5’)

* Giáo dục BVMT: Em sẽ làm được những gì để góp phần bảo vệ môi trường qua bài

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- 3 học sinh đọc cả bài.

- Đại diện tổ thi đọc.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh luyện đọc phân vai theo nhóm.

- Đại diện tổ thi đọc phân vai.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TOÁN

Tiết 151:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

(5)

- Biết cách tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000. Cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán về nhiều hơn.

- Biết tính chu vi của hình tam giác.

2. Kỹ năng:

- Luyện cho học sinh kĩ năng tính cộng. Tính chu vi của hình tam giác.

3. Thái độ:

-Giáo dục học sinh yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập toán.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 của tiết trước, lớp làm bài ra giấy nháp.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Thực hành:

Bài 1: Tính

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên gọi 5 học sinh lên bảng làm bài, mỗi bạn làm 2 phép tính, dưới lớp làm bài vào vở bài tập

- Giáo viên gọi học sinh nêu cách thực hiện phép tính.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài 2: Đặt tính rồi tính.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ?

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 của tiết trước, lớp làm bài ra giấy nháp.

+724 215 939

+806 172 978

+263 720 983

+624 55 679 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải tính.

5 học sinh lên bảng làm bài, mỗi bạn làm 2 phép tính, dưới lớp làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh nêu các thực hiện phép tính.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

(6)

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính rồi tính.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập .

- Giáo viên gọi học sinh nêu cách thực hiện phép tính.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài 3: Hình nàođã khoanh vào ¼ số con vật?

- Gọi hs đọc yêu cầu

- Hướng dẫn hs làm bài tập - Gọi hs nêu kết quả

- Nhận xét Bài 4:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài giải, lớp làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 5:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình tam giác và nêu độ dài các cạnh.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài giải, lớp làm bài vào vở bài tập.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải đặt tính rồi tính.

- Học sinh nêu cách đặt tính rồi tính.

- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập .

- Học sinh nêu cách thực hiện.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- 2 hs đọc yêu cầu - Hs làm bài tập

- Hs nêu: Hình a khoang vào ¼ con vật.

- Học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết con gấu nặng 210kg, con sư tử nặng hơn con gấu 18kg.

- Bài toán hỏi con sư tử nặng bao nhiêu ki- lô-gam?

- 1 học sinh lên bảng làm bài giải, lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

Con sư tử nặng số ki-lô-gam là:

210 + 18 = 228 (kg) Đáp số: 228 kg.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

cầu học sinh quan sát hình tam giác và nêu độ dài các cạnh.

- 1 học sinh lên bảng làm bài giải, lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

Chu vi hình tam giác ABC là:

300 + 400 + 200 = 900 (cm)

(7)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

Đáp số: 900cm - Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 22 tháng 04 năm 2021

Ngày giảng: ( Chiều) Thứ hai, ngày 26 tháng 04 năm 2021 ĐẠO ĐỨC

Tiết 31: Bảo vệ loài vật có ích( tiết 2) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Kể được ích lợi của các loài vật quen thuộc đối với đời sống con người.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.

- Hiểu một số lợi ích của các loài vật đối với đời sống con người.

- Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.

2. Kỹ năng

- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.

3. Thái độ

-Yêu quý các loài vật.

- Đồng tình ủng hộ với những ai biết yêu quý bảo vệ loài vật có ích.

- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích.

*Giáo dục TTHCM ( Liên hệ): Lúc sinh thời, BH rất yêu các loài vật. Qua bài học, GD HS biết yêu thương và bảo vệ loài vật có ích.

* GDKNS : Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích.

* BVMT (Toàn phần): Tham gia và nhắc nhở mọi người bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường, thân thiện với môi trường và góp phần BVMT tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ Tranh ảnh về 1 con vật mà em thích.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của hs 1. Ổn định(1')

- Chuyển tiết

2. Bài cũ : (5') Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1) - Đối với các loài vật có ích, các em nên và không nên làm gì?

- Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật mà em biết?

- 1 HS trả lời: Đối với các loài vật có ích em sẽ yêu thương và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc hoặc đánh đập chúng.

(8)

- GV nhận xét.

3. Bài mới:(28') Bảo vệ loài vật có ích (tiết 2)

Hoạt động 1:

- Chia nhóm HS, yêu cầu các bạn trong nhóm thảo luận với nhau tìm cách ứng xử với tình huống được giao sau đó sắm vai đóng lại tình huống và cách ứng xử được chọn trước lớp.

Tình huống 1: Minh đang học bài thì Cường đến rủ đi bắn chim.

Tình huống 2: Đến giờ Hà phải giúp mẹ cho gà ăn thì hai bạn Ngọc và Trâm sang rủ Hà đến nhà Mai xem bộ quần áo mới của Mai.

Tình huống 3: Trên đường đi học về. Lan nhìn thấy một con mèo con bị ngã xuống rãnh nước.

Tình huống 4: Con lợn nhà em mới đẻ ra một đàn lợn con.

 Mỗi tình huống có cách ứng xử khác nhau nhưng phải luôn thể hiện được tình yêu đối với các loài vật có ích.

Hoạt động 2: Yêu cầu HS kể một vài việc làm cụ thể em đã làm hoặc chứng kiến về bảo vệ loài vật có ích.

*GDKNS: Hãy nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ loài vật có ích.

4. Củng cố – Dặn dò(1') - GV tổng kết, GD HS - Nhận xét tiết học.

- HS nêu, bạn nhận xét.

Xử lý tình huống

- Thực hành hoạt động theo nhóm sau đó các nhóm trình bày sắm vai trước lớp. Sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và nêu cách xử lí khác nếu cần.

- Minh khuyên Cường không nên bắn chim vì chim bắt sâu bảo vệ mùa màng và tiếp tục học bài.

- Hà cần cho gà ăn xong mới đi cùng các bạn hoặc từ chối đi vì còn phải cho gà ăn.

- Lan cần vớt con mèo lên mang về nhà chăm sóc và tìm xem nó là mèo nhà ai để trả lại cho chủ

-Em cần cùng gia đình chăm sóc đàn lợn để chúng khoẻ mạnh hay ăn, chóng lớn.

- HS nghe.

- Liên hệ thực tế

Một số HS kể trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét về hành vi được nêu.

- HS nxét, bổ sung

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

Tiết 61:

Việt Nam có Bác

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài thơ thể lục bát " Việt Nam có Bác".

- Làm được BT2 hoặc BT3 a / b, hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.

2. Kĩ năng:

(9)

- Rèn kĩ năng nhìn- viết đúng chính tả.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

* Giáo dục TT Hồ Chí Minh:Hoạt động 1 - Bồi dưỡng tình cảm của thiếu nhi đối với Bác.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, vở bài tập TV.

- Học sinh: Bảng con, vở chính tả, sách giáo khoa, vở bài tập TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- YC 2 HS lên bảng viết: chói chang, trập trùng, chân thật, học trò, chào hỏi...

HS dưới lớp viết vào bảng con - Yêu cầu HS nhận xét

- GV nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới. (30’) 1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Hướng dẫn nghe - viết.

- Đọc mẫu bài viết.

- Gọi h/s đọc lại.

+ Bài thơ nói về ai?

+ Công lao của Bác Hồ được so sánh với gì?

* TTHCM: Nhân dân ta yêu quý và kính trọng Bác Hồ như thế nào?

GV chốt kết hợp GD TTHCM:

Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam người được nhân dân Việt Nam gọi là Bác, người cũng được người dân coi như một người cha của dân tộc đây các em ạ

a. Hướng dẫn viết từ khó

- Trường Sơn, Việt Nam, non nước, lục bát...

- Gọi h/s đọc.

- Yêu cầu lớp viết vào bảng con.

- Nhận xét - chỉnh sửa.

- Hướng dẫn cách trình bày:

- HS lên bảng viết

- HS dưới lớp viết vào bảng con - Yêu cầu HS nhận xét

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- Chú ý lắng nghe.

- HS đọc lại.

+ Bài thơ nói về Bác Hồ.

+ Công lao của Bác Hồ được so sánh với non nước, trời mây và đỉnh Trường Sơn.

+ Nhân dân ta coi Bác là Việt Nam, Việt Nam là Bác.

- Lắng nghe

- HS đọc

- Viết vào bảng con.

(10)

+ Bài thơ có mấy dòng thơ ?

+ Đây là thể thơ gì? Vì sao em biết ? + Các chữ đầu dòng được viết như thế nào?

- Ngoài những từ đầu dòng chúng ta cần viết hoa thì trong bài còn có một số từ ngữ là tên riêng chúng ta cũng phải viết hoa: Việt Nam, Trường Sơn, Bác( để thể hiện sự kính trọng với Bác.)

b. Luyện viết chính tả.

- Đọc cho HS nghe và viết bài.

- Đọc soát lỗi

e. Chấm , chữa bài.

- Thu 9 - 10 bài nhận xét - Trả vở – nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2

- Gọi HS đọc BT - YC làm BT vào vở.

- Gọi HS nhận xét – chữa bài.

Bài 3:

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố - dặn dò. (5’) - GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh về nhà ôn bài và chuẩn bị bài học sau.

+ Bài thơ có 6 dòng thơ

+ Đây là thể thơ lục bát vì dòng đầu có 6 tiếng, dòng sau có 8 tiếng.

+ Các chữ đầu dòng thì phải viết hoa, chữ ở dòng 6 thì viết lùi vào 1 ô, chữ ở dòng 8 thì viết lùi ra sát với dòng kẻ.

- Lớp lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe, viết bài.

- HS soát lỗi

- Đọc YC BT2.

- HS làm bài vào vở.

- Có bưởi cam thơm mát bóng dừa Có rào râm bụt đỏ hoa quê

Có bốn mùa rau tươi tốt lá

Như những ngày cháo bẹ măng tre.

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn, Giường mấy chiếu cói đơn chăn gối.

- HS đọc y/c đề bài.

a. Tàu rời ga

Sơn Tinh dời từng dãy núi đi.

Hổ là loài thú dữ

Bộ đội canh giữ biển trời

- Lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = =

(11)

Ngày soạn: Thứ năm, ngày 22 tháng 04 năm 2021

Ngày giảng: (Sáng) Thứ ba, ngày 27 tháng 04 năm 2021 TOÁN

Tiết 152:

Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.

- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm. Biết giải bài toán về ít hơn . 2.Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng tính toán cho học sinh.

3.Thái độ:

- Học sinh phát triển tư duy và yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị, sách giáo khoa, vở bài tập toán, bảng con.

- Học sinh: Vở bài tập toán, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 h/s lên bảng làm bài:

HS dưới lớp làm bài vào bảng con 463 + 326 = ? ; 355 + 524 = ?

- Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới.(30’) 1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

a) Giới thiệu phép trừ số có 3 chữ số.

- Gới thiệu đồng thời gắn hình biểu diễn lên bảng.

- Bài toán : Có 635 hình vuông, bớt đi 214 hình vuông.

? Hỏi còn lại bao nhiêu hình vuông ?

? Muốn biết còn lại bao nhiêu hình vuông ta làm như thế nào ?

b) Đi tìm kết quả.

- Yêu cầu học sinh quan sát hình biểu diễn.

- 2 HS lên bảng làm bài.

HS dưới lớp làm bài vào bảng con +463

326 789

+355 524 879 - HS nhận xét

- Lớp lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- Lớp theo dõi.

+ Còn 421 hình vuông.

