• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:8/5/2020 Ngày giảng:11/5

Tiết 52

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI - DÂN SỐ - MÔI TRƯỜNG Mục tiêu toàn chương:

1/. Kiến thức:

- Học sinh chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên. Từ đó ý thức được trách nhiệm cần bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho các thế hệ sau.

- Học sinh nắm được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.

- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- Học sinh chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện pháp khắc phục.

2/. Kĩ năng: Liên hệ ở địa phương những hoạt động của con người có thể làm suy giảm hay mất cân bằng sinh thái.

3/.Thái độ:

- Nâng cao nhận thức, ý thức được trách nhiệm của bản thân, cộng đồng trong việc BVMT cho hiện tại, tương lai.

- Gây được hứng thú và lòng say mê môn học.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu về tác động của con người tới môi trường sống và vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

- Kĩ năng kiên định, phản đối với mọi hành vi phá hoại môi trường.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Lồng ghép về ứng phó với BĐKH.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

- Năng lực tự quản, giao tiếp.

- Năng lực hợp tác, sử dụng CNTT.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, kiến thức sinh học.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực tìm mối liên hệ.

(2)

- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.

- Năng lực thí nghiệm.

BÀI 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG I/. Mục tiêu bài học

1/. Kiến thức:

- HS chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên, đặc biệt là hoạt động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái.

- Ý thức được trách nhiệm của bản thân, cộng đồng trong việc BVMT cho hiện tại, tương lai.

2/. Kĩ năng: Liên hệ ở địa phương những hoạt động của con người có thể làm suy giảm hay mất cân bằng sinh thái.

3/.Thái độ:

- Ý thức được trách nhiệm của bản thân, cộng đồng trong việc BVMT cho hiện tại, tương lai.

- Gây được hứng thú và lòng say mê môn học.

Tích hợp giáo dục đạo đức

- Ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ hòa bình của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên toàn thế giới.

- Tôn trọng pháp luật, sống yêu thương, đoàn kết.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu về tác động của con người tới môi trường sống và vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

- Kĩ năng kiên định, phản đối với mọi hành vi phá hoại môi trường.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Lồng ghép về ứng phó với BĐKH.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, kiến thức sinh học.

- Năng lực tìm mối liên hệ, hình thành giả thuyết khoa học.

II/. Chuẩn bị

* GV: Tranh phóng to hình 53.1; 53.2 SGK.

Tư liệu về MT, hoạt động của con người tác động đến MT.

(3)

* HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.

III/. Phương pháp dạy học - Hỏi chuyên gia; Trực quan.

- Dạy học nhóm; Viết tích cực; Tranh luận.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1phút):

2/. Kiểm tra bài cũ: Không KT.

3/.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: (15 phút) Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội.

Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được tác động 2 mặt có lợi có hại của con người qua các thời kì phát triển của xã hội

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV Giáo dục đạo đức: vậy chúng ta phải có trách nhiệm ntn trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống

Hs: khai thác tài nguyên hợp lí, không vứt rác bừa bãi…..

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, gọi 1 HS đọc TT mục I, Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi.

GV: Cho biết sự tác động của con người tới thiên nhiên qua các thời kì của xã hội?

HS: Con người biết đốt lửa – cháy rừng - dồn thú dữ - thú bị nướng chín từ đó con người chuyển sang nấu chín TĂ.

GV: Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tác động ngày càng mạnh mẽ đến MT?

HS: Con người biết trồng trọt chăn nuôi....

GV: Thời kì CN hoá con người tác động nt n ? HS: Con người đã khai thác như thế nào mà nguồn tài nguyên lại bị cạn kiệt...

I/. Tác động cảu con người tới MT qua các thời kì phát triển của xã hội.

* Tác động của con người:

- Ở thời kì nguyên thuỷ: đốt rừng, đào hố săn bắn thú rừng => giảm diện tích rừng.

- Xã hội Nông nghiệp:

+ Trồng trọt, chăn nuôi.

+ Phá rừng làm khu dân cư, khu sản xuất => Giảm diện tích đất rừng và tăng tầng nước mặn.

- Xã hội Công nghiệp:

+ Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều khu CN => Diện tích đất ngày càng thu hẹp.

+ Lượng rác thải lớn.

Hoạt động 2: (12 phút) Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên Mục tiêu: HS chỉ ra được hoạt động cụ thẻ của con người gây hậu quả cho MT.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

(4)

- GV giáo dục đạo đức: Em hãy cho biết tác hại của việc chặt phá rừng và đốt rừng trong những năm gần đây.(hs: Lũ quét ở Hà Giang, lở đất, sạt lở bờ Sông Hồng) => trách nhiệm bảo vệ rừng và tài nguyên

GV: Những hoạt động nào của con người làm phá huỷ MT tự nhiên?

Hậu quả từ những hoạt động của con người là gì?

HS: Dựa vào ND SGK/159 trả lời câu hỏi.

GV: Thông báo đáp án đúng và tìm hiểu số nhóm có kết quả đúng HS ghi kết quả bảng 51 và nêu được:

1- a (ở mức độ thấp) 2- a, h

3- a, b, c, d, g, e, h 4- a, b, c, d, g, h 5- a, b, c, d, g, h 6- a, b, c, d, g, h 7- Tất cả

GV: Ngoài những hoạt động của con người trong bảng 53.1, em hãy cho biết còn những hoạt động nào của con người gây suy thoái MT?

HS: Dựa vào ND SGK/159 trả lời câu hỏi.

GV: Trình bày hậu quả việc chặt phá rừng bừa bãi?

HS: Chặt phá rừng, cháy rừng gây xói mòn đất, lũ quét, nước ngầm giảm, khí hậu thay đổi, mất nơi ở của các loài sinh vật => giảm đa dạng sinh học =>

gây mất cân băng sinh thái.

GV cho HS liên hệ tới tác hại của việc chặt phá, đốt rừng trong những năm gần đây ở địa phương em.

HS kể: lũ quét, lở đất, sạt núi ở Hạ Long, Uông Bí, Tiên Yên, Ba Chẽ ... năm vừa qua.

GV: => Tóm lại tác động của con người gây nên những hậu quả gì đối với môi trường?

II/. Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên.

- Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả rất sấu.

+ Mất cân bằng sinh thái

+ Xói mòn đất => Gây lũ lụt diện rộng, hạn hán kéo dài, ảnh hưởng mạch nước ngầm.

+ Nhiều loài SV bị mất, đặc biệt nhiều loài động vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Hoạt động 3: (12 phút) Vai trò của con người trong việc BV và cải tạo MT tự nhiên.

Mục tiêu: HS chỉ ra được các hoạt động tích cực của con người trong việc cải tạo MT TN.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV giáo dục đạo đức: em có suy nghĩ ntn khi hiện nay có rất nhiều hành động buôn bán, săn bắt các loại động vật quý hiếm, chặt phá rừng bừa bãi....==>

III/ Vai trò của con người trong việc BV và cải tạo MT

(5)

giáo dục Hs tôn trọng pháp luật, tuyên truyền mọi người cùng tôn trọng pháp luật.

GV: Con người đã làm gì để BV, cải tạo MT tự nhiên?

HS: Nghiên cứu SGK tr159, kết hợp kiến thức từ sách báo trao đổi nhóm thống nhất, trả lời câu hỏi: Phủ xanh đổi trọc;

Xây dựng khu bảo tồn; Xây dựng nhà máy thuỷ điện

GV: Cho biết con người đã đạt được những gì trong BV và cải tạo MT?

HS Dựa vào ND SGK/159 trả lời câu hỏi.

Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu đối với môi trường: làm biến mất 1số loài SV, làm suy giảm các HST hoang dã, làm mất cân bằng sinh thái. Tác động lớn nhất của con người tới MTTN là phá hủy thảm TV, từ đó gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ÔNMT, hạn hán, lũ lụt, lũ quét...

Mỗi người đều phải có trách nhiệm trong việc BVMT sống của mình.

tự nhiên.

+ Hạn chế sự gia tăng dân số.

+ Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên

+ Pháp lệnh BV SV.

+ Phục hồi trồng rừng

+ Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt.

4/. Củng cố (4phút):

GV nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài cho HS khắc sâu kiến thức bài học.

Em hãy trình bàynguyên nhân dãn đến suy thoái MT do hoạt động của con người?

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút):

GV yêu cầu HS học về nhà học bài, làm bài tập SGK/ 160, tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm MT.

GV yêu cầu HS học về nhà đọc mục”em có biết SGK/ 160.

GV yêu cầu HS nghiên cứu trước tiết 57 V/. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn - Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học2.

- Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.. - Yêu thương sức khỏe bản thân, có trách nhiệm giữ vệ

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ thực

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ

Qua đó học sinh có ý thức hơn trong việc tuân thủ luật pháp như tuân thủ hành lang an toàn điện, có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ thiên nhiên như hạn chế sử