• Không có kết quả nào được tìm thấy

HỆ THỐNG PHÂN HÓA TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

1. Đặt vấn đề

Sau khi thống nhất đất nước, hầu hết các tiểu bang đều sử dụng mô hình phân hóa của nền giáo dục Tây Đức. Tuy nhiên không phải vì điều này mà những thành tựu của nền giáo dục Đông Đức bị phủ nhận, một số tiểu bang bên cạnh hệ thống phân hóa ở bậc trung học thì vẫn duy trì loại hình trường phổ thông thống nhất dành cho tất cả các học sinh (HS).

Trong đó đáng chú ý là mô hình giáo dục phân hóa theo hình thức tự chọn ở trường phổ thông hiện nay của Đức, điển hình là hình thức tự chọn trường, tự chọn môn học và tự chọn chủ đề trong mỗi môn học.

Với mục đích tăng hiệu quả trong việc phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa trình độ của người lao động, hình thức tự chọn trường ở Đức được áp dụng cho mô hình phân hóa ngay từ bậc học trung học. Để có cơ sở cho việc chọn trường và phân hóa HS, sau khi kết thúc bậc tiểu học, các GV (GV) giảng dạy và trường học phải chuẩn đoán, định hướng và phân luồng HS theo ba hướng cơ bản. Hướng thứ nhất dành cho HS vào học các trường nghề thực hành;

hướng thứ hai dành cho HS học thực hành nghề khó hơn và phức tạp hơn; và hướng thứ ba dành cho HS vào học các trường đại học.

2. Hệ thống phân hóa theo loại hình trường Giáo dục mầm non ở Đức không bắt buộc, phụ huynh có thể gửi trẻ đến trường mầm non Kindergarten. Ở một số tiểu bang có thêm loại hình trường Vorklasse hoặc Schulkindergarten dành cho trẻ đã đến tuổi đi học nhưng chưa có đủ điều kiện cần thiết để bắt đầu theo học lớp 1 như những trẻ khác.

Giáo dục tiểu học có mục tiêu giúp HS hình thành và phát triển văn hoá đọc, viết, và một số kiến thức cơ bản của toán học bậc tiểu học.

Giáo dục phổ thông và sau phổ thông ở Đức có

sự thống nhất chung dựa trên các kết quả đạt được tại Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá và Giáo dục các tiểu bang (Kultusministerkonferenz, viết tắt KMK, được thành lập từ năm 1948). Chương trình khung và sách giáo khoa (SGK) do các tiểu bang tự quyết định theo sự thống nhất chung của toàn liên bang. HS bắt đầu đi học bậc tiểu học từ lúc 6 tuổi và được học chung một lớp trong 4 năm (riêng ở Berlin và tiểu bang Brandenburg là 6 năm). Quá trình phân hóa diễn ở cuối lớp 4, trường tiểu học dựa trên bảng điểm học tập và nhận xét của GV sẽ giới thiệu HS vào học các loại hình trường trung học phù hợp với năng lực và sở trường của các em và phụ huynh HS sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Để phân luồng tốt sau bậc tiểu học, GV giảng dạy cần phân tích và mô tả chi tiết khả năng của từng HS và tư vấn cho phụ huynh HS trong việc chọn loại hình trường cho con mình.

HS được phân luồng vào học bậc học trung học tại một trong các loại hình trường sau đây:

Hauptschule (hướng thứ nhất), Realschule (hướng thứ hai), Gymnasium (hướng thứ ba), hoặc Gesamtschule (hỗn hợp).

* Trường Hauptchule: Đây là loại hình trường dành cho những HS có kết quả học tập thấp ở bậc tiểu học, khả năng tiếp thu kiến thức chậm và có xu hướng đi chuyên sâu vào các ngành nghề cụ thể. Mục tiêu của trường là giáo dục toàn diện ở mức độ cơ bản (Basic General Education) và rèn luyện các kỹ năng thực hành nghề. Ở loại hình trường Hauptchule, HS phải học đến hết lớp 9. Kết thúc khóa học, HS sẽ nhận được bằng tốt nghiệp Hauptchulabschluss và chuyển sang học tại các trường dạy nghề ở mức độ nâng cao như: Fachschule, Dual System. Các môn học ở trường Hauptschule bao gồm: tiếng Đức, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (tại tiểu bang Saarland) với thời

HỆ THỐNG PHÂN HÓA TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

gian ít nhất 2 năm, toán học, vật lý/hóa học, sinh học, địa lý, lịch sử, khoa học xã hội, tôn giáo, âm nhạc, nghệ thuật, giáo dục thể chất và các môn học tự chọn theo hướng đào tạo nghề (bao gồm kinh tế, kỹ thuật thực hành, kinh tế gia đình, và công nghệ thông tin.

* Trường Realschule: Loại hình trường này dành cho những HS có kết quả học tập ở mức trung bình (có trình độ khá hơn HS ở trường Hauptschule) và có nguyện vọng làm việc trong các lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Mục tiêu của trường là giáo dục toàn diện nhưng ở mức độ cao hơn ở trường Hauptschule (More Extensive General Education). HS phải học hết lớp 10 để có thể được cấp bằng tốt nghiệp Realschulabschluss hoặc Mittlerer Schulabschluss (ở một số tiểu bang). Bằng tốt nghiệp này là điều kiện để HS có thể học tiếp lên bậc trung học phổ thông và các trường dạy nghề như:

Berufsfachschule, Fachoberschule và Dual System.

Tại trường Realschule, các môn học có yêu cầu cao hơn và nội dung phong phú hơn so với chương trình học tại trường Hauptschule. Những HS khá giỏi, đáp ứng được yêu cầu học ở mức độ cao hơn sẽ được nhà trường giới thiệu chuyển tiếp lên học ở trường Gymnasium. Những HS này sau đó có thể được xét tuyển vào các trường đại học. Các HS còn lại ở trường Realschule, sau khi học xong lớp 10, các em có thể theo học ở trường dạy nghề Fachschule trong khoảng 2 năm. Sau khi kết thúc khóa học và nhận bằng tốt nghiệp, HS có thể đăng kí vào học trường đại học khoa học ứng dụng.

* Trường Gymnasium: Đây là loại hình trường dành cho những HS khá giỏi và là một trong những niềm tự hào về giáo dục của người Đức. Mục tiêu của loại hình trường này là giáo dục toàn diện ở mức độ nâng cao (Intensified General Education). Khóa học ở trường Gymnasium được chia làm hai bậc học sau:

Bậc học THCS (Lower Level Gymnasium) từ lớp 5 (hoặc từ lớp 7 ở Berlin và tiểu bang Brandenburg) đến hết lớp 10; Bậc học THPT (Upper Level Gymnasium hay gymnasiale Oberstufe) từ lớp 11 đến lớp 13 (lớp 11 và lớp 12 đối với Gymnasium hệ 8 năm). Dựa trên kết quả đánh giá năng lực của HS, tại giai đoạn chuyên sâu ở bậc THPT trường Gymnasium, các HS sẽ phải học các kiến thức chuyên ngành được chia làm 3 nhóm cơ bản sau đây:

- Ngôn ngữ, văn học, và nghệ thuật: Các môn học bắt buộc là tiếng Đức, ngoại ngữ, nghệ thuật, âm nhạc.

- Khoa học xã hội: Các môn học bắt buộc là lịch sử, địa lý, triết học, các vấn đề chính trị - xã hội, kinh tế.

- Toán học, khoa học tự nhiên, và công nghệ:

Các môn học bắt buộc là toán học, vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ thông tin.

Dựa trên năng lực thực tế, mỗi HS được yêu cầu

chọn một trong 3 nhóm chuyên ngành nêu trên cho đến khi kết thúc khóa học ở trường Gymnasium, bao gồm cả việc thi lấy bằng tốt nghiệp Abitur(chỉ khoảng từ 30% đến 35% tổng số HS có thể được dự thi lấy bằng Abitur, số HS còn lại theo học tại các trường dạy nghề và tham gia thực tập nghề tại các công ty).

Kì thi Abitur gồm 4 hoặc 5 môn (tùy theo từng tiểu bang) như sau: ít nhất hai môn ở mức độ nâng cao, hai trong số các môn (tiếng Đức, ngoại ngữ hoặc toán học), ít nhất một môn nằm trong danh sách các môn học bắt buộc. Ngoài ra, các tiểu bang sẽ tự quyết định xem môn tôn giáo có thể được thay thế môn khoa học xã hội hay không. Cùng với bằng tốt nghiệp Abitur và chứng chỉ Allgemeine Hochschulreife, kết quả các môn học như tiếng Đức, ngoại ngữ, toán học, giáo dục thể chất, lịch sử và một môn khoa học tự nhiên cũng sẽ được dùng để tuyển chọn vào đại học.

Tại mỗi nhóm chuyên ngành, các môn học được dạy ở hai mức độ cơ bản và nâng cao. So với các khóa học cơ bản, những khóa học nâng cao có nhiều tiết hơn trên một tuần, các môn học gồm nhiều chủ đề và độ phức tạp cao hơn. Khóa học cơ bản gồm có các môn như tiếng Đức, toán học, và ngoại ngữ với ít nhất 3 tiết/1 tuần. HS được yêu cầu phải chọn ít nhất hai môn ở mức độ nâng cao (ít nhất 5 tiết/1 tuần) hoặc ba môn ở mức độ nâng cao (4 tiết/1 tuần), một trong những môn này có thể là tiếng Đức, ngoại ngữ, toán học hoặc khoa học tự nhiên. Thông thường các HS cần học hai ngoại ngữ trong suốt giai đoạn cơ bản.

* Trường Gesamtschule: Đây là loại hình trường hỗn hợp dành cho tất cả các HS ở các trình độ khác nhau và là mô hình được duy trì từ nền giáo dục của Đông Đức và giống với mô hình tại Việt Nam. Hiện nay, một số tiểu bang thuộc Tây Đức cũ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm mô hình này. Một số tiểu bang chỉ tồn tại duy nhất loại hình trường này, một số khác là loại trường tích hợp. Hệ thống trường này không được phổ biến vì tất cả 16 tiểu bang đều có truyền thống, bản sắc văn hoá riêng và có quyền quyết định hệ thống giáo dục của mình.

* Trường dạy nghề: Loại hình trường dạy nghề gồm hai mô hình: toàn thời gian (Berufsfachschule) và bán thời gian (Berufsschule và Berufsoberschule).

Trường Berufsfachschule cung cấp cho HS nhiều khóa học liên quan đến các lĩnh vực như thương mại, ngoại ngữ, công nghiệp (thủ công), kinh tế gia đình, công tác xã hội, nghệ thuật, và sức khỏe.

Tùy thuộc vào mục tiêu dạy học cụ thể, trường Berufsfachschule yêu cầu đầu vào của HS phải có bằng tốt nghiệp Hauptschuabschluss hoặc Mittlerer Schulabschluss. Quá trình dạy nghề kéo dài từ 1 đến 3 năm tùy thuộc vào từng ngành nghề. Các môn học ở trường Berufsfachschule gồm có tiếng Đức, các vấn đề xã hội, toán học, khoa học tự nhiên, ngoại

ngữ và thể thao cũng như các môn học liên quan đến từng ngành nghề.

3. Đánh giá về hệ thống giáo dục CHLB Đức Điểm nhấn trong nền giáo dục của nước Đức là hệ thống các loại hình trường mang tính phân hóa rõ rệt. Hệ thống này mang tính mở và có tính liên thông giữa các loại hình trường tương đối hợp lý.

Hệ thống phân hóa của Đức dựa vào kết quả học tập, tiềm năng, tính cách cá nhân và khả năng làm việc độc lập của mỗi HS. Tuy nhiên, việc phân hóa từ cuối lớp 4 được xem là quá triệt để và quá sớm. Ngoài ra, hệ thống phân hóa này còn phụ thuộc vào sự hợp tác và tương tác giữa các tiểu bang. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rất khó sử dụng hệ thống này để xác định kế hoạch giáo dục cho một cá nhân cụ thể.

Bản chất của hệ thống là chia HS dựa theo năng lực và năng khiếu, không bao gồm những HS có các nhu cầu khác nhau.

Với những thành tựu phát triển kinh tế hàng đầu của nước Đức, kết quả của chương trình đánh giá HS quốc tế PISA (Programme for International Student Assessment) năm 2000 và các chu kì tiếp theo khiến các chính trị gia và các nhà giáo dục của Đức phải nhìn lại hiệu quả của hệ thống giáo dục và tìm các biện pháp để cải cách nền giáo dục. Theo kết quả của PISA 2000, ở môn đọc hiểu, mức điểm của HS Đức kém xa mức trung bình của các nước OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế).

