• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN

1.2. Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM

1.2.4. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

1.2.4.1. Nhậndiệnrủi ro tín dụng

* Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng Trong quá trình cho vay, ngân hàng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng thông qua việc ngân hàng theo dõi các tài khoản tiền vay, tiền gửi của khách hàng, theo dõi nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn vay của khách hàng, theo dõi những thay đổi biến động về pháp lý, kinh doanh hay nhân sự của khách hàng. Vì vậy, các dấu hiệu rủi ro tín dụng biểu hiện và có thể nhận biết như sau:

- Về tài khoản của khách hàng: có sự giảm sút mạnh số dư cũng như số lượng giao dịch của tài khoản tiền gửi thanh toán, không có hoặc có rất ít các Hợp

Giám sát thường xuyên danh mục tín dụng

Rà soát định kỳ hiện tượng phát sinh

Xuống hạng rủi ro tín dụng, khoản vay bị xuống nhóm nợ xấu

Chuyển bộ phận xử lý nợ xấu, bộ phận xử lý nợ thực hiện việc rà soát

Lập phương án gặp gỡ khách hàng

Lập phương án khắc phục

Thực thi phương án khắc phục

Chuyển bộ phận tín dụng theo dõi bình thường

Chuyển bộ phận xử lý nợ xấu

Nếu không thành Nếu chấp nhận

Nếu thành

Nếu chấp nhận

Trường Đại học Kinh tế Huế

đồng gửi tiền có kỳ hạn so với thời gian trước, số dư bình quân của tài khoản tiền vay gia tăng. Những biểu hiện này cho thấy doanh số bán hàng/các nguồn thu của khách hàng bị giảm sút hoặc khách hàng có dấu hiệu chuyển doanh thu sang các TCTD khác mà không chuyển về để trả nợ ngân hàng. [21]

- Thường xuyên cần nguồn hỗ trợ/vay vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau, số lần đề nghị vay gia tăng bất thường. Hoặc đề nghị các khoản vay với các ngân hàng vượt nhu cầu dự kiến của phương án kinh doanh.

- Không thanh toán được các khoản nợ đến hạn gốc và lãi, thường xuyên đề nghị ngân hàng cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Có dấu hiệu “săn đón” cán bộ ngân hàng, chấp nhận chịu lãi suất vay cao và mọi điều kiện tín dụng miễn là ngân hàng cho vay vốn; có biểu hiện bất hợp tác, trì hoãn, cản trở ngân hàng thực hiện kiểm tra vốn vay tại đơn vị.

* Nhóm dấu hiệu liên quan đến hoạt động kinh doanh, điều hành của khách hàng - Về hoạt động kinh doanh: khách hàng thường xuyên không đạt kế hoạch tháng/quý/năm về sản xuất và bán hàng; các sản phẩm của khách hàng tiêu thụ chậm (hàng tồn kho nhiều, lâu ngày), có sự lạc hậu, kém chất lượng so với sản phẩm cùng loại trên thị trường; ký kết các hợp đồng lớn nhằm đánh bóng tên tuổi mà không quan tâm đến lợi nhuận hay khả năng thực hiện hợp đồng; cắt giảm các chi phí khấu hao, sửa chữa tài sản, chi phí nghiên cứu sản phẩm; chịu tác động mạnh từ các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh như: tỷ giá, lãi suất thay đổi theo chiều hướng bất lợi, thay đổi trong chính sách của Nhà nước theo hướng tiêu cực cho khách hàng, xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, xuất hiện các sản phẩm thay thế, thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng…

- Về hoạt động điều hành, môi trường nhân sự của khách hàng: có sự thay đổi đột xuất nhiều lần về nhân sự cấp cao (HĐQT, ban điều hành, các chức vụ chủ chốt); phương thức quản trị/cách thức điều hành không thống nhất, thường có sự bất đồng, tranh chấp trong quá trình quản lý; đề bạt những vị trí điều hành là những người ít có kinh nghiệm, quản lý có tính gia đình trị; thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên, không xác định được sự phù hợp của nhân viên với từng vị trí công tác; thiếu quan tâm đến lợiích của cổ đông, chủ nợ…

* Nhóm dấu hiệu liên quan đến báo cáo tài chính của khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là bức tranh toàn diện phản ánh tình trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp. Do vậy, đối với ngân hàng, báo cáo tài chính của doanh nghiệp là công cụ quan trọng để thẩm định, xét duyệt cho vay, kiểm soát và đánh giá việc sử dụng vốn vay, đồng thời nhận diện các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tín dụng của khách hàng.

Những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tín dụng thông qua báo cáo tài chính gồm:

không cung cấp đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ/trì hoãn trong việc nộp báo cáo tài chính, không thực hiện kiểm toán độc lập trong một thời gian dài. Phân tích báo cáo tài chính nhận thấy một số chỉ tiêu hoạt động của khách hàng có dấu hiệu đi xuống như: sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, tiền mặt giảm mạnh, tăng doanh số bán nhưng lãi ít hoặc gần như không có, tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp, thay đổi về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh số bán, phải thu khách hàng tăng nhanh và thời gian thanh toán của các khoản nợ bị kéo dài, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn quá lớn…

Căn cứ những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tín dụng mà ngân hàng nhận diện được trong quá trình vay vốn của khách hàng, phân tích cụ thể từng dấu hiệu sẽ giúp ngân hàng có những biện pháp thích hợp để xử lý nhằm hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.

1.2.4.2.Đo lường rủi ro tín dụng

Sau khi nhận biết được các rủi ro, ngân hàng cần xem xét cụ thể hóa mức độ rủi ro để giúp Ban điều hành xác định được rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát.

Rủi ro tín dụng có thể được đo lường bằng nhiều phương pháp:

- Xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng vay cụ thể: giới hạn tín dụng thể hiện sự định lượng rủi ro tín dụng tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận.

Để hạn chế rủi ro tiềm tàng, ngân hàng nên đưa ra mức giới hạn tín dụng thấp đối với khách hàng mới quan hệ, đồng thời phải thường xuyên xem xét lại giới hạn tín dụng với khách hàng trong thời gian thiết lập quan hệ tín dụng.

- Áp dụng phương pháp chấm điểm rủi ro tín dụng: đây là một biện pháp tương đối khoa học khi định lượng rủi ro. Căn cứ vào tình hình hoạt động và đặc tính của các khoản tín dụng trong quá khứ để dự đoán hoạt động tín dụng có những đặc điểm tương tự trong tương lai. Cán bộ tín dụng có thể thông qua hệ thống tính điểm để đánh giá mức độ rủi ro và xếp nhóm đối với khách hàng vay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tóm lại, tùy khả năng, điều kiện cụ thể của từng ngân hàng sẽ áp dụng phương pháp đo lường rủi ro khác nhau.

1.2.4.3.Đánh giá rủi ro tín dụng

Các đối tượng được đánh giá rủi ro tín dụng bao gồm khách hàng, khoản vay và danh mục đầu tư.

-Đánh giá rủi ro thông qua hệ thống xếp hạng nội bộ

Thông qua hệ thống chấm điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng dựa trên các yếu tố tài chính và phi tài chính từ đó rút ra hạng tín dụng cho khách hàng. Kết quả chấm điểm đưa ra sẽ chỉ mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng vay, từ đó xác định giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với khách hàng vay cũng như làm căn cứ để ngân hàng trích lập DPRR.

-Đánh giá rủi ro theo quy định của NHNN

Áp dụng quy định của NHNN theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 22/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòngđể xử lýrủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãiđúng hạn;

(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

(ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD hoặc công ty con của TCTD hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở TCTD cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp;

- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợcấp cho các công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách DPRR của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(i) Nợ quáhạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vii) Nợ của khách hàng là TCTD được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này. Thông qua đánh giá rủi ro tín dụng, tùy theo chiến lược của ngân hàng về quảnlý rủi ro tín dụng, ngân hàng sẽ xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro tín dụng.

1.2.4.4. Giám sát, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng

Giám sát là việc theo dõi hoạt động quản trị RRTD để đảm bảo cho quá trình quản trị RRTD được diễn ra thường xuyên, liên tục, xác định kịp thời các loại rủi ro tín dụng, đo lường và theo dõi việc thực hiện đầy đủ các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro. Căn cứ vào mức độ rủi ro đãđược tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận

Trường Đại học Kinh tế Huế

rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra.

Các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý rủi ro tín dụng:

- Biện pháp phòng ngừa: Khi hoạt động kinh doanh của khách hàng có dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ phát sinh rủi ro thì ngân hàng cần thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát bắt buộc đối với khách hàng. Tất cả các khoản vay có dấu hiệu rủi ro bị xếp xuống hạng đều phải đặt trong tình trạng theo dõiđặc biệt.

+ Quản lý giám sát khoản vay: Cần thực hiện việc giám sát và thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính mới nhất của khách hàng, nắm bắt được tình hình hiện tại của khách hàng.

+ Rà soát và đánh giá lại tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng một cách thường xuyên.

+ Hoàn thiện hồ sơ pháp lý: Ngân hàng cần rà soát lại các hồ sơ pháp lý khoản vay, bổ sung đầy đủ nhất các hồ sơ pháp lý.

- Biện pháp khắc phục: Khi các khoản vay bị xuống hạng 4, hạng 5 thì có thể áp dụng các biện pháp khắc phục sau:

+ Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo nợ vay

+ Xác định phương án cơ cấu nợ. Biện pháp này được áp dụng cho các khách hàng được tiếp tục duy trì mối quan hệ tín dụng. Khách hàng vay cần chứng minh được khả năng hoàn trả lãi và gốc khi đến hạn sau khi cơ cấu lại nợ.

+ Thu hồi nợ: Khi khoản vay không thể phục hồi được thì ngân hàng phải có chiến lược để thu hồi nợ.

+ Lập DPRR tín dụng: thể hiện việc ngân hàng ước tính tổn thất tín dụng trên tổng số dư nợ cho vay hiện thời. Ngân hàng cần phải có hệ thống xếp hạng nội bộ thích hợp để có thể đưa ra sự đánh giá chính xác.

- Một số biện pháp xử lý nợ đối với các khoản vay trong nhóm nợ rủi ro cao:

+ Phát mại tài sản: Khách hàng có thể tự bán tài sản của mìnhđể trả nợ, nếu khách hàng không có thiện chí phối hợp thì ngân hàng sẽ chủ động tiến hành bán tài sản cầm cố thế chấp theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật.

+ Trả nợ thay: ngân hàng có thể yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng vay vốn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Khởi kiện: trong trường hợp có tranh chấp phát sinh, ngân hàng cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý để khởi kiện.

+ Các biện pháp khuyến khích khách hàng trả nợ như miễn, giảm một phần lãi, không tính lãi phạt…

+ Xử lý nợ bằng quỹ DPRR.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng