• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Đặt vấn đề

Dạy học theo tiếp cận năng lực (TCNL) người học đang là một cuộc cách mạng trong giáo dục Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, là nét đặc trưng của giáo dục thế kỷ 21, là yêu cầu khách quan của thời đại văn minh tin học. Việc chuyển từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực hay dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sang TCNL là xu hướng hiện đại và rất cần thiết (1). Nghị quyết số 29-NQ/

TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đề cập đến hầu như tất cả các bình diện và những vấn đề căn bản của ngành giáo dục - đào tạo. Một trong những quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là tập trung chuyển từ chủ yếu quan tâm trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học, kết hợp hài hòa dạy chữ, dạy người và dạy nghề.

Để thực hiện thành công Nghị quyết 29-NQ/

TW: “Chuyển nền giáo dục chú trọng mục tiêu truyền thụ kiến thức một chiều hiện nay sang nền giáo dục chú trọng hình thành, phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” các trường CĐ, ĐH nói chung, trường Cao đẳng Múa Việt Nam nói riêng tích cực thực hiện dạy học theo TCNL và quản lý dạy học từ tiếp cận nội dung sang TCNL nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao trong bối cảnh phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Năng lực và tiếp cận năng lực 2.1. Năng lực

Theo các nhà tâm lý học, năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định theo yêu cầu hay tiêu chí nhất định và thu được kết quả trông thấy trên thực tế. Các thành phần kinh

nghiệm xã hội phản ảnh những năng lực chung nhất của con người, chúng được chuyển hóa thành năng lực chung của mỗi người, biểu hiện cụ thể qua dạng:

- Năng lực Hiểu: tri thức về thế giới và các phương thức hoạt động để thu được tri thức ấy.

- Năng lực Làm: kinh nghiệm tiến hành các phương thức hoạt động, thường gọi là kỹ năng, kỹ xảo.

- Năng lực Cảm xúc: kinh nghiệm sống cảm xúc và đánh giá, kinh nghiệm biểu cảm về hành vi, thái độ, thể hiện cảm xúc và giá trị.

- Năng lực Sáng tạo: kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của cá nhân, biểu hiện của 3 thành tố trên thành một chất lượng mới.

Về bản chất, năng lực có nội hàm và thực tiễn hơn nhiều. Epstein &Hunder (2002) xác định năng lực là việc sử dụng thường lệ và xác đáng kỹ năng giao tiếp, kiến thức và kỹ năng chuyên môn, khả năng lý luận, các cảm xúc, giá trị và tiến trình xem xét ngẫm nghĩ trong thực tiễn hoạt động hằng ngày vì lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Năng lực được xem như là sự tích hợp sâu sắc của kiến thức- kỹ năng- thái độ tạo ra khả năng thực hiện một công việc chuyên môn và được thể hiện trong thực tiễn hoạt động. Năng lực thực hiện nghề nghiệp/chuyên môn (professional Action Competencies) của một người tốt nghiệp đại học được xem là tổng thể của bốn thành tố: Năng lực kỹ thuật (technical Competencies), năng lực phương pháp (Methodical Competencies), năng lực xã hội (Social Competencies), và năng lực cá nhân (Personal Competencies) (Ểpnbeck, 1996). Từ đó có cách nhìn thống nhất hài hòa ở mỗi cá nhân về tri thức - trí tuệ ở một trình độ cao nhất định; có kỹ năng, kỹ xảo trong phương thức hoạt động; được tôi luyện, trải nghiệm thực tế cảm xúc và giá trị... mới tạo chất lượng mới - năng lực ở cá nhân. Đó là những phẩm chất lao động sáng tạo của nhà giáo - năng lực phát triển ở người dạy và người học.

Trong các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật hiện nay, năng lực giảng viên thường được đánh giá qua ba khía cạnh: năng lực chuyên môn, năng lực giảng dạy và đánh giá sinh viên qua năng lực tự học, thực hành biểu hiện qua kết quả lao động sư phạm và được đánh giá theo các tiêu chí cơ bản của hoạt động dạy học. Phẩm chất và năng lực là hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau, góp phần tạo nên cấu trúc nhân cách của mỗi nhà giáo. Đây là những định hướng cho các nhà quản lý, lãnh đạo giáo dục và các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật làm nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy học múa dân gian theo TCNL có những giải pháp phát triển năng lực sáng tạo cho giảng viên và sinh viên nhằm góp phần phát triển khoa học quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

2.2. Tiếp cận năng lực

TCNL được hiểu là nghiên cứu và vận dụng một số lý luận về dạy học nhằm hình thành năng lực thực hiện cho người học như một triết lý, nguyên tắc, một sợi dây xuyên suốt quá trình đào tạo giúp người học từng bước có được năng lực thể hiện qua hệ thống kỹ năng cốt lõi, kỹ năng chung.

Hiểu đúng về năng lực, cấu trúc năng lực, phân loại các dạng năng lực và TCNL sẽ tạo thuận lợi trong việc tổ chức dạy học theo TCNL và quản lý hoạt động dạy học theo TCNL của giảng viên trong các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Đây là việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành văn hóa nghệ thuật của nước ta.

3. Dạy học theo TCNL

Hoạt động đặc trưng của nhà trường là hoạt động dạy học; là hoạt động có tổ chức, có mục đích, có sự lãnh đạo của nhà giáo dục và có hoạt động tích cực, tự giác của người học trong tất cả các loại hình hoạt động học tập. Dạy học là con đường giáo dục tích cực, chủ động ngắn nhất và có hiệu quả nhất giúp thế hệ trẻ tránh được những mò mẫm, vấp váp trong cuộc đời...; là con đường quan trọng nhất trong tất cả các con đường giáo dục; là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và người học, hai hoạt động này song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất. Hoạt động dạy học là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục tổng thể, là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động của con người trong đó có hai hoạt động trung tâm là hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này luôn gắn bó mật thiết với nhau, có quan hệ tương tác cùng tồn tại, cùng phát triển, trong đó nhà sư phạm có vai

trò và tác dụng chủ đạo; là định hướng tổ chức, thực hiện việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo đến người học một cách hợp lý, khoa học. Với quan điểm giáo dục hiện đại lấy người học làm trung tâm, người dạy cần tạo cho người học không khí học tập mang tính chủ động và sáng tạo tránh áp đặt.

Một số nội dung học tập có thể chỉ mang tính gợi mở, định hướng hoạt động cho người học và không nhất thiết giáo viên (GV) phải thuyết trình, học viên làm việc theo nhóm linh hoạt. Công việc dạy của người thầy chủ yếu là hướng dẫn chỉ đạo người học tìm kiếm và sáng tạo tri thức, bồi dưỡng người học năng lực tìm kiếm và sáng tạo. Vai trò chủ đạo của người dạy được thể hiện qua việc định hướng, tổ chức, điều khiển các hoạt động dạy và học có ý nghĩa quan trọng đảm bảo chất lượng học tập của học sinh. Điều cốt yếu là GV dạy học sinh cách học, cách tư duy, người dạy là tác động bên ngoài, hướng dẫn, thúc đẩy, tạo điệu kiện cho người học tự học. Năng lực tự học của người học chính là nội lực, quyết định sự phát triển bản thân người học, học sinh vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của quá trình dạy học, tự biến những tri thức bên ngoài thành tri thức của chính mình bằng cách học, cách tư duy của mình.

Vì vậy, dạy và học là hai mặt của một quá trình thống nhất bổ sung cho nhau, tác động qua lại lẫn nhau.

Chất lượng dạy học chỉ đạt được khi tác động của thầy kết hợp chặt chẽ với sự tự học của trò.

4. Dạy học múa dân gian theo TCNL 4.1. Dạy học múa dân gian

Các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật là nơi ươm mầm và nuôi trồng những tài năng nghệ thuật, nơi phát hiện bồi dưỡng những tài năng trẻ (với một số lượng không lớn) để trở thành những nhân tài trong lĩnh vực nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật, múa, sân khấu ...). Do đó, các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật có những đặc thù mà ở các loại hình đào tạo khác không có. Khác biệt với một số ngành là tuyển sinh năng khiếu múa có độ tuổi từ 12-14 cho các hệ đào tạo ngắn và dài hạn. Quá trình đào tạo sẽ vừa học chuyên môn vừa học văn hóa tại các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật. Sự lựa chọn năng khiếu đầu vào hết sức nghiêm ngặt, là yếu tố số 1 trong tuyển sinh bởi đây là biểu hiện rõ nhất của năng lực nghề nghiệp (phải có tố chất chuyên biệt); số lượng đào tạo mỗi khóa, mỗi năm rất hạn chế. Hình thức dạy học hoàn toàn khác với các hình thức giảng dạy, học tập thông thường khác đó là mỗi lớp thường có từ 10-15 HS,SV; phương pháp dạy học mang tính chuyên biệt đó là GV thị phạm làm mẫu sau đó phân tích động tác rồi hướng dẫn HS,SV làm theo;

số giờ thực hành trên sàn tập lớn hơn so với số giờ

lý thuyết. Việc tổ chức thi tốt nghiệp cũng khá khác biệt, HS,SV phải báo cáo tốt nghiệp bằng các bài tập trong chương trình thi do GV dàn dựng; chất lượng và kiểm tra chất lượng trong từng lớp do GV đánh giá và cho điểm.

