• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Đặt vấn đề

Giáo dục thể chất là một trong những mặt của giáo dục, nhằm mục đích giáo dục con người phát triển toàn diện, giúp con người hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để học tập, làm việc và xây dựng xã hội mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, có sức khỏe mới học tập và lao động tốt. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất là đảm bảo cơ thể không đau ốm, lớn lên theo đúng độ tuổi, thích nghi với môi trường sống xung quanh và nâng cao sức khỏe con người, đặc biệt là đối tượng học sinh.

Trong nội dung, chương trình chuẩn môn Thể dục lớp 5 ở bậc Tiểu học bao gồm các nội dung: đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, tung và bắt bóng, các trò chơi và môn thể thao tự chọn (các kỹ thuật đá cầu, ném bóng); thời lượng học tập là 2 tiết (tương đương 70 phút)/tuần. Các nội dung trên tương đối phù hợp với học sinh lớp 5, lứa tuổi 10. Mục đích của môn thể dục góp phần giáo dục sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh học tập đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số học sinh còn yếu về mặt thể chất và sức khỏe. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn thực hiện “Đánh giá thực trạng thể lực của học sinh lớp 5 lứa tuổi 10, Trường Tiêu học Tân Hội Trung 2, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp năm 2015” từ đó có thể tìm ra những phương pháp dạy học tốt nhất, nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng.

2. Nội dung

Mục đích nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu

sẽ giúp việc đánh giá thể lực của học sinh của Nhà trường so với Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo. Từ đó, giúp giáo viên giảng dạy đánh giá đúng thể lực của học sinh mình để có phương pháp giảng dạy phù hợp và giúp cán bộ quản lý có cái nhìn tổng thể về sức khỏe học sinh.

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu 1: Lựa chọn và xác định các test đánh giá thực trạng thể lực học sinh lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2.

Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng thể lực học sinh lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2.

2.1. Lựa chọn và xác định các test đánh giá thực trạng thể lực học sinh lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2: Để lựa chọn và xác định các test đánh giá thực trạng thể lực học sinh lớp 5 lứa tuổi 10, trường Tiểu học Tân Hội Trung 2, chúng tôi tiến hành các bước:

- Bước 1: Tham khảo tài liệu, sách báo, các công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học và căn cứ quyết định số: 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 ban hành Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo. Từ 06 test đánh giá thể lực học sinh, sinh viên của quyết định số: 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008, chúng tôi đã tham khảo ý kiến các đồng nghiệp giảng dạy môn thể dục, cán bộ thể dục thể thao, chúng tôi đã tổng hợp và lựa chọn các bài kiểm tra phù hợp với điều kiện sân bãi, dụng cụ và đặc thù học sinh của Nhà trường. Gồm:

1. Bật xa tại chỗ (cm)

2. Chạy 30m xuất phát cao (giây)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỂ LỰC HỌC SINH LỚP 5,

3. Chạy con thoi 4 x 10m (giây)

- Bước 2: Kiểm tra độ tin cậy của test

Độ tin cậy của test là mức độ phù hợp giữa kết quả các lần lập test trên cùng một đối tượng thực nghiệm trong cùng một điều kiện. Chúng tôi tiến hành kiểm tra trên 30 học sinh nam và 20 học sinh nữ thực hiện 03 test vừa được lựa chọn, sau đó tính giá trị trung bình (X̅) và độ lệch chuẩn (S) để kiểm tra độ tin cậy của test.

Để kiểm nghiệm độ tin cậy của test chúng tôi tiến hành phương pháp Retest kiểm nghiệm ngẫu nhiên 30 học sinh nam và 20 học sinh nữ lớp 5 (nam, nữ kiểm tra riêng), lứa tuổi 10 bằng các test vừa lựa chọn. Chúng tôi tiến hành kiểm tra 2 đợt, thời gian giữa hai đợt cách nhau 7 ngày, các điều kiện kiểm tra giữa hai lần là như nhau. Sau đó tiến hành tính hệ số tương quan (r) của các test giữa hai lần kiểm tra thể hiện qua bảng 1 đối với nam và bảng 2 đối nữ.

Kết quả thu được ở bảng 1 và bảng 2 cho thấy, tất cả các test đánh giá thể chất học sinh lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học

Tân Hội Trung 2 là đủ độ tin cậy có hệ số tương qua giữa 2 lần kiểm tra từ 0,826 - 0,905 (đối với nam) và từ 0,836 - 0,924 (đối với nữ) ở ngưỡng xác suất P <

0.001. Qua các bước chúng tôi đã tiến hành chọn các test đủ độ tin cậy trên để áp dụng vào kiểm tra đánh giá thực trạng.

2.2. Đánh giá thực trạng thể lực học sinh lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2

Căn cứ quyết định số: 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 ban hành Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo ở 2 mức là Đạt và Tốt. Chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình

(X̅) của của các test vừa thực hiện (ở bước 2) với Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo năm 2008 (chuẩn) ở mức Đạt theo quy định.

Kết quả bảng 3 và bảng 4 cho thấy, hầu hết các giá trị kiểm tra thực trạng về thể lực giữa học sinh lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2 đều đạt so với chuẩn quy định, tuy nhiên đạt ở mức chênh lệch cũng không đáng kể. Cụ thể:

Đối với nam: Test bật xa tại chỗ (cm) mức chênh lệch so với chuẩn là 0,87 cm; test chạy 30m xuất phát cao (giây) mức chênh lệch so với chuẩn là 0,17 giây;

test chạy con thoi 4 x 10m (giây) mức chênh lệch so với chuẩn là 0,37 giây.

Bảng 1. Hệ số tin cậy các test đánh giá thể lực học sinh học nam lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2.

TEST KIỂM TRA Lần 1

X̅±S Lần 2

X̅±S r t P

Bật xa tại chỗ (cm) 148,87±4,49 149,53±3,98 0,901 12,78 < 0.001 Chạy 30m xuất phát cao (s) 6,43±0,34 6,41±0,29 0,905 13.14 < 0.001 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 13,53±0,31 13,54±0,25 0.826 9,04 < 0.001 Bảng 2. Hệ số tin cậy các test đánh giá thể lực học sinh học nữ lớp 5, lứa tuổi

10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2.

TEST KIỂM TRA Lần 1

X̅±S Lần 2

X̅±S rxy t P Bật xa tại chỗ (cm) 136,75±3,09 137,30±3,53 0,924 14,924 < 0.001 Chạy 30m xuất phát cao (s) 7,32±0,31 7,33±0,32 0,887 11,818 < 0.001 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 13,92±0,23 13,91±0,25 0,836 9,387 < 0.001 Bảng 3. So sánh giá trị trung bình giữa các test về thể lực giữa học sinh lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2 với Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo năm

2008 (chuẩn) đối với nam học sinh.

TEST KIỂM TRA TH Tân Hội Trung 2 Chuẩn TH Tân Hội Trung 2 -

Chuẩn Kết

quả

Bật xa tại chỗ (cm) 148,87 >=148 0,87 Đạt

Chạy 30m xuất phát cao (giây) 6,43 >=6,60 - 0,17 Đạt Chạy con thoi 4 x 10m (giây) 13,53 >=13,90 - 0,37 Đạt Bảng 4. So sánh giá trị trung bình giữa các test về thể lực giữa học sinh lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2 với Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo năm

2008 (chuẩn) đối với nữ học sinh.

TEST KIỂM TRA TH Tân Hội Trung 2 Chuẩn TH Tân Hội Trung 2 -

Chuẩn Kết

quả

Bật xa tại chỗ (cm) 136,75 >=136 0,75 Đạt

Chạy 30m xuất phát cao (giây) 7,32 >=7,60 - 0,28 Đạt Chạy con thoi 4 x 10m (giây) 13,92 >=14,1 - 0,18 Đạt

Đối với nữ: Test bật xa tại chỗ (cm) mức chênh lệch so với chuẩn là 0,75cm; test chạy 30m xuất phát cao (giây) mức chênh lệch so với chuẩn là 0,28 giây;

test chạy con thoi 4 x 10m (giây) mức chênh lệch so với chuẩn là 0,18 giây.

Điều này cho thấy thực trạng về thể lực giữa học sinh lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2 đạt chuẩn so với Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (năm 2008).

3. Kết luận

Căn cứ vào mục tiêu và quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra những kết luận sau:

3.1. Chúng tôi đã hệ thống và lựa chọn được 3 test để kiểm tra thể lực học sinh phù hợp với trình độ thể lực của học sinh và điều kiện của Nhà trường.

Gồm:- Bật xa tại chỗ (cm)

- Chạy 30m xuất phát cao (giây) - Chạy con thoi 4 x 10m (giây)

3.2. Qua đánh giá thực trạng thể lực học sinh lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2 cho thấy trình độ thể lực của học sinh tương đối đồng đều, tuy nhiên vẫn còn một số ít học sinh thể lực còn thấp so với chuẩn quy định. Khi so sánh với Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo thì nhìn chung trình độ thể lực học sinh lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2 đạt chuẩn so với quy định.

Kết quả nghiên cứu trên tạo tiền đề cho việc ứng dụng các test đánh giá thể lực của học sinh trường

Tiểu học Tân Hội Trung 2 trong những năm tiếp theo ở các khối lớp khác ở bậc tiểu học, đồng thời sử dụng làm tư liệu phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên Thể dục trong và ngoài trường. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp việc đánh giá thể lực của học sinh của Nhà trường so với Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo . Từ đó, giúp giáo viên giảng dạy, đánh giá đúng thể lực của học mình để có phương pháp giảng dạy phù hợp và giúp cán bộ quản lý có cái nhìn tổng thể về sức khỏe học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cũng như tăng cường trang bị các cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy môn Thể dục được tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008). Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 ban hành Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.

2. Trịnh Trung Hiếu (2001). Lý luận và phương pháp giáo dục thể dục thể thao trong nhà trường.

NXB Thể dục Thể thao Hà Nội.

3. Huỳnh Trọng Khải, Đỗ Vĩnh (2010). Giáo trình thống kê. NXB Thể dục Thể thao.

4. Đỗ Vĩnh, Nguyễn Anh Tuấn (2007). Giáo trình lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT. NXB Thể dục Thể thao.

5. Đỗ Vĩnh, Trịnh Hữu Lộc (2010). Giáo trình đo lường thể thao. NXB Thể dục Thể thao.

Thứ nhất, truyện kể phải phù hợp với những các năng lực cụ thể cần được hình thành ở mỗi bài học.

Đây là yêu cầu có tính quan trọng bậc nhất. Sự phù hợp giữa nội dung câu chuyện với mục tiêu hướng đến các năng lực nhất định ở từng bài học là cơ sở, tiền đề để GV xây dựng các ý tưởng sư phạm trong quá trình thiết kế bài dạy học.

Thứ hai, cần phải đa dạng hóa các hình thức biểu đạt truyện kể nhằm kích thích hứng thú của HS cũng như tạo ra sự sinh động của các hoạt động có sử dụng truyện kể. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi đối tượng dạy học là những HS nhỏ tuổi. Trong đó, việc kết hợp lời kể của GV với sự hỗ trợ của hệ thống tranh ảnh, hình vẽ minh họa sẽ góp phần to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng truyện kể.

Thứ ba, dù sử dụng theo mục đích gì, truyện kể phải được HS tiếp nhận một cách tự giác, chủ động

và sáng tạo nhất. Để đạt được yêu cầu này, ngoài tính hấp dẫn tự nhiên của truyện kể và các phương thức biểu đạt (lời kể, tranh ảnh, phim,...), GV cần đầu tư hệ thống câu hỏi đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức. Tất cả nhằm giúp khai thác tối đa nội dung và ý nghĩa của truyện kể trong việc hình thành và bối dưỡng năng lực ở HS.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001). Đạo đức 1, 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Chu Huy (2000). Dạy kể chuyện ở trường tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Vũ Đình Bảy (chủ biên) (2014). Truyện đọc Đạo đức 1, 2, 3, 4, 5, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

SỬ DỤNG TRUYỆN KỂ TRONG DẠY HỌC...

(tiếp theo trang 47)

1. Đặt vấn đề

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, thanh niên luôn nêu cao truyền thống yêu nước, chí khí anh hùng, bất khuất của dân tộc, hăng hái đi tiên phong trên mọi lĩnh vực. Thanh niên nước ta có lòng yêu nước nồng nàn, luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha anh, khẳng định niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng.

2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên thị xã Hồng Lĩnh hiện nay

Hiện nay, số thanh niên trong độ tuổi (từ 16 - 30 tuổi) của toàn thị xã là 10.003 người, chiếm 27,1%

dân số và 57,1% lực lượng lao động. Thị xã có 21 tổ chức cơ sở Đoàn, trong đó có 06 đơn vị khối xã, phường, 11 đơn vị khối cơ quan, doanh nghiệp, 04 đơn vị khối trường học với 182 chi đoàn. Hàng năm có trên 80% chi đoàn và 85% Đoàn cơ sở đạt loại vững mạnh.

Đại bộ phận thanh niên tuyệt đối tin tưởng và trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, sẵn sàng cống hiến sức trẻ vì sự phát triển của quê hương và đất nước; hăng say học tập, lao động, công tác, tình nguyện vì cộng đồng, có ý thức, bản lĩnh chính trị vững vàng, dám nghĩ, dám làm, biết vươn lên làm giàu chính đáng, từng bước làm chủ tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhằm đánh giá đúng thực trạng công tác giáo dục truyền thống cách mạng đối với thanh niên, tìm ra những nguyên nhân, đề tài đã tiến hành khảo sát trên 3 nhóm đối tượng, trên các nội dung cơ bản và thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục truyền thống cách mạng

Đối tượng

Mức độ đánh giá Rất quan

trọng Vừa

phải Không quan trọng

Thanh niên 78% 20% 2%

Cán bộ Đoàn TNCS,

Hội LHTN 86% 14% 0%

Lãnh đạo cấp ủy,

chính quyền 84% 16% 0%

Qua kết quả điều tra với đối tượng là thanh niên, có tới 78% số được hỏi cho rằng công tác giáo dục truyền thống cách mạng đối với họ là rất quan trọng;

có 20% công tác này đạt ở mức độ vừa phải và 2%

cho rằng công tác giáo dục là không quan trọng. Đối với đối tượng là cán bộ Đoàn, Hội thì cho rằng, có 86% đó là công việc rất quan trọng, tỉ lệ này cao hơn nhiều so với đối tượng là thanh niên; có tới 14% cho rằng công tác giáo dục ở mức độ vừa phải. Đối với cấp ủy chính quyền thì có 84% cho rằng công tác giáo dục truyền thống cách mạng đối với thanh niên là rất quan trọng, đây là một tỉ lệ cũng khá cao so với đối tượng là thanh niên; có tới 16% số cán bộ được hỏi cho rằng công tác giáo dục truyền thống cách mạng đạt ở mức độ vừa phải.

Qua số liệu điều tra ở bảng 2 với đối tượng là thanh niên ta thấy rằng: có tới 20% số người được hỏi cho rằng nội dung giáo dục truyền thống cách mạng là không đầy đủ; 4% đánh giá là không phù hợp và 40% đánh giá là không phong phú.

Riêng đối với đối tượng là lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thì chúng tôi thu được số liệu như sau:

có tới 36% cho rằng nội dung giáo dục cho thanh niên là không đầy đủ; 20% là không phù hợp và 30%

là không phong phú.

Đối với đối tượng là cán bộ Đoàn và Hội chúng tôi thu được số liệu cụ thể là có tới 14% cho rằng nội dung giáo dục là không đầy đủ; 4% là không phù hợp và 30% là không phong phú (Bảng 3).

Đối tượng là thanh niên: có tới 37% nhận xét là hình thức và phương pháp giáo dục là không đa dạng; 24.5% là không sinh động và 33% là không lối cuốn.

Đối với cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội

Đề cương

Tài liệu liên quan