• Không có kết quả nào được tìm thấy

SỬ DỤNG TRUYỆN KỂ TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

1. Đặt vấn đề

Xuất phát từ đặc thù tri thức của môn đạo đức ở bậc tiểu học, đặc điểm tâm sinh lí cũng như quy luật nhận thức và tư duy của học sinh (HS) ở lứa tuổi này, việc dạy học môn đạo đức đòi hỏi người giáo viên (GV) phải thường xuyên vận dụng hệ thống tư liệu dạy học như truyện kể, văn thơ, âm nhạc, tranh ảnh, hình vẽ, phim,... để phục vụ cho việc triển khai các ý đồ sư phạm của bài học, hình thành và duy trì hứng thú học tập ở HS, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trong hệ thống các tư liệu dạy học kể trên, truyện kể được xem là một dạng tư liệu phổ biến nhất bởi sự tương thích đặc biệt giữa nội dung, đặc điểm, tính chất của nó so với nội dung và đặc thù tri thức của môn đạo đức ở bậc này. Chính vì thế, trong thực tiễn dạy học, một số GV đã kịp nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của truyện kể và sử dụng thường xuyên trong quá trình lên lớp. Tuy nhiên, với việc dạy học đạo đức theo định hướng hình thành, bồi dưỡng và phát triển năng lực của HS, việc sử dụng truyện kể trong thiết kế bài dạy học và giảng dạy trên lớp cần phải được thực hiện theo những phương cách và yêu cầu riêng biệt.

2. Vai trò của truyện kể trong dạy học môn đạo đức ở tiểu học theo định hướng năng lực

Truyện kể trong dạy học đạo đức là một dạng tư liệu chứa đựng những tình tiết, nội dung phản ánh các quan hệ đạo đức của con người và được biểu đạt thông qua hoạt động kể của người GV nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học nhất định. Truyện kể luôn được xem là nhân tố trung tâm của phương pháp kể chuyện. Sẽ không thể có phương pháp kể chuyện nếu thiếu nhân tố hạt nhân này. Trong dạy học môn Đạo đức nói chung, truyện kể là dạng tư liệu dạy học phổ biến, đặc thù và là một biện pháp giáo dục đạo đức có hiệu quả. Nguyên nhân là do: truyện kể được sử

dụng thông qua phương pháp kế chuyện sẽ tạo lập và duy trì sự hứng thú học tập của HS, đặc biệt là đối với lứa tuổi tiểu học. Nó luôn mang lại cho các em những hứng thú, hấp dẫn đặc biệt và có tác dụng tính cực trong giáo dục và giáo dưỡng. Sự hấp dẫn có được từ chính nội dung cốt truyện, từ những tình tiết, những mâu thuẫn nảy sinh, cách giải quyết các tình huống và nghệ thuật kể của người GV. Ngoài ra, phương pháp kể chuyện nếu được sử dụng tốt cũng sẽ góp phần phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong các bài dạy đạo đức. Bài giảng sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán nhờ có sự tham gia của các em trong quá trình tiếp thu nội dung và chiêm nghiệm ý nghĩa từ các câu chuyện. Đây là một trong những cách thức tạo môi trường để tất cả HS cùng tham gia vào giải quyết tình huống do GV nêu ra.

Bên cạnh đó, vị trí, mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng gắn với hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức cần lĩnh hội ở cấp học này và đặc điểm đối tượng HS bậc tiểu học đã cho thấy các năng lực mà phân môn này hướng tới đó là năng lực xác định nhận biết các giá trị; chuẩn mực đạo đức tiến bộ và đặc biệt là năng lực đánh giá và tự giác thực hành các hành vi, thói quen đạo đức đơn giản trong đời sống thực tiễn thông qua mối quan hệ với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. Hệ thống năng lực kể trên sẽ được kết tinh ở niềm tin, ý chí về các giá trị đạo đức và khả năng liên hệ, thực hành vận dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của bản thân các em. Đối chiếu ý nghĩa và vai trò của truyện kể với hệ thống năng lực cần hình thành và bồi dưỡng cho HS tiểu học qua môn đạo đức nói trên, chúng ta luôn thấy có sự tương thích và thuận chiều cao độ. Điều này được lí giải ở chỗ: mỗi một câu chuyện kể là một cơ hội giúp HS xác lập một thái độ đối với các hiện tượng của đời sống xung quanh.

Cái đích mà bài học hướng đến là thông qua hệ thống

SỬ DỤNG TRUYỆN KỂ TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC

tri thức để giúp hình thành ở HS niềm tin đạo đức và rèn luyện hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Mục tiêu này sẽ khó đạt được nếu người GV áp đặt HS bằng hệ thống thuyết lý thuần tuý. Dạy đạo đức phải tạo ra được sự chuyển biến tự giác từ ý thức bên trong mỗi HS. Truyện kể với những hình tượng nghệ thuật sẽ tác động mạnh vào tình cảm giúp chuyển tri thức thành niềm tin và thói quen thực hiện hành vi đạo đức một cách tự nhiên. Vì vậy, khi sử dụng theo hướng hình thành bồi dưỡng và phát triển năng lực, truyện kể không chỉ có tác dụng đem lại mỹ cảm nghệ thuật, làm phong phú đời sống tâm hồn mà còn bồi dưỡng thái độ yêu ghét rõ ràng: đối với cái xấu thì lên án, đối với cái tốt thì học tập, bắt chước làm theo. Từ đó, có thể nói, đối với việc dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực, truyện kể là một trong những tư liệu và phương tiện có tầm quan trọng đặc biệt.

3. Biện pháp sử dụng truyện kể trong dạy học đạo đức theo định hướng năng lực

3.1. Sử dụng truyện kể để tổ chức hoạt động khởi động

Hoạt động khởi động có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tiếp nhận nội dung bài học của HS. Nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động này là giúp HS hình thành được sự hứng thú, hưng phấn với chủ đề sắp được khám khá. Tâm thế và niềm hứng khởi ấy được so sánh như chất kích hoạt cho việc giải phóng năng lượng trí tuệ của HS.

Với thế mạnh của mình, truyện kể với những tình tiết, mẫu thuẫn và xung đột bất ngờ sẽ lôi cuốn được HS và kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết đối với bài học mới.

Trước khi vào tiết học, GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học bằng một truyện kể đạo đức cụ thể. Từ nội dung câu chuyện, GV gợi mở, liên hệ với chủ đề bài học bằng những câu hỏi có tính định hướng, chuẩn bị tâm thế tiếp nhận bài học mới cho HS. Chẳng hạn như, để mở đầu bài học “Quan tâm, giúp đỡ bạn”

(bài 6, Đạo đức 2), GV có thể sử dụng truyện kể “Bài học quý” với nội dung như sau:

Trong khu rừng kia, chú Sẻ và Chích bông chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được một món quà của bà ngoại gửi đến. Đó là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê. Sẻ không nói một lời nào về món quà lớn ấy cả. “Nếu cho

cả Chích nữa thì mình sẻ chẳng còn là bao!”

Sẻ ở trong tổ ăn hạt kê một mình. Khi kê hết, chú bèn quẳng chiếc hộp đi.

Những hạt kê còn sót lại bay ra khỏi hộp. Cô Gió đưa chúng đến một đám cỏ non xanh dưới một gốc cây xa lạ... Chú Chích đi kiếm mồi, gặp những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói cẩn thận vào một chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình. Vừa gặp Sẻ, Chích đã reo lên :

- Chào bạn Sẻ thân mến ! Mình vừa kiếm được muời hạt kê ngon nhé. Đây này, bây giờ chúng mình hãy chia đôi : cậu năm hạt, mình năm hạt...

Nghe Chích nói, Sẻ xấu hổ quá. Chú đã nhận ra một điều: Cần phải biết quan tâm và chia sẻ với bạn bè và mọi người.

Với truyện kể trên, GV đặt một vài câu hỏi gợi mở để HS tự đưa ra những nhận định, đánh giá của bản thân mình đối với hành vi ứng xử, việc làm trong tình bạn của nhân vật chim Sẻ và Chích Bông và khái quát về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn trong cuộc sống của mỗi cá nhân con người. Từ đó, GV tạo ra tâm thế tiếp nhận chủ đề của bài học mới.

3.2. Sử dụng truyện kể để hình thành kiến thức mới

Đây là biện pháp thường được GV sử dụng nhiều nhất. Trong trường hợp này, thông qua việc thực hiện những hành vi, việc làm hoặc cách thức giải quyết các tình huống giữa các nhân vật trong truyện, GV khéo léo tổ chức cho HS khai thác truyện để tự mình tìm ra những giá trị, chuẩn mực đạo đức hoặc đưa ra nhận định, đánh giá của cá nhân mình trước những hành vi, việc làm của các nhân vật. Ta lấy trường hợp sau làm ví dụ:

Để hình thành kiến thức mới về biểu hiện và ý nghĩa của việc kính trọng người già và yêu mến trẻ em trong bài “Kính già, yêu trẻ” (Bài 6, Đạo đức lớp 5), GV có thể dùng câu chuyện “Vai kịch cuối cùng” như sau để

hỗ trợ cho hoạt động này.

một

người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân.

Ở bãi cỏ bên bến sông, chiều nào ông cũng thấy một chú bé khuyết tật đi xe lăn ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua bến sông.

Khi chiếc tàu ầm ầm lướt qua bến

sông, chú bé vụt rướn người, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú.

Nhưng hành khách - mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường - chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.

Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Hôm sau, người em thấy ông giở chiếc va-li hoá trang ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm, đi ngược lên bến trên.

Qua bến sông có chú bé đang rướn người để vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười và đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu thủy đi xa. Người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm diễn huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.

Sau khi kể xong câu chuyện trên, GV tổ chức cho HS trả lời một số câu hỏi có tính dẫn dắt như:

1. Chú bé trong câu chuyện trên có hoàn cảnh bất hạnh như thế nào?

2. Để cảm thấy bớt cô đơn và tìm kiếm niềm vui được giao tiếp với mọi người, chú bé đã làm gì hàng ngày?

3. Chứng kiến nỗi buồn và thất vọng của cậu bé, người diễn viên già đã quyết định làm điều gì?

4. Vì sao người diễn viên già cho rằng vai người hành khách đi tàu là một vai diễn hay nhất của cuộc đời mình?

Qua nội dung trả lời của HS, GV khái quát những biểu hiện của tấm lòng yêu thương con trẻ đầy cảm động, đặc biệt là đối với những trẻ em có hoàn cảnh cô đơn, bất hạnh của người diễn viên già. Qua đó nhấn mạnh đến nội dung kiến thức của bài học về ý nghĩa của tấm lòng yêu thương trẻ em trong cộng đồng xã hội.

3.3. Sử dụng truyện kể để liên hệ, thực hành, vận dụng

Đây là hoạt động được tiến hành nhằm mục đích củng cố kiến thức đã được tiếp thu, lĩnh hội ở hoạt động trước đó, đồng thời tạo điều kiện liên kết giữa nội dung tri thức với thực tiễn cuộc sống. Trong dạy học theo định hướng năng lực, đây là hoạt động rất quan trọng vì nó chính là nơi đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức cũng như tạo lập môi trường thực tiễn giả định để HS được ứng dụng nội dung bài học trong việc thực hành các hành vi đạo đức. Khi ấy, mỗi câu chuyện được GV sử dụng sẽ đóng vai trò như một phương tiện để đưa HS vào tình huống có vấn đề và giải quyết tình huống ấy với những tri thức đã được trang bị. Chúng ta lấy truyện kể “Em bé và bông hồng” được dùng trong dạy học bài “Giữ gìn các công trình công cộng” (bài 11, Đạo đức 4) sau đây làm ví dụ:

Giữa vườn lá um tùm xanh mướt của vườn hoa công viên còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm. Cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đóa hoa tỏa hương thơm ngát. “Ôi! Bông hồng đẹp quá!” - Một em bé đi chơi công viên cùng mẹ khẽ reo lên và với tay định hái.

Người mẹ trông thấy thế liền bảo:

- Con yêu! Mẹ đố con đọc được những gì trên tấm biển giữa vườn hoa kia!

Bé vừa đánh vần vừa đọc. Bỗng em ôm chầm lấy mẹ và thỏ thẻ: “Mẹ ơi! Con không hái hoa nữa”.

Sau khi kể xong, đặt ra những câu hỏi có tính chất vận dụng, thực hành như sau:

1. Theo em, tấm biển mà em bé trong câu chuyện vùa đánh vần vừa đọc có nội dung gì?

2. Từ câu chuyện, em hãy thử kể thêm những hành vi nên làm và không nên làm để góp phần giữ gìn các công trình công cộng ?

