• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần: 1 Ngày soạn: 01- 09- 2020

Tiết: 1 Ngày dạy: 10- 09- 2020

BÀI 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?(t1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Bước đầu làm quen với chương trình bảng tính.

- Tác dụng của chương trình bảng tính trong tin học.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được giao diện chính của chương trình bảng tính, nhập dữ liệu vào bảng tính

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo, tích cực tham gia xây dựng bài.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- Giáo án, sách giáo khoa.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi, đọc bài trước.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

- Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ....

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số:

7A 7B

2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng.

(1) Mục tiêu: Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và học tập.

Nắm được khái niệm chương trình bảng tính.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.

(3) Hình thức dạy học: Thảo luận nhóm, tự học.

(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu, tư liệu

(5) Sản phẩm: Lấy được các ví dụ sử dụng chương trình bảng tính.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng + GV: Yêu cầu HS đọc mục 1.

+ GV: Đưa ra các ví dụ cụ thể về

+ HS: Đọc SGK tìm hiểu nội dung.

+ HS: Chú ý quan sát và xem

1. Bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng:

- Thông tin biểu

(2)

cách thể hiện không sử dụng bảng và sử dụng bảng cho HS so sánh nhận xét.

+ GV: Vật theo em tại sao một số trường hợp thông tin lại được thể hiện dưới dạng bảng?

+ GV: Nhìn vào bảng điểm của ví dụ 1 các em có nhận xét gì cách trình bày cũng như kết quả học tập?

+ GV: Trình chiếu bảng hoặc vẽ bảng kết quả theo dõi học tập cho các em quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn.

+ GV: Hướng dẫn HS cách tạo bảng để theo dõi kết quả học tập của mình và cách tính điểm tổng kết của mình.

+ GV: Biểu diễn cho HS quan sát.

+ GV: Thuyết trình và hướng dẫn nội dung về ví dụ 3.

+ GV: Trình diễn cho HS một số biểu đồ minh họa từ bảng dữ liệu.

+ GV: Nêu tóm tắt khái niệm về bảng tính.

+ GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận khái niệm về bảng tính.

cách thể hiện thông tin nào trình bày rõ ràng và dễ hiểu hơn.

+ HS: Chú ý lắng nghe câu hỏi.

- Biểu diễn thông tin dưới dạng bảng rất thuận tiện để theo dõi, so sánh, sắp xếp, tính toán, lọc dữ liệu,….

+ HS: Suy nghĩ chuẩn bị trả lời câu hỏi. Cách trình bày dễ theo dõi, rõ ràng, thuận tiện khi so sánh, …

+ HS: Tập trung quan sát, chú ý lắng nghe và tìm hiểu nội dung bài học.

+ HS: Chú ý, quan sát và thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của GV, làm theo các bước theo yêu cầu.

+ HS: Tập trung chú ý quan sát.

+ HS: Quan sát chú ý và thực hiện các bước vào nháp.

+ HS: Tập trung quan sát, chú ý lắng nghe GV giải thích.

+ HS: Trật tự, tập trung nghe giảng.

+ HS: Từ các ví dụ và SGK trả lời câu hỏi theo yêu cầu.

diễn dưới dạng bảng để tiện cho việc theo dõi, so sánh, sắp xếp, tính toán

- Ví dụ 1: Bảng điểm lớp 7A

- Ví dụ 2: Bảng theo dõi kết quả học tập.

- Ví dụ 3: Bảng số liệu và biểu đồ theo dõi tình hình sử dụng đất ở xã Xuân Phương.

=> Khái niệm chương trình bảng tính: Chương trình bảng tính là phần mềm giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán (từ đơn giản đến phức tạp) cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số lệu trong bảng.

4. Củng cố:

Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung vừa học.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ và xem trước nội dung phần tiếp theo.

V. RÚT KINH NGHIỆM

--- ---

(3)

Tuần: 1 Ngày soạn: 01- 09- 2020

Tiết: 2 Ngày dạy: 10- 09- 2020

BÀI 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?(t2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Bước đầu làm quen với chương trình bảng tính, tác dụng của chương trình bảng tính trong tin học. Nhận biết được giao diện chính của chương trình bảng tính.

2. Kỹ năng: - Nhập được dữ liệu vào bảng tính.

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo, tích cực tham gia xây dựng bài.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, SGK.

2. Học sinh: Sách vở, bút thước.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

- Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ....

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số:

7A 7B

2. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu màn hình làm việc của Excel

(1) Mục tiêu: Biết được các thành phần cơ bản của trang tính. Hiểu rõ khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.

(3) Hình thức dạy học: Thảo luận nhóm, tự học.

(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu, tư liệu

(5) Sản phẩm: Nêu được các thành phần cơ bản của trang tính

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng + GV: Yêu cầu HS đọc mục 2.

Màn hình làm việc của chương trình bảng tính.

+ GV: Thuyết trình và minh họa trực quan về màn hình làm việc của chương trình bảng tính.

+ GV: Yêu cầu HS lên bảng chỉ ra các khu vực của màn hình làm

+ HS: Đọc SGK tìm hiểu nội dung mục 2 SGK và trả lời các câu hỏi.

+ HS: Màn hình làm việc chính gồm:

Trang tính;

- Các dải lệnh;

- Thanh công thức: Nhập hiển

2. Màn hình làm việc của excel - Trang tính;

- Các dải lệnh;

- Thanh công thức:

Nhập hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính;

- Dải lệnh Data

(4)

việc của chương trình bảng tính.

+ GV: Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa màn hình làm việc của Word với màn hình làm việc của chương trình bảng tính.

+ GV: Yêu cầu HS trình bày.

Địa chỉ của một ô tính là gì, cách xác định địa chỉ ô tính đó?

+ GV: Lấy ví dụ cho HS quan sát.

+ GV: Trong chương trình bảng tính khối là gì?

+ GV: Lấy ví dụ minh họa.

+ GV: Cách xác định địa chỉ khối trong trang tính?

+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu thông qua các ví dụ để các em dễ nắm bắt.

+ GV: Thao tác thực hiện trên bảng tính để HS quan sát.

+ GV: Gọi một số HS nhận biết các thành phần của màn hình bảng tính.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính;

- Ô tính.

+ HS: Thực hiện theo các yêu cầu.

+ GV: Địa chỉ của một ô tính là cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó.

+ HS: Ví dụ, địa chỉ ô A1, C5.

+ HS: Khối là tập hợp các ô tính liền nhau tạo thành một vùng.

+ GV: Địa chỉ của khối là cặp địa chỉ của ô trên cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải, được cách nhau bởi dấu hai chấm (:). Ví dụ khối C3:E7.

+ HS: Quan sát các thao tác của GV ghi nhớ các bước thực hiện.

+ HS: Trả lời các nội dung câu hỏi của GV đưa ra.

+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.

(Dữ liệu): các lệnh để xử lí dữ liệu;

- Trang tính: Các cột và hàng làm nhiệm vụ chính của bảng tính

- Ô tính: vùng giao nhau giữa cột và hàng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nhập và sửa dữ liệu.

(1) Mục tiêu: Biết được cách nhập và sửa dữ liệu.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.

(3) Hình thức dạy học: Thảo luận nhóm, tự học.

(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu, tư liệu

(5) Sản phẩm: Nhập và sửa được dữ liệu trên trang tính.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng + GV: Yêu cầu HS đọc mục 3.

Nhập dữ liệu vào trang tính.

* Nhập và sửa dữ liệu.

+ GV: Hướng dẫn HS về nhập và sửa dữ liệu trong trang tính.

+ GV: Làm mẫu các thao tác nhập dữ liệu.

+ GV: Gọi một HS lên bảng thực hiện các thao tác GV hướng dẫn.

* Di chuyển trên trang tính.

+ GV: Hướng dẫn cách di

+ HS: Đọc SGK tìm hiểu nội dung mục 3 SGK.

+ HS: Chú ý lắng nghe, quan sát thao tác mẫu của GV.

+ HS: Quan sát nhận xét các thao tác thực hiện của GV.

+ HS: Lên bảng thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV.

+ HS: Tập trung, chú ý, quan sát  ghi nhớ cách thực hiện.

3. Nhập dữ liệu vào trang tính.

a) Nhập và sửa dữ liệu

.

- Nhập dữ liệu:

Kích chuột vào ô cần nhập dữ liệu, gõ dữ liệu và gõ Enter.

- Sửa dữ liệu: Kích đúp chuột vào ô và gõ lại dữ liệu.

(5)

chuyển trên trang tính.

+ GV: Làm mẫu các thao tác di chuyển trên trang tính để HS quan sát nhận biết.

+ GV: Yêu cầu mốt số HS lên bảng thực hiện các thao tác.

* Gõ chữ Việt trên trang tính.

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách gõ chữ Việt vào Word.

+ GV: Hướng dẫn cách gõ chữ Việt trên trang tính.

+ GV: Thực hiện thao tác trên máy trình chiếu cho HS quan sát và thực hiện theo các thao tác.

+ GV: Cho HS thực hiện thao tác mà GV đã hướng dẫn.

+ GV: Quan sát sửa sai cho HS.

+ GV: Củng cố thao tác cho HS.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Thực hiện theo các thao tác mà GV hướng dẫn theo từng cá nhân trên máy.

+ HS: Lên bảng thực hiện thao tác dưới sự hướng dẫn của GV.

+ HS: Sử dụng phần mềm hỗ trợ gõ chữ Việt.

+ HS: Tập trung, chú ý, quan sát  ghi nhớ cách thực hiện.

+ HS: Chú ý quan sát làm theo sự hướng dẫn của GV, thực hiện thao tác dưới máy theo cá nhân.

+ HS: Thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của GV.

+ HS: Chú ý thao tác đúng.

+ HS: Rèn luyện thao tác.

+ HS: Ghi nhớ bài học.

b) Di chuyển trên trang tính .

Chuyển đến ô cần chọn và kích chuột;

- Di chuyển ô bằng bàn phím: Sử dụng mũi tên lên , ,

,  di chuyển ô;

c) Gõ chữ Việt trên trang tính.

Sử dụng hai kiểu gõ thông dụng là TELEX và VNI (tương tự như ở chương trình soạn thảo văn bản).

4. Củng cố:

Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung vừa học. Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK/11

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ và xem trước nội dung bài thực hành 1.

V. RÚT KINH NGHIỆM

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song

Tiên đề Ơclít công nhận tính duy nhất của đường thẳng song song qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho