• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank

Thứ ba,quy trình nghiệp vụ cho vay hiện tại được quy định rõ ràng: Thể hiện ở việc quy định vai trò, nhiệm vụ của trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh/Tín dụng, các phó phòng và từng CBTD. Khikhách hàngđến quan hệ vớingân hàng, CBTD hướng dẫn hồ sơ vay vốn, thu thập thông tin, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, sau đó cán bộ tín dụng trình trưởng/phó phòng tín dụng thẩm định lại (nếu thấy cần thiết) rồi ghi ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho vay vào kết quả thẩm định, cuối cùng trình lên Giám đốc (phó giám đốc phụ trách) phê duyệt khoản vay, CBTD có trách nhiệm quản lý khoản vay, thu nợ, hồ sơ tín dụng có riêng một bộ phận lưu giữ.

Thứ tư,công nghệ thông tin phòng ngừa rủi ro cho vay đã có những bước cải tiến tích cực. Kết quả của những cải tiến đó là lượng thông tin ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng - chi nhánh đã trực tiếp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) nên CBTD dễ dàng truy cập khai thác thông tin khách hàng, từ đó giúp cho việc quyết định cho vay được chính xác.

Nguồn thông tin từ báo chí, internet cũng được chi nhánh tạo điều kiện cho các cán bộ khai thác được dễ dàng, thuận tiện.

Thứ năm, phân loại nợ và quán lý nợ xấu thực hiện theo đúng hướng dẫn của NHNN, của Saigonbank. Các cơ chế chính sách về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro hiện nay đãđượcchi nhánh triển khai đầy đủ, hàng quý chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định.

Thứ sáu, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác tín dụng và quản lý rủi ro cho vay ngày càng nâng cao. Tình hình thực tế hiện nay yêu cầu về chất lượngvà trình độ cán bộ là một yếu tố quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Qua 3 năm 2015-2017, bằng công tác tuyển dụng và tập trung đào tạo, đào tạo lại, trìnhđộ cán bộ của chi nhánh đang ngày một nâng cao. Với sự quan tâm của Ban lãnh đạo giúp cho cán bộ có điều kiện được học tập, nghiên cứu, các lớp học của Saigonbank tổ chức đều được chi nhánh thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện cho việc hoàn thiện công tác quản lý rủi ro cho vay ngày càng phát triển tốt.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý rủi ro cho vay của Saigonbank chi nhánh Huế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, cụ thể:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay của chi nhánh ở mức thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Saigonbank và toàn ngành ngân hàng nhưng chưa đảm bảo ổn định, còn tiềm ẩn nợ xấu đặc biệt là cho vay doanh nghiệp, điều này thể hiện trong cơ cấu nợ nhóm 2 các năm 2015-2016 là khá cao. Bên cạnh đó nếu so sánh tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh với tỷ lệ nợ xấu chung của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh từ năm 2015 đến nay luôn cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của ngành trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay còn ở mức cao, mặc dù năm 2015 đã giảm xuống nhưng tỷ lệ nợ nợ quá hạn còn cao.Điều đó chứng tỏ công tác đôn đốc thu hồi nợ của Saigonbank chi nhánh Huế chưa đạt hiệu quả cao, nợ bị chuyển nhóm từ thấp lên cao có xu hướng tăng. Nợ quá hạn gia tăng càng làm tăng nguy cơ tổn thất cho Saigonbank chi nhánh Huế.

2.4.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nội dung quản lý rủi ro cho vay đang được Saigonbank chi nhánh Huế thực hiện vẫn thiếu chặt chẽ, toàn diện từ khâu nhận dạng rủi ro cho vay, đo lường rủi ro cho vay, kiểm soát ngăn ngừa rủi ro cho vay đến các biện pháp xử lý tổn thất rủi ro cho vay nên rủi ro cho vay vẫn còn xảy ra.

Thứ hai, hiện tại, phòng tín dụng của chi nhánh duy trì theo mô hình truyền thống, chi nhánh chưa có bộ phận phụ trách rủi ro chuyên biệt để phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng, ngành kinh tế, khu vực và xử lý các khoản vay có vấn đề.

Thứ ba, hoạt động kiểm soát nội bộ tại chi nhánh chưa thực sự phát huy hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ còn thiếu về nhân sự, hạn chế về trìnhđộ chuyên môn của cán bộ kiểm tra.

Thứ tư, một số CBTD không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay, thẩm định giá trị tài sản cao hơn giá trị thực tế, khi quyết định cho vay còn dựa trên yếu tố chủ quan về tài sản bảo đảm tiền vay, coi trọng yếu tố này mà chưa coi trọng đến hiệu quả của dự án, phương án vay vốn.

Thứ năm, việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa thường xuyên, việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được coi trọng như là một

Trường Đại học Kinh tế Huế

tất yếu của quy trình cho vay, từ đó dẫn đến một số khách hàng còn sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

Thứ sáu,hệ thống đo lường, phân tích rủi ro tín dụng còn thiếu tính đồng bộ.

Hiện nay Saigonbank mới chỉ có xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá rủi ro.

b. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nguyên nhân thuộc môi trường hoạt động của ngân hàng

Nợ xấu phát sinh do thiên tai, bão lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh,… Đây là những nguyên nhân gây ra nợ xấu vượt ra ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của bản thân ngân hàng và cả các khách hàng vay vốn.

Sự biến động thị trường, thay đổi lãi suất, tỷ giá, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, những khó khăn của các doanh nghiệp trong kinh doanh khi mất thị trường tiêu thụ sản phẩm, biến động giá cả thị trường, do sắp xếp lại doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể, phá sản không còn khả năng trả nợ hoặc không cònđối tượng để thu hồi nợ.

Môi trường kinh doanh chưa ổn định. Điều này được thể hiện thông qua các định hướng phát triển của Nhà nước thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách làmảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.

Thứ hai, nguyên nhân thuộc về phía khách hàng vay vốn

Cơ cấu dư nợ cho vay tập trung chủ yếu vào hộ gia đình, cá thể. Các khách hàng này do trình độ quản lý thấp, sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tính tự phát của thị trường nên khả năng phòng chống rủi ro thấp.

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Quymô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam.

Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ vay.

Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực.

Trường Đại học Kinh tế Huế