+ Ta thực hiện phép tính trừ: 635 – 214

- Lớp quan sát.

+ Còn: 4 trăm, hai chục, 1 đơn vị.

(12)

? Phần còn lại có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?

? 4 trăm, hai chục, 1 đơn vị là bao nhiêu hình vuông?

? Vậy 635 – 214 = bao nhiêu ?

* GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép trừ theo cột dọc.

- Gọi h/s nhắc lại.

2. Thực hành:

Bài 1: Tính:

- Gọi hs đọc y/c bài.

- Yêu cầu lớp làm bài vào VBT sau đó trình bày bài miệng

- Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét tuyên dương Bài 2: Đặt tính rồi tính:

- Gọi hs đọc y/c bài.

- Gọi 2 h/s lên bảng làm bài.

HS dưới lớp làm bài vào VBT -Yêu cầu HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương Bài 3:Tính nhẩm (theo mẫu):

-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu lớp tính nhẩm và trình bày nối tiếp các phép tính

- Nhận xét chữa bài.

Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV nêu câu hỏi kết hợp tóm tắt.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết đàn gà có bao nhiêu con ta làm thế nào?

+ Là 421 hình vuông.

+ 635 – 214 = 421

- HS theo dõi, lắng nghe.

* 5 trừ 4 bằng 1, viết 1

* 3 trừ 1 bằng 2, viết 2

* 6 trừ 2 bằng 4, viết 4

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS làm bài vào VBT sau đó trình bày bài miệng

-HS nhận xét

- Hs đọc y/c

- 2 h/s lên bảng làm bài.

HS dưới lớp làm bài vào VBT -HS nhận xét

- HS nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu lớp tính nhẩm và trình bày nối tiếp các phép tính

a. 500 – 200 = 300 700 – 300 = 400 600 – 100 = 500 600 – 400 = 200 900 – 300 = 600 800 – 500 = 3000 b. 1000 – 200 = 800 1000 – 400 = 6000 1000 – 500 = 500

- HS đọc y/c đề bài.

- HS trả lời.

+ Cho biếtđàn vịt có 183 con, đàn gàít hơn đàn vịt 121 con.

+ Hỏi đàn gà có bao nhiêu con ? - Hs trả lời

- 1 HS lên bảng giải.

(13)

- Gọi 1 h/s lên bảng giải, HS dưới lớp làm vào vở.

Tóm tắt

Đàn vịt : 183 con Đàn gàít hơn : 121 con Đàn gà : … con?

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm - Gv nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố - Dặn dò: (5’) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò học sinh về nhà ôn bài và chuẩn bị bài học sau

- HS dưới lớp làm vào vở.

Bài giải:

Đàn gà có số con là : 183 – 121 = 62 (con) Đáp số: 62 con

- HS nhận xét bài làm

- Lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = KỂ CHUYỆN

Tiết 31:

Chiếc rễ đa tròn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Sắp xếp đúng trật tự lại các bức tranh theo nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn của câu chuyện bài tập 1, bài tập 2.

2.Kỹ năng:

- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.

3.Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

* Giáo dục BVMT: Hoạt động 2

- Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: sách giáo khoa, tranh minh họa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi h/s lên kể nối tiếp Truyện “ Ai ngoan sẽ được thưởng”

- Yêu cầu HS nhận xét - Nhận xét đánh giá.

- 2 HS kể lên kể lại truyện.

- HS nhận xét

(14)

B. Dạy bài mới. (30’) 1. Giới thiệu bài .

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Hướng dẫn kể chuyện.

* Sắp xếp lại trật tự các tranh theo đúng diễn biến câu chuyện:

- GV treo tranh minh hoạ phóng to và HD học sinh quan sát, nói vắn tắt nội dung của từng tranh.

+ Tranh 1: Bác Hồ dang HD chú cần vụ cách trồng chiếc rễ đa . + Tranh 2: Các bạn Thiếu nhi thích thú chui qua vòm lá tròn, xanh tốt của lá đa con.

+ Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiêc rễ đa nhỏ nằm trên mặt dất và bảo chú cần vụ đem trồng nó.

* HD kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

- Yêu cầu HS kể từng đoạn theo tranh trong nhóm của mình.

- Một số câu hỏi gọi ý học sinh kể chuyện:

+ Đoạn 1

+ Bác Hồ thấy gì trên mắt đất ?

+ Nhìn thấy chiếc rễ Bác Hồ nói gì

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- Sắp xếp các bức tranh: 3 – 1 – 2.

- Lớp lắng nghe.

- Lớp theo dõi, lắng nghe.

- HS kể từng đoạn trong nhóm theo gợi ý

(15)

với chú cần vụ ? + Đoạn 2:

+ Chú cần vụ trồng cái rễ đa như thế nào ?

+ Theo Bác thì phải trồng chiếc rễ đa như thế nào ?

+ Đoạn 3:

* BVMT: Kết quả việc trồng rễ đa của Bác ntn?

? Mọi người hiểu Bác cho trồng chiếc rễ đa thành vòng tròn để làm gì ?

=> GV nhận xét – đánh giá 3. Kể toàn bộ câu chuyện:

- Gọi h/s kể toàn bộ câu chuyện.

=> GV nhận xét – đánh giá C. Củng cố - dặn dò. (5’) - GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh về nhà kế lại truyện và chuẩn bị bài học sau.

+ Bác nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ, dài ngoằn ngoèo

+ Bác nói với chú cần vụ cuốn rễ lại rồi trồng cho nó mọc tiếp.

+ Chú cần vụ xới đất rồi vùi chiếc rễ xuống.

+ Bác cuốn chiếc rễ thành một vòng tròn rồi bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.

+ Chiếc rễ đa lớn thành một cây đa có vòng lá tròn.

+ Bác trồng rễ đa như vậy để làm chỗ vui chơi mất mẻ và đẹp cho các cháu thiếu nhi.

- HS kể toàn bộ câu chuyện.

- Lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = =

Ngày soạn: Thứ năm, ngày 22 tháng 04 năm 2021

(16)

Ngày giảng: (Sáng) Thứ tư, ngày 28 tháng 04 năm 2021 TOÁN

Tiết 153:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết giải bài toán về ít hơn .

2. Kỹ năng:

- Luyện kĩ năng thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) theo cột dọc.

-Củng cố biểu tượng, kĩ năng nhận dạng hình tứ giác.

3.Thái độ:

- Học sinh phát triển tư duy, tích cực trong học tập, cẩn thận, chính xác trong tính toán.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:sách giáo khoa, vở bài tập.

- Học sinh: vở bài tập, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 h/s lên bảng làm bài:

697 – 463 = ? 734 – 513 = ?

HS dưới lớp làm bài vào bảng con - Yêu cầu HS nhận xét

- GV nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới. (30’) 1. Giới thiệu bài. (1’)

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Thực hành: (29’) Bài 1: Tính:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu lớp làm bài vào vở.

- Gọi h/s lên bảng làm bài.

-Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, chữa bài Bài 2: ĐẶt tính rồi tính:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu 4 HS lên bảng làm bài

- HS lên bảng làm bài.

−697 463 234

−734 513 221

HS dưới lớp làm bài vào bảng con - HS nhận xét

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- HS đọc y/c đề bài.

- Lớp làm bài vào vở.

- HS lên bảng làm bài.

-HS nhận xét

- HS đọc y/c đề bài.

- 4 HS lên bảng làm bài

(17)

H dưới lớp làm bài vào VBT -Yêu cầu HS nhận xét

- Gv nhận xét, chữa bài

Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- GV hướng dẫn học sinh thực hiện + Bảng gồm có mấy hàng ngang và mấy cột dọc

+ Hàng ngang thứ nhất?

+ Hàng ngang thứ hai?

+ Hàng ngang thứ ba?

- Ô trống ở những giá trị nào?

+ Muốn tìm hiệu?

+ Muốn tìm số trừ?

+ Muốn tìm số bị trừ?

- GV yêu cầu học sinh thực hiện làm bài tập.

- GV quan sát , giúp đỡ hs yếu - Nhận xét, gọi một số học sinh đọc lần lượt kq theo cột dọc

* Bài toán củng cố cho chúng ta kiến thức gì?

Bài 4:

- Gọi HS đọc y/c đề bài.

- Nêu câu hỏi kết hợp tóm tắt.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết Trường Tiểu học Hữu Nghị có bao nhiêu học sinh ta làm thế nào?

- Gọi h/s lên bảng giải, lớp làm vào vở.

H dưới lớp làm bài vào VBT -HS nhận xét

- HS đọc y/c đề bài.

- HS lắng nghe và trả lời

Số bị trừ 257 257 869 867 486 Số trừ 136 136 659 661 264

Hiệu 121 121 210 206 222

- Lắng nghe, thực hiện - HS nêu

- HS đọc y/c đề bài.

- HS trả lời.

+Trường Tiểu học Thành Công có 865 học sinh, trường Tiểu học Hữu Nghị cóít hơn Trường Tiểu học Thành Công 32 học sinh.

+ Trường Tiểu học Hữu Nghị có bao nhiêu học sinh ?

-HS trả lời

- 1 Học sinh làm bài trên bảng. HS dưới lớp làm bài vào VBT

Bài giải:

Số học sinh của Trường Tiểu học Hữu Nghị là : 865 – 32 = 833 (học sinh)

Đáp số: 833 học sinh -HS so sánh bài làm và nhận xét

(18)

- Yêu cầu HS so sánh bài làm và nhận xét

- Gv nhận xét, chữa bài.

Bài 5:

- Gọi hs đọc yêu cầu

- Hướng dẫn hs làm bài tập - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò: (5’) - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò học sinh./.

- 1 hs đọc yêu cầu - Hs làm bài tập

- Hs nêu : Có 4 hình tứ giác (D).

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 93:

Cây và hoa bên lăng Bác

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Hiểu nội dung bài: Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác.

2.Kỹ năng:

-Học sinh đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩu, giữa các cụm từ.

- Giọng đọc trang nghiêm, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác.

3.Thái độ:

* Giáo dục TTHCM: (Hoạt động củng cố, dặn dò): Bồi dưỡng tình cảm của thiếu nhi đối với Bác.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: tranh minh họa, sách giáo khoa - Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi h/s đọc bài : Chiếc rễ đa tròn và trả lời câu hỏi trong bài.

+ Thấy chiếc rễ nằm trên đất, bác bảo chú cần vụ làm gì?

+ Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?

- Yêu cầu HS nhận xét - Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới.(30’) 1. Giới thiệu bài: (1’)

- GV giới thiệu bài: Lăng Bác là một

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

(19)

cảnh đẹp nổi tiếng, là nơi Bác Hồ yên nghỉ. Các loài cây và hoa từ khắp mọi miền đất nước về đây tụ hội tạo cho lăng Bác một vẻ đẹp độc đáo. Bài đọc Cây và hoa bên lăngBác sẽ cho các em thấy rõ điều đó.

- Ghi đầu bài lên bảng.

2. Dạy bài mới. (29’) a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu bài với giọng trang trọng, thể hiện niềm tôn kính của toàn dân tộc đối với Bác.

b. Đọc câu:

- Y/c h/s đọc nối tiếp câu lần 1.

- Đưa từ khó: đã nở, non sông, khoẻ khoắn, lăng Bác, đơm bông, thiêng liêng.

- Gọi h/s đọc từ khó.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu lần 2.

c. Đọc đoạn:

- Bài chia 4 đoạn.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dẫn cách đọc văn dài.

+ Trên bậc tam cấp,/ hoa dạ hương chưa đơm bông,/nhưng hoa nhài trắng mịn,/ hoa mộc,/ hoa ngâu kết chùm,/

đang toả hương ngào ngạt.//

- GV đọc mẫu.

- Gọi h/s đọc.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Gọi h/s đọc chú giải SGK.

d. Luyện đọc trong nhóm.

- Yêu cầu lớp luyện đọc trong nhóm 4.

- Gọi nhóm đọc.

- Nhận xét - tuyên dương.

e. Đọc đồng thanh.

- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh đoạn 1-2.

- Gọi h/s đọc cả bài.

=> Chuyển ý:

3. Tìm hiểu bài.

- Yêu cầu lớp đọc thầm bài.

+ Kể tên các loài cây được trồng phía

- Lớp theo dõi, lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS đọc từ khó.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải.

- Lớp luyện đọc trong nhóm 4.

- Đại diện nhóm đọc.

- Lớp đọc đồng thanh.

- HS đọc cả bài.

- Lớp đọc thầm bài.

+ Vạn tuế, dầu nước, hoa ban.

(20)

trước lăng Bác ?

+ Kể tên những loài hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác ?

+ Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác ?

+ Cây và hoa bên lăng Bác thể hiện tình cảm của nhân dân đối với Bác như thế nào ?

+ Bài văn cho biết điều gì ?

4. Luyện đọc lại.

- GV đọc mẫu lần 2.

- Gọi h/s đọc cả bài.

* Thi đọc.

- Yêu cầu h/s thi đọc đoạn 2-3.

- Nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố- dặn dò : (5’)

* TTHCM: Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho ai?

- Nhận xét tiết học - Dặn dò học sinh.

+ Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mận, hoa ngâu.

+ Cây và hoa của non sông gấm vóc, đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.

+ Cây và hoa từ khắp miền tụ hội về thể hiện tình cảm kính yêu của toàn dân ta từ Bắc chí Nam đối với Bác.

=> ý nghĩa: Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước, tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác.

- Lớp theo dõi, lắng nghe.

- HS đọc cả bài.

- HS thi đọc.

+ Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho nhân dân Việt Nam luôn tỏ lòng tôn kính với Bác.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 31:

Từ ngữ về Bác Hồ. Dấu chấm, dấu phẩy

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Chọn được từ ngữ cho trước để điền dúng vào đoạn văn bài tập 1. Tìm được vài từ ngữ ca ngợi Bác Hồ bài tập 2.

- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống bài tập 3 2.Kỹ năng:

- Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

* Giáo dục TTHCM: (Bài tập 1): Bồi dưỡng tình cảm của thiếu nhi đối với Bác.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, tranh minh họa.

- Học sinh: Vở bài tập TV, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(21)

A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - HS lên bảng làm BT2.

- Nhận xét – đánh giá.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1’)

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Nội dung. (29’) Bài 1:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu lớp làm VBT.

- Nhận xét, chữa bài.

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.

? Gọi 2-3 hs đọc 5 điều Bác Hồ dạy và hỏi:

* TTHCM: Con đã làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy chưa?

GD HS có tình cảm đúng đắn đối với Bác và làm theo năm điều Bác Hồ dạy.

Bài 2 :

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Chia nhóm yêu cầu lớp tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.

- Nhận xét, bổ sung.

Bài 3 :

- Treo bảng phụ.

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu h/s điền dấu vào đoạn văn.

- HS lên bảng làm.

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- HS đọc y/c đề bài.

- Lớp làm bài.

Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác đạm bạc như những bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết. Nhà Bác ở là 1 ngôi nhà sàn khuất sau phủ chủ tịch. Đường vào nhà trồng 2 hàng râm bụt, hàng cây gợi nhớ đến hình ảnh miền trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường hay tự tay căm sóc cây, cho cá ăn.

- HS đọc.

- 2- 3 hs đọc và trả lời câu hỏi.

-HS trả lời - Lắng nghe.

- HS đọc y/c đề bài.

- Các nhóm tìm: Tài ba, lỗ lạc, tài giỏi, thương dân, yêu nước, giản dị, hiền hậu, phúc hậu, khiêm tốn, nghị lực ....

- HS đọc y/c đề bài.

- HS điền dấu vào đoạn văn.

" Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vì sư cả mời Bác đi cả dép vào.

Bác không đồng ý. Đến thềm chàu, Bác cởi

(22)

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố - dặn dò. (5’) - Dặn dò học sinh.

- Nhận xét tiết học ./.

dép để ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào.

- Lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết 31:

Mặt trời

I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức:

- Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai tró của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.

2. Kĩ năng:

- Hình dung (tưởng tượng) được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có Mặt Trời.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học

II.ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- GV: Tranh, ảnh giới thiệu về Mặt Trời.

- HS: Giấy viết. bút vẽ, băng dính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò

* Khởi động ( 1’)

A. Kiểm tra bài cũ ( 4’ ): Nhận biết cây cối và các con vật.

+ Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật?

+ Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật?

- GV nhận xét.

B. Bài mới(30’)

a.Giới thiệu: ( 1’ ) Mặt Trời.

b.Phát triển các hoạt động ( 29’)

*Hoạt động 1: Hát và vẽ về Mặt Trời theo hiểu biết.

- Gọi HS lên bảng vẽ ông mặt trời, cả lớp hát bài

“Cháu vẽ ông Mặt Trời”.

- Hát

- HS trình bày. Bạn nhận xét.

- Lắng nghe

- 5 HS lên bảng vẽ (có tô màu) về Mặt Trời theo hiểu biết của mình. Trong lúc đó, cả lớp hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời”

- HS dưới lớp nhận xét hình vẽ

(23)

- GV nhận xét , chốt lại

*Hoạt động 2: Em biết gì Mặt Trời?

