• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1

đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu lục quân cấp phân đội bậc đại học, học viên (HV) ra trường trở thành sĩ quan chỉ huy, trực tiếp tổ chức huấn luyện, giáo dục bộ đội. Trong những năm qua, Nhà trường đã quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng mà trực tiếp là những Chỉ thị, Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về công tác giáo dục - đào tạo. Do vậy, chất lượng giáo dục - đào tạo từng bước được nâng lên, đa số HV đã xác định tốt tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện và đạt kết quả khá. Tuy nhiên, quá trình giáo dục - đào tạo của Nhà trường vẫn còn những hạn chế, đó là:

Một số HV kết quả học tập còn thấp; một bộ phận HV mặc dù đạt được kết quả khá trong quá trình học tập, song trên các cương vị và hoạt động thực tiễn lại tỏ ra lúng túng, không linh hoạt, nhạy bén trong xử lý các tình huống... Những hạn chế, bất cập trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về người học, như: Quá trình học tập và rèn luyện chưa thực sự thiết tha với mục tiêu, nhiệm vụ

học tập, rèn luyện để trở thành sĩ quan chỉ huy; chưa có phương pháp học tập đúng đắn; thiếu kỹ năng tự học, tự nghiên cứu... Trong bài viết này, chúng tôi làm thực trạng tính tích cực học tập và đề xuất các biện pháp phát huy tính tích cực học tập của của HV Trường Sĩ quan Lục quân 1.

2. Thực trạng về tính tích cực học tập của HV Trường Sĩ quan Lục quân 1

Tính tích cực học tập có vai trò quan trọng, là điều kiện giúp HV nắm vững hệ thống tri thức, kỹ xảo, kỹ năng hoạt động quân sự; là điều kiện để biến những nhu cầu của xã hội, quân đội và Nhà trường thành nhu cầu, động cơ tích cực phấn đấu vươn lên

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1

ThS. Vũ Thế Bình Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng SUMMARY

The active of learning plays a very important role, determining the quality of student learning. Research results indicated a learning active situation of students in Infantry Officer School 1, besides the advantages achieved, limitations exist need to be overcome. On this basis, we determine the measures to promote active learning of learners in Infantry Officer School 1.

Keywords: Active of learning, learners in Infantry Officer School 1.

Ngày nhận bài: 19/1/2016; Ngày duyệt đăng: 20/1/2016.

Bảng 2.1: Mức độ biểu hiện động cơ học tập của học viên

TT Các động cơ học tập Mức độ biểu hiện

ĐTB Thứ bậc 3 2 1

1 Nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa của việc học tập 148 54 8 2,67 2 2 Ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với

sự nghiệp xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc 132 71 7 2,60 5 3 Tích cực học tập để đáp ứng được mục tiêu, yêu

cầu đào tạo của Nhà trường 140 62 8 2,63 3

4 Mong muốn được nắm vững kiến thức, kỹ xảo,

kỹ năng hoạt động quân sự 152 52 6 2,70 1

5 Muốn được là học viên giỏi 48 97 65 1,92 9

6 Muốn được phong quân hàm trung uý khi tốt

nghiệp 110 70 30 2,38 6

7 Được vinh dự, tự hào với mọi người 92 75 43 2,33 8

8 Mong muốn được giữ lại trường 105 71 34 2,34 7

9 Muốn trở thành cán bộ quản lý, chỉ huy giỏi 134 71 5 2,61 4 Điểm trung bình chung 2,45

nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Tính tích cực học tập của HV được thể hiện ra ở động cơ học tập, hứng thú học tập, ý chí học tập và kỹ năng học tập.

Bảng 2.1 cho thấy, những động cơ có điểm trung bình cao, đó là: Mong muốn được nắm vững kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng hoạt động quân sự (ĐTB:2,70);

nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa của việc học tập (ĐTB:2,67); tích cực học tập để đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường (ĐTB:2,63); có khả năng quản lý, chỉ huy giỏi (ĐTB:2,61); ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc (ĐTB:2,60). Như vậy, có thể thấy được đa số học viên có sự nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng hoạt động quân sự. Nghĩa là HV nhận thức đúng trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập; đối với mục tiêu, yêu cầu đào tạo; đối với sự nghiệp xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc;

đối với nhiệm vụ huấn luyện, chỉ huy bộ đội sau này...

Các động cơ còn lại có điểm trung bình thấp hơn, đó là:

Sau khi tốt nghiệp được phong quân hàm trung uý (ĐTB:2,38);

mong muốn được giữ lại trường (ĐTB:2,34);

được vinh dự, tự hào với mọi người (ĐTB:2,33);

muốn được là học viên giỏi (ĐTB:1,92). Điều đó cũng hoàn toàn hợp lý bởi đó là những tiêu chí rất cao, khó có thể đạt được đối với mọi HV nói chung.

Bảng 2.2 cho thấy, đa số HV đều hào hứng, mong đợi trước mỗi giờ

học, cảm thấy thích thú trong mỗi giờ học và để lại những ấn tượng sâu sắc sau mỗi giờ học. Chính niềm say mê, hứng thú đó trong học tập đã thôi thúc HV tích cực học tập, rèn luyện đáp ứng mục tiêu, yêu

cầu đào tạo của Nhà trường. Nội dung được đánh giá cao nhất là hứng thú trong mỗi giờ học (80,95 % hào hứng, 16,67 % bình thường, 2,38 % không hào hứng). Thấp nhất là nội dung hứng thú trước mỗi giờ học (73,81 % hào hứng, 22,38 % bình thường, 3,81 Bảng 2.2: Mức độ biểu hiện hứng thú học tập của học viên

TT Nội dung

Mức độ biểu hiện Hào hứng Bình

thường Không hào hứng

SL % SL % SL %

1 Thời

gian Trước mỗi giờ học 155 73,81 47 22,38 8 3,81 Trong mỗi giờ học 170 80,95 35 16,67 5 2,38 Sau mỗi giờ học 163 77,62 42 20,00 5 2,38 2 Các

môn học

Khoa học xã hội

và nhân văn 135 64,29 68 32,38 7 3,33 Khoa học quân sự 157 74,76 49 23,33 4 1,90 Bảng 2.3: Mức độ biểu hiện ý chí học tập của HV

TT Các biểu hiện Mức độ biểu

hiện ĐTB Thứ bậc 3 2 1

1 Chủ động lập kế hoạch học tập và

thực hiện tốt kế hoạch đó 78 126 6 2,34 4 2 Huy động cao sức lực và trí lực

vào học tập 146 58 6 2,67 1

3 Khắc phục khó khăn trong học tập 138 67 5 2,63 2 4 Tự đánh giá, điều chỉnh hành vi

học tập cho phù hợp 96 106 8 2,41 3

ĐTB chung 2,51

Bảng 2.4: Kết quả đánh giá về mức độ nắm kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng học tập của HV

TT Học viên Nội dung

Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Tổng ĐTB Thứ ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

bậc ĐTB Thứ bậc 1 Trong chuẩn bị bài trước

khi lên lớp 1,89 6 2,05 6 2,17 6 2,04 6

2 Trong quá trình học trên lớp 2,09 4 2,15 4 2,25 4 2,16 4 3 Trong chuẩn bị và tiến hành

thảo luận 1,96 5 2,06 5 2,21 5 2,08 5

4 Trong thực hành, thực tập 2,41 1 2,47 1 2,54 1 2,48 1

5 Trong tự học 2,40 2 2,38 2 2,53 2 2,44 2

6 Trong quá trình thi, kiểm tra 2,15 3 2,28 3 2,35 3 2,26 3

ĐTB chung 2,15 2,23 2,34 2,24

% không hào hứng).

Bảng 2.3 cho thấy, đa số học viên đã có sự cố gắng cao, khắc phục khó khăn trong học tập. Tuy nhiên, kết quả này cũng cho thấy còn không ít HV chưa thực sự cố gắng cao trong học tập, rèn luyện.

