• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường THPT là môn khoa học xã hội, gắn với đường lối của Đảng, cùng với các môn khoa học khác, nó góp phần đào tạo người lao động vừa có kiến thức vừa có kĩ năng. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay môn học này đang bị xem nhẹ, coi là môn học phụ. Do vậy học sinh (HS) ít có hứng thú với môn học, đến tiết tinh thần học của các em uể oải, hờ hững, thiếu nghiêm túc. Đến giờ kiểm tra thì các em quay cóp và làm bài mang tính chất đối phó. Thực trạng HS không thiết tha với môn GDCD đã tồn tại quá lâu, trở thành

“nếp”, muốn khắc phục không phải dễ. Để thay đổi tình trạng trên cần phải có giải pháp đồng bộ như: đổi mới nội dung chương trình SGK, đổi mới phương pháp (PP) giảng dạy và phải làm cho HS có hứng thú với môn học.

Để làm được điều đó trong một giờ học GDCD, GV cần sử dụng những phương pháp sau:

1. Sử dụng những câu chuyện kể

Tùy vào nội dung bài học, GV lựa chọn những câu chuyện điển hình, gần gũi trong cuộc sống, phù hợp với nội dung kiến thức để dạy học. Trong quá trình kể chuyện, GV nên kết hợp lồng vào đó những đoạn nhạc phù hợp để tăng thêm tính hấp dẫn. Với những câu chuyện minh họa cho bài giảng GV cần sưu tầm ở nhiều nguồn khác nhau như: từ sách, báo, tạp chí, mạng internet, trong cuộc sống thực tiễn người thực, việc thực.

Ví dụ: khi giảng bài “Tự hoàn thiện bản thân”

(GDCD 10), GV có thể kể cho HS nghe câu chuyện có nhan đề “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” hoặc câu chuyện về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Khi dạy bài

“Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu của sự phát triển xã hội” (GDCD 11), GV có thể mở đầu bài học bằng câu chuyện có nhan đề “Nhà bác học nông

dân Lương Đình Của” hoặc đọc một đoạn “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”.

Lời kể chuyện cần nhẹ nhàng, truyền cảm kích thích sự tò mò, hứng thú của HS và tự nhiên ý nghĩa của câu chuyện sẽ thẩm thấu vào tâm hồn các em, từ đó các em hiểu và nắm bắt được nội dung bài học.

2. Sử dụng các trò chơi học tập

Để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới GV có thể cho HS chơi các trò chơi giống như gameshow trên truyền hình như: rung chuông vàng, đuổi hình bắt chữ, hỏi xoáy đáp xoay... với cách này, tôi có thể kiểm tra bài cũ, giới thiệu nội dung bài mới, đồng thời tạo tâm lí thoải mái, phấn khởi, HS hào hứng học tập hơn, giải tỏa tâm lí căng thẳng do giờ học trước hoặc mệt mỏi do hoàn cảnh xung quanh gây ra.

GV cần lựa chọn những trò chơi phù hợp với nội dung bài học. Ví dụ trò chơi “hỏi xoáy đáp xoay”. Trò chơi này có thể áp dụng với rất nhiều bài học trong chương trình GDCD ở THPT như bài: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (GDCD 10), bài “Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”

(GDCD 11), bài “Công dân với các quyền tự do cơ bản” (GDCD 12)...

GV chọn một HS đóng vai người nổi tiếng, các HS còn lại đóng vai khán giả có thể đặt những câu hỏi để hỏi vị khách mời. Những câu hỏi của khán giả phải có nội dung xoay quanh bài học, như vậy đòi hỏi vị khách mời phải linh hoạt, sáng tạo, nhanh nhẹn trong xử lí tình huống khi người dẫn chương trình và khán giả hỏi. Qua thực tế cho thấy những HS đóng vai là những vị khách mời rất thích mình được đóng vai những nhân vật nổi tiếng có vị trí trong xã hội cho nên các em thể hiện rõ phong cách tự tin của mình, còn khán giả thì rất thích vì có thể tìm ra những câu hỏi hóc búa, hỏi những vị khách mời xem có trả

lời được không...từ đó cho thấy giờ học sôi động hẳn lên, HS đã nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức vào bài học thực tế.

3. Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp GV tổ chức cho HS thực hành hoặc làm thử một số cách ứng xử nào đó trong tình huống giả định. Đây là phương pháp giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Trong phương pháp này việc “diễn” không phải là phần chính mà điều quan trọng là HS được thảo luận sau phần diễn. Tùy từng chủ đề của bài học, GV có thể xây dựng kịch bản để HS đóng vai.

Ví dụ khi dạy bài “Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội”

(GDCD 12) khi dạy tiết 1: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, GV có thể xây dựng kịch bản như sau:

Hoa và Tuấn lấy nhau đã được 5 năm, hai người đã có hai mặt con, Tuấn đi làm xa thi thoảng mới về, còn Hoa ở nhà lo nội trợ và trông con. Chủ nhật hôm ấy Tuấn về.

- Tuấn: (đang xem ti vi) này Hoa cô đang làm gì đấy?

- Hoa: dạ, em đang giặt quần áo ạ.

- Tuấn: Cô đã nấu cơm chưa?

- Hoa: lát nữa anh ạ! em tắm cho con xong rồi nấu.- Tuấn: xoảng (đá vào mấy cái nồi)

- Hoa: anh! sao anh làm vậy?

- Tuấn: cô lười nó vừa vừa thôi, có mỗi cái việc ở nhà trông con và nấu nướng cũng không xong, thử hỏi cô mà phải ra ngoài lăn lộn kiếm tiền như người ta thì cô bơi bằng cách nào?

- Hoa: anh à! anh về thăm nhà, rảnh rỗi thì giúp em cắm nồi cơm có nặng nhọc gì đâu, mấy hôm nay thời tiết lạnh rồi em tắm sớm cho con rồi nấu ăn sau.

- Tuấn: bốp (tát vào mặt Hoa) này dám cãi à, đồ đàn bà lười nhác, cô còn muốn ở cái nhà này thì hãy sống biết điều nghe chưa.

- Hoa: Hu hu..u em có làm gì nên tội, anh đánh em thì em đi.

- Tuấn: bốp (tát vào mặt Hoa) còn dám cãi à, giỏi thì đi luôn đi.

- Hu hu..u sao số tôi khổ thế này hả trời!

GV lựa chọn HS đóng kịch, đưa kịch bản để HS tập trước, đến giờ học thì diễn trước lớp. Sau khi xem tình huống kịch GV đưa ra những câu hỏi để HS thảo luận: Em có nhận xét gì về cách cư xử của người chồng? trong cách cư xử này đã thể hiện được sự bình đẳng giữa vợ và chồng chưa?

Trải nghiệm bằng việc trực tiếp đóng vai, được tận mắt chứng kiến những tình huống của cuộc sống gia đình thông qua màn kịch ngắn hấp dẫn, các em

sẽ tích cực, chủ động giải quyết vấn đề của thực tiễn đặt ra và sẽ nhớ rất lâu và sâu về nội dung bài học.

4. Phương pháp xử lí tình huống

Dạy học bằng tình huống là phương pháp trong đó GV đưa HS vào những tình huống trong cuộc sống, chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết. GV sẽ là người hướng dẫn kích thích HS chủ động, tự lực tìm hiểu tình huống, tìm giải pháp cần thiết để giải quyết tình huống đó. Từ đó, việc chiếm lĩnh tri thức đối với HS sẽ dễ dàng hơn, các em sẽ rút ra bài học cho bản thân, định hướng được thái độ, hành vi của mình theo hướng tích cực trong cuộc sống.

Ở mỗi bài giảng, GV đều có thể đưa ra những tình huống liên quan đến nội dung kiến thức để HS giải quyết. Ví dụ: khi dạy bài “Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng” (GDCD 10), GV đưa ra tình huống sau:

Có nhà khoa học đi trên một con tàu, ông hỏi người lái tàu: “Anh có học ngữ pháp không?” người lái tàu đáp: “không”. Nhà khoa học nói “Anh đã uổng công sống nửa đời người”. Người lái tàu có danh dự đã bị xúc phạm nhưng không nói gì và vẫn giữ vẻ mặt điềm tĩnh. Khi đó gió nổi lên, sóng lớn như núi cao. Người lái tàu hỏi nhà khoa học lúc này mặt đã tái mét: “ngài có học bơi không?”. Nhà khoa học run rẩy đáp: “không”. Người lái tầu nói: “hỡi nhà bác học, ngài đã uổng công đánh mất cả cuộc đời: con tàu đang chìm đấy!”

