• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương chi

2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.6.2. Hoạt động tín dụng

Trong những năm gần đây, nguồn tiền gửi có xu hướng giảm mạnh kỳ hạn dài. Để phù hợp với xu hướng của thị trường vốn và đảm bảo theo định hướng của Hội sở chính, Saigonbank chi nhánh Huế xác định mục tiêu giảm dần dư nợ TDH, xây dựng các giải pháp cụ thể thực hiện thu nợ kịp thời, hạn chế ký thêm các hợp đồng TDH mới, tập trung giải ngân các cam kết đã ký và theo danh mục đã được Hội sở chính phê duyệt; Đẩy mạnh cho vay ngắn hạn phù hợp với dòng tiền của khách hàng, khuyến khích cho vay các kỳ hạn đến 6 tháng nhằm tăng nhanh vòng quay sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.4. Tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn tại Saigonbank chi nhánh Huế qua 3 năm 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 So sánh

2016/2015 2017/2016 Giá

trị % Giá

trị % Giá

trị % ± % ± %

1. Dư nợ ngắn hạn 306 64,3 316 63,4 327 62,3 10 3,2 11 3,6 2. Dư nợ trung và dài hạn 170 35,7 182 36,6 198 37,7 12 7,2 16 8,6 Tổng cộng 476 100,0 498 100,0 525 100,0 22 4,6 27 5,4 Nguồn: Saigonbank chi nhánh Huế Việc quản lý cơ cấu tín dụng của Saigonbank chi nhánh Huế được thể hiện qua kết quả dư nợ ngắn hạn của chi nhánh tăng trưởng qua 3 năm 2015- 2017 với mức tăng bình quân 20,2%, số dư nợ ngắn hạn năm 2015 là 306 tỷ đồng, thì đến 31/12/2017 là 327 tỷ đồng, trong khi dư nợ TDH tăng, từ 35,7% năm 2015, năm 2017 là 37,7%, dư tuyệt đối là 198 tỷ đồng. Trong cơ cấu tín dụng TDH của Saigonbank chi nhánh Huế chủ yếu là dư nợ dự án dây chuyền Xi măng Đồng Lâm chiếm gần 30% /dư nợ TDH của chi nhánh và sử dụng nguồn vay, còn lại là dư nợ các dự án công ty TNHH Phúc Hưng, công ty cổ phần kinh doanh nhà….

Trường Đại học Kinh tế Huế

Có thể thấy rằng, Saigonbank chi nhánh Huế thực hiện tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Đây là một thành công của Saigonbank chi nhánh Huế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay, chi nhánh thận trọng hơn trong lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng để quyết định cho vay và đang dần chuyển dịch cơ cấu cho vay có tài sản đảm bảo, giảm dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo.

Bảng 2.5. Tình hình dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế tại Saigonbank chi nhánh Huế qua 3 năm 2015-2017 Năm

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 So sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị

(tỷ đồng) % Giá trị

(tỷ đồng) % Giá trị

(tỷ đồng) % ± % ± %

1. Dư nợ KHCN 185 38,8 192 38,6 205 39,1 8 4,1 13 6,8

2. Dư nợ KHDN 291 61,2 306 61,4 320 60,9 14 5,0 14 4,5

Tổng cộng 476 100,0 498 100,0 525 100,0 22 4,6 27 5,4 Nguồn: Saigonbank chi nhánh Huế Thực hiện định hướng đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ bán lẻ, Saigonbank chi nhánh Huế đã triển khai các biện pháp chuyển dịch cơ cấu khách hàng, giảm dần tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp, tăng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân. Qua 3 năm 2015-2017, dư nợ khách hàng cá nhân tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ tăng năm 2016 so với năm 2015 tăng 4,1%, năm 2017 so với năm 2016 tăng 6,8%; Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân gần 40%; năm 2015 là 38,8%; năm 2016 là 38,6%; năm 2017 là 39,1%. Việc khai thác tập trung chủ yếu vào các dòng sản phẩm như cho vay hộ kinh doanh (đến 31/12/2017: chiếm tỷ trọng 33,4%/ dư nợ bán lẻ), cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng 30,2%, cho vay có TSĐB bằng bất động sản chiếm tỷ trọng 10,2%, còn lại cho vay khác như cho vay mua ô tô, cho vay thấu chi... chiếm tỷ trọng nhỏ. Với danh mục sản phẩm khá đa dạng, tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân của Saigonbank chi nhánh Huế có hướng chuyển dịch tích cực, nhưng chưa tương xứng với quy mô hoạt động, nền khách hàng của chi nhánh. Một số nguyên nhân chính là do lãi suất cao so với các ngân hàng khác trên địa bàn và chất lượng cán bộ tại chi nhánh chưa đáp ứng kịp và để phát triển tốt đảm bảo chất lượng cần có một khoảng thời gian nhất định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dư nợ của Saigonbank chi nhánh Huế phát sinh ở hầu hết các ngành nghề, tập trung vào một số ngành công nghiệp chế biến, thương mại, xây lắp. Nhìn chung cơ cấu được kiểm soát chặt chẽ trong những năm qua theo định hướng của Hội sở chính thể hiện qua việc hạn chế mở rộng tăng trưởng ở những nhóm ngành không khuyến khích, tiềm ẩn nhiều rủi ro như ngành bất động sản, ngành xây lắp, đẩy mạnh ở những nhóm ngành có khả năng phát triển tốt, hiệu quả cao và những nhóm ngành ưu tiên theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Bảng 2.6. Tình hình dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế tại Saigonbank chi nhánh Huế qua 3 năm 2015-2017 Năm

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 So sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị

(tỷ đồng) % Giá trị

(tỷ đồng) % Giá trị

(tỷ đồng) % ± % ± %

1. Công nghiệp chế biến 291 61,2 289 58,0 217 41,4 -3 -0,9 -71 -24,7

2. Thương mại 100 21,0 116 23,3 131 25,0 16 16,1 15 12,8

3. Kinh doanh BDS 16 3,3 18 3,6 22 4,1 2 11,9 4 22,1

4. Nông lâm thuỷ sản 1 0,1 3 0,7 2 0,4 3 510,3 -1 -36,7

5. Xây lắp 29 6,1 32 6,5 55 10,4 3 11,5 22 69,6

6. Các ngành khác 39 8,3 40 8,0 98 18,7 0 1,2 58 146,7

Tổng cộng 476 100,0 498 100,0 525 100,0 22 4,6 27 5,4 Nguồn: Saigonbank chi nhánh Huế Ngành công nghiệp chế biến: Tỷ trọng dư nợ của ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của Saigonbank chi nhánh Huế, năm 2015 chiếm 61,2%, năm 2016 chiếm 58,0% và năm 2017 là 41,4%. Với tỷ trọng trên 50% tập trung vào một nhóm ngành là một điều đáng lưuý, tuy nhiên các doanh nghiệp có dư nợ tại Saigonbank chi nhánh Huế trong nhóm ngành này không tập trung ở một số loại sản phẩm mà hoạt động đa dạng nhiều lĩnh vực sản phẩm khác nhau. Những khách hàng có dư nợ lớn như công ty cổ phần xi măng Đồng Lâm, đây cũng là đơn vị uy tín vay trả sòng phẳng, có đóng góp lớn vào hiệu quả kinh doanh của chi nhánh trong nhiều năm qua.

Ngành kinh doanh thương mại: Là một lĩnh vực có hoạt động kinh doanh năng động, các doanh nghiệp trong khối ngành này có đặc điểm là chu kỳ sử dụng vốn linh hoạt, vòng quay vốn nhanh, nên được ưu tiên tăng trưởng trong những năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

gần đây, với tốc độ tăng trưởng bình quân luôn đạt mức cao trong cơ cấu ngành, chiếm tỷ trọng (so với tổng dư nợ) năm 2015 là 21,0%, năm 2016 là 23,3%, năm 2017 là 25,0%. Một số doanh nghiệp có khoản vay thương mại lớn của chi nhánh hiệu quả như công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế, công ty TNHH Phi Long... Khoản vay thương mại kém hiệu quả: công ty TNHH Đồng Tâm do trình độ năng lựcquản lý của doanh nghiệp yếu kém.

Ngành bất động sản: Dư nợ cho vay bất động sản đến 31/12/2017 chiếm tỷ trọng 4,1%/TDN, hầu hết dư nợ này, đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Việc đầu tư dự án gặp một số khó khăn: phải điều chỉnh quy hoạch do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến độ thực hiện, cùng với việc chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc thu xếp vốn tự có, chi nhánh đang phải thực hiện cơ cấu nợ đối với khoản vay này.

Ngành xây lắp:Dư nợ cho vay xây lắp đến 31/12/2017 là55 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,4%/TDN. Là một ngành có nhiều khó khăn trong thời gian qua, thực hiện theo định hướng của Hội sở chính, trong những năm qua, Saigonbank chi nhánh Huế không mở rộng dư nợ vay trong lĩnh vực này, chủ yếu đảm bảo duy trì dư nợ cho mộtsố doanh nghiệp có hoạt động ổn định. Mức tăng trưởng cho vay xây lắp năm 2017 khá cao 69,6% so với năm 2016, có được điều này bởi trong năm 2017 ngành xây dựng đã có dấu hiệu hồi phục trở lại.

Saigonbank chi nhánh Huế thực hiện đa dạng hoá lĩnh vực ngành nghề kinh doanh để giảm thiểu rủi ro, đối với những nhóm ngành có tỷ trọng cao/TDN như ngành công nghiệp chế biến cải thiện cơ cấu theo hướng kiên quyết giảm dư nợ của những khách hàng có hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, tiếp tục duy trì ưu tiên cho những khách hàng có hướng phát triển tốt, những ngành hàng sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu…; Giảm cho vay đối với những lĩnh vực rủi ro cao.