• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Đặt vấn đề

Dạy học lịch sử (DHLS) là một khoa học đồng thời cũng là loại hình lao động mang tính nghệ thuật.

Tính khoa học thể hiện ở vấn đề giáo viên nắm vững tri thức khoa học lịch sử (KHLS), kiến thức về lý luận dạy học (LLDH) và phương pháp dạy học (PPDH) nói chung, DHLS nói riêng. Tính nghệ thuật được thể hiện ở việc người giáo viên cụ thể hóa tri thức lịch sử, PPDH qua từng lời giảng, từng hoạt động dạy học tiếp xúc giữa thầy - trò một cách nghệ thuật và sáng tạo. Sinh viên Sư phạm Lịch sử (SPLS) để trở thành giáo viên tương lai không chỉ nắm vững tri thức lịch sử mà còn rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm một cách thuần thục và nhuần nhuyễn tay nghề. Việc rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm (NVSP) được tiến hành làm mẫu và thử làm thường xuyên trên giảng đường đại học một phần giúp SV tập làm quen với “phòng thí nghiệm sư phạm”. Điều quan trọng hơn cả là SV được thực nghiệm ở môi trường thực tế. Do vậy, để có thể nâng cao chất lượng giảng dạy về lý luận và PPDH lịch sử của giảng viên cũng như việc cải thiện chất lượng rèn luyện NVSP cho sinh viên SPLS thông qua thực tế các trường THPT là quan trọng và thực sự cần thiết. Việc đào tạo NVSP cho sinh viên mang tính thực tiễn như vậy sẽ góp phần quan trọng vào chất lượng đào tạo giáo viên lịch sử của Khoa Sư phạm - Trường Đại học Cần Thơ đồng thời còn gắn kết được mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường phổ thông với Khoa Sư phạm trong việc đào tạo SV sư phạm và bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên phổ thông.

2. Hoạt động rèn luyện NVSP của SV SPLS Trường Đại học Cần Thơ

2.1. Tầm quan trọng của nhà trường THPT đối với hoạt động rèn luyện NVSP cho SV SPLS

Trong công tác đào tạo SV SPLS của Khoa Sư phạm - Trường Đại học Cần Thơ, vấn đề thực nghiệp hoạt động rèn luyện NVSP trong mối liên hệ với các trường THPT là nhiệm vụ cần thiết và không thể thiếu. Từ thực tế đào tạo SV trong nhiều năm qua của Khoa Sư phạm đã cho thấy tầm quan trọng của các trường THPT trong việc nâng cao chất lượng rèn luyện NVSP cho SV nói chung và SV SPLS nói riêng.

- Các trường THPT chính là môi trường học tập thực nghiệm tốt nhất cho SV SPLS trong việc củng cố và hệ thống hóa các kiến thức về lý luận dạy học chuyên môn. Đồng thời các trường THPT còn là môi trường thực hành mang tính hiệu quả cao cho SV có thể rèn luyện các kỹ năng NVSP trong thực tiễn dạy học lịch sử.

- Thông qua mối liên hệ thực tế với các trường THPT sẽ giúp cho SV SPLS tăng cường được mức độ rèn luyện một cách thường xuyên và hoàn thiện hơn các kỹ năng NVSP của mình trong quá trình học tập để hoàn toàn có thể tự tin trong công tác giảng dạy phổ thông trong tương lai.

- Trên giảng đường đại học, SV có thể tiếp cận kiến thức và thực hành kỹ năng NVSP ở góc độ lý thuyết nhưng chính sự trải nghiệm từ công tác giảng dạy lịch sử ở môi trường THPT thì SV sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm của giáo viên chuyên môn. Như vậy, hoạt động rèn luyện NVSP trong thực tế ở trường THPT sẽ giúp cho sinh

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO

nâng cao được kỹ năng truyền đạt tri thức lịch sử đến con tim và khối óc của học sinh một cách nghệ thuật và hiệu quả hơn.

- Tiếp xúc thường xuyên với giáo viên THPT nói chung và giáo viên giảng dạy lịch sử nói riêng sẽ là cơ hội học tập từ sự hướng dẫn tận tình và sự chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp của giáo viên để giúp cho SV làm quen với các hoạt động sinh hoạt, giảng dạy nơi đây. Từ thực tế đó đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển về ý thức, trách nhiệm, tình cảm và tình yêu nghề trong mỗi bản thân SV SPLS - Trường Đại học Cần Thơ.

2.2. Thực tiễn hoạt động rèn luyện NVSP của SV SPLS - Trường Đại học Cần Thơ từ năm 2007 đến nay

Từ năm 2007, Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện chương trình đào tạo theo học chế tín cho SV bậc đại học nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo SV Đại học Cần Thơ thực sự nắm vững kiến thức chuyên môn và đạt thành thạo kĩ năng thực hành. Trên cơ sở đó, Bộ môn SPLS đã trải qua ba lần cải tiến chương trình đào tạo (2007, 2010, 2014) cho phù hợp với định hướng chung về đổi mới toàn diện giáo dục nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo nguồn lực giáo viên lịch sử có chất lượng phục vụ cho nhu cầu giáo dục của Đồng bằng sông Cửu Long. Về cơ bản nội dung chương trình rèn luyện và thực hành các kĩ năng NVSP dành cho SV ngành SPLS - Trường Đại học Cần Thơ xoay quanh các nội dung:

- Kĩ năng diễn đạt: miêu tả, giải thích, tường thuật....

- Kĩ năng sử dụng bảng đen.

- Kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan: lược đồ, sơ đồ, hình ảnh lịch sử...

- Kĩ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử và kênh hình lịch sử.

- Kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử.

- Phương pháp tổ chức dạy học lịch sử và đánh giá năng lực học tập của học sinh.

- Kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa chuyên môn lịch sử.

Thực tế tình hình học tập nội dung NVSP chuyên môn của SV SPLS được tiến hành dưới hai hình thức: nghiên cứu lý thuyết và thực hành trong thực tế. Với hình thức nghiên cứu lý thuyết, SV được nghiên cứu các lý thuyết về NVSP chuyên môn lịch sử với thời lượng 16 tín chỉ thông qua 8 học phần dưới sự hướng dẫn của các thầy cô Tổ Lý luận và phương pháp dạy học - Bộ môn SPLS: Nguyên lý dạy học Lịch sử (SG104), PPDH Lịch sử (SG105), Thiết kế chương trình Lịch sử (SG106), Phương pháp NCKH Lịch sử (SG107), Đánh giá kết quả học tập Lịch sử (SG108), Ứng dụng CNTT trong DHLS (SP241), Tập giảng môn Lịch sử (SP378), Rèn luyện

NVSP Lịch sử (SP381)

Về thực hành kĩ năng NVSP chuyên môn sử, SV SPLS có điều kiện cọ xát với thực tế môi trường giảng dạy phổ thông thông qua hai hình thức chủ yếu: kiến tập sư phạm (SG379) và thực tập sư phạm (SG380).

- Kiến tập sư phạm - Lịch sử được tiến hành theo hình thức không tập trung (từ năm 2015 được tiến hành theo hình thức tập trung đối với SV sư phạm K39) trong khoảng thời gian kéo dài 3 - 4 tuần vào học kì 1 năm thứ 3 của SV tại các trường THPT thuộc các tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ. Nội dung học tập chủ yếu là tìm hiểu thực tế hoạt động dạy và học ở trường THPT, tham gia dự giờ chuyên môn để tự đúc kết kinh nghiệm đồng thời trao đổi và học hỏi phương pháp giảng dạy lịch sử từ thực tế. Bên cạnh đó, SV còn tham dự các buổi sinh hoạt chủ nhiệm và tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch của nhà trường...

- Thực tập sư phạm - Lịch sử được diễn ra theo hình tức tập trung đào tạo SV SPLS tại các trường THPT trên địa bàn các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng với thời gian học tập khoảng 8 - 10 tuần vào học kì 2 năm thứ 4. Nội dung học tập:

tiếp tục tìm hiểu công tác giảng dạy tại trường THPT, tham gia dự giờ chuyên môn, tham dự sinh hoạt chủ nhiệm và tham dự sinh hoạt chuyên môn. SV được thực tập giảng dạy chuyên môn và thực tập công tác chủ nhiệm, qua đó tự đánh giá và được đánh giá về năng lực dạy học chuyên môn cũng như các kĩ năng sư phạm đã được học tập trên giảng đường đại học.

Thực tập sinh còn được tham gia sinh hoạt chuyên môn lịch sử với các thành viên trong tổ bộ môn của trường THPT để được trao đổi và học hỏi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy lịch sử cùng các kĩ năng chuyên môn. Bên cạnh đó, SV còn phải tham gia tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa chuyên môn và các phong trào học sinh theo kế hoạch của trường THPT...

Ngoài ra, SV còn được thực hành và rèn luyện các kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn sử thông qua các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ học thuật do Bộ môn SPLS tổ chức thường niên vào mỗi học kì. Với nội dung phong phú xoay quanh các vấn đề chuyên môn bằng nhiều hình thức đa dạng khác nhau nhằm tạo điều kiện cho SV ngành SPLS có cơ hội thực hành các kĩ năng diễn đạt trước tập thể, các kĩ năng tổ chức hoạt động, khả năng ứng dụng CNTT vào việc thiết kế chương trình câu lạc bộ... Qua những buổi sinh hoạt học thuật như vậy, SV được rèn luyện và tích lũy thêm kinh nghiệm từ các giảng viên, từ các anh chị khóa trước làm hành trang cho nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Chính sự cố gắng học hỏi và rèn luyện các kĩ

năng NVSP chuyên môn của SV trong từng bài học và trong thực hành với môi trường thực tế mà phần lớn SV SPLS đã đạt được kết quả khả quan trong các đợt kiến tập và thực tập sư phạm. Quan trọng hơn là nhờ vào việc thường xuyên rèn luyện nâng cao tay nghề, các SV đã sớm trở thành các thầy cô giáo giảng dạy lịch sử giỏi, được học sinh và đồng nghiệp tin yêu. Như vậy, ngoài kiến thức chuyên môn thì việc rèn luyện các kĩ năng NVSP chuyên môn còn là yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình đào tạo SV ngành SPLS trở thành giáo viên lịch sử đạt chất lượng phục vụ cho giáo dục lịch sử ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

2.3. Một số ưu điểm

Đào tạo theo học chế tín chỉ đã tạo điều kiện cho SV không chỉ tiếp cận kiến thức chuyên môn một cách sâu rộng hơn mà còn được trau dồi về NVSP thường xuyên hơn thông qua các học phần về LLDH, PPDH lịch sử và từ các buổi thực hành thường xuyên trên giảng đường đại học cũng như thực tập ở môi trường sư phạm thực tế THPT. Có thể nói, với hình thức học tập theo học chế tín chỉ, SV SPLS vừa học tập tại trường đại học vừa có thời gian tiếp cận thực tế tại các trường THPT nên đã rút ngắn được thời gian vận dụng kiến thức lý luận sư phạm vào thực tế giảng dạy chuyên môn ở môi trường giáo dục phổ thông. Chính vì thế đã mang lại hiệu quả học tập tích cực cho SV ngành SPLS trong những năm gần đây.

Việc tăng cường hoạt động rèn luyện NVSP của SV SPLS - Trường Đại học Cần Thơ một cách thường xuyên đã giúp cho các em nắm vững được lý thuyết về dạy học lịch sử ở trường phổ thông và vận dụng được LLDH và thực tiễn một cách hoàn hảo nhằm đạt được hiệu quả cao trong chương trình thực tập sư phạm cuối khóa. Với việc rèn luyện một cách thường xuyên các hoạt động NVSP còn giúp SV nâng cao được tay nghề chuyên môn tốt hơn, góp phần hội đủ tiêu chuẩn trở thành một giáo viên lịch sử trong tương lai đồng thời đáp ứng được phần lớn các tiêu chí của các nhà tuyển dụng sư phạm trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long.

Với hình thức tăng cường rèn luyện NVSP cho SV trong mối liên hệ mật thiết với các trường THPT trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ đã phát huy được hiệu quả học tập trong phương thức đào tạo giáo viên lịch sử theo học chế tín chỉ. Bởi thông qua các mối liên hệ với các trường THPT đã tạo điều kiện cho SV được tiếp cận kiến thức chuyên môn lịch sử phổ thông một cách sâu rộng hơn đồng thời được trau dồi NVSP thường xuyên hơn qua thực tế quan sát, làm mẫu và qua chia sẻ kinh nghiệm thực tế của các thầy cô ở trường THPT. Từ đó SV SPLS không ngừng hoàn thiện các kỹ năng giảng dạy chuyên môn, đủ tự tin và vững

tâm lý khi bắt đầu bước vào giai đoạn thực tập sư phạm cuối khóa, đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và NVSP nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình thực tập. Đồng thời, tạo được ấn tượng tốt đẹp trong các mối quan hệ chuyên môn, quan hệ xã hội với các thầy cô giáo tại trường THPT mà các SV đang thực tập. Xây dựng được niềm tin và hình ảnh tốt đẹp về SV SPLS.

Những vấn đề tồn tại

Bên cạnh những tính hiệu tích cực từ hoạt động rèn luyện NVSP trong quá trình đào tạo giáo viên lịch sử của trường Đại học Cần Thơ thì vẫn còn tồn tại những khía cạnh thiếu sót cần được được điều chỉnh để nội dung đào tạo được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn giáo dục lịch sử của xã hội. Từ thực tiễn giảng dạy lịch sử ở bậc THPT đã cho thấy được phần lớn SV SPLS mới tốt nghiệp chưa thực sự thuần thục về các kỹ năng NVSP.

Chẳng hạn, trong tiết dạy lịch sử, họ chưa xác định được đâu là PPDH trọng tâm và đâu là các PPDH bổ trợ để đạt được mục tiêu dạy học đã đặt ra, hoặc là các giáo viên trẻ thường hay mắc phải các thiếu sót trong diễn đạt, sử dụng đồ dùng trực quan hoặc bị lúng túng trong việc phối hợp giữa các PPDH truyền thống như sử dụng bảng đen với PPDH hiện đại có sử dụng CNTT trong DHLS.

Sự bất cập từ chương trình đào tạo tín chỉ hiện nay của ngành SPLS đã ảnh hưởng không nhỏ trong việc rèn luyện NVSP thông qua mối liên hệ thực tiễn với các trường THPT của SV: chương trình đào tạo SV ngành SPLS - Trường Đại học Cần Thơ 140 tín chỉ hiện nay đã qua 3 lần cải tiến (2007, 2010, 2014) nhưng thật sự vẫn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội. Thời lượng dạy cho các học phần chuyên môn và các học phần PPDH cũng như chương trình rèn luyện các kỹ năng NVSP cho SV hầu hết đều bị cắt giảm: từ 220 đơn vị học trình (chương trình trước khi thực hiện học chế tín chỉ) còn 138 tín chỉ (2007) đến 120 tín chỉ (2010) và hiện nay là 140 tín chỉ (2014). Điều này đã dẫn đến một hệ quả không mấy khả quan, SV có ít thời gian lên lớp nên đa phần không biết tận dụng quỹ thời gian vào việc tự học, tự rèn luyện, tự thực hành sư phạm nên trình độ chuyên môn chưa thực sự vững vàng, kỹ năng thực hành sư phạm còn yếu kém đã ảnh hưởng đến kết quả thực tập sư phạm ở trường THPT và chất lượng đào tạo giáo viên lịch sử của Bộ môn SPLS.

Bên cạnh một bộ phận SV năng động, tích cực trong học tập đã không ngừng tận dụng quỹ thời gian và các điều kiện thuận lợi từ chương trình học để thiết lập mối liên hệ mật thiết với các trường THPT nhằm tìm kiếm cơ hội học hỏi và giao lưu để nâng cao được năng lực NVSP của bản thân thì phần lớn

các SV còn lại chưa hiểu được giá trị nghề nghiệp nên chưa biết cọ xát thường xuyên với thực tế dạy học ở môi trường THPT một cách hiệu quả. Chương trình đào tạo hiện nay với khoảng 1/3 chương trình là dành cho các học phần đại cương và điều kiện, vì thế các học phần thực hành thực tế với môi trường phổ thông được bố trí còn hạn hẹp nên đã hạn chế các kỹ năng thực tế chuyên môn dạy học. Chính điều đó đã làm cho SV chưa thực sự nắm vững được tình hình thực tiễn công tác giảng dạy lịch sử ở bậc phổ thông.

2.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng rèn luyện NVSP cho SV SPLS - Trường Đại học Cần Thơ

Cần nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo giáo viên lịch sử bám sát với tình hình giáo dục thực tiễn của xã hội, đặc biệt là phù hợp với thực tiễn đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015. Trong việc thiết kế, xây dựng lại chương trình đào tạo ngành SPLS cần nghiên cứu và tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học trong cả nước: xem xét tăng cường các học phần học tập, thực hành thực tế tại các trường THPT không chỉ nhằm nâng cao được chất lượng rèn luyện các kỹ năng NVSP cho SV mà còn xây dựng và củng cố được mối quan hệ giữa Khoa Sư phạm với các trường THPT trong công tác đào tạo giáo viên nói chung và SV SPLS nói riêng.

