• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn ngày: / /2017 Tiết 19 Giảng ngày: / /2017

Bài 18 THỰC HÀNH

NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:

- Nắm được các kiểu môi trường ở đới ôn hoà và nhận biết được chúng qua biểu đồ khí hậu.

- Biết tìm các tháng khô hạn trên biểu đồ vẽ theo công thức P=2P.

- Các kiểu rừng ở dới ôn hoà và nhận biết chúng qua ảnh.

- Biết vẽ và phân tích được biểu đồ gia tăng lượng khí độc hại theo số liệu đã cho.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh và nhận biết kiến thức qua ảnh và biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.

-KNS:Tư duy,giao tiếp, tự nhận thức 3.Thái độ:

- Rèn thái độ tự giác, giữ gìn và yêu quí thiên nhiên.

4.Những năng lực hướng tới.

-Năng lực tự học,giải quyết vấn đề,sử dụng bản đồ,sử dụng hình ảnh.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Bản đồ các nước trên Thế giới.

- Biểu đồ khí hậu ở bài tập 1.( phóng to).

2. Học sinh:

- Học và làm bài tập đầy đủ.

III. Phương pháp , kĩ thu ật

- Thảo luận, trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở - Động não, tư duy

IV. Tiến trình lên lớp :

1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 2.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

(2)

? Nêu nguyên nhân và tác hại của tình trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà?

? Nêu nguyên nhân và tác hại của tình trạng ô nhiễm nguồn nước của ô nhiễm môi trường?

3 Triển khai bài:

Đặt vấn đề:

Môi trường đới ôn hoà rất đa dạng về nhiều kiểu khí hậu và kiểu thực vật rừng khác nhau. Việc nhận biết được tên các kiểu môi trường đó là rất quan trọng.

Bài học hôm nay chúng ta sẽ thực hành để nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hoà.

Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung chính Hoạt động 1:(12phut)

Mục tiêu: HS nắm được các kiểu môi trường ở đới ôn hoà và nhận biết được chúng qua biểu đồ khí hậu

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

Kĩ thuật: Phân tích biểu đồ.

GV: Yêu cầu lớp thảo luận.

+ Chia nhóm: 3 nhóm + Thời gian: 5 phút.

+ Nội dung thảo luận:

* Nhóm 1: Biểu đồ A

* Nhóm 2: Biểu đồ B

* Nhóm 3: Biểu đồ C

1. Em hãy nêu diễn biến nhiệt độ, lượng mưa?

2. Đối chiếu với đặc điểm khí hậu xác định xem biểu đồ đó thuộc môi trường nào?

HS: Đại diện nhóm trình bày theo đáp án sau.

* Biểu đồ A.

+ Nhiệt độ:

- Nhiệt độ tháng cao nhất: tháng 7

1. Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm.

- Biểu đồ A: thuộc đới lạnh.

(3)

( 100C).

- Nhiệt độ tháng thấp nhất: tháng 1,2 ( -290C).

- Có đến 8 tháng nhiệt độ < 00C.

- Nhiệt độ TB năm: -100C.

+ Lượng mưa:

- Lượng mưa ít, tháng nhiều nhất <

500mm

- Tháng thấp nhất: 5mm, lượng mưa TB năm 200mm.

- Tháng nào cũng có mưa nhưng nhiều vào mùa hạ. Đặc biệt 8 tháng nhiệt độ <

00C, mưa dưới dạng tuyết rơi.

Như vậy biểu đồ HS: có mùa đông lạnh kéo dài, mùa hè ngắn, nhiệt độ TB năm < 00C, lượng mưa ít chủ yếu dưới dạng tuyết rơi. Biểu đồ A thuộc đới lạnh.

* Biểu đồ B:

- Nhiệt độ tháng cao nhất: tháng 8 ( 250C).

- Nhiệt độ tháng thấp nhất: tháng 1 ( 100C).

- Nhiệt độ trung bình năm: >250C.

- Lượng mưa chủ yếu vào các tháng mùa đông: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau:

Các tháng 5, 56, 7, 7, 8 ít mưa đây cũng chính là những tháng khô hạn.

Như vậy biểu đồ B có mùa đông ấm, mùa hạ khô hạn, mưa vào thu đông. Đây chính là Kiểu khí hậu Địa Trung Hải ở đới ôn hoà.

* Biểu đồ C:

- Nhiệt độ tháng cao nhất: tháng 7 ( 130C)

- Nhiệt độ tháng thấp nhất:tháng 1 (250C).

