• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 23 TUẦN 23 NS: 22/02/2019

ND: Thứ 2 ngày 25 tháng 02 năm 2019 TẬP ĐỌC HOA HỌC TRÒ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Hiểu nội dung bài: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết nhất đối với học trò.

2.Kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng, các từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: là, loạt, xoè ra, nỗi niềm, dần dần, chói lói…

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, suy tư.

3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK,UDCNTT - Tranh (ảnh) về cây phượng lúc ra hoa.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn Luyện đọc (10’).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Chợ tết và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài (2’)

2.2. Hướng dẫn Luyện đọc và tìm hiểu bài.

a) Luyện đọc (10’)

- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV chú ý sửa lỗi cho HS.

- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ khó

- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo cặp.

- Yêu cầu 2 HS đọc lại toàn bài.

- GV đọc mẫu

b) Tìm hiểu bài(10’)

- Em hiểu đỏ rực có nghĩa như thế nào?

- HS đọc TL bài thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- HS đọc bài theo trình tự.

+ HS 1: Phượng không phải … đậu khít.

+ HS 2: Nhưng hoa càng đỏ…bất ngờ vậy?

+ HS 3: Bình minh…câu đối đỏ.

- HS đọc phần chú giải.

- HS ngồi cùng bàn đọc tiếp nối từng đoạn.

- Theo dõi GV đọc mẫu

+ Đỏ rực: đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng.

(2)

- Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng? Dùng như vậy có gì hay?

- Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:

- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là

“Hoa học trò” ?

- Hoa phượng nở gọi cho mỗi người học trò cảm giác gì ? Vì sao ?

- Hoa phượng còn có gì đặc biệt làm ta náo nức?

- Ở đoạn 2 tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng ?

- Màu hoa phượng thay đổi như nào theo thời gian ?

- Em cảm nhận được điều gì qua đoạn văn thứ hai ?

- GV ghi ý chính đoạn 2 lên bảng.

- Khi đọc bài Hoa học trò em cảm nhận được điều gì ?

c) Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.

- GV đọc mẫu

- GV tổ chức cho HS thi đọc qua đoạn văn trên.

- GV nhận xét HS.

3. Củng cố - Dặn dò:5’

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài cho tiết sau.

+ Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng. So sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.

*Đoạn 1 cho chúng ta cảm nhận được số lượng hoa phượng rất lớn.

+ Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì phượng là cây rất gần gũi quen thuộc với tuổi học trò…

+ Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác vừa buồn lại vừa vui. ..

+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ khắp thành phố rực lên như tết đến.

+ Tác giả dùng thị giác, vị giác, xúc giác để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng.

+ Bình minh, màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu, phượng càng ngày cành rực lên.

+ Đoạn 2 cho ta thấy vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng

- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, rất riêng của hoa phượng, loài hoa gần gũi, thân thiết với tuổi học trò.

- HS tìm và gạch chân các từ này để chú ý nhấn giọng khi đọc.

- HS ngồi cùng bàn trao đổi và luyện đọc - HS thi đọc 3 đến 5 em.

KHOA HỌC ÁNH SÁNG I.Mục tiêu

Giúp HS:

1. Kiến thức: -Phân biệt được các vật tự phát ra ánh sáng.

-Làm thí nghiệm để xác định được các vật cho ánh sáng truyền qua và các vật không cho ánh sáng truyền qua.

(3)

-Nêu VD hoặc tự làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng.

-Nêu VD hoặc tự làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt.

2. Kĩ năng: Biết sử dụng ánh sáng vào việc hữu ích 3. Thái độ: Yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy học

-HS chuẩn bị theo nhóm: Hộp cat-tông kín, đèn pin, tấm kính, nhựa trong, tấm kín mờ, tấm gỗ, bìa cát-tông.

III.Các hoạt động dạy học

Hoạt độngcủa giáo viên Hoạt động của HS

1.Ổn định 2.KTBC

-Gọi HS lên kiểm tra nội dung bài tiết trước:

+Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người ? +Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn.

-GV nhận xét, ghi điểm.

3.Bài mới

*Giới thiệu bài:

-GV hỏi:

+Khi trời tối, muốn nhìn thấy vật gì ta phải làm thế nào ?

-GV giới thiệu: Anh sáng rất quan trọng đối với cuộc sống của mọi sinh vật. Muốn nhìn thấy vật ta cần phải có ánh sáng, nhưng có những vật không cần ánh sáng mà ta vẫn nhìn thấy chúng. Đó là những vật tự phát sáng. Tại sao trong đêm tối, ta vẫn nhìn thấy mắt mèo ? Các em cùng tìm hiểu sẽ biết.

Hoạt động 1:Vật tự phát sáng và vật được phát sáng.

-GV cho HS thảo luận cặp đôi.

-Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 1,2 / 90, 91 SGK, trao đổi và viết tên những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng.

-Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung nếu có ý kiến khác.

-Nhận xét, kết luận: Ban ngày vật tự phát

-Hát

-HS trả lời.

-HS khác nhận xét, bổ sung.

-HS trả lời;

+Khi trời tối, muốn nhìn thấy vật ta phải chiếu sáng vật.

+Có những vật không cần ánh sáng ta cũng nhìn thấy: mắt mèo.

-HS nghe.

-HS quan sát hình và thảo luận cặp đôi.

+Hình 1: Ban ngày.

 Vật tự phát sáng: Mặt trời.

 Vật được chiếu sáng: bàn ghế, gương, quần áo, sách vở, đồ dùng,

….

+Hình 2:

 Vật tự phát sáng : ngọn đèn điện, con đom đóm.

 Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, gương, bàn ghế , tủ, …

(4)

sáng duy nhất là Mặt trời, còn tất cả mọi vật khác được mặt trời chiếu sáng. Anh sáng từ mặt trời chiếu lên tất cả mọi vật nên ta dễ dàng nhìn thấy chúng. Vào ban đêm, vật tự phát sáng là ngọn đèn điện khi có dòng điện chạy qua.Còn Mặt trăng cũng là vật được chiếu sáng là do được Mặt trời chiếu sáng.

Mọi vật mà chúng ta nhìn thấy ban đêm là do được đèn chiếu sáng hoặc do ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng chiếu sáng.

Hoạt động 2: Anh sáng truyền theo đường thẳng.

-GV hỏi:

+Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy vật?

+Theo em, ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong ?

-GV nêu: Để biết ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong, chúng ta cùng làm thí nghiệm.

Thí nghiệm 1:

-GV phổ biến thí nghiệm: Đứng ở giữa lớp và chiếu đèn pin, theo em ánh sáng của đèn pin sẽ đi đến những đâu ?

-GV tiến hành thí nghiệm. Lần lượt chiếu đèn vào 4 góc của lớp học (GV chú ý vặn cho ánh sáng đèn pin tụ lại càng nhỏ càng tốt)

-GV hỏi: Khi chiếu đèn pin thì ánh sáng của đèn đi được đến đâu ?

