• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thời gian xây dựng kế hoạch: 26/10/2021 Thời gian thực hiện:

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 02/11 /2021 1C- Tiết 1 (S)

Thứ 6 ngày 05/11 /2021 1A- Tiết 1 (S); 1B- Tiết 1 (C) CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT

BÀI 5: NÉT GẤP KHÚC, NÉT XOẮN ỐC (2 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau:

- Nhận biết được nét gấp khúc, nét xoắn ốc; biết liên hệ một số hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống với nét gấp khúc, nét xoắn ốc.

- Tạo được nét gấp khúc, nét xoắn ốc; biết vận dụng các nét để tạo sản phẩm theo ý thích và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

- Bước đầu trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực đặc thù như: Tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, Ngôn ngữ, Khoa học… thông qua các hoạt động: chuẩn bị bài, tự tạo sản phẩm cá nhân và trao đổi, chia sẻ cảm nhận; tìm hiểu và phát hiện các kiểu nét trong tự nhiên, đời sống; biết sử dụng công cụ, chất liệu, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm…

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm… thông qua một số biểu hiện như: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập cần thiết để học và thực hành, sáng tạo; Tôn trọng sản phẩm do mình, bạn bè tạo ra và tác phẩm của họa sĩ; giữ vệ sinh trong thực hành, sáng tạo…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 5 SGK Mĩ thuật 1. SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, hình ảnh trực quan; hình ảnh minh họa.

2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 6 SGK Mĩ thuật 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (Khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

TIẾT 1

Hoạt động chủ yếu của GV Hoạt động chủ yếu của HS Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 3’)

GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức”.

+ Nhiệm vụ: mỗi HS trong nhóm viết

- HS tham gia trò chơi

(2)

các chữ và số bất kì.

-Yêu cầu kết quả: sản phẩm của mỗi nhóm bao gồm các chữ và số có chứa nét thẳng và cong đã học

- Đánh giá: nhóm nào viết được nhiều đội đó chiến thắng.

- Gv chốt ý giới thiệu tựa bài.

- Quan sát, lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 4’) - Gv giới thiệu hình ảnh SGK- trang

23.

+ Các con đã biết những nét này chưa?

+ Nét gấp khúc và nét xoắn ốc có đặc điểm gì?

- Gv giới thiệu hình ảnh SGK- trang 24.

+ Hãy chỉ cho cô nét gấp khúc, nét xoắn ốc có trong các hình?

+ Hãy quan sát xung quanh và liên hệ với thực tế kể tên những vật xung quanh quanh ta có nét gấp khúc và nét xoắn ốc mà con biết?

- GV tóm tắt nội dung kết hợp giới thiệu thêm về nét gấp, nét xoắn có xung quanh.

Quan sát.

+ Nét gấp khúc và nét xoắn ốc.

+ Nét gấp khúc là những đoạn thẳng xếp nối vào nhau tạo ra những gấp khúc. Nét xoắn là nét cong vẽ xoắn dạng tròn giống như lưng con ốc.

- HS quan sát SGK- 24 và chỉ ra nét gấp khúc, nét xoắn có trong hình.

+ Cây cầu, con bọ ngựa có nét gấp.

Ngọn cây, bánh, con ốc có nét xoắn.

- Hình trang trí trên trống, cửa sổ, mái chùa,..

- Quan sát, lắng nghe.

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 27’) 3.1 Tìm hiểu cách thực hành, sáng tạo

- Hướng dẫn HS quan sát một số cách tạo nét (trang 26, SGK)

+ Nêu cách tạo ra nét gấp và nét xoắn?

- Gv giới thiệu và minh họa cách tạo ra nét gấp khúc và nét xoắn ốc.

- GV yêu cầu 3 học sinh lên bảng tạo ra nét gấp và nét xoắn.

- Gv hướng dẫn Hs dưới lớp tạo ra nét gấp và nét xoắn bằng cách vẽ bằng tay trong không gian.

+ Tạo nét từ giấy (Hs nêu theo hiểu biết của mình).

- Quan sát.

- 3 Hs lên bảng tạo ra nét theo yêu cầu.

(Mỗi HS tạo một nét theo cách khác nhau)

- Vẽ theo hướng dẫn của GV.

(3)

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.2 Thực hành và thảo luận

- GV gợi ý hướng dẫn HS thực hành sử dụng bút, màu, giấy để tạo nét gấp, nét xoắn. Hướng dẫn Hs có thể vẽ tạo ra các hình đơn giản như hoa, cây,...

- GV lưu ý Hs chú ý sử dụng keo không bôi bẩn ra bàn, không vứt giấy bừa bãi,..

3.3. Hoạt động trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ

- GV cho Hs trưng bày sản phẩm lên bảng.

- Tổ chức cho học sinh thảo luận, chia sẻ về sản phẩm của mình.

- GV nhận xét, chốt lại nội dung chính.

* Tổng kết tiết học

- Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn.

- Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị.

- Lắng nghe.

- Thực hành cá nhân, tạo ra các nét theo yêu cầu.

- Trưng bày sản phẩm.

- HS chia sẻ về sản phẩm của mình, của bạn dựa trên: kể tên các nét, cách tạo ra các nét đó như thế nào.

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp

- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng