• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

2.3. Kết quả khảo sát đánh giá về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank

2.3.2. Đánh giá của khách hàng

Khối lượng công việc quá nhiều và chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm đang phỏng vấn, đối với nhóm nhân viên có thời gian công tác ít nhưng khối lượng công việc lại nhiều hơn đồng thời chế độ đãi ngộlại không phù hợp. Vấn đề đặt ra, Saigonbank chi nhánh Huế ưu tiên bồi dưỡng nghiệp vụcho nhân viên trẻ, giao trọng trách công việc cho nhân viên trẻ nhưng lại đãi ngộ không tương xứng sẽgây tâm lýức chếcho nhân viên trong mọi công việc đồng thời nhân viên sẽ không có động lực trong công việc.

Vềgiới tính, khách hàng nam là 48 người chiếm 40,0% và khách hàng nữlà 72 người, chiếm tỷlệ60,0%.

Về độ tuổi của khách hàng cao nhất nằm trong độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi, chiếm 44,2%, từ 40 đến 49 tuổi chiếm 23,3%, độ tuổi dưới 30 tuổi và từ50 tuổi trở lên chiếm tỷlệlần lượt là 17,5% và 15,0%.

Về trình độ của khách hàng cao nhất là khách hàng có trình độ Trung cấp/Cao đẳng chiếm tỷ lệ 45,8%. Các khách hàng có trình độ Đại học và Sau Đại học chiếm tỷlệlần lượt là 35,8% và 6,7%.

Như vậy, tỷ lệ giới tính, độ tuổi, trìnhđộ của khách hàng là phù hợp để tiến hành nghiên cứu.

2.3.2.2.Đánh giá của khách hàng về năng lực cán bộ

Năng lực thẩm định và quản lý tín dụng của cán bộtác nghiệp có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của khoản vay đó. Có nghĩa là trình độ, năng lực quản lý, thẩm định tín dụng của cán bộtác nghiệp càng nhiều thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của các khoản vay mà họquản lý càng thấp và ngược lại. Kết quả khảo sát đánh giá về năng lực thẩm định tín dụng của cán bộ Saigonbank chi nhánh Huếthông qua ý kiến đánh giá của khách hàng.

Kết quả phân tích cho thấy, khách hàng có đánh giá tốt về năng lực cán bộ ngân hàng. Trong đó, năng lực kiểm tra giám sát (điểm trung bình 3,73) được đánh giá với điểm trung bình cao nhất so với năng lực năng lực thẩm định (điểm trung bình là 3,26 và năng lực giải quyết mức vay và thời hạn vay với điểm trung bình 3,60). Kết quả đánh giá này cho thấy, năng lực cán bộ ngân hàng đã rất có ý thức và trách nhiệm trong vấn đề quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Thực tế tại Saigonbank chi nhánh Huế nói riêng và Saigonbank nói chung, phần lớn công tác thẩm định tín dụng đều giao cho nhân viên tín dụng tiến hành thẩm định. Do năng lực quản lý rủi ro tín dụng của Saigonbank chi nhánh Huế được đánh giá từ trung bình trở lên là 93%. Điều này được lý giải khả năng quản lý của bên cho vay hạn chế sẽ làm cho tình trạng tiêu cực dễ dàng phát sinh giả hồ sơ vay vốn, chiếm dụng, vay sang tay, sử dụng sai mục đích, không chấp hành trả gốc …) vì vậy khả năng nợ xấu phát sinh tăng cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.28. Đánh giá của khách hàng về năng lực cán bộ Biến quan sát

Giá trị kiểm định = 4 Điểm

trung bình

Giá trị t

Mức ý nghĩa

1. Năng lực thẩm định 3,26 -7,464 0,000

2. Năng lực giải quyết mức

vay và thời hạn vay 3,60 -5,763 0,000

3. Năng lực kiểm tra giám sát 3,73 -11,236 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra Việc xác định hạn mức cho vay chưa hợp lý, số lượng vốn vay thừa hoặc thiếu so với nhu cầu dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, kỳ hạntrả nợ không phù hợp với dòng tiền thu được của khách hàng hoặc dòng đời dự án. Vì vậy khả năng thu hồi vốn chậm, nợ xấu có xu hướng phát sinh cao.

Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy đánh giá việc xác định hạn mức cho vay chưa hợp lý sẽ dẫn đến khả năng nợ quá hạn gia tăng trong tương lai được đánh giá ở mức điểm trung bình 3,60. Từ đó dễ để xảy ra các tiêu cực chậm được phát hiện, khắc phục, gây tổn thất cho nguồn vốn vay; Ngân hàng thiếu thông tin về khách hàng, khả năng hiểu biết về nhu cầu vốn, chu kỳ sản xuất chưa kịp thời, chưa chính xác vì vậy khi xem xét cho vay chưa phân tích đúng thực tế, chưa dự đoán được rủi ro đối với một khoản vay; Nguồn vốn vay có lãi suất thấp nên khách hàng có xu hướng khai thác, tận dụng tối đa để được mức vay cao nhất và thời gian dài nhất không chỉ để phục vụ cho mục đích vay mà còn để sử dụng cho mục đích khác.

Thực tế cho thấy, mức cho vay tối đa đối với từng đối tượng khách hàng đã được quy định rất cụ thể và tại hầu hết các chương trình tín dụng tỷ lệ khách hàng vay vốn tại Saigonbank chi nhánh Huế được giải quyết mức tối đa theo quy định chiếm đại đa số. Tuy nhiên thực sự nhu cầu đầu tư thì không phải khách hàng nào cũng cần đến mức tối đa.

Số lần kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay càng nhiều, càng chặt chẽ thì khả năng xảy ra RRTD càng thấp và ngược lại. Theo kết quả khảo sát thì mức ảnh hưởng do thiếu kiểm tra, giám sát của bên cho vay đối với RRTD của Saigonbank chi nhánh Huế được đánh giá với điểm trung bình cao là 3,73. Nguyên

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhân là do khi việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ đảm bảo được việc khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích, từ đó tạo ra thu nhập để trả nợ theo phương án vay vốn; Việc bên cho vay sâu sát với khách hàng sẽ giúp cho việc đôn đốc, thu nợ và xử lý các tình huống ngoài dự kiến một cách kịp thời.

2.3.2.3.Đánh giá của khách hàng về đạo đức cán bộ

Đạo đức của cán bộ tác nghiệp là một yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực chuyên môn có thể bồi dưỡng, nhưng cán bộ tha hoá về đạo đức mà giỏi về mặt nghiệp vụ thì vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Rủi ro tín dụng khi cán bộ tác nghiệp thiếu trung thực và có ý đồ gian lận sẽ dễ dàng xảy ra khi ngân hàng quản lý tín dụng lỏng lẻo, cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng.

Bảng 2.29. Đánh giá về đạo đức cán bộ có ảnh hưởng đến khả năng vay Tiêu chí đánh giá

Điểm trung bình

Mức độ đánh giá (%) Rất

nhiều Nhiều Trung

bình Ít Rất

ít

Đạo đức của cán bộ 3,18 40,8 20,8 17,5 20,8 0,0

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra Cán bộ tín dụng thiếu đạo đức nghề nghiệp, không tuân thủ chấp hành quy trình tín dụng dẫn đến cho vay đối với những phương án, dự án thiếu tính khả thi hoặc thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Hay nói cách khác ý thức, trách nhiệm và việc chấp hành quy trình tác nghiệp, các quy định về chuẩn mực cán bộ càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại. Kết quả khảo sát (Bảng 2.27) cho thấy mức ảnh hưởng do cán bộ tác nghiệp của bên cho vay thiếu đạo đức nghề nghiệp đối với RRTD của Saigonbank chi nhánh Huế được đánh giá ảnh hưởng rất nhiều là 40,8%.

Có thể thấy do bố trí cán bộ thiếu đạo đức như việc cán bộ ngân hàng tiếp tay cho khách hàng làm sai lệch hồ sơ vay (cho vay để khách hàng đảo nợ cho ngân hàng khác, nâng giá trị tài sản thế chấp cầm cố quá cao so với thực tế …) sẽ làm gia tăng nợ quá hạn khi đến kỳ hạn trả nợ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank