• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công tác tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế

2.2.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh

dư nợ xấu. Năm 2017, chi nhánh đã tích cực trong việc đôn đốc thu hồi lãi treo, dư lãi treo của chi nhánh năm 2017 là 5,1 tỷ đồng, giảm 79,9% so với năm 2016; Lãi dự thu tăng 25,0% so với năm 2016 ở mức 6,0 tỷ đồng; Dư nợ ngoại bảng giảm 2,8%. Hiện nay chi nhánh đang làm việc với khách hàng và thường xuyên thông báo, đôn đốc khách hàng thực hiện trả nợ theo cam kết, phối hợp với các chính quyền địa phương, công an tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm yêu cầu bên vay, bên bảo lãnh tài sản thực hiện nghĩa vụ của mình nhằm thu hồi nợvề cho ngân hàng.

Bảng 2.11. Dư lãi treo, lãi dự thu, nợ hạch toán ngoại bảng tại Saigonbank chi nhánh Huế qua 3 năm 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

2015 2016 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

± % ± %

1. Dư lãi treo 22,3 25,4 5,1 3,1 13,9 -20,3 -79,9

2. Lãi dự thu 5,0 4,8 6,0 -0,2 -4,0 1,2 25,0

3. Dư nợ ngoại bảng 9,9 31,7 30,8 21,8 220,2 -0,9 -2,8 Nguồn: Saigonbank chi nhánh Huế Chi nhánh tiếp túc bám sát, tập trung đôn đốc khách hàng tìm các nguồn khác để trả nợ và kiên quyết xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ khi khách hàng không trả được nợ. Tuy nhiên quá trình xử lý phát mại tài sản gặp nhiều khó khăn, do nền kinh tế chậm phục hồi, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, yếu kém, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, khách hàng không hợp tác, vì vậy, việc bán tài sản cũng gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kế hoạch thu nợ xấu của chi nhánh.

2.2.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi

an toàn vốn vay đòi hỏi phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng đã đề ra. Quy trình sẽ được chuyên môn hóa đến từng bộ phận liên quan.

Sơ đồ 2.2.Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế Nguồn: Saigonbank chi nhánh Huế Nguồn nhân lực quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế được trình bàyở bảng sau.

Bảng 2.12. Nhân lực quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế qua 3 năm 2015-2017

ĐVT: Người Năm

Chi tiêu

2015 2016 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

± % ± %

1. Tổng nhân lực 55 66 68 11 20,0 2 3,0

2. Nhân lựcquản lý tín dụng 29 31 34 2 6,9 3 9,7

3. Nhân lực quản lý rủi ro 6 8 11 2 33,3 3 37,5

4. Tỷ trọng nhân lực quản lý

rủi ro/tổng nhân lực (%) 10,9 12,1 16,2 1,2 11,1 4,1 33,5 Nguồn: Saigonbank chi nhánh Huế Qua Bảng 2.12, cho thấy tỷ trọng nhân lực làm công tác quản lý rủi ro tín dụng/tổng số nhân lực qua các năm chiếm khoảng35% tổng số nhân lực quản trị tín dụng. Năm 2017tăng 3 nhân lực so với 2016, tương ứng 37,5%. Điều này cho thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế được quan tâm.

Phòng Kinh doanh

Bộ phận KHCN, KHDN

Bộ phận quản lý rủi ro

Bộ phận quản lý tín dụng

Chức năng bán hàng

Chức năng quản lý rủi ro

Chức năng tác nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chức năng nhiệm vụ:

Bộ phận KHDN, KHCN: Các cán bộ quản lý khách hàng đảm nhiệm một số nhiệm vụ chính sau:

- Công tác tín dụng:

+ Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.

+ Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, TSĐB nợ vay.

+ Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi.

+ Đề xuất cơ cấu lại thơi hạn trả nợ, theo dõi thuđủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng.

+ Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý, phân loại, rà soát phát hiện rủi ro.

+ Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro.

+ Thực hiện XHTDNB cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng RRTD; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi,đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định, tuân thủ các hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng.

+ Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.

- Công tác tiếp thị và phát triển QLKH: Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển QLKH, trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm; chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng.

Bộ phận quản lý rủi ro

- Công tác quản lý tín dụng: Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm, đầu mối xuất trình Giámđốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định, giám sát việc phân loại nợ và trích lập DPRR, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định, đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá TSĐB theo đúng quy định của Saigonbank, lập báo cáo phân tích thực trang TSĐB nợ vay của Chi nhánh, thực hiện quá trình xử lý nợ xấu.

- Công tác quản lý RRTD: Tham mưu đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý RRTD; phối hợp, hỗ trợ Phòng QLKH để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề, chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và

Trường Đại học Kinh tế Huế

kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của Saigonbank và của Chi nhánh.

Bộ phận quản lý tín dụng

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của Saigonbank và của Chi nhánh; thực hiện tính toán trích lập DPRR theo kết quả phân loại nợ của Phòng quản trị rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định, chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của các Phòng, tuân thủ đúng quy trình kiểm toán nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Ngoài ra, cán bộ quản lý tín dụngcòn có một số nhiệm vụ khác như: đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và TSĐB nợ, quản lý thông tin và lập các loại báo cáo, thống kê về quản lý tín dụng theo quy định, tham gia ý kiến vào các văn bảnquản lý tín dụng.

2.2.2.2. Chính sách tín dụng của Saigonbank

Chính sách tín dụng của Saigonbank là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do HĐTV của Saigonbank đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, và cá nhân trong phạm vi cho phép của NHNN Việt Nam.

Mục đích của chính sách tín dụng:

Xác định những giới hạn áp dụng cho hoạt động tín dụng, đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm đảm bảo mỗi quyết định tín dụng đều khách quan, tuân thủ quy định của NHNN Việt Nam và phù hợp thông lệ chung của quốc tế, không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp vao quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của Saigonbank. Chính sách tín dụng xác định:

-Các đối tượng có thể vay vốn của Saigonbank;

-Phương thức quản lý các hoạt động tín dụng;

- Những ràng buộc về tài chính;

- Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp;

- Nguồn vốn tiêu dùng để tài trợ cho hoạt động tín dụng;

-Phương thức quản lý doanh mục cho vay;

- Thời hạn và điều kiện áp dụng cho các sản phẩm tín dụng khác nhau;

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.2.3. Quy trình cho vayđối với khách hàng tại Saigonbank Huế

* Quy trình cho vay đối với khách hàng tại Saigonbank Huế gồm các bước cụ thể như sau:

Sơ đồ 2.3. Quy trình cấp tín dụng tại Saigonbank

Nguồn: Saigonbank chi nhánh Huế

Marketing, tiếp thị các sản phẩm

tín dụng

Tiếp nhận đơn vay vốn

Kiểm tra hồ sơ thông tin

KH

Chấm điểm tín dụng và đánh giá rủi ro ban đầu

Xác định nhu cầu và đề xuất

tín dụng

Thông báo từ chối

Thông báo chấp nhận

Lập hợp đồng/hồ sơ TD

Tiếp tục thu thập thông tin

Rà soát và đánh giá rủi ro: sản phẩm, khách hàng và rủi ro đạo đức

Thẩm định lại hồ sơ/HĐTD và

tài sản thế chấp

Các quyết định phê duyệt, từ chối, bổ

sung hồ sơ

Vào sổ đăng ký quyết định và thông

báo nội bộ

Thiết lập hạn mức tín dụng, tạo tài khoảnvà nhập dữ liệu về khoản vay vào chương trình

quản lý

Thực hiện quy trình giải ngân rút

vốn: yêu cầu khách hàng cung

cấp chứng từ

Chuyển chứng từ cho bộ phận kế toán chuyển tiền

Giảm sát khoản vay, thông báo và

chuyển chứng từ cho kế toán thu nợ

(gốc+lãi)

Thanh lý hợp đồng N

Y

N

Y

Khối QLKH Khối QLRR Cấp có thẩm quyền phán quyết TD

Khối tác nghiệp (Phòng QLTD)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Việc chuyển đổi hoạt động tín dụng tách bạch được các chức năng đề xuất tín dụng, xét duyệt cho vay và quản trị sau cho vay, tránh tình trạng “hai tay” như trước kia là lẫn lộn giữa hoạt động marketing đề xuất tín dụng với duyệt vay và quản trị sau cho vay, tất cả đều được thực hiện bởi một cán bộ tín dụng. Đồng thời, việc quản lý rủi ro tín dụng cũng đãđược lồng ghép vào quá trình duyệt vay thay vì chỉ quản lý sau khi cho vay như trước kia.

2.2.3. Tình hình thực hiện nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank