• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình cho vay phân rõ trách nhiệm từng khâu nghiệp vụ

Kết quả phân tích cho thấy, quy trình tín dụng của Saigonbank chi nhánh Huế còn một số tồn tại, làm cho việc kiểm soát rủi ro chưa được phát huy. Do vậy, Saigonbank chi nhánh Huế nói riêng và Saigonbank nói chung cần nghiên cứu, thực hiện quy trình tín dụng “ba tay” đây là quy trình tách biệt giữa bộ phận quan hệ khách hàng là người tìm kiếm khách hàng với bộ phận tín dụng giải ngân và bộ phận kiểm tra thẩm định nhằm bảo đảm chọn lựa những món vay an toàn và hiệu quả hơn.

Thứ nhất, quy trình này phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như: bộ phận quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng); bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệkhách hàng) và bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay...).

Thứ hai, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro cho vay và bộ phận tác nghiệp. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro cho vay được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ ba, tăng cường sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ các ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.

3.2.2. Giải pháp xây dựng hạn mức tín dụng cho từng ngành, từng cán bộ tín dụng tại chi nhánh

Kể từ ngày 11/05/2016, Saigonbank đã triển khai chính thức kiểm soát được hạn mức cho vay đối với từng chi nhánh trong hệ thống, hạn mức cho vay theo ngành, theo lĩnh vựchoạt động, hạn mức cho vay theo từngkhách hàng cụ thể và hạn mức cho vay theo từng CBTD. Tuy nhiên, Saigonbank chi nhánh Huế chưa xây dựng hạn mức cho vay với từng ngành, từng khách hàng cụ thể và hạn mức cho vay theo từng CBTD. Để giảm thiểu được rủi rocó thể xảy ra trong trường hợp chi nhánh đầu tư quá lớn vào mộtkhách hàng hoặc đầu tư quá lớn vào một lĩnh vực, trong thời gian tới chi nhánh cần xây dựng hạn mức phù hợp với tình hình thực tế tại chi nhánh và phù hợp với hạn mức chung của Saigonbank. Việc xây dựng mô hình này sẽ giúp Saigonbank chi nhánh Huế khai thác thông tin tín dụng được đầy đủ, kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng của mình,đồng thời giúp dự báo, phòng ngừa rủi ro.

Thứ nhất, xác định hạn mức tín dụng cho từng ngành: Việc xây dựng hạn mức cho từng ngành trước hết cần phải dựa trên những báo cáo phân tích rủi ro ngành. Saigonbank chi nhánh Huế nên có một bộ phận phân tích báo cáo chuyên phân tích những triển vọng phát triển và cũng như những rủi ro mất vốn có thể gặp phải từ các ngành để từ đó làm căn cứ, xây dựng hạn mức cụ thể cho từng ngành ở chi nhánh của mình. Khi xây dựng hạn mức cho từng ngành cần chú ý đến cơ cấu hạn mức dư nợ của từng ngành trong tổng dư nợ tín dụng đồng thời không nên để hạn mức quá nhiều vào một ngành cho dù ngành đó rủi ro mất vốn rất thấp.

Thứ hai, xác định hạn mức cho từng CBTD: cần xây dựng cụ thể hạn mức dư nợ cho từng CBTD trong chi nhánh. Điều này tránh trường hợp dư nợ tín dụng tập trung vào quá nhiều vào một CBTD dẫn đến: nếu CBTD đó kiến thức chuyên môn không sâu, đạo đức nghề nghiệp kém thì rủi ro rất lớn. Không những vậy, giải pháp này còn giúp tránh trường hợp những khoản vay lớn CBTD bị ép từ trên xuống.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin khách hàng

Hiện nay, do sự thiếu đồng bộ và tính hiệu lực của các văn bản pháp lý thấp nên các thông tin mà doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cung cấp hầu hết đều không trung thực, thiếu chính xác, thậm chí còn giả tạo. Do vậy, yêu cầu trước mắt đối với Saigonbank chi nhánh Huế là nỗ lực đảm bảo sự trung thực, tính chính xác của thông tin, nhất là các thông tin liên quan đến quyết định cho vay. Để thực hiện điều này, cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, quán triệt trong lãnh đạo và cán bộ tầm quan trọng của công tác thu thập thông tin, tránh thu thập một cách hình thức và đối phó.

Thứ hai, khai thác từ nhiều kênh thông tin khác nhau. Hiện nay các CBTD có thể khai thác thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. Những thông tin này tuy còn ít và chưa cập nhật thường xuyên nhưng cũng rất quan trọng và cần thiết, CBTD cần phải biết cách tra cứu, tìm tòi để tận dụng triệt để nguồn tin này. Đồng thời, chi nhánh cũng nên quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm của các CBTD trong việc phải tự mình đi thu thập thông tin từ khách hàng vay vốn, thông tin ngoài thị trường, thông tin trên báo chí và các phương tiện truyền thông.

Thứ ba, thu thập thông tin từ chính kinh nghiệm hoạt động cho vay của cán bộ và ngân hàng để lập thành các bộ hồ sơ tư liệu về khách hàng qua nhiều năm.

Những bộ hồ sơ này là cơ sở để ngân hàng xếp loại khách hàng và có chính sách phân biệt đối xử đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro cho vay.

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác đo lường rủi ro cho vay để xác định tổn thất

Phương pháp quản lý rủi ro cho vay tính toán đưa ra thông số (lượng hóa) một cách chính xác tổn thất thay thế cho phương pháp cảm tính như hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết, phù hợp với xu thế. Việc áp dụng các công cụ, mô hình dựa trên nền công nghệ hiện đại giúp các nhà quản lý lượng hóamức độ rủi ro, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro để có giải pháp kịp thời và hữu hiệu và hơn nữa các công cụ phân tích, dự báo và đo lường được rủi ro trong tương lai theo từng ngành, lĩnh vực,khách hàng và sản phẩm là điều hết sức quan trọng đòi hỏingân hàng cần phải tập trung đầu tư nghiên cứu ứng dụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đo lường rủi ro là điều mà tất cả những nhà quản lýngân hàng rất quan tâm, vì nếu đo lường được thì việc phòng ngừa trở nên dễ dàng hơn. Chi nhánh có thể áp dụng;

Thứ nhất, trên cơ sở xác suất rủi ro đã tính toán, ngân hàng có thể xây dựng cơ cấu lãi suất cho phù hợp đảm bảo kinh doanh có lãi. Bởi vì, lợi nhuậnngân hàng thu được trên cơ sở lãi cho vay, lãi suất này phải đảm bảo chi trả phần tiền lãiđi vay, chi phí quản lýngân hàng, bù đắp được rủi ro và có lãi.Đối với mỗi tài sản có củangân hàng, nếu mức độ rủi ro cao, độ an toàn thấp thì lãi suất của chúng phải cao hơn.

Thứ hai,trên cơ sở xác suất rủi ro,ngân hàng có chiến lược quản lý cáctài sản có và tài sản nợ thích hợp, đảm bảo khả năng thanh toán. Dựa vào xác suất rủi ro của từng loại tài sản có, xây dựng các hệ số rủi ro của từng loại tài sản làm cơ sở tính hệ số an toàn vốn củangân hàng hoặc làm cơ sở để tính phí bảo hiểm cho từngloại tài sản.

3.2.5. Giải pháp phân tán rủi ro

Đa dạng hóa đối tượng đầu tư là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất để Saigonbank chi nhánh Huế phân tán rủi ro. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hìnhđầu tư, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiềukhách hàng khác nhau. Cách làm này vừa mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro.Các giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, đầu tư vào nhiều ngành kinh tế khác nhau, để tránh sự cạnh tranh của các tổ chức tíndụng khác nhau trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.

Thứ hai, đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.

Thứ ba, tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàngđể tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó. Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau, đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ tư, bảo hiểm tín dụng là trong những phương thức rủi ro trong ngân hàng. Bởi lẽ, mặc dù ngân hàng có thể thẩm định được mức độ rủi ro của các khoản vay, nhưng đối với tai nạn do thiên tai thì ngoài khả năng của con người. Chỉ cần khách hàng tổn thất một phần, sản xuất kinh doanh đình trệ thì rủi ro trong ngân hàng rất lớn. Nếu bảo hiểm trả tiền kịp thời, doanh nghiệp có thể sản xuất ngay, khi đóngân hàng có thể chậm thu hồi chứ không mất vốn.

Thứ năm, Saigonbank chi nhánh Huế nghiên cứu, tham gia các hợp đồng phái sinh tín dụng. Đặc điểm chung của những công cụ quản lý này, chúng giữ luôn tài sản có trên sổ sách kế toán của các TCTD khởi tạo ra tài sản đó, đồng thời chuyển giao một phần tài sản này sang các đối tác khác, thông qua đó đạt được các mục tiêu như: các ngân hàng khởi tạo có phương tiện để chuyển giao rủi ro tín dụng mà không cần phải bán tài sản có đi; khi việc bán tài sản làm suy yếu mối quan hệ với khách hàng thì việc chuyển giao đảm bảo vẫn duy trì được mối quan hệ đó.

3.2.6. Giải pháp nâng cao năng lực và đạo đức đội ngũ cán bộ tín dụng Con người luôn là nhân tố quyết định, giải pháp về cán bộ luôn được tất cả các đề tài nghiên cứu nhắc tới. Cán bộ là nhân tố quyết định các rủi ro của hoạt động NHTM, từ xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, cho vay đúng đối tượng, quản lý vốn vay tốt, tư vấn giúp đỡ khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro. Vì vậy cần tiêu chuẩn hóa cán bộ ngân hàngở tất cả các bộ phận, đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo và CBTD, cụ thể cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cải tiến khâu tuyển dụng: Đây là khâu quan trọng, cần phải xây dựng và công khai các tiêu thức cơ bản để tuyển chọn CBTD, không chỉ về mặt chuyên môn nghiệp vụngân hàng mà còn cả những kiến thức về mặt xã hội, có kiến thức tổng hợp, sức khỏe, giao tiếp... Tổ chức thi tuyển nghiêm túc, công khai. Để hoạt động tuyển dụng của chi nhánh được hiệu quả tìm kiếm được nhân tài có thể chi nhánh thực hiện phỏng vấn trước đối với những hồ sơ dự thi đăng ký làm việc tại chi nhánh để tuyển chọn những người xứng đáng để dự thi tuyển...

Thứ hai, để hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trách nhiệm của CBTD, gắn trách nhiệm với quyền lợi của CBTD, nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng, kịp thời.

Điều này tránh tình trạng cán bộ làm nhiều cũng như cán bộ làm ít, hơn nữa xảy ra tình trạng một số cán bộ “làm liều” vì mục đích cá nhân. Vì vậy, nên tăng cường

Trường Đại học Kinh tế Huế

khoán tài chính đến từng cán bộ trên cơ sở chất lượng tín dụng, hiệu quả đem lại, kiên quyết xử lý những cán bộ liên quan có sai phạm. Từ đó giúp cho các cán bộ tự nâng cao trìnhđộ nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức tổng hợp, kiến thức pháp luật để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, rất cần thiết phải phân loại cán bộ phê duyệt cho vay theo các cấp độ và chuẩn mực cụ thể. Việc phân loại cán bộ phải theo các tiêu chí như: trìnhđộ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, các nghiệp vụ bổ trợ khác... để nhằm bố trí công việc cho phù hợp với năng lực và trình độ của mỗi cán bộ trong chi nhánh.

3.2.7. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm tra, kiểm toán nội bộ giữ vai trò quan trọng trong hoạt độngngân hàng, nhất là trong hoạt động cho vay. Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ phát hiện kịp thời các sai sót trong việc thực hiện qui trình nghiệp vụ tín dụng, các khoản nợ có dấu hiệu xảy ra rủi ro do khách hàng suy giảm khả năng tài chính, trây ỳ hoặc có dấu hiệulừa đảo. Cho nên việc tăng cường vai trò của kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết. Để tăng cường vai trò của kiểm tra, kiểm toán nội bộ cần làm tốt những vấn đề sau:

Thứ nhất, ngoài các nội dung kiểm tra, kiểm toán theo chương trình của Saigonbank, Saigonbank chi nhánh Huế phải yêu cầu các chi nhánh loại 3 trực thuộc xây dựng chương trình kiểm tra hoạt động cho vay tại chi nhánh, mỗi năm từ 3 đến 4 cuộc kiểm tra.

Thứ hai, Saigonbank chi nhánh Huế phải chủ động xây dựng đề cương kiểm tra hoạt động cho vay chia nhỏ theo các chuyên đề như: kiểm tra cho vay doanh nghiệp, kiểm tra cho vay theo hạn mức tín dụng, kiểm tra cho vay có bảo đảm bằng tài sản, kiểm tra cho vay hộ sản xuất nông, lâm nghiệp qua tổ vay vốn, kiểm tra cho vay cầm cố và giấy tờ có giá, kiểm tra cho vay cầm đồ…

Thứ ba, bố trí đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm toán tại các chi nhánh đủ về số lượng theo quy định của Saigonbank; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để cán bộ kiểm tra, kiểm toán nội bộ có đủ khả năng độc lập phân tích đánh giá chất lượng một khoản vay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ tư, không ngừng đổi mới và hoàn thiện phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra, tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của việc kiểm tra.

3.2.8. Giải pháp nâng cao hiệu quả các bảo đảm tiền vay

Thông thường các khoản vay được xác định nguồn trả nợ từ kết quả của dự án sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà đến hạn người vay vốn không trả được nợ. Vì thế cần phải có bảo đảm tiền vay để bù đắp khi kinh doanh của người vay vốn bị rủi ro, mặt khác nâng cao trách nhiệm của người vay, hạn chế lừa đảo trong vay vốn.

Trong điều kiện khuôn khổ pháp lý về bảo đảm tiền vay chưa hoàn chỉnh (khả năng chuyển nhượng thấp, quyền sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận đầy đủ, giá trị tài sản nhỏ) phải thực sự coi trọng khâu thẩm định, kết hợp chặt chẽ chính quyền, đoàn thể trong quá trình cho vay. Từ thực tế cho thấy, chính quyền, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là các tổ chức Hội nông dân, Hội phụ nữ đang phối hợp có hiệu quả với ngân hàng thực hiện cho vay qua tổ tín chấp. Các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể có vai trò quan trọng trong việc giúp ngân hàng lựa chọn đối tượng cho vay, xác định tài sản thế chấp, ngăn ngừa sử dụng vốn sai mục đích. Vì vậy trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, rất cần sự hỗ trợ tích cực từ phía đoàn thể, chính quyền địa phương.

3.2.9. Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý rủi ro, nợ xấu

* Phân tích khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu, nợ đã xửlý rủi ro:

Các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro tín dụng của Saigonbank chi nhánh Huế chiếm một tỷ trọng đáng kể (như đã trình bàyở chương 2), cho nên việc phân tích đánh giá khả năng thu hồi và giao kế hoạch thu hồi nợ cho CBTD phải là việc làm thường xuyên. Để làm tốt hơn vấn đề này, cần tập trung vào những nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trong toàn chi nhánh Saigonbank chi nhánh Huế theo năm, chia ra các quý; giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi do cho các Phòng giao dịch trực thuộc, đây là chỉ tiêu bắt buộc thực hiện và là cơ sở quyết định việc chi lương kinh doanh đối với các đơn vị.

Thứ hai, tăng cường quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, bằng các giải pháp sau: tại Hội sở thành lập tổ giúp việc cho Giám đốc chỉ đạo các phòng giao dịch

Trường Đại học Kinh tế Huế