+ Em biết gì Mặt Trời?

- GV ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) lên bảng và giải thích thêm:

1. Mặt Trời có dạng hình cầu giống quả bóng.

2. Mặt Trời có màu đỏ, sáng rực, giống quả bóng lửa khổng lồ.

3. Mặt Trời ở rất xa Trất Đất.

+ Khi đóng kín cửa lớp, các em có học được không? Vì sao?

+ Vào những ngày nắng, nhiệt độ cao hay thấp, ta thấy nóng hay lạnh?

+ Vậy Mặt Trời có tác dụng gì?

*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.

- Nêu 4 câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận:

1. Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào?

2. Em nên làm gì để tránh nắng?

3. Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?

4. Khi muốn quan sát Mặt Trời, em làm thế nào?

- Yêu cầu HS trình bày.

- Kết luận: Không được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, phải đeo kính râm hoặc nhìn qua chậu nước, phải đội mũ khi đi nắng.

*Hoạt động 4: Trò chơi: Ai khoẻ nhất - Hỏi: Xung quanh Mặt Trời có những gì?

- GV giới thiệu các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

- Tổ chức trò chơi: “Ai khoẻ nhất?”

-1 HS làm Mặt Trời, 7 HS khác làm các hành tinh, có đeo các biển gắn tên hành tinh. Mặt Trời

của bạn đẹp/ xấu, đúng/ sai.

+ Cá nhân HS trả lời.Mỗi HS chỉ nêu 1 ý kiến.

- HS nghe, ghi nhớ.

- HS trả lời theo hiểu biết - Lắng nghe

+ Không, rất tối. Vì khi đó không có Mặt Trời chiếu sáng.

+ Nhiệt độ cao ta thấy nóng vì Mặt Trời đã cung cấp sức nóng cho Trái Đất.

+ Chiếu sáng và sưởi ấm.

- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đề ra.

- 1 nhóm xong trước trình bày.

Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.

-Trả lời theo hiểu biết.

+ Xung quanh Mặt Trời có mây.

+Xung quanh Mặt Trời có các hành tinh khác.

+ Xung quanh Mặt Trời không có gì cả.

- Lắng nghe

- HS thực hiện chơi trò chơi

(24)

đứng tại chỗ, quay tại chỗ. Các HS khác chuyển dịch mô phỏng hoạt động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Khi HS Chuẩn bị xong, HS nào chạy khoẻ nhất sẽ là người thắng cuộc.

- GV chốt kiến thức: Quanh Mặt Trời có rất nhiều hành tinh khác, trong đó có Trái Đất. Các hình tinh đó đều chuyển động xung quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm. Nhưng chỉ có ở Trái Đất mới có sự sống.

*Hoạt động 5: Đóng kịch theo nhóm.

-Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận và đóng kịch theo chủ đề: Khi không có Mặt Trời, đều gì sẽ xảy ra?

- Hỏi: Vào mùa hè, cây cối xanh tươi, ra hoa kết quả nhiều – Có ai biết vì sao không?

- Hỏi: Vào mùa đông, thiếu ánh sáng Mặt Trời, cây cối thế nào?

- Chốt kiến thức: Mặt Trời rất cần thiết cho sự sống. Nhưng chúng ta phải biết bảo vệ mình để tránh ánh nắng Mặt Trời làm ta bị cảm, sốt và tổn thương đến mắt.

C. Củng cố – Dặn dò: ( 5’)

-Yêu cầu HS về nhà sưu tầm thêm những tranh ảnh về Mặt Trời để giờ sau triển lãm.

- Chuẩn bị: Mặt Trời và phương hướng

- Lắng nghe

- HS đóng kịch dưới dạng đối thoại (1 em làm người hỏi, các bạn trong nhóm lần lượt trả lời).

+ Vì có Mặt Trời chiếu sáng, cung cấp độ ẩm.

+ Rụng lá, héo khô.

- 2 HS nhắc lại.

- Lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 22 tháng 04 năm 2021

Ngày giảng: ( Chiều) Thứ tư, ngày 28 tháng 04 năm 2021 LUYỆN TOÁN

Luyện phép trừ( không nhớ) trong phạm vi 1000

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về phép trừ các số không nhớ trong phạm vi 1000 2. Kĩ năng

- Biết thực hiện làm tính trừ (không nhớ )các số trong phạm vi 10003. Thái độ 3. Thái độ

- Có thái độ tích cực hứng thú trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Sách thực hành Toán và Tiếng Việt.

- Học sinh: Sách thực hành Toán và Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(25)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ:( 5’)

-GV yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm 2 phép tính sau :

- HS dưới lớp làm bài vào bảng con 534 + 123 ; 124+ 142

- Gọi hs nhận xét.

-GV nhận xét B. Bài mới: ( 30’) 1.Giới thiệu bài: (1’)

2. Hướng dẫn hs làm bài tập: (29’) Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu 2HS làm bài trên bảng HS dưới lớp làm bài vào VBT

- Yêu cầu HS nhận xét

-GV nhận xét, chốt bài làm đúng.

Bài 2:

- Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu Hs làm bài vào vở sau đó trình bày miệng dưới lớp.

- Yêu cầu HS nhận xét -GV nhận xét, chốt ý đúng.

Bài 3:

- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- HS dưới lớp làm bài vào bảng con

- Hs nhận xét .

- HS đọcyêu cầu bài tập

- 2HS làm bài trên bảng HS dưới lớp làm bài vào VBT

−473 251 222

−678 547 131

−652 431 221

−837 525 312 - HS nhận xét

- HS đọcyêu cầu bài.

-HS làm và nêu kết quả.

- HS nhận xét

(26)

- Gv yêu cầu hs đọc yêu cầu bài.

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán hỏi gì ?

- Gọi 1 hs lên bảng làm dưới lớp làm vào vở.

