• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

2.3. Kết quả khảo sát đánh giá về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank

2.3.1. Đánh giá của cán bộ ngân hàng

2.3.1.2. Đánh giá về công tác quản lý rủi ro tín dụng

Để có thể nắm bắt được công tác quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện như thế nào tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBNV tại Saigonbank chi nhánh Huế. Kết quả phân tích số liệu sẽ đưa ra những đánh giá về công tác quản lý rủi ro tín dụng, phân tích ưu và nhược điểm nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý rủi ro tín dụng trong thời gian tới.

Đối tượng khảo sát: Thực hiện khảo sát 45 cán bộ nhân viên ngân hàng để tìm hiểu về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế.

Phương pháp điều tra: Thiết lập bảng hỏi với thang đo Likert 5 mức độ để lượng hóa các mức độ đánh giá.

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0, thực hiện phân tích ANOVA về kết quả kiểm địnhvới giả thiết:

Giả thiết H0: không có sự khácbiệt giữa các nhóm về các nhân tố phân tích;

Giả thiết H1: có sự khác biệt giữa các nhóm về các nhân tố phân tích.

Mức độ tham chiếu của số liệu điều tra, với độ tin cậy 90% thì kết quả của cuộc điều tra có thể sử dụng để phân tích công tác quản lý rủi ro tín dụng. Để hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát huy được hiệu quả cần phải hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra, vì thế Ban Giám đốc cần đưa ra các chính sách, quy trình nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm năng.

Kết quả phân tích cho thấy. Các chương trình tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế đều có ý nghĩa thiết thực: chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với nhóm phỏng vấn phân theo vị trí công tác nhưng mức độ đồng ý khá cao (điểm đánh giá trung bình 3,42). Trong quá trình thẩm định tín dụng luôn yêu cầu phải có tài sản thế chấp mới được thực hiện vay vốn, tuy nhiên tài sản thế chấp có thể là tài sản được hình thành từ vốn vay. Đây là một rủi ro tiềm tàng cho ngân hàng vì các dự án vay tại ngân hàng phát triển đều phụ thuộc nhiều vào thời tiết

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.21. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế Tiêu chí đánh giá

Vị trí công tác Công việc phụ trách Thời gian công tác Lãnh

đạo

TP/phó phòng

Nhân viên

Tín

dụng Kế toán Khác Dưới 3 năm

Từ 3-7 năm

Trên 7 năm 1. Các chương trình tín dụng tại Saigonbank

chi nhánh Huế đều có ý nghĩa thiết thực 3,80 3,17 3,41 3,31 3,40 4,00 3,56 3,36 3,45

2. Quy trình cấp tín dụng được thực hiện rất

chặt chẽ 2,80 2,17 2,41 2,31 2,40 3,00 2,56 2,36 2,45

3. Saigonbank chi nhánh Huế luôn tạo điều

kiện cho khách hàng được vay vốn 3,00 2,67 3,24 3,00 3,10 3,83 3,22 3,04 3,27

4. Saigonbank chi nhánh Huế thường xuyên

kiểm tra thực tế hoạt động của khách hàng 3,00 3,33 2,79 2,86 2,90 3,00 2,89 2,76 3,18

5. Cán bộ tín dụng dự báo chậm tình hình

hoạt động của khách hàng 3,40 2,67 2,74 2,79 2,90 2,67 2,67 2,84 2,82

6. Công tác khắc phục nợ quá hạn tốt 2,60 2,67 3,41 3,10 3,10 4,00 3,22 3,20 3,27

Ghi chú: Mức 1.Hoàn toànkhông đồng ý; Mức2. Không đồng ý; Mức 3.Bìnhthường; Mức4.Đồng ý; Mức 5.Hoàn toànđồng ý.

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.22. So sánh đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế

Tiêu chí đánh giá

Giá trị trung

bình (1)

Mức ý nghĩa Vị trí

công tác

Công việc phụ

trách

Thời gian công tác 1. Các chương trình tín dụng tại

Saigonbank chi nhánh Huế đều có ý nghĩa thiết thực

3,42 ** Ns Ns

2. Quy trình cấp tín dụng được thực hiện

rất chặt chẽ 2,42 ** ** Ns

3. Saigonbank chi nhánh Huế luôn tạo

điều kiện cho khách hàng được vay vốn 3,13 Ns Ns Ns

4. Saigonbank chi nhánh Huế thường xuyên kiểm tra thực tế hoạt động của khách hàng

2,89 *** ** Ns

5. Cán bộ tín dụng dự báo chậm tình

hình hoạt động của khách hàng 2,80 ** Ns **

6. Công tác khắc phục nợ quá hạn tốt 3,22 Ns *** Ns

Giải thích: Mức 1.Hoàn toàn không đồng ý; Mức2. Không đồng ý; Mức 3.Bình thường; Mức4.Đồng ý; Mức 5.Hoàn toànđồng ý.

(2) Mức độý nghĩa: * P≤0,1; ** P≤0,05; *** P≤0,001;

Ns (non-significant): Không có ý nghĩa thống kê.

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra Quy trình cấp tín dụng cho các khách hàng được thực hiện rất chặt chẽ,có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phỏng vấn phân theo vị trí công tác, cho thấy giá trị trung bình có xu hướng tăng theo thâm niên công tác, điều này cho thấy đối với nhân viên mới chưa nắm vững quy trình cấp tín dụng cho khách hàng của ngân hàng vì thế ngân hàng luôn tạo điều kiện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên mới là phù hợp với thực tế.

Saigonbank chi nhánh Huế thường xuyên kiểm tra thực tế hoạt động của khách hàng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với nhóm phỏng vấn phân theo vị trí công tác và công việc phụ trách. Tuy mức độ đánh giá với điểm trung bình thấp 2,89, nhưng đây là vấn đề rất cần quan tâm trong công tác quản lý. Lãnh đạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

cần phải nắm rõ tình hình nhân viênđi kiểm tra thực tế tại đơn vị. Đây là vấn đề sâu sát trong công việc nó giúp ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

Saigonbank chi nhánh Huế luôn tạo điều kiện cho khách hàng được vayvốn không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nhưng mức độ đánh giá đồng ý điểm trung bình là 3,13. Đây là một hoạt động nếu nhìn vào mặt tích cực thì khuyến khích hoạt động cho vay vừa có lợi cho ngân hàng và cho khách hàngnhưng mặt tiêu cực là nếu tạo điều kiện chokhách hàngnhưng không có yếu tố ràng buộc sẽ gây ra rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Cán bộ tín dụng dự báo chậm tình hình hoạt động của khách hàng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với nhóm phỏng vấn phân theo công việc phụ trách. Sự khác biệt rõ ràng nhất là nhận định của ban lãnh đạo về vấn đề này, như vậy ban lãnhđạo cũng đã thấy được mặt yếu của cán bộ tín dụng để từ đó có những biện pháp khắc phục nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Công tác khắc phục nợ quá hạn tốt: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với nhóm phỏng vấn phân theo công việc phụ trách. Mâu thuẫn trong nhận định giữalãnh đạo và nhân viên có thể hiểu rằng công tác khắc phục nợ quá hạn chủ yếu thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế, phát mãi tài sản. Thực hiện các biện pháp này chủ yếu do lãnh đạo quyết định, vì thế nhân viên chưa phát huy được vai trò khắc phục nợ quá hạn bằng nghiệp vụ chuyên môn của mình.Đây cũng là một điểm yếu của nhân viên mà lãnh đạo ngân hàng cần có biện pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ của nhân viên mình.