• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THPT

Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đánh giá:

thế kỉ XXI là kỉ nguyên của kinh tế dựa vào kĩ năng”.

Điều đó cho thấy việc xây dựng và phát triển kĩ năng sống (KNS) cho các thế hệ trẻ thông qua quá trình giáo dục đã trở thành một đòi hỏi tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Ở trường THPT môn Giáo dục công dân (GDCD) có vị trí cốt yếu trong việc hình thành phẩm chất và kĩ năng cho học sinh (HS). Đặc biệt những kiến thức của môn GDCD rất gần gũi với những KNS cơ bản cần có để các em vững vàng bước vào đời. Do vậy việc tích hợp giáo dục KNS thông qua quá trình dạy và học môn GDCD đối với HS phổ thông hiện nay là phù hợp, cần được chú trọng hơn bao giờ hết.

1. Khả năng tích hợp KNS trong giảng dạy môn GDCD

Hiện nay có khá nhiều khái niệm về KNS, tùy từng góc nhìn khác nhau, người ta có những quan niệm về KNS khác nhau. Điển hình: Theo tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO): KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày- đó là những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng đọc, viết, làm tính, giao tiếp, ứng xử, giới thiệu bản thân, thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm, khám phá những thay đổi của bản thân, tư duy hiệu quả...

Theo PGS. TS Nguyễn Thanh Bình- Viện NCSP- Trường ĐHSP Hà Nội: KNS là năng lực, khả năng tâm lí xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả.

Tuy đứng ở cách tiếp cận khác nhau song các quan niệm đều chỉ ra rằng bản chất thật sự của KNS chính là khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng

xử phù hợp với người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

Môn GDCD là một môn khoa học xã hội nhân văn cung cấp cho HS những hiểu biết ban đầu về thế giới quan và phương pháp luận, hiểu các giá trị đạo đức, các qui chuẩn pháp luật, biết được bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vai trò của nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó giúp HS hiểu được trách nhiệm của công dân trong từng nội dung tương ứng.

Xét về bản chất thì giáo dục KNS và giáo dục môn GDCD có chung mục đích là nhằm xây dựng, phát triển nhân cách và phẩm chất cho công dân tương lai của đất nước. Nội dung giáo dục của môn GDCD là nền tảng vật chất mà thông qua đó việc truyền tải các KNS sẽ trở nên cụ thể, gần gũi hơn đối với HS. Ngược lại thông qua các hoạt động rèn luyện KNS mà HS sẽ khắc sâu, mở rộng kiến thức bài học.

Hơn nữa so với các môn học khác, môn GDCD có kiến thức gần gũi với nội dung giáo dục KNS nhất.

Do vậy việc tích hợp giáo dục KNS thông qua giảng dạy GDCD là hoàn toàn phù hợp và có khả năng.

2. Xác định nội dung và phương pháp tích hợp KNS trong giảng dạy GDCD

Khi xây dựng nội dung và phương pháp tích hợp KNS trong một bài dạy GDCD cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

Bám sát mục tiêu giáo dục KNS, đồng thời đảm bảo mạch chuẩn về kiến thức và kỹ năng của giờ dạy GDCD; Tiếp cận giáo dục KNS theo hai cách:

nội dung và PPDH, trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận phương pháp. Nghĩa là thông qua nội dung và PPDH để giáo dục KNS cho HS chứ không phải chỉ tích hợp vào nội dung bài dạy. Cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huy sự chủ động, sáng tạo của HS.

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY

Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dục KNS ở Việt Nam, trong những năm qua, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra nội dung giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông bao gồm 21 kĩ năng cơ bản sau: KN nhận thức, KN xác định giá trị, KN kiểm soát cảm xúc, KN ứng phó với tình huống căng thẳng, KN tìm kiếm sự hỗ trợ, KN thể hiện sự tự tin, KN giao tiếp, KN lắng nghe tích cực, KN thể hiện sự cảm thông, KN thương lượng, KN hợp tác, KN giải quyết mâu thuẫn, KN tư duy phê phán, KN ra quyết định, KN sáng tạo, KN giải quyết vấn đề, KN kiên định, KN đảm nhận trách nhiệm, KN đạt mục tiêu, KN quản lí thời gian, KN tìm kiếm và xử lí thông tin.

Trên cơ sở những KNS cơ bản dành cho HS THPT, tùy vào chủ đề của bài học mà giáo viên lựa chọn nội dung KNS và phương pháp dạy học cho phù hợp để đạt hiệu quả tích hợp tối ưu.

Ví dụ về nội dung, phương pháp tích hợp KNS như sau:

Lớp 10

Tên bài dạy Các KNS cơ bản được tích hợp.

phương Các pháp dạy

học tích cực có thể

sử dụng Bài 1: Thế

giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

- KN lắng nghe tích cực khi tìm hiểu nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.

- Động não.

- Thảo luận lớp.- Thảo luận nhóm.

Lớp 11

Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế

- KN thể hiện sự tự tin khi trình bày về vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.

- KN hợp tác khi thảo luận về ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình, xã hội.

- KN quản lí thời gian khi báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

- Thảo luận lớp.

- Thảo luận nhóm.

- Trình bày một phút

Lớp 12 Bài 1: Pháp

luật và đời sống

- KN hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

- Đọc hợp tác.

- KN trình bày suy nghĩ ý tưởng về vai trò của pháp luật đối với nhà nước, xã hội và công dân.

- Kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử xự của bản thân và người khác theo các chuẩn mực pháp luật.

- Thảo luận lớp.

- Xử lí tình huống

3. Giáo án minh họa tích hợp KNS trong giảng dạy GDCD ở THPT

Giáo án lớp 12, bài 2 Thực hiện pháp luật (tiết 1)

3.1. Mục tiêu bài học

Học xong bài này, HS cần đạt được:

a. Về kiến thức

Nêu được thế nào là thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật.

Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

Trình bày được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

b. Về kĩ năng

Biết cách thực hiện pháp luật trong từng trường hợp cụ thể.

c. Về thái độ

Nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật.

3.2. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài Kĩ năng tư duy phê phán.

Kĩ năng hợp tác.

Kĩ năng thể hiện sự tự tin.

Kĩ năng ra quyết định.

3.3. Các phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng

Thảo luận lớp.

Xử lí tình huống.

Đọc hợp tác.

3.4. Phương tiện dạy học

Sách HS, sách giáo khoa môn GDCD lớp 12.

Truyện đọc, tình huống pháp luật có liên quan đến nội dung bài học.

Luật phòng chống ma túy (sửa đổi, bổ sung năm 2008); Bộ luật hình sự năm 1999, Luật giao thông đường bộ năm 2008.

3.5. Tiến trình dạy học a. Khám phá

- GV cho HS xem một số tranh ảnh công dân đang thực hiện pháp luật như: thực hiện đúng luật giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường...

- GV: Em có nhận xét gì về những hình ảnh vừa xem?- 2 đến 3 HS trả lời.

- GV chốt lại: những công dân đó đang thực hiện pháp luật. Vậy thế nào là thực hiện pháp luật?

Có mấy hình thức thực hiện pháp luật? Trái với thực hiện pháp luật là gì? và phải chịu trách nhiệm pháp lí ra sao? đó là nội dung của bài học hôm nay.

b. Kết nối

Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật

* Mục tiêu:

- HS biết khái niệm thực hiện pháp luật.

- Rèn luyện KN tư duy phê phán.

* Cách tiến hành:

- GV đọc tình huống:

Bình và Tú đang vội đến trường. Tới ngã tư, thấy đèn đỏ nhưng vắng người qua lại, Tú và Bình vượt đèn đỏ...

- Hỏi: Em có đồng tình với việc làm của hai bạn đó không? Tại sao?

Em hiểu thế nào là thực hiện pháp luật?

HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, kết luận và cho HS ghi bài.

Hoạt động 2: Đọc hợp tác tìm hiểu các hình thức thực hiện pháp luật

* Mục tiêu:

- HS biết các hình thức thực hiện pháp luật - HS biết rèn luyện KN hợp tác.

* Cách tiến hành.

- GV yêu cầu HS tự đọc điểm b mục 1 trong SGK: Các hình thức thực hiện pháp luật và lấy ví dụ cho các hình thức đó. HS chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp và lấy ví dụ minh họa rồi trình bày trước lớp khi giáo viên gọi đến cặp đôi của mình.

Sau khi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung và kết luận lại nội dung chính.

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật

* Mục tiêu

- HS hiểu thế nào là vi phạm pháp luật.

- Rèn luyện KN hợp tác, thể hiện sự tự tin khi trình bày suy nghĩ ý tưởng.

* Cách tiến hành:

- GV nêu tình huống: Dũng mới 16 tuổi nhưng hay trốn học đi chơi điện tử. Tại đây, Dũng bị Thắng (20 tuổi) dụ dỗ hút thuốc phiện và trở thành nghiện.

Dũng và Thắng đã được địa phương giáo dục nhiều lần và đã bị buộc đi cai nghiện nhưng vẫn tiếp tục sử dụng ma túy. Một lần Dũng và Thắng bị công an bắt quả tang khi đang sử dụng ma túy. Lập tức cả hai bị lập biên bản và dẫn giải về trụ sở Công an phường cùng tang vật. Biết chuyện đó, bà Thanh thắc mắc:

thằng Dũng bị lập biên bản và bị giải về công an phường là đúng rồi, còn thằng Dũng còn trẻ con lại bị người khác lôi kéo mà thành nghiện thì chỉ vi phạm đạo đức thôi, tại sao các chú lại lập biên bản và bắt giữ nó?

Hỏi: Em có đồng ý với quan điểm của bà Thanh không? Em hiểu vi phạm pháp luật là gì?

HS thảo luận nhóm sau đó cử đại diện nhóm trình bày.

GV nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận chính xác để HS ghi bài.

GV định hướng HS:

- Không đồng ý với quan điểm của bà Thanh vì hành vi của Dũng không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm pháp luật. Căn cứ vào điều 3 Luật phòng chống ma túy thì sử dụng trái phép ma túy là vi phạm pháp luật. Dũng và Thắng phạm tội sử dụng trái phép ma túy. Vi phạm pháp luật có 3 dấu hiệu cơ bản: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

c. Củng cố, luyện tập: Giáo viên nhắc lại kiến thức cơ bản, trọng tâm và giao bài tập cho HS làm để củng cố kiến thức.

d. Dặn dò: GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập được giao và đọc trước bài 2 “Thực hiện pháp luật” (T2).

4. Kết luận

Qua giờ dạy GDCD có thể thấy nội dung và phương pháp tích hợp KNS có vai trò vô cùng quan trọng để tiết học thành công và qua đó phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS. Việc lồng ghép giáo dục KNS trong môn GDCD sẽ giúp HS hiểu được sự cần thiết của việc rèn luyện KNS, giúp các em có thể tự tin vào cuộc sống, có lối sống lành mạnh, an toàn, phòng tránh được những ảnh hưởng xấu, tiêu cực tới sự phát triển thể chất và tinh thần của các em.

Góp phần quan trọng đào tạo nên những người công dân có đầy đủ năng lực và phẩm chất để chung sống với thế giới hiện đại - Người công dân toàn cầu.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức - công dân trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Dương Tiến Sỹ (2001).“Giảng dạy tích hợp các khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Tạp chí Giáo dục số 9.

3. Dương Tiến Sỹ (2002). “Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Tạp chí Giáo dục số 26.

4. Mai Văn Bính (chủ biên) (2013). Giáo dục công dân 10, 11, 12. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

5. Trần Văn Cương (chủ biên) (2006). Tình huống Giáo dục công dân 12. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