- Yêu cầu Hs nhận xét.

-GV nhận xét, tuyên dương

Bài 4 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- Gv yêu cầu hs làm bài vào vở - Gọi hs trả lời miệng

- Yêu cầu Hs nhận xét.

- Gv nhận xét, chốt câu trả lời đúng.

Bài 5 : Đố vui

- Gv gọi Hs đọc yêu cầu bài.

- Y/c HS thi tìm nhanh đáp án đúng cho câu hỏi:

965 trừ đi số nào trong các số dưới đây

- Hs nêu yêu cầu bài

- Đội Một trồng được 970 cây , đội Hai trồng được ít hơn đội Một 20 cây.

- Hỏi đội Hai trồng được bao nhiêu cây -1hs lên làm bảng, lớp làm vào vở.

Bài giải Đội Hai trồng được số cây là 970 – 20 = 950 (cây) Đáp số: 950 cây - Nhận xét chữa bài.

-Hs đọc.

- Hs làm bài vào vở.

-Hs trả lời miệng

a) Số tiền trong chú lợn “tiết kiệm” của Nga có tất cả là: 800 đồng

b) Với số tiền đó, nếu Nga mua một cái bút chì hết 700 đồng thì Nga còn lại số tiền là 200 đồng

c) Với số tiền đó, nếu Nga mua nhãn vở hết 500 đồng thì nga còn lại số tiền là 300 đồng.

- HS nhận xét

- Hs đọc yêu cầu bài.

- HS thi tìm nhanh đáp án đúng

D. 415

(27)

được hiệu lớn hơn 400?

- Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương C. Củng cố dặn dò: (5’) - GV nhận xét giờ học.

Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài học sau.

- Hs trả lời miệng.

- HS nhận xét

- Lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Luyện đọc- hiểu truyện: Quả táo của Bác Hồ

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Đọc trôi chảy toàn bài : Quả táo của Bác Hồ.

Hiểu ý nghĩa bài đọc và trả lời đúng cho thành phần câu được in đậm.

2.Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.

3.Thái độ:

- Có ý thức tự đọc ở nhà và yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, vở thực hành toán và TV.

- Học sinh: Vở thực hành toán và TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng đoc bài: ''Chiếc vòng bạc"và trả lời câu hỏi.

a) Em bé muốn Bác mua cho cái gì ? b) Bác đi công tác bao lâu mới trở về ? c) Thái độ của cô bé và mọi người thế nào khi thấy Bác vẫn nhớ mua từng món quà tặng cô bé ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Học sinh lên bảng đoc bài:'' Chiếc vòng bạc"và trả lời câu hỏi.

a) Một chiếc vòng bạc.

b) Hơn hai năm.

c) Vừa ngạc nhiên vừa cảm động.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

(28)

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập: (29') Bài tập 1: Đọc truyện

(Dành Cho hs cả lớp)

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài Quả táo của Bác Hồ.

- Giáo viên nêu giọng đọc. Giới thiệu về tác giả.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó:Pa-ri, nói chuyện, ríu rít.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Giáo viên chia đoạn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên gọi học sinh thi đọc từng đoạn trước lớp.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay, đọc tốt.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài.

- Bài có nội dung gì ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại nội dung bài.

Bài tập 2: (Câu d, e dành cho hs HTT) - Giáo viên gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên hỏi:

a) Sự việc trong câu chuyện xảy ra ở đâu ?

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc bài.

- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu giọng đọc và tác giả.

- Học sinh đọc lại bài.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh luyện đọc từ khó trong bài:Pa-ri, nói chuyện, ríu rít.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh theo dõi, lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Học sinh thi đọc đoạn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 1 học sinh đọc lại bài.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc lại nội dung bài.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở thực hành.

- Học sinh trả lời câu hỏi.

a) Trong bữa tiệc ở tòa Thị chính của thủ đô nước Pháp.

(29)

b) Tiệc tan, mọi người ngạc nhiên về điều gì ?

c) Khi các em thiếu nhi chạy tới bên Bác, Bác đã làm gì ?

d) Mọi người cảm động nhận ra điều gì ở Bác Hồ ?

e) Phần in đậm trong câu: " Bác cầm trên tay một quả táo đỏ." trả lời câu hỏi nào ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét , kết luận C. Củng cố dặn dò: (5’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau

b) Bác Hồ đi ra, cầm trên tay một quả táo.

c) Bác bế một em gái nhỏ nhất lên và cho em một quả táo.

d) Tình cảm yêu thương của Bác đối với các cháu thiếu nhi.

e) Làm gì?

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Tham gia ngày hội đọc sách

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 22 tháng 04 năm 2021

Ngày giảng: (Sáng) Thứ năm, ngày 29 tháng 04 năm 2021 TOÁN

Tiết 154:

Luyện tập chung

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.

- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm.

2. Kĩ năng:

-Làm thành thạo cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, vở bài tập toán.

- Học sinh: Vở bài tập toán, bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

(30)

- Gọi 2 h/s lên bảng làm bài tập:

65 – 38 = ? 72 – 46 = ? HS dưới lớp làm bài vào bảng con

-Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới : (30’) 1. Giới thiệu bài. (1’)

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Thực hành: (29’) Bài 1: Tính

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài trên bảng con

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 2: Tính:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS lên bảng làm bài HS dưới lớp làm bài vào VBT - Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 3: Tính nhẩm.

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn tính nhẩm.

- Yêu cầu HS thực hiện làm bài vào vở sau đó trình bày miệng bài làm

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 4: Đặt tính rồi tính.

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Gọi h/s lên bảng làm bài.

-Yêu cầu HS đổi chéo bài và nhận

- 2 HS lên bảng làm bài.

HS dưới lớp làm bài vào bảng con

−65 38 27

−72 46 26 - HS nhận xét

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài trên bảng con - HS nhận xét

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS lên bảng làm bài HS dưới lớp làm bài vào VBT

-HS nhận xét

- HS nêu yêu cầu bài tập - Lớp lắng nghe.

- HS thực hiện làm bài vào vở sau đó trình bày miệng bài làm

700 + 300 = 1000 800 + 200 = 1000 1000 – 300 = 700 1000 – 200 = 800 500 + 500 = 1000

1000 - 500 = 500 - HS nhận xét

- HS đọc y/c đề bài.

- HS lên bảng làm bài.

-HS đổi chéo bài và nhận xét

(31)

xét

- Gv nhận xét, chữa bài.

Bài 5: Vẽ theo mẫu:

- Gọi HS đọc yêu câu bài tập - GV hướng dẫn HS vẽ.

- Yêu cầu HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời nhanh

C. Củng cố - dặn dò: (5’) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò học sinh./.

- Nêu yêu cầu bài tập - HS lắng nghe

- HS nhận xét

- Lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP VIẾT

Tiết 31:

Chữ hoa N (Kiểu 2)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Viết đúng chữ hoa N - kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ). Chữ và câu ứng dụng: Người (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ). Người ta là hoa đất3 lần.

2.Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng viết cho học sinh.

3.Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Mẫu chữ, vở tập viết - Học sinh: Vở TV, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Kiểm tra vở viết.

- Yêu cầu viết: Chữ M hoa kiểu 2 - Hãy nhắc lại câu ứng dụng.

- Viết: Mắt sáng như sao.

- GV nhận xét HS.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Dạy bài mới: (29’)

*. HĐ1:Hướng dẫn quan sát và nhận xét - Gắn mẫu chữ N kiểu 2

+ Chữ N kiểu 2 cao mấy li?

+ Viết bởi mấy nét?

- GV chỉ vào chữ N kiểu 2 và miêu tả:

- HS viết bảng con.

- HS nêu câu ứng dụng.

- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.

- HS quan sát + 5 li.

+ 2 nét

- HS quan sát

(32)

+ Gồm 2 nét giống nét 1 và nét 3 của chữ M kiểu 2.

- GV viết bảng lớp.

- GV hướng dẫn cách viết:

+ Nét 1: Giống cách viết nét 1 chữ M kiểu 2.

+ Nét 2: Giống cách viết nét 3 của chữ M kiểu 2.

- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.

- HS viết bảng con.

- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.

- GV nhận xét uốn nắn.

* HĐ2: Viết câu ứng dụng

- Treo bảng phụ: Người ta là hoa đất.

- Quan sát và nhận xét:

- Nêu độ cao các chữ cái.

- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.

+ Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?

- GV viết mẫu chữ: Người lưu ý nối nét Ng và ươi.

- HS viết bảng con - Viết: Người

- GV nhận xét và uốn nắn.

* HĐ3: Viết vở

- GV nêu yêu cầu viết.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.

- Chấm, chữa bài.

- GV nhận xét chung.

C. Củng cố – Dặn dò: (5’)

- GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.

- GV nhận xét tiết học.

- Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.

Chuẩn bị: Chữ hoa Q ( kiểu 2).

- HS quan sát.

- HS tập viết trên bảng con

- HS đọc câu

- N, g, h: 2,5 li; t: 1,5 li; ư, ơ, i, a, o:

1 li

- Dấu huyền trên ơ và a - Dấu sắc (/) trên â.

- Khoảng chữ cái o - Quan sát

- HS viết bảng con

- Vở Tập viết

- HS viết vở theo yêu cầu GV

- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

Tiết 62:

Cây và hoa bên Lăng Bác

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng theo văn xuôi. Làm được BT(2) a / b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.

(33)

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết cẩn thận, nắn nót cho học sinh.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ, vở bài tập TV.

- Học sinh: Bảng con, vở chính tả, vở bài tập TV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- YC 2 HS lên bảng viết: Trường Sơn, chung đúc, điệu lục, khúc dân HS dưới lớp viết vào bảng con - Yêu cầu HS nhận xét

- GV nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới. (30’) 1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Hướng dẫn nghe - viết.

- Đọc mẫu đoạn viết.

- Gọi h/s đọc lại đoạn viết.

+ Đoạn văn nói gì?

a. Hướng dẫn viết từ khó: Sơn La, Nam Bộ, khoẻ khoắn, vươn lên, ngào ngạt...

- HS lên bảng viết.

-HS nhận xét

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- Chú ý lắng nghe - HS đọc lại đoạn viết.

+ Đoạn văn tả vẻ đẹp của những loài hoa ở khắp miền đất nước được trồng bên lăng Bác.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Liên hệ bồi dường, giáo dục HS tình yêu thương bạn bè, thầy cô, người thân và mọi người xung quanh; ý thức vệ sinh trường học, sưu tầm vật liệu sẵn có

   - Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua bài văn mẫu trong SGK.    - Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương, quý

- Gíao dục trẻ: Bác Hồ là vị Lãnh Tụ vĩ đại nhất của đất nước ta, Bác là người Đã mang đến cho đất nước sự hòa bình ngoài ra Bác cung rất yêu thương các cháu thiếu nhi

Giáo dục tình yêu thiên nhiên đất nước cho học

1.Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Cuộc sống giản dị và tình thương yêu bao la của Bác đối với tất cả mọi vật, mọi người - Bác chính là người Việt Nam đẹp nhất.

- Học sinh biết giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ nhỏ khi đi đường là thể hiện nếp sống văn minh,biết được sự yêu thương chân tình

- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Hiểu được tình cảm yêu thương của bạn nhỏ dành cho mẹ

- Qua bài học giúp hs tập chính xác các động tác của bài TD PTC, giúp hs hiểu hơn về tác dụng của bài TD để hs áp dụng tập thể dục vào các buổi sáng.... - Tham gia