Dạy học múa dân gian là dạy học mang tính chất đặc thù, người dạy phải làm thế nào cho người học hiểu được nét đặc trưng của nghệ thuật múa dân gian dân tộc, từ đó phát huy tối đa năng lực học tập và thực hành hướng tới đạt được mục tiêu cao nhất. Để từ đó HS,SV hiểu được và diễn tả tốt thần thái từng động tác của mỗi dân tộc... người dạy ngoài việc mô phỏng động tác chính xác, cần có kỹ năng sư phạm và kiến thức tâm lý để kích thích sự hình dung, tưởng tượng và bắt chước kỹ thuật, động tác tốt nhất. Chẳng hạn, muốn truyền đạt tới HS,SV những sắc thái cần thiết để múa dân gian như: sự mềm mại, tinh tế mượt mà, duyên dáng, uyển chuyển..., người dạy cần có một khả năng thị phạm và diễn giải tốt cùng với một thái độ giảng dạy nhiệt huyết và kiên nhẫn.

4.2. Dạy học múa dân gian theo TCNL

Ở Việt Nam, các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật ra đời vào khoảng những năm cuối của thập kỷ 90 - thế kỷ XX nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ CNH- HĐH, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đa dạng, phù hợp với nhu cầu địa phương và của đất nước. Với đặc thù đó, dạy học và quản lý dạy học múa dân gian theo TCNL trong các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật có các đặc trưng:

- Về chức năng đào tạo: các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật đào tạo đa cấp, đa ngành đáp ứng nhu cầu cơ bản về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của cộng đồng tương ứng với các trình độ học vấn và kỹ năng lao động nghệ thuật khác nhau. Trong đó, đào tạo diễn viên múa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng đáp ứng yêu cầu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập toàn cầu.

- Về mục tiêu đào tạo: các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật đào tạo người lao động có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có sức khỏe, có ý thức phục vụ cộng đồng, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ cao đẳng, trung cấp; có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng tìm việc hoặc tạo được việc làm sau khi tốt nghiệp. Người diễn viên múa dân tộc, ngoài những phẩm chất trên, còn phải có tình yêu, sự hiểu biết, đam mê với nghệ thuật múa dân tộc.

- Về nội dung chương trình đào tạo: rất đa dạng do đặc thù về trình độ đào tạo, về ngành học nên

chương trình cũng thể hiện tính đa dạng. Về cơ bản chương trình được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Bộ chủ quản, nhưng trong quá trình xây dựng chương trình chi tiết cần vận dụng phù hợp với mục tiêu đào tạo múa dân gian dân tộc. Hầu hết các chương trình đều chú trọng về kỹ năng nên số giờ thực hành thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng khối lượng kiến thức của toàn khóa.

Việc xây dựng chương trình liên thông giữa các trình độ đào tạo cũng được các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật quan tâm và triển khai thực hiện đúng mục tiêu đào tạo đã đặt ra.

- Về phương pháp dạy học: các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật đề cao việc phát huy tính tự giác, tính tích cực, độc lập, sáng tạo của giảng viên và năng lực tự học của người học. Đặc biệt nhấn mạnh phương pháp rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, trình độ tay nghề cho người học theo TCNL.

- Về đội ngũ giảng viên: đòi hỏi phải hội tụ ba yếu tố là đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Có nghĩa là người dạy phải có năng lực chuyên môn, lòng yêu nghề, đạo đức chuẩn mực, có uy tín với người học và có kỷ luật, có kỹ năng nghề nghiệp; vừa giỏi lý thuyết vừa giỏi thực hành.

- Về người học: nắm vững những khái niệm khoa học cơ bản hiện đại, kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa dân tộc; có năng lực thực sự, có tình yêu với nghề, với nghệ thuật và có niềm tin vào sự phát triển của nghệ thuật múa dân tộc; có sức khoẻ, ý thức và kỷ luật nghề nghiệp.

Tài liệu tham khảo

1. Ban Chấp hành TƯ (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hà Nội.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trường Cao đẳng Múa Việt Nam (2007). Đào tạo diễn viên múa trong thời kỳ phát triển và hội nhập. Kỷ yếu Hội thảo.

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011). đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 - 2020.

Hà Nội.

4. Đỗ Thị Thu Hằng (2009). Bàn về vấn đề giảng dạy múa dân gian dân tộc Việt Nam. Tạp chí Nhịp điệu.

5. Phạm Văn Sơn (2014). Đổi mới quản lý đào tạo từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Học viện QLGD tổ chức 12/2014 tại Hà Nội.

1. Đặt vấn đề

Văn kiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Cần phải chuẩn hóa, hiện đại hóa đội ngũ giáo viên” [1, tr.25]. Điều 14, Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo” [2 tr.20]. Vị trí vai trò của đội ngũ nhà giáo luôn được Đảng, Nhà n ước, xã hội quan tâm và tôn vinh. Thực hiện chủ tr ương nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo của Đảng và Nhà nước, trong quá trình quản lý các nhà trường luôn coi trọng xây dựng, phát triển ngũ giảng viên (ĐNGV), đặc biệt là giảng viên các chuyên ngành Sân khấu - Điện ảnh, nhân lực sư phạm chủ yếu của mỗi nhà trường. Chất lượng đào tạo của mọi nhà trường chịu sự quy định của nhiều nhân tố, nh ưng tr ước hết phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ nhà giáo. Giảng viên chuyên ngành ở các trường cao đẳng, đại học Sân khấu - Điện ảnh có vai trò quyết định đến năng lực làm việc, hoạt động, tài năng chuyên môn và cống hiến của họ sau khi ra trường công tác trong lĩnh vực nghệ thuật mà họ được đào tạo chuyên ngành nghệ thuật tại trường.

Do đó việc phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GD&ĐT, xây dựng và phát triển các nhà trường là một nhiệm vụ, nội dung của QLGD nhà trường, mà thực chất là quản lý phát triển nguồn nhân lực sư phạm của nhà trường.

Tuy nhiên, trong thực tiễn phát triển đội ĐNGV các chuyên ngành nghệ thuật tại các trường cao đẳng, đại học Sân khấu - Điện ảnh hiện nay đôi khi không tuân theo quy hoạch đã phê duyệt, kế hoạch phát triển đội ngũ được hoạch định chắp vá, chưa gắn với thực tiễn của mỗi nhà trường; tính kế hoạch hóa thường hay bị phá vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những lúc, những nơi, giảng viên dự

kiến đưa vào nguồn nhưng lại không phát triển được, những giảng viên không nằm trong nguồn lại phát triển được. Đôi khi quy hoạch, kế hoạch còn mang tính chủ quan, chưa dự đoán được những tình huống biến động của thực tiễn.

2. Biện pháp quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV chuyên ngành Sân khấu - Điện ảnh hiện nay- Mục tiêu của biện pháp

Đây là biện pháp cơ bản quan trọng hàng đầu trong quản lý phát triển ĐNGV chuyên ngành của các trường cao đẳng, đại học Sân khấu - Điện ảnh.

Bất kỳ một sự phát triển nào về GD&ĐT của các nhà trường đều phải đặt trong sự quy hoạch và kế hoạch cụ thể. Đây là biện pháp phản ánh chức năng cơ bản quan trọng hàng đầu của khoa học QLGD. Mục tiêu chủ yếu của biện pháp này là đảm bảo cho quá trình phát triển ĐNGV chuyên ngành của các trường cao đẳng, đại học Sân khấu - Điện ảnh diễn ra tuân theo quy luật, tận dụng được mọi cơ hội, hạn chế được những khó khăn, thách thức và đạt được hiệu quả tối ưu.

- Nội dung của biện pháp

Các trường cao đẳng, đại học Sân khấu - Điện ảnh cần tổ chức xây dựng được các văn bản đảm bảo tính pháp lý, tính thực tiễn về quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV chuyên ngành. Yêu cầu chung của các văn bản quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV chuyên ngành của các nhà trường là phải đảm bảo tính pháp lý, tính khoa học, tính khả thi cao, đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng đội ngũ và phát triển nhà trường của các trường cao đẳng, đại học Sân khấu - Điện ảnh trong giai đoạn hiện nay và phát triển lâu dài.

- Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Đề cương

Tài liệu liên quan