Tuy nhiên, hiện nay nền giáo dục CHLB Đức đang đứng trước một số thách thức mới như: (1) Nền giáo dục Tây Đức thời gian dài không có sự thay đổi đáng kể nào. Trong khi đó, sau khi thống nhất, mô hình giáo dục của Tây Đức đã được áp dụng phổ biến tại Đông Đức; (2) Khó khăn trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực GV, đặc biệt là GV tại các trường dạy nghề và GV THCS, GV giảng dạy môn Toán và khoa học và đặc biệt là các trường tổ chức dạy học 2 buổi/

ngày; (3) Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV, nâng cao địa vị xã hội của người GV; nền giáo dục thiếu cơ chế tự đánh giá và nâng cao trách nhiệm của GV. Điều này dẫn đến nhiều GV không có động cơ tự phát triển bản thân, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ; (4) Với hơn 7 triệu người nhập cư (chiếm khoảng trên 9% dân số của nước Đức), với nhiều HS tiếng Đức không phải tiếng mẹ đẻ. Do đó, có sự khác biệt lớn trong so sánh trình độ HS bản xứ và các HS từ những gia đình nhập cư. Hơn 30% số HS có cha mẹ gốc Đức chọn theo học trường Gymnasium, trong khi chỉ 15%

HS nhập cư theo học trường này, tỉ lệ này tương ứng ở trường Hauptchule là 25% và 50%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục chung của nước Đức.

Sau cú sốc “PISA 2000”, chương trình cải cách giáo dục được đưa ra thảo luận tại Hội nghị KMK

được tổ chức hàng năm. Hội nghị đã đề ra một số phương hướng chính cho chương trình cải cách giáo dục như sau: (i) Phát triển chương trình chuẩn quốc gia theo năng lực của HS; (ii) Cải cách hệ thống phân hóa (chuyển Gymnasium hệ 9 năm sang hệ Gymnasium hệ 8 năm), đào tạo nghề, giáo dục đặc biệt; (iii) Xây dựng chuẩn quốc gia và đổi mới chương trình đào tạo đội ngũ GV cho các loại hình trường tương ứng; (iv) Cải thiện cơ hội học tập bình đẳng cho mọi HS, trong đó đặc biệt chú trọng vào các HS là con em các gia đình nhập cư vào Đức và vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục; (v) Đề xuất các tiêu chuẩn cụ thể nhằm thực hiện phân ban và đa dạng hóa các hướng phân hóa ở trường phổ thông; tạo sự di chuyển linh hoạt và liên thông giữa các loại hình trường; (vi) Tăng cường vai trò quản lý trong trường học; tăng quyền tự chủ cho hiệu trưởng các trường phổ thông; phát huy tối đa tính tự chủ và sáng tạo của GV trong phát triển chương trình dạy học; (vii) Nâng cao hiệu quả hoạt động của diễn đàn giáo dục (Forum Bildung) nhằm tạo ra một diễn đàn mở cho những tranh luận và đóng góp cho đổi mới giáo dục.

4. Bài học kinh nghiệm cho giáo dục Việt Nam Đối với hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam, hệ thống phân hóa và định hướng nghề nghiệp chưa thực sự rõ ràng, chưa có các loại hình trường phụ hợp với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, chúng tôi đề xuất một số giải pháp dưới đây nhằm đổi mới giáo dục phổ thông:

(i) Chương trình giáo dục phổ thông cần được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, phân luồng và liên thông hợp lý giữa các loại hình trường. Quá trình phân luồng ở phổ thông cần dựa trên nghiên cứu, phân tích và dự đoán cấu trúc nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt cần phân luồng mạnh mẽ sau bậc THCS;

(ii) Phát triển và đổi mới đào tạo nghề, gắn chặt giữa đào tạo nghề với các công ty sử dụng lao động; vận dụng mô hình “Dual System” của Đức tại Việt Nam;

(iii) Gắn trách nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục cho các trường phổ thông và chính quyền địa phương. Đặc biệt, chính quyền địa phương cần hỗ trợ xây dựng các bảo tàng, thư viện, không gian học tập, chương trình giáo dục và hệ thống cơ sở vật chất khác giúp các trường phổ thông tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS; (iv) Đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng quyền tự chủ cho hiệu trưởng các trường phổ thông trong lựa chọn chương trình dạy học và đánh giá GV; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến khích đầu tư cho các mô hình giáo dục tiến tiến, chất lượng cao; (v) Thường xuyên tổ chức các hội thảo giữa GV phổ thông với giảng viên các trường sư phạm, các chuyên gia giáo dục nhằm tạo cơ hội tương tác, giao lưu, trao đổi kinh (Xem tiếp trang 63)

1. Đặt vấn đề

Phương pháp dạy học (PPDH) là một thành tố cơ bản, quan trọng của quá trình dạy học (QTDH), là cách thức để chuyển tải nội dung dạy học đến người học, nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học. Ở các trường đại học hiện nay, đổi mới PPDH đang là một xu hướng phổ biến và yêu cầu cấp thiết. Trong những nội dung, nhiệm vụ dạy học đang triển khai cần phải đổi mới PPDH để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Bàn về vấn đề đổi mới giáo dục, Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều...” [1; 128-129].

