• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 5

Ngày soạn : 03/10/2021.

Ngày giảng : Thứ tư ngày 05/10/2021. S. (Tiết 4: 1B) Thứ sáu ngày 08/10/2021. C .( Tiết 1: 1A)

TIẾT 5: - HỌC HÁT BÀI: TỔ QUỐC TA - VẬN DỤNG SÁNG TẠO: CAO – THẤP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nói được tên bài hát, hát rõ lời ca, hát đúng theo giai điệu của bài hát. Biết hát kết hợp vỗ tay theo phách ở hình thức đồng ca, tốp ca kết hợp với nhạc đệm. Hiểu biết sơ lược về tiểu sử Nhạc sĩ Mộng Lân. Nhận biết được âm thanh cao - thấp khi nghe nhạc thông qua trò chơi âm nhạc . Học sinhcảm nhận được những cảnh đẹp có trong bài hát Tổ quốc ta.

- Năng lực giao tiếp: Hs kết hợp cùng nhau hát theo nhóm, dãy bàn, cùng nhau đọc theo tiết tấu lời ca bài hát.

- Biết được tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên và con người Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Đàn điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.

- Nhạc cụ gõ: Thanh phách, trống….

- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Tổ quốc ta..

2. Học sinh:

-SGK Âm nhạc 1.

- Vở bài tập âm nhạc 1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu:

* Khởi động (2p)

- GV cho HS khởi động bằng bài hát “Vào rừng hoa”

- Gv nhận xét đánh giá tuyên dương hs

* Kết nối:

- Gv giới thiệu vào bài mới 2. Hoạt động khám phá:

* Hoạt động 1:

- HS thực hiện

- Hs lắng nghe

(2)

Học bài hát:BàiTổ quốc ta (20p)

- GV cho HS quan sát hình ảnh bản đồ Việt Nam.

? Bức tranh có hình ảnh gì?

- GV nhận xét – khen.

- Giới thiệu: Đất nước chúng ta có hình chữ S, gồm 63 tỉnh thành và 54 dân tộc. Có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, thủy hải sản, du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng. Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận, đặc biệt Vịnh Hạ Long được công nhận là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cảnh đẹp của Tổ quốc ta qua bài hát “Tổ quốc ta” của nhạc sĩ Mộng Lân các em nhé.

- GV cho HS nghe hát mẫu hoặc mở nhạc MP3 cho HS nghe

- Bài hát được chia thành 4 câu hát.

- GV đọc mẫu từng câu và hướng dẫn học sinh đọc lời ca

- GV cho HS luyện thanh

- GV đàn giai điệu từng câu sau đó hát mẫu và bắt nhịp cho HS hát.

- GV Lưu ý cho HS câu 2 có quãng nhảy (Xi - Rê) khi hát ca từ “đồng lúa xanh mởn mơ”. GV hát chậm, rõ quãng nhảy cho HS tập hát chậm và tăng dần tốc độ khi đã hát đúng giai điệu.

- GV nghe và sửa các lỗi vế phát âm và giai điệu quãng nhảy cho HS. Hát nối theo móc xích đến hết bài.

- Cho HS hát cả bài và sửa những chỗ HS chưa hát chính xác (nếu có).

* Hát kết hợp gõ đệm theo phách:

- HS quan sát tranh - HS nghe và và trả lời.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS nghe và đọclời ca của bài hát.

- HS luyện thanh

- HS hát từng câutheo hướng dẫn củaGV.

- HS chú ý hát đúng

- HS thực hiện

- HS lắng nghe và thực hiện

(3)

- GV hát và gõ đệm mẫu rồi hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách

- Cho HS luyện hát vỗ tay, gõ đệm theo tổ, nhóm, cá

nhân.

GV nhận xét và sửa sai (nếu có) đồng thời khuyến khích khen ngợi và động viên HS tập luyện thêm.

? Qua bài hát, em thấy Tồ quốc mình có những cảnh đẹp gì?

? Có hình ảnh nào trong bài hát gần gũi với quê hương em? (khuyến khích HS kể thêm những cảnh vật, địa hình mà HS biết.

- Biết tìm hiểu thêm về phong cảnh quê hương, đất nước, biết trân trọng, gìn giữ và bảo tồn danh lam thắng cảnh nước ta.

- GV giáo dục HS: Qua nội dung bài hát tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta hãy yêu mến quê hương, đất nước , con người Việt Nam chúng ta.

*Hoạt động 2:Vận dụng - sáng tạo cao – thấp(10p) - GV giới thiệu về âm thanh cao - thấp (đánh trên đàn phím điện tử).

? Nốt nào cao, nốt nào thấp hơn (sau đó liên hệ sang hai nốt nhạc Đô, Son).

- GV cho Hs nghe và nhắc lại độ cao của nốt Đô và

nốt Son bằng âm “la”

- GV hướng dẫn: Chỉ vào nốt Son thì đọc cao, chỉ vào nốt Đô thì đọc thấp.

- GV cho cả lớp đọc, một vài HS đọc.

- GV chỉ lần lượt cho HS đọc, chỉ tùy hứng cho HS

- HS chú ý lắng nghe

- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách

- HS hát theo tổ, nhóm cá

nhân

- HS Trả lời: Có rừng, núi, biển và đồng bằng.

- HS Trả lời: Đồng lúa, núi rừng

- HS lắng nghe

- HS chú ý lắng nghe

-HS nghe và phân biệt - HS Trả lời: Âm thanh cao Son, âm thanh thấp Đô - HS phân biệt âm cao, thấp

- HS quan sát, lắng nghe - HS thực hiện

- HS thực hiện - HS lắng nghe

- HS lắng nghe và ghi nhớ

(4)

đọc.

- GV cho dãy, nhóm thi đua nhau đọc xem dãy, nhóm nào thể hiện tốt hơn.

- GV nhận xét - khen ngợi HS.

* Củng cố, dặn dò ( 3p)

- GV củng cố và nhắc nhở HS về nhà hát và chơi trò chơi phân biệt âm thanh cao - thấp.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường