• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH LONG

1. Đặt vấn đề

Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giảng viên (ĐNGV) và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” [1] và Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành theo Quyết đinh số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 đã xác định giải pháp (1)

“Đổi mới quản lý nhà nước về dạy nghề” và giải pháp (2) “Phát triển ĐNGV, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề” là hai giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội” [3]. Đây chính là những cơ sở pháp lý, có vai trò định hướng cho công tác phát triển ĐNGV trong giai đoạn hiện nay.

Trường Cao đẳng nghề (CĐN) Vĩnh Long tiền thân là Trường Dạy nghề Vĩnh Long được thành lập theo Quyết định số 4209/2001/QĐ.UBND ngày 19 tháng 12 năm 2001 của UBND tỉnh Vĩnh Long.

Năm 2007, Nhà trường được nâng cấp thành Trường Trung cấp Nghề Vĩnh Long theo Quyết định số 358/

QĐ.UBND ngày 13 tháng 2 năm 2007 của Ủy ban

nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Đến năm 2015, Trường Trung cấp Nghề Vĩnh Long được nâng cấp thành Trường CĐN Vĩnh Long được thành lập theo Quyết định số 802/ QĐ-LĐTBXH, ngày 16 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Từ năm học 2015 - 2016, Nhà trường tuyển sinh, đào tạo 7 ngành trình độ cao đẳng, 11 ngành trình độ trung cấp và các lớp ngắn hạn khác.

2. Khái quát về ĐNGV Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Long

Đến nay, Trường CĐN Vĩnh Long có 62 GV, trong đó GV trình độ SĐH là 28, chiếm 45,13%.

ĐNGV có kinh nghiệm chiếm 51,61%. GV có lòng yêu nghề, tận tụy với công việc chiếm 72,58%, các GV còn lại chấp nhận với nghề đã chọn. Đánh giá về mức độ tác động của các yếu tố đối với nghề đã chọn, có 79,03% GV cho rằng do ảnh hưởng bởi yếu tố nghề được xã hội tôn trọng, 66,13% GV nhấn mạnh đến yếu tố nghề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân, có 64,52% GV lựa chọn nghề vì nghề mang lại cơ hội được học tập nâng cao trình độ, có 35.48% GV cho rằng lựa chọn nghề vì nghề mang lại thu nhập ổn định.

Kết quả ở bảng 1 cho thấy, về cơ bản các năng lực của giáo viên đều được đánh giá từ mức trung bình trở lên. Trong đó năng lực chuyên môn được đánh giá ở mức độ tốt tương đối cao. Bên cạnh đó, vẫn còn một số GV đánh giá năng lực của bản thân ở mức độ trung bình, kết quả này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả công việc của GV. Vì vậy, Nhà trường cần có chính sách phù hợp để bồi dưỡng năng lực cho ĐNGV.

Kết quả ở bảng 2 cho thấy trong quá trình tham

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

gia đào tạo, ĐNGV của Trường gặp khó khăn nhiều hơn trong việc sử dụng giáo trình và tài liệu tham khảo. Một số GV gặp khó khăn về kĩ năng nghề của bản thân. Thực tế này đòi hỏi phải có những chính sách phù hợp để phát triển KN nghề cho ĐNGV của Nhà trường.

3. Một số biện pháp phát triển ĐNGV

3.1. Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV đến năm 2020Mục đích của biện pháp này nhằm xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng về trình độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Đồng thời, đây là cơ sở cho việc phát triển ĐNGV, góp phần đảm bảo nguồn lực để đạt được mục tiêu tổng quát trong công tác dạy nghề và góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Vĩnh Long.

Để triển khai tốt biện pháp này cần tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng ĐNGV của Nhà trường. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, đánh giá ĐNGV về số lượng, cơ cấu, chất lượng theo các mặt sau: (1) Số lượng và cơ cấu; (2) Trình độ đào tạo, trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học;

(3) Năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Việc đánh giá năng lực chuyên

môn, phẩm chất đạo đức của ĐNGV phải căn cứ vào các văn bản, qui định hiện hành. Dựa vào kết quả điều tra, khảo sát tiến hành tổng hợp, đánh giá một cách khách quan, khoa học và đúng thực trạng ĐNGV.

Bên cạnh đó, Nhà trường cần dự báo được các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng ĐNGV phù hợp với quy mô phát triển trường trong giai đoạn mới.

3.2. Đổi mới tuyển chọn, sử dụng, điều chuyển giảng viên

Mục đích của biện pháp này xây dựng được ĐNGV đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, đảm bảo

về năng lực sư phạm dạy nghề, có đạo đức nghề nghiệp để có được nguồn GV tốt, đảm bảo về chất lượng, góp phần xây dựng và phát triển chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Trước mắt, Nhà trường cần tiến hành điều chuyển GV giữa các đơn vị, tăng cường ĐNGV có năng lực, giỏi về chuyên môn, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động đào tạo về công tác tại các đơn vị còn khó khăn về nhân lực. Biện pháp này sẽ tạo nên sự giao lưu, trao đổi những kinh nghiệm, phát hiện bổ sung những nhân tố mới, xây dựng ĐNGV cốt cán và khơi dậy các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho ĐNGV tại các đơn vị.

Bảng 1: Đánh giá về năng lực nghề nghiệp của ĐNGV Trường CĐN Vĩnh Long

TT Các năng lực

Mức độ đánh giá

Tốt Khá Trung bình

SL TL SL TL SL TL

1 Năng lực sư phạm dạy nghề 43 69.35 18 29.03 1 1.61 2 Năng lực chuyên môn 53 85.48 7 11.29 2 3.23 3 Năng lực nghiên cứu khoa học 40 64.52 20 32.26 2 3.23 4 Năng lực phát triển nghề nghiệp 43 69.35 18 29.03 1 1.61 5 Năng lực xây dựng chương trình đào tạo nghề 35 56.45 23 37.1 4 6.45 6 Năng lực biên soạn giáo trình, tài liệu học tập 40 64.52 21 33.87 1 1.61 7 Năng lực phục vụ cộng đồng 40 64.52 21 33.87 1 1.61 Bảng 2: Kết quả đánh giá về các khó khăn thường gặp trong quá trình

giảng dạy của ĐNGV Trường CĐN Vĩnh Long

TT Lĩnh vực

Mức độ đánh giá Rất khó

khăn Khó

khăn Ít khó

khăn Không khó khăn SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Về kiến thức chuyên môn 0 0 1 1.61 14 22.58 47 75.81 2 Về kỹ năng nghề 0 0 3 4.84 25 40.32 34 54.84 3 Về sử dung phương pháp giảng dạy 1 1.61 1 1.61 23 37.1 37 59.68 4 Về sử dụng giáo trình giảng dạy 0 0 12 19.35 13 20.97 37 59.68 5 Về sử dụng nguồn tài liệu tham khảo 0 0 11 17.74 19 30.65 32 51.61 6 Về sử dụng phương tiện dạy học 0 0 4 6.45 28 45.16 30 48.39 7 Khó khăn khác: 0 0 4 6.45 25 40.32 21 33.87

3.3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại giảng viên

Mục đích của biện pháp này nhằm góp phần quan trọng đến việc nâng cao chất lượng ĐNGV về trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp dạy nghề.

Để thực hiện tốt biện pháp này, trước hết nhà trường phải đặt ra những yêu cầu mới đối với GV về năng lực nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV phải căn cứ vào quy định Chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu về công tác dạy nghề trong thời kỳ mới và thực trạng của ĐNGV để có nội dung, chương trình, hình thức tổ chức phù hợp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng GV phải quan tâm ở một số nội dung chính sau: Về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, lối sống; Về năng lực chuyên môn; Về năng lực nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Về năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học [2]. Ngoài ra, ĐNGV phải được bồi dưỡng thêm về năng lực ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ thuộc các lĩnh vực khác như kiến thức pháp luật, bảo vệ môi trường, tệ nạn xã hội, kiến thức văn hóa để GV dễ dàng tiếp cận các nguồn tài liệu tham khảo và sử dụng thành thạo các thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao kĩ năng nghề của bản thân.

3.4. Tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu Mục tiêu của biện pháp này nhằm giúp giảng viên tăng cường về khả năng tự trao dồi học hỏi, nghiên cứu những vấn đề cần thiết trong công tác giảng dạy và trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Phát huy tinh thần hợp tác, trao đổi học hỏi với đồng nghiệp trong chuyên môn về lĩnh vực cần nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.

Nhà trường cần ban hành quy định về việc tự học, tự nghiên cứu. Đảm bảo mỗi giảng viên và cán bộ quản lí cần phải có kế hoạch tự học tập, tự nghiên cứu được phê duyệt của lãnh đạo. Bên cạnh đó, Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho giảng viên tự học, tự nghiên cứu.

3.5. Tăng cường mở rộng liên kết, đưa giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài

Mục đích của biện pháp này là nhằm giúp ĐNGV nâng cao kiến thức chuyên môn và hoàn thiện kĩ năng nghề của bản thân, hướng đến đạt trình độ tay nghề tương đương các nước trong khu vực và trên thế giới góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Để thực hiện tốt biện pháp này đòi hỏi Nhà trường phải thường xuyên bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách và chiến lược phát triển giáo dục, phát triển công tác dạy nghề của Nhà nước và

của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để đưa ra các quyết định thích hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng GV.

3.6. Xây dựng các chính sách phù hợp để thu hút ĐNGV trình độ tay nghề cao

Mục đích của biện pháp này là thu hút và duy trì được ĐNGV có trình độ tay nghề cao tham gia vào quá trình đào tạo của Nhà trường.

Để thực hiện tốt biện pháp này, Nhà trường cần xây dựng các chính sách một cách linh hoạt và đáp ứng được cơ bản nhu cầu của ĐNGV phù hợp với các quy định của Nhà nước và chủ trương của địa phương. Bên cạnh đó, Nhà trường cần có chính sách thu hút sinh viên có kết quả học tập xuất sắc, đặc biệt là có trình độ tay nghề cao để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề để giữ lại, bổ sung vào ĐNGV của Trường.

3.7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ công tác đào tạo nghề

Mục đích của biện pháp này là nhằm xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị máy móc hiện đại để qua đó tạo điều kiện và nâng cao trình độ tay nghề cho ĐNGV.

Để thực hiện tốt biện pháp này, Nhà trường cần phải xây dựng chiến lược phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc. Nhà trường phải chủ động trong các mối quan hệ các cơ quan quản lý chuyên môn, từ các doanh nghiệp để có được hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ tốt nhất cho công tác đào tạo nghề.

4. Kết luận

Chất lượng ĐNGV là điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục. Phát triển ĐNGV góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp phát triển ĐNGV của Trường CĐN Vĩnh Long có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi có sự linh hoạt trong quá trình thực hiện biện pháp.

Tài liệu tham khảo

1. Đảng cộng sản Việt Nam (2011). Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2010).

Thông tư quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề. Ban hành ngày 29 tháng 9 năm 2010.

3. Thủ tướng chính phủ (2012). Chiến lược phát triển dạy nghề. Quyết đinh số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012.

1. Mở đầu. Giáo dục (GD) Phật giáo Việt Nam phát triển theo nguyên lý “giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” và với tinh thần “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”. Các trường Phật học có nhiệm vụ đào tạo (ĐT) tăng ni thành những tu sĩ Phật giáo chân chính. Học để tu, để hoằng pháp và giúp đời; để trau dồi đạo đức và trí tuệ, đặng thuận lợi hơn trên con đường phụng sự Đạo Phật. Môi trường tu học phải có đủ Giới (sìla) - Định (samàdhi) - Tuệ (pannà) và các điều kiện hỗ trợ cho việc phát triển giới đức, tâm đức, tuệ đức;

giúp Tăng Ni thích nghi với thời đại, với đời để lan tỏa Đạo Phật trong cuộc sống; lấy sự phát triển tâm linh, đạo đức, thiền định làm mục tiêu cho mọi sinh hoạt, ứng xử, hành đạo.

Xây dựng đội ngũ giảng viên (GV) ở các trường Phật học không những tuân thủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) mà phải đảm bảo những nguyên tắc của Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam để phục vụ Đạo pháp và Dân tộc.

2. Hoạt động của Học viện Phật giáo Việt Nam. Học viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (HVPGVN) là cơ sở GD đại học và nghiên cứu khoa học của Phật giáo, thuộc hệ thống GD quốc dân của Nước CHXHCN Việt Nam, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tổ chức bộ máy, tuyển dụng lao động và tài chính, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thành lập, căn cứ quyết định số 160/QĐ-UB ngày 17/10/1983 của UBND TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu của HVPGVN là nhằm ĐT một thế hệ công dân đức trí song toàn để kế thừa và phát triển đạo Phật và con đường GD Phật giáo; xây dựng một môi trường GD Phật học như một ngành khoa học và nhiều ngành

học khác, lành mạnh, năng động, chất lượng và hiệu quả, góp sức thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Vì vậy, Học viện có nhiệm vụ tổng quát tập trung vào bốn lĩnh vực là giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thực hành và truyền thông học thuật; thực hiện các nhiệm vụ ĐT, bồi dưỡng liên quan đến giáo dục Phật giáo; tham gia ĐT nhân lực theo quy định chung của Bộ GD-ĐT;

tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các hoạt động để góp phần phát triển kinh tế - xã hội [2]. Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, Học viện cần phải có một đội ngũ GV (cơ hữu và thỉnh giảng) đủ số lượng, đảm bảo trình độ, hợp lý cơ cấu, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, đạo hạnh; có tri thức và năng lực xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa những quy luật của khoa học GD và Đạo Phật.

Với sự ủng hộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sự quản lý của Hội đồng Điều hành Học viện, sự quan tâm của chư tăng, phật tử và toàn xã hội, Học viện Phật Giáo Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó có nhiệm vụ xây dựng đội ngũ GV, góp phần phát triển GD nói chung và GD Phật Giáo nói riêng trong mỗi giai đoạn. Vì vậy, cần phải có những giải pháp mang tính cụ thể, khả thi nhằm phát triển đội ngũ GV có đủ trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, hiểu biết và phẩm hạnh, để làm tròn bổn sự với Dân tộc và Đạo Phật.

3. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh

3.1. Làm tốt công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GV, đáp ứng những yêu cầu về tổ chức và hoạt động của HVPGVN.

- Xác định đúng vị trí, vai trò việc phát triển đội

Đề cương

Tài liệu liên quan