• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế

2.2.3. Tình hình thực hiện nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi

2.2.3.2. Công tác đo lường rủi ro tín dụng

Để hỗ trợ công tác đo lường rủi ro tín dụng, Saigonbank Việt Nam đã ban hành quyết định 167/QĐ-BNC V/v: Ban hành hệ thống định hạng tín dụng nội bộ Sau khi thu thập các thông tin, cán bộ QLKH thực hiện phân tích, đánh giá các thông tin tài chính, phi tài chính và các thông tin mang tính chất định tính và định lượng, so sánh chúng với các tiêu chuẩn đã được xây dựng cho từng ngành, từng lĩnh vực kinh doanh, cân nhắc đánh giá và cho điểm từng tiêu chí đánh giá. Điều này đòi hỏi người cán bộ đánh giá phải có kiến thức và kinh nghiệm tốt về khách hàng, về lĩnh vực hoạt động mà mình đang đánh giá và trên thực tế, các cán bộ QLKH tại Saigonbank chi nhánh Huế đã làm tương đối tốt điều này. Tuy nhiên, vẫn còn một số sai lệch ở ý kiến chủ quan của cán bộ trong việc đánh giá theo phương pháp định tính đối với các chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng dẫn đến kết quả đánh giá thiếu chính xác.

Các khách hàng sau khi được đánh giá và cho điểm sẽ được phân loại như sau: AAA; AA; A; BBB; BB; B; CCC; CC; C; D;

Sơ đồ 2.4. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Nguồn: Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của Saigonbank Saigonbank Việt Nam xây dựng 3 Hệ thống chấm điểm khác nhau cho 3 loại khách hàng chính là:

- Khách hàng là TCTD;

- Khách hàng là tổ chức kinh tế;

Thông tin khách hàng

Lĩnh vực kinh doanh Quy mô

Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng nội bộ

AAA

Trường Đại học Kinh tế Huế

AA AA BBB BB B CCC CC C D

- Khách hàng là cá nhân.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được xếp hạng vào một trong các mức xếp hạng sau:

Bảng 2.14. Thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng tại Saigonbank

Loại Điểm Ý nghĩa

AAA 90 - 100 Là khách hàng đặc biệt tốt, tiềm lực tài chính mạnh, năng lực quản trịtốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển

AA 83 - 90 Khách hàng rất tốt, hoạt động hiệu quả, tăng trưởng vững chắc, đảm bảo khả năng trả nợ vay

A 77 - 83 Khách hàng tốt, hoạt động hiệu quả và tăng trưởng, khả năng trả nợ đảm bảo

BBB 71 - 77 Khách hàng tương đối tốt, hoạt động hiệu quả, nhạy cảm với điều kiện tác động bên ngoài

BB 65 -71

Khách hàng bình thường, hoạt động hiệu quả không cao, nhạy cảm với điều kiện tác động bên ngoài, hạn chế về tài chính, suy giảm khả năng trả nợ

B 59 - 56 Khách hàng chú ý, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, khả năng quản lý kém

CCC 53 - 59 Khách hàng yếu, hoạt động cầm chừng, năng lực quản trị yếu, tài chính mất cân đối

CC 44 - 53 Khách hàng yếu kém, không thực hiện đúng cam kết vế trả nợ C 35 - 44 Khách hàng rất yếu, kinh doanh, ít khả năng phục hồi

D <35 Khách hàng đặc biệt yếu kém, kinh doanh lỗ kéo dài, không có khả năng khôi phục

Nguồn: Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của Saigonbank Xếp hạng cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ AAA sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro cao dần.

Từ kết quả đo lường nói trên, cán bộ QLKH sẽ đưa ra các đề xuất cấp tín dụng cũng như giới hạn về tín dụng cho từng khách hàng cụ thể. Ví dụ: nhóm khách hàng có độ rủi ro cao thì giới hạn cấp tín dụng thấp, tỷ lệ tài sản đảm bảo cao; nhóm khách hàng có độ rủi ro thấp thì giới hạn cấp tín dụng cao, tỷ lệ tài sản đảm bảo

Trường Đại học Kinh tế Huế

thấp. Tình hìnhđo lường rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế qua 3 năm 2015-2017 được trình bàyở bảng sau.

Bảng 2.15. Tình hình đo lường rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế qua 3 năm 2015-2017

Năm Chỉ tiêu

ĐVT 2015 2016 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

± % ± %

1. Số hồ sơ được xét duyệt hồ sơ 743 849 1.041 106 14,3 192 22,6

2. Số tiền vay tr.đ 476 498 525 22 4,6 27 5,4

3. Nguy cơcó rủi ro tr.đ 9 11 8 2 22,2 -3 -27,3

4. Tỷ lệ có nguy cơ rủi

ro/Tổng số % 1,89 2,21 1,52 0 16,8 -1 -31,0

Nguồn: Saigonbank chi nhánh Huế Qua Bảng 2.15, cho thấy việc đo lường rủi ro tín dụng được thực hiện tại Saigonbank chi nhánh Huế chủ yếu là đo lường bằng các chỉ tiêu phản ánh tình hình và mức độ rủi ro tín dụng như: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ tồn đọng lãi phải thu, tỷ lệ món vay trên 3 tháng không hoạt động. Dựa trên việc đo lường này đã xác định được những hồ sơ có nguy cơ rủi ro, để từ đó có định hướng trong công tác quản lý rủi ro. Bên cạnh đó sử dụng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng là xếp hạng tín dụng nội bộ và thẩm định tín dụng để đo lường rủi ro tín dụng. Kết quả phân tích, cho thấy tỷ lệ có nguy cơ rủi ro có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015-2017, cụ thể năm năm 2015 tỷ lệ này là 1,89%, nhưng đến năm 2017 giảm xuống còn 1,52%.

Nguyên nhân là do Saigonbank chi nhánh Huế thực hiện tốt công cụ đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay là xếp hạng tín dụng nội bộ và thẩm định tín dụng để đo lường rủi ro tín dụng, cụ thể:

Xếp hạng tín dụng nội bộ: Tại Saigonbank chi nhánh Huế hiện đang áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ do Saigonbank ban hành và hướng dẫn thực hiện.

Xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng là phương pháp đo lường RRTD bằng cách sử dụng hệ thống chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng mức độ RRTD đối với khách hàng. Trên cơ sở kết quả phân tích, đo lường rủi

Trường Đại học Kinh tế Huế

ro tín dụng, ngân hàng chấp nhận mức độ rủi ro để thực hiện cấp tín dụng theo từng đối tượng khách hàng.

Mặc dù, Saigonbank chi nhánh Huế đã có công cụ đo lường rủi ro tín dụng chi tiết từng loại rủi ro tín dụng, tuy vậy, trong quá trình cho vay vẫn còn thực hiện theo chủ quan của cán bộ thẩm định, từ đó gây khó khăn cho việc kết luận và quyết định cho vay. Trong quy trình xét duyệt khoản vay trước khi cấp tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế, thẩm định được xem là bước quan trọng và ảnh hưởng nhất đến hiệu quả khoản vay. Tuy nhiên công tác thẩm định tại chi nhánh vẫn thiên về phân tích tài chính, còn các khía cạnh phi tài chính khác như: Trình độ tổ chức quản lý, thị trường, vẫn còn cảm tính, sơ sài, không có tính thuyết phục nên chất lượng thẩm định chưa cao.