• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế

2.2.1. Các loại rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi nhánh Huế

2.2.1.1. Phân loại nợ theo nhóm

Saigonbank chi nhánh Huế thường xuyên thực hiện rà soát, đánh giá hoạt động của từng khách hàng, từng món vay, đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo; Rà soát phân loại nợ và trích lập DPRR theo Điều 7 Quyết định 493 và Thông tư 02/2013/TT-NHNN của 02/2013/TT-NHNN. Nhìn chung chất lượng tín dụng trong năm 2015, 2016 bắt đầu có dấu hiệu suy giảm so với những năm trước. Tuy nhiên, đến năm 2017 chất lượng tín dụng đãđược cải thiện đáng kể, kết quả được trình bàyở bảng sau.

Bảng 2.8. Phân loại nợ theo nhóm tại Saigonbank chi nhánh Huế qua 3 năm 2015-2017

Năm

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 So sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị

(tỷ đồng) % Giá trị

(tỷ đồng) % Giá trị

(tỷ đồng) % ± % ± %

Tổng dư nợ 476 100,0 498 100,0 525 100,0 22 4,6 27 5,4

1. Nhóm 1 407 85,5 415 83,3 436 88,7 8 2,0 21 5,1

2. Nhóm 2 60 12,6 72 14,5 81 10,0 12 20,0 9 12,5

3. Nhóm 3 1 0,2 1 0,2 3 0,5 0 0,0 2 200,0

4. Nhóm 4 1 0,2 1 0,2 4 0,7 0 0,0 3 300,0

5. Nhóm 5 7 1,5 9 1,8 1 0,1 2 28,6 -8 -88,9

Tổng dư nợ xấu 9 11 8

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 1,89 2,21 1,52 0,32 16,8 -0,7 -31,0

Nguồn: Saigonbank chi nhánh Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Do khó khăn chung của nền kinh tế trong những năm 2015-2016 nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp không thể trả nợ, lãi vay cho ngân hàng đúng kỳ hạn quy định. Theo quy định chung của Saigonbank, chi nhánh Huế đã chuyển nhóm nợ những đối tượng khách hàng này xuống nhóm thấp hơn (từ nhóm 3 đến nhóm 5) khiến tổng dư nợ xấu tại chi nhánh tăng cao. Năm 2016, dư nợ xấu của chi nhánh là 11 tỷ đồng, trong đó dư nợ nhóm 5 là 9 tỷ đồng, chiếm 1,8% tổng dư nợ. Nguyên nhân gây ra việc dư nợ nhóm 5 tăng cao đột biết do chi nhánh thực hiện việc chuyển nhóm nợ đối với công ty công ty Hoàng Long, là khách hàng có dư nợ tương đối cao, đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chi nhánh đã có phương án xử lý tài sản thế chấp của doanh nghiệp, đảm bảo thu hồi nợ, hạn chế tối đa thoát tài sản của nhà nước. Tại thời điểm 31/12/2017, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 1,52%/TDN giảm mạnh so với năm 2016 là 31,0%, đây là kết quả tích cực của công tác xử lý nợ và kiểm soát chất lượng tín dụng; Tỷ lệ nợ nhóm 2 từ 12,6%/TDN năm 2015 giảm xuống 10%/TDN trong năm 2017.

2.2.1.2. Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn

Bảng 2.9, cho thấy chủ yếu nợ xấu tại Saigonbank chi nhánh Huế qua 3 năm 2015-2017 là dư nợ trung và dài hạn.

Bảng 2.9. Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn tại Saigonbank chi nhánh Huế qua 3 năm 2015-2017

Năm

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 So sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị

(tỷ đồng) %

Giá trị (tỷ đồng) %

Giá trị

(tỷ đồng) % ± % ± %

Tổng dư nợ 476 - 498 - 525 - 22 4,6 27,0 5,4

Tổng dư nợ xấu 9 100,0 11 100 8 100 2 22,2 -3,0 -27,3 Trong đó:

- Ngắn hạn 0,6 7,0 0,8 7,3 0,7 9,3 0,17 27,5 -0,1 -7,3

- Trung, dài hạn 8,4 93,0 10,2 92,7 7,3 90,7 1,83 21,8 -2,9 -28,8 Nguồn: Saigonbank chi nhánh Huế Năm 2015, dư nợ xấu trung và dài hạn là 8,4 tỷ đồng, chiếm 93,0% tổng dư nợ xấu. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn chiếm 92,7%/tổng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn chiếm 7,3%. Tuy nhiên, xét về dư nợ trung, dài hạn năm 2017 giảm

Trường Đại học Kinh tế Huế

1,1 tỷ đồng so với năm 2015. Trong năm 2017, tình hình nợ xấu được cải thiện đáng kể, nợ xấu trung dài hạn giảm ở mức 7,3 tỷ đồng, chiếm 90,7% tổng dư nợ xấu, dư nợ xấu ngắn hạn còn 0,7 tỷ đồng. Kết quả phân tích cho thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa dư nợ xấu trung, dài hạn với dư nợ xấu ngắn hạn tuy nhiên các khoản vay ngắn hạn vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đòi hỏi việc thẩm định các khoản vay ngắn hạn cũng phải chặt chẽ như đối với các khoản vay trung dài hạn.

2.2.1.3. Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế

Tại Saigonbank chi nhánh Huế, dư nợ cho vay đối với khách hàng là cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ, vì vậy tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng là cá nhân chiếm tỷ lệ cao là điều dễ hiểu.

Bảng 2.10. Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế tại Saigonbank chi nhánh Huế qua 3 năm 2015-2017 Năm

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 So sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị

(tỷ đồng) % Giá trị

(tỷ đồng) % Giá trị

(tỷ đồng) % ± % ± %

Tổng dư nợ 476 - 498 - 525 - 22 4,6 27 5,4

Tổng dư nợ xấu 9 100,0 11 100,0 8 100,0 2 22,2 -3 -27,3 Trong đó:

1. KHCN 2,9 31,7 4,2 38,2 3,6 44,9 1,3 47,3 -0,6 -14,5

2. KHDN 6,1 68,3 6,8 61,8 4,4 55,1 0,7 10,6 -2,4 -35,2

Nguồn: Saigonbank chi nhánh Huế Kết quả phân tích số liệu từ Bảng 2.10, cho thấy năm 2015 và 2016 tỷ trọng nợ xấu đối với khách hàng cá nhân tương ứng là 31,7% và 38,2%. Trong năm 2017, tổng dư nợ xấu giảm mạnh, tuy nhiên tỷ trọng nợ xấu đối với khách hàng cá nhân tăng cao ở mức 44,9% tương ứng mức dư nợ 3,6tỷ đồng.

2.2.1.4. Tình hình dư lãi treo, lãi dự thu, dư nợ hạch toán ngoại bảng

Dư lãi treo của chi nhánh năm 2016 là 25,4 tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm 2015, lãi dự thu giảm 4% so với 2015, dư nợ ngoại bảng ở mức 31,7 tỷ đồng, tăng 220,2% so với năm 2015. Việc dư nợ ngoại bảng tăng là do chi nhánh đã thực hiện việc trích lập DPRR và chuyển hạch toán ngoại bảng đối với một số khách hàng có

Trường Đại học Kinh tế Huế

dư nợ xấu. Năm 2017, chi nhánh đã tích cực trong việc đôn đốc thu hồi lãi treo, dư lãi treo của chi nhánh năm 2017 là 5,1 tỷ đồng, giảm 79,9% so với năm 2016; Lãi dự thu tăng 25,0% so với năm 2016 ở mức 6,0 tỷ đồng; Dư nợ ngoại bảng giảm 2,8%. Hiện nay chi nhánh đang làm việc với khách hàng và thường xuyên thông báo, đôn đốc khách hàng thực hiện trả nợ theo cam kết, phối hợp với các chính quyền địa phương, công an tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm yêu cầu bên vay, bên bảo lãnh tài sản thực hiện nghĩa vụ của mình nhằm thu hồi nợvề cho ngân hàng.

Bảng 2.11. Dư lãi treo, lãi dự thu, nợ hạch toán ngoại bảng tại Saigonbank chi nhánh Huế qua 3 năm 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

2015 2016 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

± % ± %

1. Dư lãi treo 22,3 25,4 5,1 3,1 13,9 -20,3 -79,9

2. Lãi dự thu 5,0 4,8 6,0 -0,2 -4,0 1,2 25,0

3. Dư nợ ngoại bảng 9,9 31,7 30,8 21,8 220,2 -0,9 -2,8 Nguồn: Saigonbank chi nhánh Huế Chi nhánh tiếp túc bám sát, tập trung đôn đốc khách hàng tìm các nguồn khác để trả nợ và kiên quyết xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ khi khách hàng không trả được nợ. Tuy nhiên quá trình xử lý phát mại tài sản gặp nhiều khó khăn, do nền kinh tế chậm phục hồi, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, yếu kém, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, khách hàng không hợp tác, vì vậy, việc bán tài sản cũng gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kế hoạch thu nợ xấu của chi nhánh.

2.2.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng tại Saigonbank chi