-Như vậy ánh sáng đi theo đường thẳng hay đường cong ?

Thí nghiệm 2:

-GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1/ 90 SGK.

-GV hỏi: Hãy dự đoán xem ánh sáng qua khe có hình gì ?

-GV yêu cầu HS làm thí nghiệm.

-GV gọi HS trình bày kết quả.

-Hỏi: Qua thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì về đường truyền của ánh sáng?

-GV nhắc lại kết luận: Anh sáng truyền theo đường thẳng.

Hoạt động 3: Vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua.

-HS trả lời:

+Ta có thể nhìn thấy vật là do vật đó tự phát sáng hoặc có ánh sáng chiếu vào vật đó.

+Anh sáng truyền theo đường thẳng.

-HS nghe phổ biến thí nghiệm và dự đoán kết quả.

-HS quan sát.

+Anh sáng đến được điểm dọi đèn vào.

+Anh sáng đi theo đường thẳng.

-HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.

-Một số HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.

-HS làm thí nghiệm theo nhóm.

-Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

-Anh sáng truyền theo những đuờng thẳng.

-HS thảo luận nhóm 4.

-Làm theo hướng dẫn của GV, 1 HS ghi tên vật vào 2 cột kết quả.

(5)

-Tổ chức cho lớp làm thí nghiệm theo nhóm 4 HS.

-GV hướng dẫn : Lần lượt đặt ở khoảng giữa đèn và mắt một tấm bìa, một tấm kính thuỷ tinh, một quyển vở, một thước mêka, chiếc hộp sắt,…sau đó bật đèn pin. Hãy cho biết với những đồ vật nào ta có thể nhìn thấy ánh sáng của đèn ?

-GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.

-Gọi đại diện nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.

-Nhận xét kết quả thí nghiệm của HS.

-GV hỏi : Ứng dụng liên quan đến các vật cho ánh sáng truyền qua và những vật không cho ánh sáng truyền qua người ta đã làm gì ? -Kết luận : Anh sáng truyền theo đường thẳng và có thể truyền qua các lớp không khí, nước, thuỷ tinh, nhựa trong. Anh sáng không thể truyền qua các vật cản sáng như:

tấm bìa, tấm gỗ, quyển sách, chiếc hộp sắt hay hòn gạch,… Ứng dụng tính chất này người ta đã chế tạo ra các loại kính vừa che bụi mà vẫn có thể nhìn được, hay chúng ta có thể nhìn thấy cá bơi, ốc bò dưới nước,…

Hoạt động 4: Mắt nhìn thấy vật khi nào ?

-GV hỏi:

+Mắt ta nhìn thấy vật khi nào ?

-Gọi HS đọc thí nghiệm 3 / 91, yêu cầu HS suy nghĩ và dự đoán xem kết quả thí nghiệm như thế nào ?

-Gọi HS trình bày dự đoán của mình.

-Yêu cầu 4 HS lên bảng làm thí nghiệm. GV trực tiếp bật và tắt đèn, sau đó HS trình bày với cả lớp thí nghiệm.

Vật cho ánh sáng truyền

qua

Vật không cho ánh sáng truyền qua -Thước kẻ

bằng nhựa trong, tấm kính thuỷ tinh.

-Tấm bìa, hộp sắt, quyển vở.

-HS trình bày kết quả thí nghiệm.

-HS nghe.

-HS trả lời: Ứng dụng sự kiện quan, người ta đã làm các loại cửa bằng kính trong, kính mờ hay làm cửa gỗ.

-HS nghe.

+Mắt ta nhìn thấy vật khi:

 Vật đó tự phát sáng.

 Có ánh sáng chiếu vào vật.

 Không có vật gì che mặt ta.

 Vật đó ở gần mắt…

-HS đọc.

-HS trình bày.

-HS tiến hành làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi theo kết quả thí nghiệm.

+Khi đèn trong hộp chưa sáng, ta không nhìn thấy vật.

+Khi đèn sáng ta nhìn thấy vật.

+Chắn mắt bằng 1 cuốn vở, ta không nhìn thấy vật nữa.

+Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt.

-Lắng nghe.

(6)

-GV hỏi: Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi nào

?

-Kết luận : Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt.

Chẳng hạn khi đặt vật trong hộp kín và bật đèn thì vật đó vẫn được chiếu sáng, nhưng ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt lại bị cản bởi cuốn vở nên mắt không nhìn thấy vật trong hộp. Ngoài ra, để nhìn thấy vật cũng cần phải có điều kiện về kích thước của vật và khoảng cách từ vật tới mắt. Nếu vật quá bé mà lại để quá xa tầm nhìn thì bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được.

3.Củng cố -GV hỏi :

+Anh sáng truyền qua các vật nào?

+Khi nào mắt ta nhìn thấy vật ? 4.Dặn dò

-Chuẩn bị bài tiết sau, mỗi HS chuẩn bị 1 đồ chơi.

-Nhận xét tiết học.

-HS trả lời.

-Lớp nhận xét, bổ sung.

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1.Kiến thức:

- Củng cố về tính chất cơ bản của phân số.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng so sánh hai phân số.

3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’):

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập - GV nhận xét HS.

2. Dạy- học bài mới 2.1. Giới thiệu bài (2’)

2.2. Hướng dẫn luyện tập: 30’

Bài 1: >, <, = ?

- GV yêu cầu HS tự làm bài - GV yêu cầu HS giải thích cách điền dấu của mình với từng cặp

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

*Kết quả:

a, 11 6 <

11 8 ;

15 9 <

10 6 ;

(7)

phân số:

Bài 2: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

- Gọi HS chữa bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 3 : Viết phân số có tử số, mẫu số là số lẻ lớn hơn 6 và bé hơn 10 và :

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhận xét sửa sai.

Bài 4 : Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Nhận xét bài làm của học sinh.

3. Củng cố – dặn dò: 5’

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập.

Ta có :

9

7 < 1 ; 1 <

7

9 Vậy :

9 7 <

7 9

- HS lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu về 1 cặp phân số:

=> Vậy các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:

11 8 ;

7 8;

5 8

a, Phân số đó bé hơn 1 :

9 7

b, Phân số đó bằng 1 :

7 7;

9 9

c, Phân số đó lớn hơn 1 :

7 9

- Nêu yêu cầu bài tập.

a) 6 7 8 9 8 7 6 5

=

9 5

b) 12 14 16 32 42

=

16 14 12

2 16 3 14

=

12 6 =

2 1

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

CHỦ ĐỀ: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM GIAO LƯU HÁT DÂN CA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS biết sưu tầm và hát các bài dân ca của địa phương mình và các địa phương khác trong cả nước.

2. Kĩ năng: Biết hát nhiều bài dân ca

3. Thái đô: - Thông qua buổi giao lưu văn nghệ này, HS thêm yêu mến, gắn bó với trường lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, tự tin và quyết tâm học tập tốt.

II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo quy mô lớp hoặc toàn trường.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Các tập bài hát dân ca, các bài dân ca quen thuộc của địa phương, các bài dân ca được viết thêm lời mới.

(8)

- Âm thanh, loa đài, đàn organ và một số nhạc cụ dân tộc khác (nếu có).

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị

* Đối với GV:

- Trước thời gian thi khoảng 1 tuần, GV chủ nhiệm cần phổ biến cho HS nắm được:

+ Nội dung: Thi hát các bài dân ca, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, công ơn cha mẹ, thầy cô, bạn bè và mái trường…

+ Hình thức thi, gồm 2 phần:

Phần 1: Hát đơn ca

Phần 2: Thi hát dân ca giữa các đội, nhóm.

- Phổ biến nội dung, thể lệ cuộc thi cho các thí sinh tham gia.

- Cử người dẫn chương trình (MC) cho buổi giao lưu.

- Soạn các câu hỏi, câu đố, trò chơi… xen kẽ giữa các tiết mục biểu diễn, tạo sự phong phú hấp dẫn. Chú ý lựa chọn các câu hỏi phụ dành cho cổ động viên.

- Cử Ban giám khảo để chấm điểm. Thánh phần Ban giám khảo gồm có từ 3 – 4 người, trong đó 1 người làm trưởng ban, 1 người làm thư kí có nhiệm vụ tính điểm cho các đội thi, cón lại là thành viên BGK.

- Các giải thưởng:

+ Giải đồng đội: 1 giải nhất, 1 giài nhì, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích.

+ Giải cá nhân: Dành cho người hát dân ca hay nhất.

- Dự kiến đại biểu mời tham dự buổi giao lưu.

* Đối với HS:

- Thành lập Ban tổ chức cuộc thi: Cán bộ lớp, các tổ trưởng.

- Phân công trách nhiệm từng thành viên trong BTC phụ trách các mảng như:

chuẩn bị nội dung, trang trí, kê bàn ghế, phụ trách tặng phẩm, lên danh sách các cá nhân hoặc nhóm tham gia thi, chuẩn bị chương trình văn nghệ, mời Ban giám khảo, cử MC, viết giấy mời đại biểu, định ngày thi.

- Các cá nhân, nhóm đăng kí thi và tiến hành tập luyện.

Bước 2: Tiến hành cuộc thi

* Phần mở đầu

Người dẫn chương trình (MC):

- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu khách mời.

- Giới thiệu nội dung, chương trình buổi giao lưu.

- Giới thiệu Ban giám khảo và thang điểm cho từng phần thi.

* Tiến hành cuộc thi Phần 1: Thi hát đơn ca

- Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia biểu diễn.

- Mỗi cá nhân được lựa chọn một tiết mục dân ca.

- Ban giám khảo cho điểm, Thư kí tổng hợp và chọn ra một tiết mục cá nhân hát dân ca hay nhất để trao giải.

Phần 2: Giao lưu hát dân ca giữa các đội, nhóm

- MC yêu cầu đại diện các đội tiến hành bốc thăm để lựa chọn thứ tự thi.

- Các đội lần lượt trình bày nội dung dự thi theo thứ tự đã bốc thăm.

- Ban giám khảo chấm điểm.

(9)

Bước 3: Tổng kết – Đánh giá – Trao giải thưởng - BGK đánh giá nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội.

- Công bố kết quả cuộc thi. MC mời đại diện các tổ lên nhận phần thưởng dành cho tập thể và giải dành cho cá nhân hát dân ca hay nhất. Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành hàng ngang trước lớp.

- Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến.

- MC cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tình tham gia cuộc thi.

- Tuyên bố kết thúc cuộc thi.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU DẤU GẠCH NGANG DẤU GẠCH NGANG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Hiểu được nội dung của dấu gạch ngang.

2.Kĩ năng:

- Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết.

3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn (a) ở phần BT/1 phần nhận xét.

- Giấy khổ to và bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Yêu cầu 2 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 1 câu có sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm cái đẹp

- Nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới 2.1.Giới thiệu bài (2’) 2.2. Tìm hiểu ví dụ:14’

Bài 1: Tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang dấu (-) trong đoạn văn sau:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang.

- GV ghi nhanh lên bảng.

- HS lên bảng đặt câu

- Đọc đoạn văn.

+ Trong đoạn văn trên những dấu đã học:

dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi.

- Tiếp nối nhau đọc câu văn.

*Đoạn a:

- Cháu con ai ?

- Thưa ông, cháu là con ông Tư.

*Đoạn b:

- Cái đuôi dài - bộ phận khoẻ nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào mạn sườn.

*Đoạn c:

- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn…

(10)

Bài 2: Theo em, trong mỗi đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác dụng gì

?

*GV kết luận:

Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại, phần chú thích trong câu, các ý trong một đoạn liệt kê.

2.3. Ghi nhớ:

- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.

- Hãy lấy ví dụ minh họa về việc sử dụng dấu gạch ngang. (GV ghi nhanh lên bảng ví dụ của HS.)

2.4. Luyện tập:18’

Bài 1: Ghi những câu có chứa dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Quà tặng cha ở cột A và tác dụng của mỗi dấu ở cột B

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS phát biểu.

- Nhận xét và kết luận lời giải đúng.

Bài 2 :Viết đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích:

- Nhận xét HS viết tốt 3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học – giao việc về nhà - Nhắc HS học à chuẩn bị bài sau.

- Khi điện đã cắm vào quạt tránh để…

- Hàng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục…

- Tiếp nối nhau phát biểu.

Tác dụng của dấu gạch ngang:

+ Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật (ông khách và cậu bé) trong đối thoại.

+Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích (về cái đuôi dài của con cá sấu) trong câu văn.

+Dấu gạch ngang liệt kê các bịên pháp cần thiết để bảo quản điện được bền.

- HS tiếp nối nhau đọc phần ghi nhớ.

- Cả lớp đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.

- HS khá đặt câu, tình huống có dùng dấu gạch ngang.

Tác dụng của dấu gạch ngang:

+Đánh dấu phần chú thích trong câu:

(bố Pax-can là một viên chức Sở Tài chính).

+Đánh dấu phần chú thích trong câu:

(đây là ý nghĩ của Pax-can)

+Dấu gạch ngang dùng để: đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

- HS thực hành viết đoạn văn.

- HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn.

- Cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của từng bạn.

NS: 23/02/2019

ND: Thứ 3 ngày 26 tháng 02 năm 2019

Chính tả: nhớ- viết) CHỢ TẾT

(11)

I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức:

- Nhớ, viết đúng, đẹp đoạn thơ từ Dải mây trắng đến Ngộ nghĩnh đuổi theo sau trong bài Chợ tết

2.Kĩ năng:

- Tìm đúng các tiếng thích hợp có âm đầu s/x hoặc vần ưc/ưt.

3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DAY - HỌC

- Giấy khổ to viết sẵn 2 lần nội dung mẩu chuyện Một ngày và một năm.

- Viết sẵn các từ cần Kiểm tra bài cũ (5’) vào một tờ giấy nhỏ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nhận xét bài viết của HS trên bảng và chữ viết của tiết chính tả trước.

2. Dạy - học bài mới 2.1.Giới thiệu bài (2’)

2.2. Hướng dẫn viết chính tả: 14’

a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ:

- Yêu cầu HS đọc đoạn thơ từ Dải mây trắng… đến ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

- Mọi người đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào ?

- Mỗi người đi chợ tết với những tâm trạng và dáng vẻ ra sao ?

b) Hướng dẫn viết từ khó 5’

- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lấn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.

c) Viết chính tả: 15’

- Lưu ý HS cách trình bày đoạ thơ.

+ Tên bài lùi vào 4 ô + Các dòng thơ viết sát lề.

d) Soát lỗi, chấm bài 2’

2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 14’

Bài 1( a) : Ghi tiếng thích hợp vào mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây : Biết rằng ô số 1 chứa tiếng bắt đầu bằng x hay s; ô số 2 bắt đầu ằng ưc hay ưt.

- HS học thuộc lòng đoạn thơ.

+Mọi người đi chợ tết trong khung cảnh rất đẹp: mây trắng đỏ dần theo ánh nắng mắt trời trên đỉnh núi…

+Mọi người đi chợ tết trong tâm trạng rất vui, phấn khởi: thằng cu áo đỏ chạy lon xon, cụ già chống gậy bước lom khom…

- HS đọc và viết các từ: sương hồng lam, ôm ấp, nhà giành, viền, nép…

- Nhớ - viết chính tả.

.

*Đáp án:

Hoạ sĩ – nước Đức – sung sướng- không hiểu sao, bức tranh.

(12)

3. Củng cố, dặn dò: 5’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại truyện vui

“Một ngày và một năm” cho người thân và chuẩn bị bài sau.

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1.Kiến thức:

- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.

- Củng cố về khái niệm ban đầu của phân số, tích chất cơ bản của phân số, rút gọn phân số, QĐMS hai phân số, so sánh các phân số.

- Một số đặc điểm của hình chữ nhật, hình bình hành.

2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tính toán trong bài

3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Hình vẽ trong bài tập 5 SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’):

- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập

2. Dạy - học bài mới

2.2. Hướng dẫn luyện tập:30’

Bài 1: Viết chữ số thích hợp vào ô trống, sao cho :

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS.

Bài 2 : Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm

- GV yêu cầu HS đọc đề bài trước lớp, sau đó tự làm bài.

- Với các HS không thể tự làm bài GV hướng dẫn các em làm phần a, sau đó yêu cầu tự làm phần b

- GV nhận xét và cho điểm HS.

Bài 3: Khoanh vào những phân số bằng

- Muốn biết trong các phân số đã cho phân số nào bằng phân số

9 5 ta đã làm ntn?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu

- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

Kq:

970, 750

- HS làm bài vào vở bài tập.

• Tổng số HS của lớp đó là:

14 + 17 = 31 (HS)

• Số HS trai bằng

31

14 HS cả lớp.

• Số HS gái bằng

31

17 HS cả lớp.

(13)

Bài 4 : Các phân số viết theo thứ tự từ lớn đến bé là :

- GV chữa bài trước lớp, sau đó nhận xét một số bài làm của HS.

Bài 5: Viết tiếp vào chỗ chấm ( hd HS về nhà)

3. Củng cố- dặn dò - GV tổng kết giờ học

- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau.

- Ta rút gọn các phân số rồi so sánh.

- HS lên bảng làm bài

- Rút gọn các phân số đã cho ta có:

12 8 =

4 : 12

4 :

8 =

3 2;

15 12=

3 : 15

3 : 12 =

5 4;

20 15 =

5 : 20

5 : 15 =

4 3

Ta có

60 40 <

60 45 <

60 48.

- Vậy các phân số đã cho được viết theo thứ tự từ lớn đến bé là:

15 12;

20 15 ;

12 8

ĐẠO ĐỨC

Tiết 23: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộnglà giữ gìn tài sản chung của xã hội. Có ý bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

2. Kĩ năng: - Đồng tình, khen ngợi những ngưòi tham gia giữ gìn các công trình công cộng.

3. Thái độ: - Không đồng tình tham gia hoăc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng.

- Tuyên truyền để mọi người cùng tham gia tích cực vao viêc giữ gìn các công trình công cộng.

* Giáo dục BVMT: Các em biết và thực hiện giữ gìn các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống.

II. CÁC KNCB ĐƯỢC GD

- KN xác định giá trị văn hóa tinh thần nơi công cộng

- KN thu thập và xử lý thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng tại địa phương

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Nội dung trò chơi “ô chữ kỳ diệu”

- Phiếu thảo luận

- Một câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

(14)

1.Kiểm tra bài cũ (5’):

- Chúng ta cần phải giữ phép lịch sự ở những đâu?

- GV nhận xét.

2. Bài mới: (28’) a. Giới thiệu bài (2’):

b. Tìm hiểu bài: 28’

Hoạt động 1: Xử lý tình huống 8’

- GV nêu tình huống như sgk - Chia lớp thành 4 nhóm

- Y/c thảo luận đóng vai xử lý tình huống

Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. 10’

- Y/cthảo luận cặp đôi, bày tỏ ý kiến về các hành vi sau:

1. Nam, Hùng leo trèo lên các tượng đá của nhà chùa.

2. Gần tết đến, mọi người dân trong xóm Lan cùng nhau quét sạch và quét vôi xóm ngõ.

3. Đi tham quan, bắt trước các anh chị lớn, Quân và Dũng rủ nhau khắc tên lên thân cây.

4. Các cô chú thợ điện đang sửa lại cột điện bị hỏng.

5. Trên đường đi học về các bạn học sinh lớp 4E phát hiện một anh thanh niên đang tháo ốcoẻ đường ray xe lửa, các bạn đã báo ngay chú công an để ngăn chặn hành vi đó.

- Vậy để giữ các công trình công cộng, em phải làm gì?

- Gv gọi hs đọc ghi nhớ.

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. 10’

- Chia lớp thành 4 nhóm

- Y/c thảo luận theo câu hỏi sau:

1. Hãy kể tên 3 công trình công cộng mà nhóm em biết.

- Ở bất kể mọi lúc mọi nơi trong khi ăn uống nói năng chào hỏi...

- Nhận xét, sửa sai.

- Thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày.

Nếu là Thăng em sẽ không đồng với lời rủ của bạn Tuấn …

- Tiến hành thảo luận

- Đại diện các cặp đôi trình bày.

1. Nam, Hùng làm như vậy là sai. Bởi vì các tượng đá của nhà chùa cũng là những công trình chung của mọi người, cần được giữ gìn bảo vệ.

2.Việc làm đó của mọi người là đúng vì xóm ngõ là lối đi chung của mọi người ai cũng phải giữ gìn sạch sẽ.

3.Việc làm này của hai bạn là sai vì việc đó làm ảnh hưởng đến môi trường (nhiều người khắc tên lên cây khiến cây chết) vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung.

4.Việc làm này là đúng vì cột điện là tài sản chung đem lại điện cho mọi người, các cô chú sửa điện là bảo vệ tài sản.

5.Việc làm của các bạn HS lớp 4E là đúng. Các bạn có ý thức bảo vệ của công, ngăn chặn được hành vi xấu phá hại của công kịp thời.

+Không leo trèo lên các tượng đá, c/trình công cộng.

+Tham gia vào dọn dẹp, giữ gìn sạch công trình chung…

- HS đọc ghi nhớ.

- Tiến hành thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

1. Tên 3 công trình công cộng mà nhóm biết: Bệnh viện, nhà văn hoá, công viên....

2. Để giữ gìn và bảo vệ các công trình

(15)

2. Em hóy đề ra một số hoạt động, việc làm để bảo vệ, giữ gỡn cụng trỡnh cụng cộng đú.

- Nhận xột cỏc cõu trả lời của cỏc nhúm.

- Siờu thị nhà hàng ... cú phải là những cụng trỡnh cụng cộng cần bảo vệ giữ gỡn khụng

- Nhận xột

3. Củng cố, dặn dũ 5’

- Trạm xỏ, cầu cống cú phải là cụng trỡnh cụng cộng cần bảo vệ khụng?

- GV nhận xột giờ học

cụng cộng đú cần: Khụng khạc nhổ bừa bói, khụng viết vẽ bậy, bẩn lờn tường hoặc cõy...

*Nhúm 2, nhúm 3, nhúm 4 tương tự.

+Khụng. Vỡ đú khụng phải là cỏc cụng trỡnh cụng cộng.

+Cú. Vỡ mặc dự khụng phải là cỏc cụng trỡnh nhưng là nơi cụng cộng cũng cần phải giữ gỡn.

Kỹ thuật

Bón phân cho rau, hoa I. Mục tiêu:

1.Kiờn thức: - Học sinh biết mục đích của việc bón phân cho rau, hoa 2. Kĩ năng: - Biết cách bón phân cho rau, hoa

3. Thỏi độ: - Có ý thức tiết kiệm phân bón, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trờng

II. Đồ dùng dạy học

- Su tầm tranh ảnh về tác dụng và cách bón phân cho cây ra hoa - Một số loại phân bón hoá học

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy Hoạt động cuả trò

I- Tổ chức 2’

II- Kiểm tra: chăm sóc rau và hoa gồm có những công việc nào ? 5’

III- Dạy bài mới: Nêu mục đích yêu cầu ?

* HĐ1: Giáo viên hớng dẫn học sinh tìm hiểu mục đích của việc bón phân cho rau, hoa 10’

- Cây trồng lấy chất dinh dỡng ở đâu ? - Tại sao phải bón phân ở đất ?

- Giáo viên nhận xét : bón phân để cung cấp chất dinh dỡng cho cây phát triển mỗi loại cây, mỗi thời kỳ của cây cần các loại phân bón với lợng bón khác nhau

* HĐ2: Giáo viên hớng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ thuật bón phân 18’

- Nêu tên các loại phân bón thờng dùng

để bón cây

- Cho học sinh quan sát một số loại phân hoá học

- Hãy nêu cách bón phân ở hình 2 – sách giáo khoa trang 67

- Giáo viên giới thiệu và hớng dẫn một số

- Hát

- Vài em trả lời

- Nhận xét và bổ xung

- Cây lấy đất dinh dỡng ở trong đất - Cây trồng thờng xuyên hút chất dinh dỡng trong đất để nuôi thân, hoa, lá...

- Nên để bù lại sự thiếu hụt đó ta phải bón phân vào đất

- Học sinh lắng nghe - Học sinh nêu

- Học sinh quan sát

Hình 2a : bón phân vào hốc, hàng cây; Hình 2b : tới nớc phân vào gốc cây

- Học sinh lắng nghe và theo dõi

(16)

cách bón phân cho cây rau hoa

- Gọi học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ

- Giáo viên tóm tắt bài học. - Vài em đọc ghi nhớ D. Hoạt động nối tiếp :

- Tại sao phải bón phân cho rau và hoa ?

- Nhận xét thái độ tinh thần học tập của học sinh.

- Hớng dẫn đọc trớc bài : Trừ sâu, bệnh hại cây rau hoa.

NS: 24/02/2019

ND: Thứ 4 ngày 27 thỏng 02 năm 2019

LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP I. MỤC TIấU: Giỳp HS:

1.Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của một số cõu tục ngữ cú liờn quan đến cỏi đẹp.

2.Kĩ năng:

- Sử dụng những cõu tục ngữ đú vào cỏc tỡnh huống cụ thể trong khi núi, viết.

- Mở rộngvà hệ thống hoỏ vốn từ thuộc chủ điểm Cỏi đẹp.

3.Thỏi độ:Hs tự giỏc làm bài và yờu thớch bộ mụn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bài tập 1 viết sẵn vào bảng phụ.

- Giấy khổ to và bỳt dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Dấu gạch ngang dựng để làm gỡ ? 2. Dạy - học bài mới

2.1. Giới thiệu bài (2’).

2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 30’

Bài 1: Nối nghĩa ở cột A cho thớch hợp với mỗi tục ngữ ở cột B

- Gọi HS đọc yờu cầu và nội dung bài.

- Yờu cầu HS trao đổi và thảo luận và tự làm bài.

- Nhận xột, kết luận lời giải đỳng.

Bài 2: Ghi lại trường hợp cú thể sử dụng một trong những tục ngữ núi trờn

- Gọi HS đọc yờu cầu của bài tập.

- Mời 1 HS khỏ, giỏi làm mẫu hoặc GV đưa ra tỡnh huống mẫu để HS tham khảo.

- GV chỳ ý sửa lỗi dựng từ, đặt cõu cho từng HS.

- Nhận xột

- HS ngồi cựng bàn trao đổi, thảo luận.

- HS làm bài trờn bảng phụ, HS dưới lớp dựng bỳt chỡ nối từng ụ bờn trỏi với cỏc ụ bờn phải cho phự hợp.

- Chữa bài (nếu sai).

- HS ngồi cựng bàn trao đổi, thảo luận, nhận xột, bổ xung ý kiến cho nhau.

- Theo dừi.

- HS trỡnh bày trước lớp.

(17)

Bài 3: Ghi vào chỗ trống các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. Đặt câu với một từ ngữ vừa tìm được.

- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.

- Gọi 1 Nhóm dán phiếu lên bảng yêu cầu đại diện nhóm đọc các từ của nhóm mình và các nhóm khác bổ sung những từ mà bạn chưa có.

- Nhận xét, kết luận các từ đúng.

Bài 4

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài tập 3.

- GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng HS.

- Yêu cầu HS viết câu văn vào vở.

3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở HS về nhà học và chuẩn bị bài sau.

- HS tạo thành nhóm cùng trao đổi, thảo luận.

- Cùng thông báo các từ tìm được trước lớp.

- HS làm bài vào vở: tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt kế, giai nhân, tuyệt trần, mê hồn…

- Tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp. Ví dụ:

• Bức tranh ấy đẹp tuyệt vời

• Phong cảnh ở đây đẹp mà có thể không một bút văn nào tả nổi

• Cô ấy đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

- Mỗi HS viết 3 câu văn vào vở.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

TOÁN

PHÉP CỘNG HAI PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1.Kiến thức:

- Nhận biết phép cộng hai phân số cùng mẫu số.

- Nhận biết tính chất giao hoán phép cộng hai phân số.

2.Kĩ năng:

- Biết cộng 2 phân số có cùng mẫu số.

3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Mỗi HS chuẩn bị một băng giấy hình chữ nhật kích thước 2cm x 8cm. Bút màu.

- GV chuẩn bị 1 băng giấy kích thước 20cm x 80cm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Kiểm tra vbt của hs - GV nhận xét HS.

1. Giới thiệu bài (2’) 2. Tìm hiểu bài : 14’

2.1. H/dẫn hoạt động với đồ dùng trực quan

- báo cáo theo tổ

- HS nêu lại bài toán

(18)

*GV nêu vấn đề: bài toán trong sgk

- GV hướng dẫn HS làm việc với băng giấy, đồng thời cũng làm với băng giấy to

- Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau ?

- Lần thứ nhất bạn Nam tô màu mấy phần băng giấy ?

- Yêu cầu HS tô màu

8

3 băng giấy.

- Lần thứ hai bạn Nam tô màu mấy phần băng giấy ?

- Như vậy bạn Nam đã tô màu mấy phần bằng nhau ?

- Hãy đọc phân số chỉ phần băng giấy mà bạn đã tô màu.

*GV kết luận: Cả 2 lần bạn Nam tô màu được tất cả là

8

5 băng giấy.

2.2. H/dẫn cộng hai phân số cùng mẫu.

- Muốn biết bạn Nam tô màu tất cả mấy phần băng giấy chúng ta làm phép tính gì ?

- Ba phần tám băng giấy thêm hai phần tám băng giấy bằng mấy phần băng giấy ?

- Vậy ba phần tám cộng hai phần tám bằng bao nhiêu ?

- GV viết lên bảng:

8 3 +

8 2 =

8 5

- Em có nhận xét gì về tử số của hai phân số

8 3

8

2 so với tử số của phân số

8

5 trong phép cộng

8 3

+ 8 2 =

8 5 ?

- Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số

8 3

8

2 so với mẫu số của hai phân số

8

5 trong phép cộng

- HS thực hành.

+ Băng giấy được chia thành 8 phần bằng nhau ?

+ Lần thứ nhất bạn Nam đã tô màu

8 3 băng giấy.

+ HS tô màu theo yêu cầu.

+ Lần thứ hai bạn Nam tô màu 2 phần băng giấy.

+ Bạn Nam đã tô màu 5 phần bằng nhau.

+ Bạn Nam đã tô màu 5 phần 8 băng giấy.

- Làm phép tính cộng + .

+ HS: Bằng năm phần tám băng giấy.

+ Ba phần tám cộng hai phần tám bằng năm phần tám.

- HS nêu 3 + 2 = 5.

- Ba phân số có mẫu số bằng nhau.

- HS thực hiện lại phép cộng.

(19)

8 3 +

8 2 =

8 5

- Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào ?

2.3. Luyện tập- thực hành: 17’

Bài 1: Tính

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng

Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm - GV yêu cầu HS phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng các số tự nhiên đã học.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- Khi ta đổi chỗ các phân số trong một tổng thì tổng đó có thay đổi không ?

Bài 3: Bài toán

- Muốn biết cả hai giờ ô tô đi được bao nhiêu phần của quãng đường ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài sau đó chữa bài trước lớp.

3. Củng cố – dặn dò: 3’

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

+ Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta cộng hai tử số và giữ nguyên mẫu số.

- HS lên bảng làm bài

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Trình bày bài làm như sau:

a) + = = = 1 ; b) + = = = 2 c) + = = ; d) + = =

- HS phát biểu: Khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi - HS làm bài :

+ = = ; + = = + = +

- Khi ta đổi chỗ các phân số trong một tổng thì tổng đó không hề thay đổi .

- HS tóm tắt trước lớp.

+ Chúng ta thực hiện phép cộng phân số Bài giải

Cả hai ôtô chuyển được là:

8 3 +

8 2 =

8

5 (số gạo trong kho) Đáp số:

8

5 số gạo trong kho

NS: 25/02/2019

ND: Thứ 5 ngày 28 tháng 02 năm 2019

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

(20)

- HS kể lại tự nhiên, bằng lời nói của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc, có nội dung ca ngợi cái hay cái đẹp phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể 2.Kĩ năng:

- Nghe và biết nhận xét, đánh giá lời kể, ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.

3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bảng lớp viết sẵn đề bài.

- HS và GV chuẩn bị các tập truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười….

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ 5’

- Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Con vịt xấu xí của An-đéc- xen, 1 HS nói ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét HS kể chuyện, hiểu ý nghĩa truyện

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2’

2.2. Hướng dẫn kể chuyện:

a) Tìm hiểu đề bài 5’

- Gọi 1 HS đọc đề bài, GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được, nghe, được đọc, ca ngợi cái đẹp…

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.

- Em biết những câu chuyện nào có nội dung ca ngợi cái đẹp ?

- Em biết những câu chuyện nào nói về cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác ?

- Em hãy giới thiệu những câu chuyện mà mình sẽ kể cho các bạn nghe.

b) Kể chuyện trong nhóm 14’

- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS chú ý lắng nghe bạn kể và cho điểm từng bạn trong nhóm.

c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện 8’

- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Cả lớp chăm chú theo dõi.

- HS đọc đề bài.

- HS tiếp nối nhau đọc từng mục của phần gợi ý.

+ Chim hoạ mi, Cô bé lọ lem, Cô bé tí hon…

+ Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh, Tấm cám, Sọ dừa…

- HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, trao đổi, nhận xét và cho điểm từng bạn.

- HS thi kể, cả lớp theo dõi để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn, tạo không

(21)

- Nhận xét, HS kể chuyện và HS có câu hỏi cho bạn.

3. Củng cố , dặn dò 5’

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở HS về nhà học và chuẩn bị bài.

khí sôi nổi, hào hứng.

TẬP ĐỌC

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó:

- Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi. Nhấn giọng.Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình thương yêu.

- Hiểu nội dung bài: “Ca ngợi tình yêu nước, yêu sâu sắc của người mẹ miền núi cần cù LĐ, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước”

- Học thuộc lòng bài thơ

- Giáo dục Giới và Quyền trẻ em: Trách nhiệm của cha mẹ với con cái.

2.Kĩ năng:

- Giao tiếp

- Đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi - Lắng nghe tích cực.

3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần Luyện đọc (10’)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 3 HS tiếp nốinhau đọc từng đoạn bài Hoa học trò, 1 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài - Nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài (2’)

2.2. Hướng dẫn Luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc (10’)

- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.

Mẹ giã gạo/ mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng/ giấc ngủ em nghiêng.

Mồ hôi mẹ rơi/má em nóng hổi - Yêu cầu 2 HS đọc lại toàn bài.

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Nhận xét.

- HS đọc bài theo trình tự:

+HS 1: Em cu-Tai ngủ trên lưng mẹ…

Mai sau cón lớn vung chày lún sân…

+HS 2: Em cu-Tai ngủ trên lưng mẹ…

Ngủ ngoan A-kay ơi…

- HS đọc phần chú giải.

- HS ngồi cùng bàn đọc tiếp nối từng

(22)

- GV đọc mẫu.

b) Tìm hiểu bài: 16’

- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi :

- Người mẹ làm những công việc gì ? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào ?

-Em hiểu câu thơ “nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng như thế nào ?

- Những h/ảnh nào trong bài nói lên t/yêu thương và niềm hy vọng của người mẹ đối với con?

- Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì ?

c) Đọc diễn cảm- Học thuộc lòng 8’

- Treo bảng phụ có đoạn thơ hướng dẫn đọc diễn cảm.

+ GV đọc mẫu.

+ Yêu cầu HS Luyện đọc theo cặp + Gọi HS đọc diễn cảm đọan thơ.

- Tổ chức cho HS học thuộc lòng.

- Nhận xét HS.

3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau.

đoạn.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

+Những em bé lớn trên lưng mẹ có nghĩa là những em bé lúc nào cũng ngủ trên lưng mẹ. Mẹ đi đâu làm gì cũng địu em trên lưng.

+Người mẹ vừa lao động: giã gạo, tỉa bắp, vừa nuôi con khôn lớn. Mẹ giã gạo để nuôi bộ đội. Những công việc đó góp phần to lớn vào công cuộc chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc.

- Câu thơ gợi lên hình ảnh nhịp chày trong tay mẹ nghiêng làm cho giấc ngủ của em bé trên lưng mẹ cũng chuyển động nghiêng theo.

+Những hình ảnh nói lên tình yêu thương của mẹ đối với con: Lưng đưa nôi và tim hát thành lời, mẹ thương A-kay. Hình ảnh nói lên niềm hy vọng của mẹ đối với con: Mai sau con lớn vung chày lún sân.

+Cái đẹp trong bài thơ là thể hiện được lòng yêu nước thiết tha và tình thương con người của mẹ.

- HS tiếp nối nhau đọc bài.

- Cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.

- Theo dõi GV đọc.

- HS ngồi cùng bàn - HS đọc diễn cảm.

- HS đọc thuộc lòng.

TOÁN

PHÉP CỘNG HAI PHÂN SỐ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1.Kiến thức:

- Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số.

2.Kĩ năng:

- Biết cách thực hiện phép cộng hai phân số khác mẫu số.

- Củng cố về phép cộng hai phân số cùng mẫu số.

(23)

3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Mỗi HS chuẩn bị ba băng giấy hình chữ nhật kích thước 2cm x 12cm. Kéo.

- GV chuẩn bị ba băng giấy màu kích thước 1dm x 6dm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập

- GV nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới:

2.2. Hoạt động với đồ dùng trực quan 5’

*GV nêu vấn đề: bài toán sgk - GV hướng dẫn HS hoạt động với băng giấy, đồng thời cùng làm mẫu với các băng giấy màu đã được chuẩn bị:

- Hãy cắt lấy

3

1 băng giấy thứ hai.

- Hãy đặt

2

1 băng giấy và

3

1 băng giấy lên băng giấy thứ ba.

- Hai bạn đã lấy đi mấy phần bằng nhau ?

2.3. H/dẫn thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu số 7’

- Muốn biết cả 2 bạn đã lấy đi bao nhiêu phần băng giấy màu chúng ta làm p/tính gì?

- Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này ?

- Vậy muốn thực hiện được phép cộng hai phân số này chúng ta cần làm gì truớc ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Qua bài toán trên bạn nào có thể cho biết muốn cộng hai phân số khác mẫu số chúng ta làm như thế nào ?

2.4. Luyện tập - thực hành 18’

Bài 1: Tính

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS đọc lại vấn đề GV nêu.

- HS thực hiện và nêu: Băng giấy được chia thành 6 phần bằng nhau.

+ HS cắt (cắt lấy 3 phần).

+ HS cắt (cắt lấy 2 phần).

+ Cả hai bạn đã lấy đi 5 phần bằng nhau - Hai bạn đã lấy đi băng giấy.

- Chúng ta làm phép tính cộng

- Mẫu số của hai phân số này khác nhau.

- Chúng ta cần quy đồng mẫu số hai phân số này sau đó mới thực hiện tính cộng.

- HS lên bảng thực hiện quy đồng và cộng 2 phân số trên, các HS khác làm vào giấy nháp.

- Muốn cộng hai phân số khác nhau chúng ta QĐMS hai phân số rồi cộng hai phân số đó.

- HS lên bảng làm bài

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

(24)

- GV chữa bài trước lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lần nhau.

Bài 2: Tính (theo mẫu)

- GV trình bày bài mẫu trên bảng, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài Bài 3. Bài toán - GV gọi HS đọc đề bài.

- Muốn biết sau 2h ôtô chạy được bao nhiêu phần quãng đường chúng ta làm như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài.

3. Củng cố - dặn dò: 5’

- Gv tổng kết giờ học.

- Nhắc nhở HS về học và chuẩn bị bài sau.

a) • Quy đồng hai phân số ta có:

• Vậy ....

- HS lên bảng làm bài

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Chúng ta thực hiện phép tính cộng phần đường đã đi của giờ thứ nhất với giờ thứ hai.

Bài giải

Sau hai giờ ôtô đi được là:

...+ ...=... (quãng đường) Đáp số quãng đường

ĐỊA LÍ

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TIẾP THEO) I.Mục tiêu :

1. Kiến thức: *Nêu được một số HĐSX chủ yếu của người dân ở ĐBNB:

+SX công nghiệp phát triển mạnh trong cả nước.

+Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khiên thác dầu khí, chế biến lương tực, thực phẩm, dệt may.

