• Không có kết quả nào được tìm thấy

KẾT QUẢ THIẾT KẾ VÀ KHAI THÁC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC LỚP 6

1. Đặt vấn đề

Dạy học Sinh học bằng đồ dùng dạy học là xu hướng tích cực trong dạy học trung học cơ sở hiện nay và đang được các GV hết sức quan tâm. Đồ dùng dạy học với tính ưu việt của nó giúp cho học sinh trực quan, thực hành thí nghiệm, là nguồn kiến thức học sinh phải tự khai thác, vừa rèn luyện được các kỹ năng học tập, kỹ năng tư duy khoa học. Hệ quả là học sinh tiếp thu kiến thức, kỹ năng chất lượng hơn, đồng thời cũng giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn, nâng cao chất lượng dạy học.

Hiện nay sử dụng đồ dùng dạy học ở các môn khoa học thực nghiệm đang được Bộ Giáo dục - Đào tạo, các cơ sở giáo dục địa phương, các trường học triển khai. Các dự án sản xuất đồ dùng dạy học đã thực hiện và bán cho các trường. Tuy nhiên số lượng chủng loại còn rất ít, chưa đồng bộ, chất lượng còn hạn chế, kinh phí cao, các trường mua sắm hạn chế, không đủ để phục vụ dạy học. Tự làm đồ dùng dạy học để đưa vào giảng dạy bộ môn thực sự là nhu cầu, nhiệm vụ bắt buộc ở các môn học để chống dạy chay, dạy lí thuyết ở các trường học. Vì vậy “Thiết kế và khai thác đồ dùng dạy học môn Sinh học lớp 6 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trường trung học cơ sở” thực sự là mối quan tâm chia sẽ hiện nay của các giảng viên dạy phương pháp dạy học học, các bộ môn khoa học có liên quan cùng với các GV dạy học Sinh học ở trường trung học cơ sở.

2. Thực trạng thiết kế và khai thác đồ dùng dạy học môn Sinh học

Để hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng và làm đồ dùng dạy học môn Sinh học 6, chúng tôi thực hiện khảo sát một số trường trung học cơ sở: trường trung học cơ sở Phú Thuận (Huyện Phú Vang), trường

trung học cơ sở Phú Bài (Thị xã Hương Thủy), trường trung học cơ sở Hàm Nghi, trường trung học cơ sở Nguyễn Hoàng, trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Từ khảo sát trực tiếp, nêu ra những nhận xét về thực trạng số lượng đồ dùng dạy học Sinh học 6 hiện nay ở các trường còn thiếu quá nhiều và không đồng bộ. Việc sử dụng đồ dùng dạy học còn rất hạn chế, tự làm đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy còn quá ít, không thường xuyên. Từ đó, cho thấy rằng, việc tự làm đồ dùng dạy học Sinh học 6 hiện nay là rất cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học của GV và học sinh các trường trung học cơ sở.

2.1. Kết quả phân tích

Địa chỉ các bài dạy Sinh học 6 sử dụng đồ dùng dạy học: từ bài 1 đến bài 53; trong đó các bài 5, 6, 17, 20, 21, 23, 34, 35, 36, 40, 42, 46, 47, 50 và 53 có đồ dùng dạy học, đa số các bài còn lại sử dụng đồ dùng tự làm để dạy học.

2.2. Kết quả thiết kế, khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học Sinh học 6

a. Bảng từ: Bảng từ có ứng dụng khá rộng: Có thể gắn các đối tượng tranh, ảnh, các phiếu học, tấm chữ, hình bìa, kí hiệu để biểu diễn theo yêu cầu mong muốn: sơ đồ, hình ảnh, mô hình sinh học, kí hiệu, các khối nhỏ nhẹ đối tượng sinh học khác nhau. Sử dụng cho hầu hết các bài Sinh học 6 và các môn sinh học khác ở trung học cơ sở. Có thể sử dụng cho các môn học khác.

b. Mô hình cấu tạo thân non: Mô hình cấu tạo thân cây non được sử dụng dạy bài: 15 Cấu tạo trong của thân non. Giúp GV tổ chức hoạt động tự học cho học sinh về vị trí, hình dạng, các thành phần cấu tạo thân cây sinh động. Mô hình này còn được sử dụng dạy bài: 16 Thân to ra do đâu. Giúp GV tổ chức hoạt động học tập cho học sinh nhận biết tầng phát sinh

KẾT QUẢ THIẾT KẾ VÀ KHAI THÁC

(sinh vỏ, sinh trụ)

c. Tranh mô hình các bộ phận của hoa: Mô hình cấu tạo hoa được sử dụng dạy bài: 28- Cấu tạo và chức năng của hoa. Giúp GV tổ chức hoạt động tự học cho học sinh về vị trí, hình dạng, các thành phần cấu tạo hoa sinh động. Mô hình này còn được sử dụng dạy bài 29- Các loại hoa. học sinh hình thành biểu tượng và khái niệm về hoa lưỡng tính.

d. Tranh mô hình các thành phần cấu tạo tế bào: Tranh cấu tạo tế bào thực vật được sử dụng dạy bài: 7-Cấu tạo tế bào thực vật. Giúp GV tổ chức hoạt động tự học cho học sinh về vị trí, hình dạng, các thành phần cấu tạo tế bào thực vật sinh động.

e. Mô hình Sinh sản vô tính ở thực vật: Mô hình này dùng để dạy bài 39- Quyết-Cây dương xỉ. Phần túi bào tử và phát triển của dương xỉ.

f. Mô hình Thân cây Một lá mầm: Mô hình cấu tạo thân cây Một lá mầm được sử dụng dạy bài: cấu tạo thân cây. Giúp GV tổ chức hoạt động tự học cho học sinh về vị trí, hình dạng, các thành phần cấu tạo thân cây Một lá mầm sinh động. Mô hình này còn được sử dụng dạy so sánh với thân cây Hai lá mầm.

Có thể sử dụng dạy minh họa vị trí các loại mô trong bài Mô thực vật.

g. Mô hình Cấu tạo trong thân non: Mô hình cấu tạo thân non được sử dụng dạy bài: 15- Cấu tạo trong của thân non. Giúp GV tổ chức hoạt động tự học cho học sinh về vị trí, hình dạng, các thành phần cấu thân cây sinh động. Mô hình này còn được sử dụng dạy bài 16- Thân to ra do đâu? Có thể sử dụng dạy bài 7-Tế bào thực vật, mục 3. Mô.

h. Mô hình rễ cây: Mô hình cấu tạo thân cây Hai lá mầm được sử dụng dạy bài: cấu tạo thân cây.

Giúp GV tổ chức hoạt động tự học cho học sinh về vị trí, hình dạng, các thành phần cấu tạo thân cây sinh động. Mô hình này còn được sử dụng dạy so sánh với thân cây Một lá mầm. Có thể sử dụng dạy minh họa vị trí các loại mô trong bài Mô thực vật.

i. Mô hình lá: Mô hình cấu tạo lá cây được sử dụng dạy bài: 20- cấu tạo trong của phiến lá. Giúp GV tổ chức hoạt động tự học cho học sinh về vị trí, hình dạng, các thành phần cấu tạo trong của lá cây sinh động. Mô hình này còn được sử dụng dạy minh họa vị trí các loại mô trong bài mô thực vật.

k. Bộ thí nghiệm Quang hợp nhả ôxy: Bộ thí nghiệm quang hợp nhả ôxy được sử dụng dạy bài:

quang hợp. Giúp GV tổ chức hoạt động tự học cho học sinh, nhất là hoạt động thực hành. Học sinh học tập sinh động, hăng hái, tích cực và rèn luyện được rất nhiều kĩ năng thực hành, quan sát và phân tích.

3. Kết quả tổ chức thực nghiệm

a. Các bài thực nghiệm và đồ dùng dạy học được khảo sát

TT Bài

số Tên bài Đồ dụng dạy học 1 15 Cấu tạo của thân non Tranh mô hình thân non cắt

ngang; mô hình thân cây 21 Quang hợp Bộ thí nghiệm quang hợp

nhả ôxy

3 28 Cấu tạo và chức năng của hoa Tranh mô hình các bộ phận của hoa

Chúng tôi tiến hành dạy 3 bài thực nghiệm, tương ứng cho 3 chủng loại đồ dùng dạy học tự làm để đánh giá: Bài 15 - Cấu tạo trong của thân non.

Nhận xét: Bài 15- Cấu tạo trong của thân non. 2 đồ dùng dạy học (Mô hình thân non và tranh mô hình thân) dạy thực nghiệm ở 3 trường có kết quả chấm với số điểm bình quân của từng trường: 89, 25 điểm, 89,75 điểm và 91,00 điểm. Như vậy ở cả 3 trường đều đánh giá đạt chất lượng tốt. Điểm trung bình của cả 3 trường là 90,00 điểm.

Bài 21: Quang hợp (tiết 1). Nhận xét: Bài 21- Quang hợp (tiết 1). Đồ dùng dạy học Bộ thí nghiệm quang hợp nhả ôxy, dạy thực nghiệm ở 3 trường có kết quả chấm với số điểm bình quân của từng trường:

93,50 điểm, 93,00 điểm và 91,75 điểm. Như vậy ở cả 3 trường đều đánh giá đạt chất lượng tốt. Điểm trung bình của cả 3 trường là 92,75 điểm.

Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa. Nhận xét: Bài 28- Cấu tạo và chức năng của hoa. Đồ dùng dạy học Bộ thí nghiệm quang hợp nhã ôxy, dạy thực nghiệm ở 3 trường có kết quả chấm với số điểm bình quân của từng trường: 90,75 điểm, 91,50 điểm và 89,25 điểm. Như vậy ở cả 3 trường đều đánh giá đạt chất lượng tốt. Điểm trung bình của cả 3 trường là 90,50 điểm. Nhận xét chung về đồ dùng dạy học:

+ Qua khảo sát thực nghiệm ở 3 trường Phú Thuận, Phú Bài, Nguyễn Hoàng. Cả 3 trường, GV đều đánh giá chất lượng của đồ dùng dạy học đưa vào giảng dạy có chất lượng tốt. Điểm số đều tập trung khoảng 90,00 điểm. Điều đó khẳng định chất lượng đồ dùng dạy học tự làm của đề tài tốt. có thể áp dụng cho giảng dạy môn sinh học 6 ở các trường trung học cơ sở.

+ Các đồ dùng dạy học dễ làm, ít tốn kém, dễ kiếm nguyên vật liệu và đặc biệt là nhiều đồ dùng dạy học tận dụng phế liệu để tạo thành sản phẩm.

+ Các đồ dùng dạy học đều rất dễ sử dụng, dễ bảo quản.

b. Chất lượng học tập của học sinh học có đồ dùng dạy học

Bài thực nghiệm 1: Bài 15 - Cấu tạo trong của thân non

+ GV tiến hành dạy theo phương án kế hoạch

bài học đã được soạn. Có sử dụng đồ dùng dạy học.

Sách giáo khoa là tài liệu chính để GV và học sinh thực hiện dạy và học.

+ Sau tiết học, dành 10 phút để kiểm tra về: các thành phần cấu tạo của thân non. Kết quả như sau:

Ta thấy điểm trung bình của bài thực nghiệm ở cả 3 trường: 7,87 điểm. Như vậy điểm số học tập của học sinh trung bình là rất tốt, đạt chất lượng khi học tập có đồ dùng dạy học. Tuy nhiên sự chênh lệch ở vùng nông thôn với thành phố là có nhưng không đáng kể.

Từ bảng điểm trên ta lập bảng kết quả phân loại chất lượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém theo tỉ lệ % như sau:

Bảng 1: Kết quả phân loại học sinh, bài 15 - Cấu tạo của thân non

Tên trường

Trung học cơ sở Lớp số

Mức % xếp loại học tập Yếu Trung bình Khá Giỏi Phú Thuận 6/1 30 0,00 10,0 60,0 30,0 Phú Bài 6/2 30 0,00 16,7 60,0 23,3 Nguyễn Hoàng 6/2 30 0,00 6,7 60,0 33,3 Tổng hợp 90 0,00 11,1 60,0 28,9 Bài thực nghiệm 2: Bài 21 - Quang hợp + GV tiến hành dạy theo phương án kế hoạch bài học đã được soạn. Có sử dụng đồ dùng dạy học.

Sách giáo khoa là tài liệu chính để GV và học sinh thực hiện dạy và học.

+ Sau tiết học, dành 10 phút để kiểm tra kiến thức bài học. Ta thấy điểm trung bình của bài thực nghiệm ở cả 3 trường: 7,80 điểm. Như vậy điểm số học tập của học sinh trung bình là rất tốt, đạt chất lượng khi học tập có đồ dùng dạy học. Tuy nhiên sự chênh lệch ở vùng nông thôn với thành phố là có nhưng không đáng kể. Từ điểm trên ta lập bảng kết quả phân loại chất lượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém theo tỉ lệ % như sau:

Bảng 2: Kết quả phân loại học sinh, bài 21- Quang hợp

Tên trường Trung học cơ

sở Lớp Sĩ số

Mức % xếp loại học tập Yếu Trung bình Khá Giỏi Phú Thuận 6/1 30 0,00 13,3 60,0 26,7 Phú Bài 6/2 30 0,00 16,7 60,0 23,3 Nguyễn Hoàng 6/2 30 0,00 10,0 66,7 23,3 Tổng hợp 90 0,00 13,3 62,2 24,5 Bài thực nghiệm 3: Bài 28 - Cấu tạo và chức năng của hoa

+ GV tiến hành dạy theo phương án kế hoạch bài học đã được soạn. Có sử dụng đồ dùng dạy học.

Sách giáo khoa là tài liệu chính để GV và học sinh thực hiện dạy và học.

+ Sau tiết học, dành 10 phút để kiểm tra Kiến thức bài học. Ta thấy điểm trung bình của bài thực nghiệm ở cả 3 trường: 7,76 điểm. Như vậy điểm số học tập của học sinh trung bình là rất tốt, đạt chất lượng khi học tập có đồ dùng dạy học. Tuy nhiên sự chênh lệch ở vùng nông thôn với thành phố là có nhưng không đáng kể. Từ bảng điểm trên ta lập bảng kết quả phân loại chất lượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém theo tỉ lệ % như sau:

Bảng 3: Kết quả phân loại học sinh bài 28 - Cấu tạo và chức năng của hoa

Tên trường

Trung học cơ sở Lớp số

Mức % xếp loại học tập Yếu Trung bình Khá Giỏi Phú Thuận 6/1 30 0,00 13,33 60,00 26,67 Phú Bài 6/2 30 0,00 16,67 66,66 16,67 Nguyễn Hoàng 6/2 30 0,00 13,33 63,33 23,34 Tổng hợp 90 0,00 14,44 63,33 22,23

c. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm Qua phân tích các kết quả thực nghiệm, thảo luận phân tích của GV và nhóm đề tài cho phép rút ra một số nhận xét như sau:

Đánh giá của GV dạy và dự giờ các tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học ở cả 3 trường, đều cho rằng:

các đồ dùng dạy học tự làm: tranh mô hình cấu tạo thân non, mô hình cấu tạo thân cây (90.00 điểm);

bộ thí nghiệm chứng minh quang hợp nhả khí ôxy (92,75 điểm); mô hình cấu tạo của hoa (90,50 điểm) đều đạt chất lượng rất tốt. Thể hiện rõ ở số điểm cho từng đồ dùng dạy học đã qua đánh giá. Điều này phù hợp với giả thiết ban đầu được đặt ra.

Kết quả các tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học, học sinh học tập đều đạt chất lượng học tập rất cao (xem bảng 1, bảng 2 và bảng 3). Chứng tỏ sử dụng đồ dùng dạy học phát huy được ưu điểm của nó trong việc nâng cao chất lượng dạy và học Sinh học 6 ở trường phổ thông cơ sở.

Qua thực nghiệm chứng tỏ các giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra ban đầu là xác thực. Đồ dùng dạy học tự tạo Sinh học 6 đều có chất lượng tốt, có thể ứng dụng để dạy học Sinh học 6 một cách thuận lợi ở các trường trung học cơ sở. Tính khả thi của nó còn thể hiện ở chổ: tiết kiệm và tận dụng phế liệu, rất dễ làm và có thể sản xuất nhanh.

(Xem tiếp trang 79)

1. Đặt vấn đề

Đổi mới phương pháp giảng dạy luôn là yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của người giảng viên, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì, đổi mới phương pháp giảng dạy là nhằm khắc phục những hạn chế trong việc giảng dạy. Lâu nay, việc giảng dạy lý luận chính trị của chúng ta hầu như nặng về “thầy đọc, trò ghi”, chưa thực sự gây hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên và học viên, trong đó, giảng viên giữ vai trò chủ đạo.

Cùng với các môn học lý luận chính trị khác, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng rất cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, một yêu cầu khách quan dễ nhận thấy là hiện nay phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã và đang được đẩy mạnh, phổ biến rộng rãi trong toàn Đảng, toàn quân và dân ta. Chính vì vậy, kiến thức cơ bản về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh không còn mới mẽ như trước. Với tinh thần đó, để thu hút người học, yêu cầu giảng viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Mặt khác, đối tượng đào tạo của Trường chính trị tỉnh phần đông là cán bộ ở xã, phường, thị trấn, ban ngành, có trình độ học vấn không đồng đều: Từ Tốt nghiệp THPT cho đến sau Đại học đều có... Hơn thế nữa, họ lại là những người trực tiếp làm việc ở cơ sở, cho nên trong quá trình giảng dạy nếu giảng viên không đổi mới phương pháp giảng dạy thì sẽ khó nắm bắt những vấn đề thực tiễn ở cơ sở như thế nào?

Chính vì vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy là một yêu cầu hết sức cần thiết không phải chỉ mang lại kết quả tốt đẹp cho người học mà kể cả người dạy.

2. Một số yêu cầu để mang lại hiệu quả cao cho giờ giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1. Đòi hỏi người giảng viên phải thật sự yêu

nghề, luôn tâm huyết với từng nội dung bài giảng.

Khi giảng viên thật sự yêu nghề thì họ có thể bỏ hằng giờ để nghiên cứu, đầu tư bài giảng, sẽ không dễ dàng thỏa mãn khi họ cảm thấy chưa hài lòng. Sau mỗi bài giảng, giảng viên phải tự vấn bản thân, “tự phê bình”

bài giảng của mình từ đó tìm ra giải pháp khắc phục.

Hơn thế nữa, giảng viên phải khuyến khích học viên góp ý bài giảng của mình bằng nhiều hình thức khác nhau: trực tiếp hoặc gián tiếp, cả nội dung bài giảng hay nội dung từng phần. Từ đó, giảng viên có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy hợp lý hơn.

Để làm tốt điều này đòi hỏi khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén của giảng viên; phải luôn đặt mình vào vị trí người học, người nghe để lựa chọn, kết hợp các phương pháp giảng dạy hợp lý. Bên cạnh đó, giảng viên phải thường xuyên dự giờ, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, học tập những phương pháp giảng dạy hay, tích cực là một trong những cách làm hữu hiệu giúp giảng viên nâng cao tay nghề.

2.2. Để thực hiện tốt, hiệu quả phương pháp giảng dạy bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi hỏi người giảng viên nắm vững, sâu kiến thức chuyên ngành, liên ngành. Khi giảng viên có kiến thức chuyên ngành vững, sâu thì sẽ tự tin và làm chủ trên bục giảng, nhất là việc phải sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau chắc chắn sẽ có những tình huống phát sinh. Để thu hút học viên vào nội dung bài giảng, giảng viên ngoài việc truyền đạt kiến thức chuyên ngành có thể liên hệ, mở rộng thêm một số chuyên ngành khác có liên quan. Nội dung bài giảng sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn và người học sẽ cảm thấy thích thú hơn.

2.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi giảng viên phải sưu tầm những tư liệu quý có liên quan đến nội dung bài giảng, nhất là những đoạn phim tư liệu, hình ảnh, những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động cách

Đề cương

Tài liệu liên quan