Trao đổi với giảng viên và CBQL, chúng tôi được biết, có học viên còn tư tưởng trung bình chủ nghĩa, chống đối trong học tập, rèn luyện, do đó họ không thực sự huy động cao sức lực, trí lực vào học tập.

Bảng 2.4 cho thấy, mức độ nắm kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và sự phát triển nhân cách trong học tập của HV ở mức trung bình với ĐTB chung X̅=

2,24. Trong đó, cao nhất là trong thực hành, thực tập (ĐTB:2,48). Tiếp theo là trong tự học (ĐTB:2,44);

trong quá trình thi, kiểm tra (ĐTB:2,26); trong quá trình học trên lớp (ĐTB:2,16); trong chuẩn bị và tiến hành thảo luận (ĐTB:2,08). Thấp nhất là trong chuẩn bị bài trước khi lên lớp (ĐTB:2,04). Kết quả này được biểu diễn ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: So sánh mức độ nắm kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng của học viên trong học tập

Ghi chú: d1 là mức độ nắm kiến kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng trong chuẩn bị bài trước khi lên lớp; d2 là mức độ nắm kiến kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng trong quá trình học trên lớp; d3 là mức độ nắm kiến kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng trong chuẩn bị và tiến hành thảo luận; d4 là mức độ nắm kiến kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng trong thực hành, thực tập; d5 là mức độ nắm kiến kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng trong tự học;

d6 là mức độ nắm kiến kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng trong quá trình thi, kiểm tra.

Biểu đồ cho thấy, mức độ nắm kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng học tập của HV chưa cao, chỉ ở mức trung bình. Kết quả này được biểu hiện ở cả 6 nội dung, trong đó cao nhất là là mức độ nắm kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng trong thực hành, thực tập và thấp nhất là mức độ nắm kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng trong chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Như vậy, có thể thấy giữa động cơ học tập của HV với mức độ nắm kiến thức, hình thành kỹ

xảo, kỹ năng học tập của HV chưa có sự thống thống.

Đa số HV có động cơ học tập đúng đắn nhưng số HV nắm chắc kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng lại chỉ ở mức trung bình. Điều đó có thể được giải thích do hoạt động học của HV có tính đặc thù riêng, đó là: Hao tổn lớn về trí tuệ và thể lực, đồng thời lại tham gia vào rất nhiều các hoạt động khác, cũng như thực hiện nghiêm các chế độ trong ngày, trong tuần. Do vậy, thời gian tự học, tự nghiên cứu của HV không nhiều làm ảnh hưởng tới việc nắm kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng trong quá trình học tập.

Những hạn chế về tính tích cực học tập của HV Trường Sĩ quan Lục quân 1 do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân cơ bản: Một bộ phận học viên còn ngại khó, ngại khổ, chưa có sự cố gắng nỗ lực vươn lên trong học tập; chưa có phương pháp học tập khoa học; vẫn còn tâm lý e ngại nên chưa tạo được mối quan hệ thực sự gắn kết với giảng viên và CBQL. Ngoài ra, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo và các phương tiện kĩ thuật dạy học chưa đáp ứng được kịp thời cho HV học tập, chất lượng một số tài liệu phục vụ HV nghiên cứu còn thấp, đó cũng là những nguyên nhân làm hạn chế tính tích cực học tập của HV.

3. Biện pháp phát huy tính tích cực học tập của HV Trường Sĩ quan Lục quân 1

3.1. Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho học viên về nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội; mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường kết hợp với giáo dục giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp quân sự cho học viên; hình thành cho học viên có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, sức mạnh của quân đội và sự nghiệp mà mình đã lựa chọn; hình thành và phát triển nhu cầu, hứng thú học tập cho học viên.

3.2. Tổ chức tốt các hoạt động chung của tập thể là làm cho mọi hoạt động của tập thể diễn ra phù hợp với tính chất, đặc điểm nhiệm vụ; có nội dung đa dạng, phong phú, thiết thực, thu hút được đông đảo các thành viên trong tập thể tham gia hướng vào thực hiện thắng lợi các chức năng, nhiệm vụ của tập thể.

Thông qua đó mà hình thành sự tương đồng tâm lý, tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, hình thành tính kỷ luật và bầu không khí tâm lý tích cực lành mạnh trong tập thể học viên.

3.3. Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên, đồng thời xác định giáo viên phải là tấm gương sáng cho HV noi theo. Trên cơ sở phẩm

chất và năng lực của mình, đội ngũ giảng viên phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức của HV; phải khơi dậy nhu cầu và hứng thú nhận thức cho HV; tiến hành thi, kiểm tra, đánh giá phải khách quan, chính xác.

3.4. Phát huy vai trò trách nhiệm của giảng viên, CBQL và HV, tạo sự gần gũi, chân tình, cởi mở, tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ tích cực ở đây không phải là sự “hoà tan”, dân chủ một cách quá trớn, như vậy sẽ dẫn đến sự thiếu tôn trọng lẫn nhau, đặc biệt vai trò, uy tín của người thầy, người cán bộ bị giảm xuống. Như vậy, xây dựng mối quan hệ tích cực cũng là xây dựng một môi trường sư phạm thuận lợi góp phần nâng cao chất lượng hoạt động học của HV.

3.5. Giảng viên và CBQL cần giúp HV nhận thức đúng đắn mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường; hiểu rõ vai trò quan trọng của hoạt động tự học trong quá trình đào tạo tại nhà trường; tạo điều kiện cho họ giải quyết các nhiệm vụ tự học, tự rèn, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo; bồi dưỡng phương pháp tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện cho HV;

đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện của HV.

4. Kết luận

Hoạt động học tập của HV Trường Sĩ quan Lục quân 1 diễn ra với cường độ cao cả về trí tuệ và thể lực. Đa số HV nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng hoạt động quân sự và trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập; có niềm say mê, hứng thú đó và sự cố gắng cao, khắc phục khó khăn trong học tập. Tuy nhiên, mức độ nắm kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng học tập ở một bộ phận HV còn chưa cao. Để phát huy tính tích cực, nâng cao chất lượng học tập của HV, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp trên.

Tài liệu tham khảo

1. BCH TƯ (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục - đào tạo.

2. Phạm Thành Nghị (2011). Giáo trình Tâm lý học giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Kharlamov I. F. (1979). Phát huy tính tích cực học tập của sinh viên như thế nào. Tập 1, 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Lê Hồng Thái (2001). Phương hướng vận dụng hệ phương pháp dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của học viên Đại học Quân sự. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, HVCTQS, Hà Nội.

điểm khác biệt lớn nhất giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học tiên tiến ở khu vực và trên thế giới mà nếu không thay đổi thì chúng ta khó lòng nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, cùng hòa nhập với các trường đại học trong cả nước, các học viện, nhà trường quân đội trong đó có Học viện PK-KQ cần phải tập trung đổi mới chương trình và quy trình đào tạo các đối tượng.

- Đổi mới CTĐT ở Học viện PK-KQ phù hợp với mục tiêu đào tạo đội cán bộ phòng không, không quân cho quân đội: Cần phải đổi mới CTĐT sao cho phù hợp với thực tế công tác của học viên sau khi ra trường, điểu chỉnh chương trình khung hiện có theo hướng cắt giảm các môn phi chuyên ngành (bằng cách giảm bớt thời lượng một số môn, chuyển một số môn khác ra ngoài chương trình đại học, đưa môn chuyên ngành đào tạo chiếm 2/3 tổng thời gian đào tạo).

- Đổi mới tổ chức thực hiện quản lý CTĐT ở Học viện PK-KQ hiện nay: Đổi mới quy trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, cơ bản, toàn diện, hệ thống và chuyên sâu, thiết thực và hiệu quả, kết hợp đào

tạo theo học vấn với đào tạo theo chức vụ để xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo cho phù hợp, bảo đảm sau khi tốt nghiệp về đơn vị, học viên có thể đảm nhiệm tốt chức vụ ban đầu và có khả năng tiếp tục phát triển cao hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014.

2. Trần Khánh Đức (2014). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật Giáo dục (2005), sửa đổi bổ sung (2009). NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH...

(tiếp theo trang 105)

1. Vấn đề chung

Dạy học và nghiên cứu khoa học (NCKH) là hai nhiệm vụ chính trị trung tâm quyết định chất lượng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của một trường đại học. Vì vậy, trong những năm qua, cùng với hệ thống các trường đại học trong cả nước, các nhà trường quân đội đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đưa công tác NCKH lên ngang tầm với nhiệm vụ giáo dục - đào tạo (GD - ĐT) đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và phát triển quân đội. Lãnh đạo chỉ huy các nhà trường quân đội đã tổ chức, động viên được đông đảo các lực lượng tham gia tích cực và hiệu quả, chú trọng hơn đến phát triển năng lực NCKH cho đội ngũ GV nói chung, GV khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) nói riêng. Chính vì vậy đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học có tri thức vừa toàn diện vừa chuyên sâu chuyên môn chuyên ngành, biết vận dụng tri thức vào phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình giảng dạy, công tác, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Tuy nhiên, việc phát triển năng lực NCKH cho GV KHXH&NVcòn bộc lộ không ít những hạn chế, thiếu sót cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện.

Lãnh đạo, chỉ huy các cấp có thời điểm chưa thật sự coi trọng nhiệm vụ phát triển năng lực NCKH cho GV, coi đó là trách nhiệm phải hoàn thành của chính đội ngũ GV. Bên cạnh đó, một số GV không thực sự có nhu cầu nghiên cứu nâng cao trình độ; phương pháp nghiên cứu và khả năng ứng dụng nghiên cứu vào giải quyết vấn đề thực tiễn còn nhiều hạn chế.

Nhận thức về phát triển năng lực NCKH trong quá

trình giảng dạy, công tác chưa đầy đủ, còn có biểu hiện cho rằng NCKH chỉ là công việc của các các GV có chức danh thạc sĩ, tiến sĩ. Vì vậy dẫn đến tư tưởng tự ti, thiếu tích cực, thiếu chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, chưa chú trọng rèn luyện phát triển năng lực NCKH. Do đó chất lượng giảng dạy, NCKH nói riêng, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ nói chung còn thấp, chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và chiến đấu của quân đội. Ngoài ra, công tác bảo đảm cơ sở vật chất, tài liệu nghiên cứu còn nhiều bất cập; chưa thực sự tạo được môi trường thuận lợi cho phát triển năng lực NCKH của GV.

2. Một số biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên (GV) các Nhà trường quân đội

Để phát triển năng lực NCKH cho GV KHXH&NV cần tập trung thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau:

2.1. Nâng cao nhận thức, động cơ, thái độ, trách nhiệm cho GV đối với hoạt động NCKH

Nhận thức giữ vai trò quan trọng trong định hướng và chỉ đạo hoạt động của con người. Nhận thức đúng là cơ sở để có thái độ, động cơ đúng đắn, xây dựng ý chí, quyết tâm, trách nhiệm cao trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó có nhiệm vụ NCKH. Nhận thức, thái độ, động cơ NCKH đúng đắn, rõ ràng sẽ tạo cho GV có ý thức, trách nhiệm cao, huy động tốt nhất những phẩm chất tâm lý, say mê, nhiệt tình, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn vươn lên trên con đường chiếm lĩnh tri thức, phát triển năng lực tư duy và khả năng sáng tạo. Đó cũng chính là những biểu hiện cao nhất tính tích cực, tự giác trong phát triển năng lực NCKH của GV. Chính

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề cương

Tài liệu liên quan