Nhìn lại quá trình giáo dục đào tạo chúng ta thấy có các PPDH đã và đang sử dụng lâu nay trong đào tạo đã tỏ ra không còn thích hợp với mục tiêu, nội dung, hình thức dạy học mới và cần được thay đổi, cải tiến cho phù hợp với bối cảnh mới đang có những đòi hỏi mới về phát triển năng lực, kỹ năng sống và làm việc của thế hệ trẻ. Nhiều công trình khoa học, ý kiến các nhà khoa học trong các hội thảo và các báo cáo tổng kết giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) của các trường đại học cho thấy: Việc đổi mới PPDH đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên đổi mới PPDH hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhìn chung phương pháp giảng dạy của GV đại học phần nhiều còn sử dụng cách giảng “đọc chép”, thầy nói, sinh viên nghe ghi thụ động, chưa thật sự phát huy vai trò chủ động, tích cực tìm kiếm kiến thức của SV. Cách kiểm tra, đánh giá trong các kỳ thi thường nặng về đánh giá kiến thức, chưa chú trọng đến sự sáng tạo, vận dụng liên hệ thực tiễn theo nghề nghiệp của SV...

Do đó, trong chỉ đạo dạy học ở các trường đại học, cần chú trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm

cho các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng và yêu cầu đổi mới PPDH để định hướng, làm cơ sở cho việc đổi mới PPDH và quản lý hoạt động này đúng hướng, có chất lượng và hiệu quả cao. Một trong những hướng đổi mới PPDH hiện nay là vận dụng CNTT trong dạy học và giảng dạy của GV.

2. Phương hướng và biện pháp đổi mới PPDH theo hướng ứng dụng CNTT

2.1. Nhận thức và quyết tâm

Vấn đề đặt ra hàng đầu của mọi sự đổi mới là phải trả lời các câu hỏi: đổi mới theo hướng nào, đổi mới những nội dung gì, đổi mới bằng cách nào, hiệu quả đổi mới ra sao...Trong lĩnh vực GD&ĐT, chúng ta chủ trương đổi mới căn bản phương pháp GD&ĐT và nó được hiểu thế nào. Đó là sự đổi mới có hệ thống, triệt để, những vấn đề cốt lõi cả phương diện lý luận và phương diện thực tiễn về PPDH trong mối quan hệ với các thành tố khác trong bối cảnh mới hiện nay.

Đổi mới từ phương pháp tiếp cận, lý thuyết cơ bản đến qui trình, kỹ thuật thao tác tiến hành. Nhưng đổi mới căn bản PPDH không có nghĩa là phủ định hết thảy mọi cách làm, thành quả về PPDH đã đạt được trong lịch sử dạy học mà đổi mới căn bản PPDH cần dựa trên những thành tựu đã có. Những nội dung, những yếu tố còn bất cập cần được nghiên cứu đổi mới một cách căn bản, không nửa vời, níu kéo.

Tính sáng tạo, tính dân chủ và tính hợp tác trong dạy học không được chú ý đúng mức và cuối cùng sản phẩm đào tạo là những con người được “đúc” cùng một khuôn, khả năng thích nghi với cuộc sống và nghề nghiệp luôn thay đổi, biến động hạn chế... trong khi đó thời đại ngày nay khoa học công nghệ phát triển với gia tốc nhanh chưa từng có, kinh tế tri thức đang hiện hữu, CNTT và truyền thông ngày càng ứng dụng rộng rãi trong GD&ĐT...thì mô hình và PPDH hiện nay đã dần bộc lộ những hạn chế, bất cập đang cần được thay đổi, cải tiến để đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo hơn, có khả năng thích nghi với sự thay đổi, có phẩm chất làm việc độc lập, hợp tác là một đòi hỏi

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI

Đề cương

Tài liệu liên quan