- Biểu đồ B: thuộc khí hậu Địa Trung Hải ở đới ôn hoà.

- Biểu đồ C: Khí hậu ôn đới hải dương.

(4)

- Lượng mưa khá cao, mưa quanh năm, song nhiều nhất vào các tháng thu đông.

- Tháng mưa nhiều nhất: tháng 12 (170mm).

- Tháng mưa ít nhất: tháng 5 ( 80mm).

Như vậy ở biểu đồ C: có mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều vào thu đông. Biểu đồ C thuộc khí hậu Ôn Đới Hải Dương.

………

………

………

Hoạt động 2:(10phut)

Mục tiêu: HS biết được các kiểu rừng ở đới ôn hoà và nhận biết chúng qua ảnh.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

Kĩ thuật: Phân tích ảnh địa lí.

GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.

+ Chia nhóm: 3 nhóm + Thời gian: 4 phút.

+ Nội dung câu hỏi.

1. Dựa trên những điều chúng ta vừa nghiên cứu, em hãy cho biết mỗi kiểu rừng( Rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao) ứng với các kiểu khí hậu nào?

2. Xác định từng ảnh thuộc kiểu rừng nào?

* Đáp án:

1.

- Rừng lá rộng: Khí hậu ôn đới hải dương, ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

- Rừng lá kim: khí hậu ôn đới lục địacó lượng mưa ít hơn, mùa đông lạnh và có

2. Xác định từng ảnh thuộc kiểu rừng nào.

- Ảnh 1: thuộc kiểu rừng lá kim.

- Ảnh 2: thuộc kiểu rừng lá rộng.

- Ảnh 3: thuộc rừng hỗn giao phong và thông.

(5)

tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng.

- Rừng hỗn giao: phát triển phổ biến ở những nơi chuyển tiếp giữa khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

Câu 2: Xác định:

- Thuỷ Điển ở MTÔĐ lục địa lạnh vĩ độ cao nên rừng thuần nhất có lá nhọn vươn thẳng đứng. Đây là rừng lá kim ở Thuỵ Điển.

- Pháp ở vùng ÔĐHD, rừng cây gỗ khá to, lá rộng.

- Canađa chủ yếu nằm ở vùng ôn đới lục địa, đại bộ phận phá bắc nằm trong môi trường ôn đới lạnh.

+ Phía trên là ảnh cá đồi thông

( lá nhọn) còn phía dưới là rừng Phong đỏ ( lá rộng) được coi là biểu trưng của Canađa.

Trên quốc kì của Canađa có hình lá phong màu đỏ. Đây là rừng hỗn giao thông và phong ở Canđa.

………

………..

Hoạt động 3:(12 phút).

Mục tiêu: HS biết cách vẽ biểu đồ.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật: Vẽ biểu đồ.

- Hãy vẽ biểu đồ về sự gia tăng CO2

trong không khí từ năm 1840 đến năm 1997 và giải thích nguyên nhân của sự gia tăng đó.

* Học sinh trình bày đúng với đáp án:

- Biểu đồ hình cột hoặc biểu đồ đường biểu diễn.

3.Vẽ biểu đồ.

1840 1957 1980 1997 0

50 100 150 200 250 300 350 400

Biểu đồ gia tăng lượng CO2

trong không khí từ 1840 - 1997

(6)

- Lượng CO2 từ năm 1840 – 1997 ngày càng tăng do tình hình sản xuất công nghiệp và do tiêu dung chất đốt ngày càng gia tăng. Mỗi năm TB hoạt động công nghiệp và phương tiện giao thông trên thế giới thải TB 6 triệu tấn CO2 vào không khí. Góp phần làm cho nhiệt độ Trái Đất ngày càng nóng lên.

………

………

……….

4. Củng cố:( 5 phút)

* Đánh giá kết quả giờ thực hành

-GV nhận xét: ưu, khuyết điểm. Kiến thức cần bổ sung.

5.H

ướng dẫn học sinh tự học ở nhà : ( 1 phút) Ôn tập: - Các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu (lớp 6) - Đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới.

Sưu tầm ảnh, tài liệu nói về hoang mạc và các hoạt động kinh tế trên hoang mạc:

châu á, châu Phi, châu Mỹ, Ôxtrâylia.

V. Rút kinh nghiệm.

………

………

……….

(7)

Soạn ngày: / /2017 Tiết 20 Giảng ngày: / /2017

CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC Bài 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:

- Nắm được vị trí của các hoang mạc trên thế giới.

- Nắm được đặc điểm của môi trường hoang mạc, cách thích nghi của thực, động vật ở môi trường hoang mạc.

- Biết phân tích được các biểu đồ khí hậu và mô tả được cảnh quan hoang mạc qua ảnh.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc và so sánh biểu đồ( cụ thể, biểu đồ sgk).

- Đọc và phân tích ảnh địa lí, lược đồ địa lí.

- KNS:Tư duy,giao tiếp, tự nhận thức 3.Thái độ:

(8)

- Biết sự khó khăn của cuộc sống trong hoang mạc từ đó vươn lên trong học tập.

4.Những năng lực hướng tới.

-Năng lực tự học,giải quyết vấn đề,sử dụng bản đồ,sử dụng hình ảnh.

II. Phương pháp , kĩ thu ật

- Thảo luận, trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở - Động não, tư duy

III. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Lược đồ phân bố hoang mạc thế giới.

- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Xahara, tranh ảnh cảnh quan hoang mạc trên thế giới.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

IV. Tiến trình lên lớp :

1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 2.Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 3. Triển khai bài

Vào bài:Một môi trường chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên Trái Đất, song rất hoang vu với đặc điểm bề mặt địa hình bị sỏi đá hay những cồn cát bao phủ, thực động vật rất cằn cỗi, thưa thớt. Môi trường này có ngay trong cả đới nóng và đới ôn hoà, dân cư rất ít. Đó là môi trường gì? Có đặc điểm khí hậu ra sao? Điều kiện sống như thế nào? Nội dung bài sau đây sẽ giải đáp các câu hỏi trên.

3.Bài mới .

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1 : (19’)

Mục tiêu: HS Nắm được vị trí của các hoang mạc trên thế giới.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

Kĩ thuật: Khai thác tranh ảnh, lược đồ GV: Yêu cầu HS:

HS:-Nhắc lại các nhân tố ảnh hưởng tới khí hậu (vĩ độ, vĩ độ cao, vị trí khu

1. Đặc điểm của môi trường

(9)

vực với biển. ảnh hưởng của dòng hải lưu...)

-Đặc điểm cơ bản khí hậu nhiệt đới (nóng quanh năm, một năm có hai lần nhiệt độ tăng cao, càng gần chí tuyến lượng mưa càng ít, thời kỳ khô hạn càng dài).

GV: Quan sát lược đồ H19.1 SGK cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu ?

+ Hai bên đường chí tuyến + Ven biển có dòng biển lạnh.

+ Nằm sâu trong nội địa.

-Vị trí các hoang mạc lớn thế giới có điểm gì chung ?

GV: Dựa vào lược đồ H19.1 SGK chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển các hoang mạc?

GV giải thích:

(- Dòng biển lạnh ven bờ, ngăn hơi nước từ biển vào:

- Vị trí đối với biển - xa biển, ảnh hưởng của biển ít.

- Dọc hai chí tuyến là nơi rất ít mưa - khô hạn kéo dài vì khu vực chí tuyến có hai dải khí áp cao nên hơi nước khó ngưng tụ thành mây)

Kết luận. Trên các châu lục nơi nào có đủ các nhân tố:

- Dòng biển lạnh qua

- Nằm hai bên đường chí tuyến - Xa biển

Đều hình thành hoang mạc.

GV:Nêu đặc điểm chung của khí hậu

-Phần lớp các hoang mạc nằm dọc theo hai đường chí tuyến và giữa lục địa á Âu

- Khí hậu hoang mạc: rất khô hạn, khắc nghiệt. Biên độ nhiệt năm và

(10)

hoang mạc.

GV: Quan sát H19.4; H19.5 SGK mô tả cảnh sắc thiên nhiên của hai hoang mạc?

GV:Vậy thiên nhiên hoang mạc có đặc điểm gì?

GV (theo dõi bổ sung)

-Địa hình, khí hậu, sông ngòi?

-Thực động vật?

-Dân cư?

-Các ốc đảo?

- Với điều kiện sống cực kỳ hiếm nước trên hoang mạc.

GV. Xác định vị trí 2 địa điểm H19.2;

H19.3 SGK trên lược đồ H19.1 và đọc tên 2 biểu đồ khí hậu.

GV: Cho biết 2 biểu đồ trên có đặc điểm gì khác với các biểu đồ khí hậu đã học?