Kĩ năng: Giải thích vì sao ĐBNB là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất đất nước: do có nguồn nguyên liệu và nguồn lao động dồi dào, được đầu tư phát triển.

3. Thái độ- GDHS bảo vệ môi trường.

II.Chuẩn bị :

- BĐ công ngiệp VN.

- Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ (sưu tầm) III.Hoạt động trên lớp :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: Cho HS hát.

2.KTBC : 3’-Hãy nêu những thuận lợi để ĐB Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất nước ta -Cho VD chứng minh .

GV nhận xét, ghi điểm.

3.Bài mới :30’

a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài :

-Cả lớp hát . -HS trả lời .

-HS khác nhận xét, bổ sung.

(25)

3/.Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta:

*Hoạt động nhóm:

-GV yêu cầu HS dựa vào SGK, BĐ công nghiệp VN, tranh, ảnh và vốn kiến thức của mình thảo luận theo gợi ý sau:

+Nguyên nhân nào làm cho ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh?

+Nêu dẫn chứng thể hiện ĐBNB có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.

+Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của ĐBNB

-GV giúp HS hòan thiện câu trả lời . 4/.Chợ nổi trên sông:

*Hoạt động nhóm:

GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và chuẩn bị cho cuộc thi kể chuyện về chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ theo gợi ý +Mô tả về chợ nổi trên sông (chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn ?)

+Kể tên các chợ nổi tiếng ở ĐBNB.

GV tổ chức cho HS thi kể chuyện (mô tả)về chợ nổi ở ĐB Nam Bộ.

GV nhận xét phần thi kể chuyện của HS các nhóm .

-GV cho HS đọc bài trong khung . -Nêu dẫn chứng cho thấy ĐB NB có công nghiệp phát triển nhất nước ta . -Mô tả chợ nổi trên sông ở ĐBNB 4.Củng cố - Dặn dò:3’

-Nhận xét tiết học.

-Chuẩn bị bài tiết sau: “Thành phố HCM”.

-HS thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .

-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung .

-HS chuẩn bị thi kể chuyện.

-Đại diện nhóm mô tả .

-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-3 HS đọc bài . -HS trả lời câu hỏi .

- HS cả lớp chú ý nghe.

KHOA HỌC BÓNG TỐI I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Nêu được bóng tối ở phía sau v ật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.

(26)

2. Kĩ năng: - Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.

3. Thái độ: - Yêu thích khoa học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Một cái đèn bàn.

2. HS: Chuẩn bị theo nhóm: Đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải, kéo, thanh tre nhỏ, một số nhân vật hoạt hình quen thuộc với HS.

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn đ ịnh: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ:

- Những vật nào tự phát sáng và những vật nào được chiếu sáng?

-Ta chỉ nhìn thấy vật khi nào?

3. Bài mới: (30’)

Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối.

*Mục tiêu: Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.

Dựa vào HD và các câu hỏi trang 93SGK

- Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?

-Bóng tối có hình dạng như thế nào?

GV giải thích thêm: Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được, phía sau vật sẽ có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới => đó là vùng bóng tối.

- Làm thế nào để bóng của vật to hơn?

- Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vật dịch lên trên gần vật bị chiếu ?

- Bóng của vật thay đổi khi nào?

Hoạt động 2: Trò chơi hoạt hình.

* Mục tiêu: Củng cố, vận dụng kiến thức đã học về bóng tối.

* Chơi trò chơi: Xem bóng, đoán vật.

Chiếu bóng của vật lên tường. HS chỉ được nhìn lên tường và đoán xem là vật gì?

KL: Phía sau vật cản sáng (khi được

-2 HS trả lời.

- HS làm thí nghiệm.

- Bóng tối xuất hiẹn ở phía sau quyển sách và khi được chiếu sáng

- Bóng tôí có hình dạng như hình quyển sách

HS dự đoán.

- Khi ta dịch đèn lại gần

-..nếu đưa vật dịch lên trên gần vật bị chiếu thì bóng của nó ngắn lại ở ngay dưới vật đó

...khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi

- Cả lớp tham gia chơi - HS trả lời- lớp nhận xét

(27)

chiếu sáng) có bóng của vật đó. Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.

4.Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài.

- Chuẩn bị bài:" Ánh sáng cần cho sự sống".

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1.Kiến thức:

- Thấy được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong những đoạn văn mẫu.

2.Kĩ năng:

- Học cách quan sát và miêu tả hoa và quả của cây cối qua một số đoạn văn mẫu và cách viết văn miêu tả.

3.Thái độ:Hs tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Giấy khổ to và bút dạ

- Bảng phụ viết sẵn nhận xét về cách miêu tả của Vũ Bằng và Ngô Văn Phú.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn Bàng thay lá và Cây tre sau đó nhận xét cách miêu tả của tác giả.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài (2’)

2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

28’

Bài 1: Đọc hai đoạn văn hoa sầu đâu, tả quả cà chua. Nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.

- Gọi HS trình bày.

- HS tiếp nối nhau trình bày.

- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận về cách miêu tả của tác giả bằng cách trả lời những câu hỏi gợi ý.

+ Cách miêu tả hoa (quả) của nhà văn.

+ Cách miêu tả nét đặc sắc của hoa hoặc quả.

- Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả ?

(28)

- Treo bảng phụ có ghi sẵn phần nhận xét và cách miêu tả của tác giả.

a. Hoa sầu đâu

+ Tả cả chùm hoa, không tả từng bông, vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.

+ Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh.

+ Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả: hoa nở như cười, bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu…

b. Quả cà chua:

- Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.

- Tả cà chua ra quả, xum xuê, chi chít với hình ảnh so sánh, hình ảnh nhân hoá.

- Giảng bài: Hoa sầu đâu còn có tên gọi khác là hoa xoan. Hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, màu tim tím. Cái đẹp của hoa là cái đẹp của cả chùm nên tác giả tả chùm hoa. Tác giả đưa ra nhiều hình ảnh so sánh: hoa sầu đâu nở như cười, đu đưa như võng… và gắn hương hoa với các hương vị khác của nông thôn : mùi đất ruộng… để gợi sự thân thương, cảm giác ngây ngất, đắm say. Còn đoạn văn tả cà chua, tác giả lại miêu tả theo trình tự thời gian từ khi đơm hoa đến khi quả chín.

B

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2.Kiến thức:  Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.. - Trả

2.Kĩ năng: Viết được những điểm cần ghi nhớ về: Tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: “Măng mọc thẳng”.. 3.Thái

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần iêu,yêu và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần iêu, yêu.. - Phát

2.Kĩ năng: Đặt tính và thực hiện tính cộng hai số thập phân 3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực diều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau2. - Nhận biết được biểu

- Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về lớp học, trường học và những hoạt động ở lớp, ở trường - Biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ

* Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.. * Cách

- Yêu cầu HS: Mỗi ngày thực hiện ít nhất 2 hành  động thể hiện sự quan tâm của mình đối với người thân.. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Yêu cầu  HS