1. Đặt vấn đề

Xuất phát từ đặc thù tri thức của môn đạo đức ở bậc tiểu học, đặc điểm tâm sinh lí cũng như quy luật nhận thức và tư duy của học sinh (HS) ở lứa tuổi này, việc dạy học môn đạo đức đòi hỏi người giáo viên (GV) phải thường xuyên vận dụng hệ thống tư liệu dạy học như truyện kể, văn thơ, âm nhạc, tranh ảnh, hình vẽ, phim,... để phục vụ cho việc triển khai các ý đồ sư phạm của bài học, hình thành và duy trì hứng thú học tập ở HS, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trong hệ thống các tư liệu dạy học kể trên, truyện kể được xem là một dạng tư liệu phổ biến nhất bởi sự tương thích đặc biệt giữa nội dung, đặc điểm, tính chất của nó so với nội dung và đặc thù tri thức của môn đạo đức ở bậc này. Chính vì thế, trong thực tiễn dạy học, một số GV đã kịp nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của truyện kể và sử dụng thường xuyên trong quá trình lên lớp. Tuy nhiên, với việc dạy học đạo đức theo định hướng hình thành, bồi dưỡng và phát triển năng lực của HS, việc sử dụng truyện kể trong thiết kế bài dạy học và giảng dạy trên lớp cần phải được thực hiện theo những phương cách và yêu cầu riêng biệt.

2. Vai trò của truyện kể trong dạy học môn đạo đức ở tiểu học theo định hướng năng lực

Truyện kể trong dạy học đạo đức là một dạng tư liệu chứa đựng những tình tiết, nội dung phản ánh các quan hệ đạo đức của con người và được biểu đạt thông qua hoạt động kể của người GV nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học nhất định. Truyện kể luôn được xem là nhân tố trung tâm của phương pháp kể chuyện. Sẽ không thể có phương pháp kể chuyện nếu thiếu nhân tố hạt nhân này. Trong dạy học môn Đạo đức nói chung, truyện kể là dạng tư liệu dạy học phổ biến, đặc thù và là một biện pháp giáo dục đạo đức có hiệu quả. Nguyên nhân là do: truyện kể được sử

dụng thông qua phương pháp kế chuyện sẽ tạo lập và duy trì sự hứng thú học tập của HS, đặc biệt là đối với lứa tuổi tiểu học. Nó luôn mang lại cho các em những hứng thú, hấp dẫn đặc biệt và có tác dụng tính cực trong giáo dục và giáo dưỡng. Sự hấp dẫn có được từ chính nội dung cốt truyện, từ những tình tiết, những mâu thuẫn nảy sinh, cách giải quyết các tình huống và nghệ thuật kể của người GV. Ngoài ra, phương pháp kể chuyện nếu được sử dụng tốt cũng sẽ góp phần phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong các bài dạy đạo đức. Bài giảng sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán nhờ có sự tham gia của các em trong quá trình tiếp thu nội dung và chiêm nghiệm ý nghĩa từ các câu chuyện. Đây là một trong những cách thức tạo môi trường để tất cả HS cùng tham gia vào giải quyết tình huống do GV nêu ra.

Bên cạnh đó, vị trí, mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng gắn với hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức cần lĩnh hội ở cấp học này và đặc điểm đối tượng HS bậc tiểu học đã cho thấy các năng lực mà phân môn này hướng tới đó là năng lực xác định nhận biết các giá trị; chuẩn mực đạo đức tiến bộ và đặc biệt là năng lực đánh giá và tự giác thực hành các hành vi, thói quen đạo đức đơn giản trong đời sống thực tiễn thông qua mối quan hệ với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. Hệ thống năng lực kể trên sẽ được kết tinh ở niềm tin, ý chí về các giá trị đạo đức và khả năng liên hệ, thực hành vận dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của bản thân các em. Đối chiếu ý nghĩa và vai trò của truyện kể với hệ thống năng lực cần hình thành và bồi dưỡng cho HS tiểu học qua môn đạo đức nói trên, chúng ta luôn thấy có sự tương thích và thuận chiều cao độ. Điều này được lí giải ở chỗ: mỗi một câu chuyện kể là một cơ hội giúp HS xác lập một thái độ đối với các hiện tượng của đời sống xung quanh.

Cái đích mà bài học hướng đến là thông qua hệ thống

SỬ DỤNG TRUYỆN KỂ TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC

Đề cương

Tài liệu liên quan