Như vậy, với những câu hỏi trên, truyện kể được sử dụng trong hoạt động này đã đóng vai trò như một phương tiện để giúp GV tổ chức thành các bài tập thực hành, vận dụng nhằm giúp HS có cơ hội để chuyển tri thức thành hành động thực tiễn, qua đó bồi đắp năng lực xác định nhận biết các giá trị; chuẩn mực đạo đức tiến bộ và đặc biệt là năng lực đánh giá và tự giác thực hành các hành vi, thói quen đạo đức.

Những ví dụ trên đây cho thấy, việc sử dụng truyện kể trong dạy học môn đạo đức ở tiểu học theo định hướng năng lực đã đặt ra những yêu cầu cao hơn so với dạy học theo định hướng nội dung. Ở đây, ngoài những yêu cầu chung về bản thân truyện kể như phải phù hợp với mục tiêu dạy học, đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục, tính vừa sức thì quá trình sử dụng truyện kể theo định hướng này đặt ra thêm yêu cầu quan trọng sau đây:

(Xem tiếp trang 50)

1. Đặt vấn đề

Giáo dục thể chất là một trong những mặt của giáo dục, nhằm mục đích giáo dục con người phát triển toàn diện, giúp con người hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để học tập, làm việc và xây dựng xã hội mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, có sức khỏe mới học tập và lao động tốt. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất là đảm bảo cơ thể không đau ốm, lớn lên theo đúng độ tuổi, thích nghi với môi trường sống xung quanh và nâng cao sức khỏe con người, đặc biệt là đối tượng học sinh.

Trong nội dung, chương trình chuẩn môn Thể dục lớp 5 ở bậc Tiểu học bao gồm các nội dung: đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, tung và bắt bóng, các trò chơi và môn thể thao tự chọn (các kỹ thuật đá cầu, ném bóng); thời lượng học tập là 2 tiết (tương đương 70 phút)/tuần. Các nội dung trên tương đối phù hợp với học sinh lớp 5, lứa tuổi 10. Mục đích của môn thể dục góp phần giáo dục sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh học tập đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số học sinh còn yếu về mặt thể chất và sức khỏe. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn thực hiện “Đánh giá thực trạng thể lực của học sinh lớp 5 lứa tuổi 10, Trường Tiêu học Tân Hội Trung 2, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp năm 2015” từ đó có thể tìm ra những phương pháp dạy học tốt nhất, nhằm nâng cao thể lực sức khỏe cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng.

2. Nội dung

Mục đích nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu

sẽ giúp việc đánh giá thể lực của học sinh của Nhà trường so với Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo. Từ đó, giúp giáo viên giảng dạy đánh giá đúng thể lực của học sinh mình để có phương pháp giảng dạy phù hợp và giúp cán bộ quản lý có cái nhìn tổng thể về sức khỏe học sinh.

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu 1: Lựa chọn và xác định các test đánh giá thực trạng thể lực học sinh lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2.

Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng thể lực học sinh lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2.

2.1. Lựa chọn và xác định các test đánh giá thực trạng thể lực học sinh lớp 5, lứa tuổi 10 trường Tiểu học Tân Hội Trung 2: Để lựa chọn và xác định các test đánh giá thực trạng thể lực học sinh lớp 5 lứa tuổi 10, trường Tiểu học Tân Hội Trung 2, chúng tôi tiến hành các bước:

- Bước 1: Tham khảo tài liệu, sách báo, các công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học và căn cứ quyết định số: 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 ban hành Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo. Từ 06 test đánh giá thể lực học sinh, sinh viên của quyết định số: 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008, chúng tôi đã tham khảo ý kiến các đồng nghiệp giảng dạy môn thể dục, cán bộ thể dục thể thao, chúng tôi đã tổng hợp và lựa chọn các bài kiểm tra phù hợp với điều kiện sân bãi, dụng cụ và đặc thù học sinh của Nhà trường. Gồm:

1. Bật xa tại chỗ (cm)

2. Chạy 30m xuất phát cao (giây)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỂ LỰC HỌC SINH LỚP 5,

Đề cương

Tài liệu liên quan