Hiện nay trong chương trình đào tạo, Trường Đại học Cần Thơ đã bố trí thời gian cho SV sư phạm nói chung và SV ngành SPLS nói riêng được tiếp cận thực hành với môi trường giảng dạy thực tế ở bậc phổ thông. Tuy nhiên, thời lượng vẫn còn hạn chế trong hai học phần kiến tập và thực tập sư phạm với tổng thời gian khoảng 3 - 4 tháng trong 4 năm đào tạo. Do vậy, chúng ta cần xem xét tăng thời gian kiến tập và thực tập cho SV đồng thời cải tiếp chương trình đào tạo như việc bố trí thêm một số học phần tiếp cận với môi trường phổ thông ngay từ năm thứ nhất đến năm thứ tư ở các cấp độ tăng dần các hoạt động rèn luyện NVSP.

Bên cạnh đó, cần mời các giáo viên phổ thông giàu kinh nghiệm giảng dạy thực tế đến tham dự và chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng và PPDH lịch sử từ thực tiễn trong các học phần PPDH lịch sử, các buổi thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm hoặc trong các buổi sinh hoạt trước khi tổ chức kiến tập, thực tập sư phạm cho SV. Thường xuyên tổ chức các hoạt động thi thực hành NVSP có hiệu quả tại Khoa Sư phạm hoặc ngay tại trường THPT Thực hành Sư phạm - Trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt cần chú ý phát huy hiệu quả thực sự của trường THPT Thực hành Sư phạm trong việc đào tạo nghiệp vụ cho SV sư phạm nói chung và SV SPLS nói riêng, xem đây là hoạt động thường xuyên và trường thực hành phải là “phòng thí nghiệm sư phạm” thực sự trong công

tác đào tạo giáo viên của Khoa Sư phạm - Trường Đại học Cần Thơ.

Ngoài ra, vấn đề chi tiền bồi dưỡng cho các giáo viên ở các trường THPT trong việc hướng dẫn SV sư phạm nói chung và SV ngành SPLS nói riêng thực tập, thực hành sư phạm còn khá hạn chế. Do đó chúng ta cần quan tâm đến vấn đề này để có định mức chi bồi dưỡng hợp lý với công sức của các giáo viên, có như vậy sẽ tạo được động lực cho việc xây dựng hệ thống mạng lưới các trường THPT vệ tinh với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệp để cộng tác với Khoa Sư phạm trong công tác hướng dẫn SV bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và tăng cường hiệu quả hoạt động rèn luyện các kỹ năng NVSP..

3. Kết luận

Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng thì người thầy sẽ đóng vai trò quan trọng bậc nhất và không thể thiếu trong quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động dạy - học đồng thời cũng là nhân tố góp phần quan trọng vào chất lượng dạy học môn lịch sử. Đặc biệt trước thực trạng dạy và học lịch sử ở bậc phổ thông thì yếu tố người thầy cần được chú trọng quan tâm bồi dưỡng chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm. Hoạt động rèn luyện tay nghề giảng dạy cho SV SPLS là cả một quá trình lâu dài, không thể hoàn thành một sớm một chiều, do vậy trong quá trình đào tạo đại học việc thường xuyên rèn luyện và tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV ở môi trường thí nghiệm và môi trường thực tế THPT dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên là điều vô cùng cần thiết. Thiết nghĩ, các trường THPT không chỉ đóng vai trò là môi trường giáo dục cho học sinh mà còn là “môi trường thí nghiệm sư phạm thực tế” quan trọng trong việc học tập và thực hành sư phạm hiệu quả cho SV sư phạm nói chung và SV SPLS nói riêng trong việc vận dung các lý thuyết dạy học, các kỹ năng nghiệp vụ vào thực tiễn dạy học bậc THPT. Chính vì thế, cần chú trọng hơn vấn đề hợp tác và trao đổi với các trường THPT trên địa bàn nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với môi trường THPT thường xuyên hơn nhằm nâng cao được chất lượng rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm một cách hiệu quả hơn, bởi đó là một trong những nhiệm vụ cần thiết và quan trọng để nâng cao được chất lượng đào tạo giáo viên lịch sử của Trường Đại học Cần Thơ.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2011). Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

(Xem tiếp trang 95)

Đề cương

Tài liệu liên quan