Câu hỏi:

Nhà khoa học nghĩ ai cũng phải giống ông ta, vì ông ta có tư duy biện chứng? theo em nhà khoa học nghĩ đúng hay sai?

Khi gặp bão, người lái tầu cho nhà khoa học biết rằng cuộc sống con người là phong phú hơn nhiều, đặc biệt là khi đối mặt với cái chết. Vậy anh ta có tư duy biện chứng hay siêu hình?

Em rút ra bài học gì cho bản thân khi nhận xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta?

Sau một thời gian tích cực sử dụng bài tập tình huống trong giảng dạy GDCD, tôi thấy HS rất hứng thú với giờ học. Robinson có viết: “Học là việc chuẩn bị cho người học vào các tình huống của thực tiễn cuộc sống”. Do vậy, việc dạy học bằng sử dụng bài tập tình huống sẽ giúp cho các em có được một sự chuẩn bị chu đáo, một bản lĩnh vững vàng trước sự biến đổi muôn màu của cuộc sống.

Tích hợp liên môn trong giảng dạy GDCD Có nhiều quan điểm khác nhau về dạy học tích hợp. Theo từ điển Giáo dục học:“Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Tạo hứng thú học tập cho HS thông qua dạy học tích hợp mang

lại hiệu quả khá tích cực và điều này tôi đã kiểm nghiệm qua thực tiễn giảng dạy.

Ví dụ khi dạy bài“Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình” (GDCD 10), phần 1. Tình yêu: GV có thể tích hợp kiến thức liên môn như sau: mở đầu bài học phần a, GV sử dụng âm nhạc để HS nghe một bài hát về tình yêu ví dụ bài“Bức thư tình đầu tiên”

giúp các em hiểu khái niệm tình yêu là gì? Tiếp theo GV có thể tích hợp kiến thức của môn Ngữ văn khi giảng phần b. Tình yêu chân chính: GV đọc một đoạn trong bài “Tôi yêu em”của nhà thơ Puskin (Ngữ văn 11), bài “ Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh, (Ngữ văn 12)... Cuối cùng GV tích hợp kiến thức của môn Sinh học khi giảng phần c. Những điều cần tránh trong tình yêu.

Dạy học tích hợp là ưu thế giúp môn GDCD khắc phục được tính hàn lâm kinh viện khô khan.

Thông qua kiến thức liên môn phong phú những khái niệm, phạm trù, qui tắc đạo đức trở nên đơn giản, nhẹ nhàng, hơn thế HS được hiểu kĩ, hiểu sâu và hiểu rộng bài học, kích thích sự sáng tạo, lòng say mê, niềm hứng khởi học tập của các em.

5. Kết luận

Trước sự phát triển của đất nước và hội nhập sâu rộng với thế giới yêu cầu đặt ra đối với mỗi người công dân đó là phải có đầy đủ năng lực và phẩm chất

để chung sống với thế giới hiện đại. Môn GDCD có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân cách và kĩ năng cho HS, do vậy việc dạy và học môn GDCD trong nhà trường cần phải được chú trọng hơn nữa.

Đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng phát huy các phương pháp dạy học tích cực để khơi gợi hứng thú học tập, phát triển sự chủ động, sáng tạo của HS có ‎ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD hiện nay, để môn học trở về đúng vị trí, chức năng vốn có, không còn là

“khoảng trống” trong suy nghĩ của HS.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức - công dân trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Đề án đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Hà Nội.

3. Mai Văn Bính (chủ biên) (2013). Giáo dục công dân 10, 11, 12. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.4. Trần Văn Cương (chủ biên) (2006). Tình huống Giáo dục công dân 10. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

- Nếu

t t

α thì bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1.

- Nếu

t t <

α thì bác bỏ giả thiết H1, chấp nhận giả thiết H0.

Bậc tự do f = NThN + NĐC - 2 = 502, tra bảng phân phối student với mức ý nghĩa α = 0,05, ta có tα=1,96.

So sánh t và tα ta thấy t > tα chứng tỏ sự khác biệt giữa XThNXÐC là có ý nghĩa. Vì vậy bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1.

Từ (Bảng 4; Đồ thị 1, Đồ thị 2) và kết quả xử lý số liệu TNSP bằng kiểm định giả thiết thống kê toán học, chúng tôi rút ra những nhận xét sau:

- Điểm trung bình cộng của lớp ThN cao hơn lớp ĐC.

- Hệ số biến thiên của lớp ThN nhỏ hơn lớp ĐC, chứng tỏ độ phân tán giá trị điểm số của lớp ThN là nhỏ hơn.

- Đường lũy tích của lớp ThN nằm ở bên phải và phía dưới so với lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng học tập

của HS ở lớp ThN là tốt hơn.

3. Kết luận

Kết quả TNSP cho thấy, việc thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học theo kiểu dạy học GQVĐ trong DHVL là hoàn toàn có tính khả thi, phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong quá trình học tập.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thế Khôi (2006). Vật lí 12 nâng cao.

NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001). Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông. NXB ĐHQG Hà Nội.

3. Phạm Hữu Tòng (2007). Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXBĐHSP.

4. Thái Duy Tuyên (2001). Giáo dục học hiện đại. NXB Giáo dục.

VẬN DỤNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...

(tiếp theo trang 32)

Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đánh giá:

thế kỉ XXI là kỉ nguyên của kinh tế dựa vào kĩ năng”.

Điều đó cho thấy việc xây dựng và phát triển kĩ năng sống (KNS) cho các thế hệ trẻ thông qua quá trình giáo dục đã trở thành một đòi hỏi tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Ở trường THPT môn Giáo dục công dân (GDCD) có vị trí cốt yếu trong việc hình thành phẩm chất và kĩ năng cho học sinh (HS). Đặc biệt những kiến thức của môn GDCD rất gần gũi với những KNS cơ bản cần có để các em vững vàng bước vào đời. Do vậy việc tích hợp giáo dục KNS thông qua quá trình dạy và học môn GDCD đối với HS phổ thông hiện nay là phù hợp, cần được chú trọng hơn bao giờ hết.

1. Khả năng tích hợp KNS trong giảng dạy môn GDCD

Hiện nay có khá nhiều khái niệm về KNS, tùy từng góc nhìn khác nhau, người ta có những quan niệm về KNS khác nhau. Điển hình: Theo tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO): KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày- đó là những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng đọc, viết, làm tính, giao tiếp, ứng xử, giới thiệu bản thân, thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm, khám phá những thay đổi của bản thân, tư duy hiệu quả...

Theo PGS. TS Nguyễn Thanh Bình- Viện NCSP- Trường ĐHSP Hà Nội: KNS là năng lực, khả năng tâm lí xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả.

Tuy đứng ở cách tiếp cận khác nhau song các quan niệm đều chỉ ra rằng bản chất thật sự của KNS chính là khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng

xử phù hợp với người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

Môn GDCD là một môn khoa học xã hội nhân văn cung cấp cho HS những hiểu biết ban đầu về thế giới quan và phương pháp luận, hiểu các giá trị đạo đức, các qui chuẩn pháp luật, biết được bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vai trò của nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó giúp HS hiểu được trách nhiệm của công dân trong từng nội dung tương ứng.

Xét về bản chất thì giáo dục KNS và giáo dục môn GDCD có chung mục đích là nhằm xây dựng, phát triển nhân cách và phẩm chất cho công dân tương lai của đất nước. Nội dung giáo dục của môn GDCD là nền tảng vật chất mà thông qua đó việc truyền tải các KNS sẽ trở nên cụ thể, gần gũi hơn đối với HS. Ngược lại thông qua các hoạt động rèn luyện KNS mà HS sẽ khắc sâu, mở rộng kiến thức bài học.

Hơn nữa so với các môn học khác, môn GDCD có kiến thức gần gũi với nội dung giáo dục KNS nhất.

Do vậy việc tích hợp giáo dục KNS thông qua giảng dạy GDCD là hoàn toàn phù hợp và có khả năng.

2. Xác định nội dung và phương pháp tích hợp KNS trong giảng dạy GDCD

Khi xây dựng nội dung và phương pháp tích hợp KNS trong một bài dạy GDCD cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

Bám sát mục tiêu giáo dục KNS, đồng thời đảm bảo mạch chuẩn về kiến thức và kỹ năng của giờ dạy GDCD; Tiếp cận giáo dục KNS theo hai cách:

nội dung và PPDH, trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận phương pháp. Nghĩa là thông qua nội dung và PPDH để giáo dục KNS cho HS chứ không phải chỉ tích hợp vào nội dung bài dạy. Cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huy sự chủ động, sáng tạo của HS.

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY

Đề cương

Tài liệu liên quan