HS:Các biểu đồ này được lựa chọn với đường biểu diễn nhiệt độ trong năm đồng dạng với nhau).

Chú ý đến đường đỏ ở vạch 0oC là thấy sự khác nhau giữa 2 loại hoang mạc.

GV: Quan sát và phân tích 2 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của H19.2, H19.3 SGK.

GV: Cho biết sự khác nhau về khí hậu giữa hoang mạc đới nóng và đới ôn hoà qua 2 biểu đồ.

GV: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm - Nội dung thảo luận:

biên độ nhiệt ngày đêm rất lớn;

động thực vật nghèo nàn.

- Nguyên nhân : nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa...

(11)

1. Phân tích: + Lượng mưa

+ Nhiệt độ tháng nóng, tháng lạnh nhất của mùa đông và mùa hè.

+ Biên độ nhiệt năm 2. Sự khác nhau về khí hậu giữa hai hoang mạc.

GV nhận xét báo cáo của HS rồi chuẩn xác bổ sung kiến thức theo bảng:

Đặc điểm và sự khác nhau về khí hậu của 2 hoang mạc đới nóng và đới ôn hoà.

Các yếu tố

Hoang mạc đới nóng (19oB) Hoang mạc đới ôn hoà (43oB) Mùa

đông (tháng 1)

Mùa hè (tháng 7)

Biên độ nhiệt

năm

Mùa đông (tháng 1)

Mùa hè (tháng 7)

Biên độ nhiệt

năm Nhiệt độ 16oC 40oC 24oC (-28oC) 16oC 44oC Lượng

mưa

Không mưa

Rất ít 21 mm

Rất nhỏ 125 mm Đặc

điểm khác nhau của khí hậu

- Biên độ nhiệt năm cao - Mùa đông ấm, mùa hè rất

nóng

- Lượng mưa rất ít

- Biên độ nhiệt năm rất cao - Mùa hè không quá nóng,

mùa đông rất lạnh

GV (bổ sung). Biên độ nhiệt ngày ở hoang mạc rất lớn.

Ban ngày (giữa trưa) lên 40oC.

Ban đêm hạ xuống 0oC

GV:Liên hệ thực tế ở Việt Nam những tỉnh nào có diện tích đất ngày cang bị hoang mạc hoá?

………

………

Hoạt đông 2 : tìm hiểu mục 2 (15’) 2. Sự thích nghi của thực,

(12)

Mục tiêu: HS biết được cách thích nghi của thực, động vật ở môi trường hoang mạc.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

Kĩ thuật: Khai thác tranh ảnh, lược đồ

GV:Cho biết trong điều kiện sống thiếu nước hoang mạc như thế vậy. Động, thực vật phát triển như thế nào?

GV:Trong điều kiện khí hậu khô và khắc nghiệt như vậy, động thực vật muốn tồn tại và phát triển phải có đặc điểm cấu tạo cơ thể như thế nào mới thích nghi với khí hậu hoang mạc?

* Chia lớp thành các nhóm thảo luận:

Hai nhóm trao đổi tính thích nghi của thực vật

Hai nhóm trao đổi tính thích nghi của động vật.

* Tính thích nghi với điều kiện sống khô hạn là thích nghi với sự thiếu nước và hạn chế sự thoát nước.

* Gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến.

Yêu cầu nhóm khác bổ sung.

GV: Các loài thực vật và động vật của hoang mạc thích nghi 2 cách.

Tự hạn chế mất nước thân, lá thực vật thành gai, thân cây bò sát, động vật kiếm ăn ban đêm, thân có vẩy sừng - thằn lằn (lạc đà chịu khát nước giỏi 9 ngày), người mặc áo choàng trùm kín đầu...

Cây cối có cấu tạo hình dáng dự trữ nước (hình cây xương rồng), rễ dài và sâu; động vật - lạc đà chủ nhân hoang mạc; ăn và uống rất nhiều, dữ trữ mỡ trong bước.

……….

động vật với môi trường -Do điều kiện sống thiếu nước, khí hậu khắc nghiệt nên thực vật rất cằn cỗi và thưa thớt, động vật, rất ít, nghèo nàn.

-Các loài thực vật, động vật trong hoang mạc thích nghi với môi trường khô hạn và khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất nước trong cơ thể -Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

(13)

………

………..

4. Củng cố.(5’)

-Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc.

-Thực động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?

5.HDVN : ( 1 phút)

-Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc.

- Nguyên nhân nào làm cho các hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng?

V.Rút kinh nghiệm.

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +