• Không có kết quả nào được tìm thấy

DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM dùng cho tuyến y tế cơ sở

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM dùng cho tuyến y tế cơ sở"

Copied!
1068
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM dùng cho tuyến y tế cơ sở

SƯU TẦM & CHIA SẺ BỞI

VNRAS.COM

(2)

Bản quyền tác giả thuộc Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam Trung tâm Dược điển - Dược thư Việt Nam.

Các hình thức in lại và sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam và Trung tâm Dược điển - Dược thư Việt Nam.

TRUNG TÂM DƯỢC ĐIỂN - DƯỢC THƯ VIỆT NAM Địa chỉ: Số 48 phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội Điện thoại: (84-4) 38256905

Fax: (84-4) 39343547 E-mail: hdddvn@vnn.vn

SƯU TẦM & CHIA SẺ BỞI

VNRAS.COM

(3)

Bản quyền tác giả thuộc Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam Trung tâm Dược điển - Dược thư Việt Nam.

Các hình thức in lại và sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam và Trung tâm Dược điển - Dược thư Việt Nam.

TRUNG TÂM DƯỢC ĐIỂN - DƯỢC THƯ VIỆT NAM Địa chỉ: Số 48 phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội Điện thoại: (84-4) 38256905

Fax: (84-4) 39343547

E-mail: hdddvn@vnn.vn

HÀ NỘI - 2017

SƯU TẦM & CHIA SẺ BỞI

VNRAS.COM

(4)
(5)

BỘ Y TẾ Số: 5539/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở, lần xuất bản thứ 2

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam về việc xin ban hành cuốn “Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở, lần xuất bản thứ 2”;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược, QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành cuốn “Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở, lần xuất bản thứ 2” gồm 27 nhóm thuốc, 600 chuyên luận thuốc gốc và 14 chuyên luận chung.

Điều 2. Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở, lần xuất bản thứ 2 là tài liệu chính thức của Bộ Y tế nhằm cung cấp cho các thầy thuốc và cán bộ y tế những hiểu biết đúng về thuốc và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả cho tuyến y tế cơ sở.

Điều 3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cấp phát thuốc, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cho người, các viện nghiên cứu y dược, các trường đại học, trung học y dược, các thầy thuốc cần nghiên cứu, nắm vững nội dung của Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở, lần xuất bản thứ 2 để áp dụng trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

(6)

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Giám đốc Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệu trưởng trường Đại học Y, Dược, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Dược điển - Dược thư Việt Nam, Thủ trưởng đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký) Nguyễn Thị Kim Tiến

(7)

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Giám đốc Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệu trưởng trường Đại học Y, Dược, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Dược điển - Dược thư Việt Nam, Thủ trưởng đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký) Nguyễn Thị Kim Tiến

NỘI DUNG

Quyết định về việc ban hành Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở, lần xuất bản thứ hai, 5

Lời nói đầu, 9

Hội đồng biên soạn Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở, lần xuất bản thứ hai, 11

ĐẠI CƯƠNG Ký hiệu chữ viết tắt, 19

Hướng dẫn sử dụng Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở, 22

Điều trị hợp lý, 24

Phòng ngừa và xử trí tác dụng không mong muốn do thuốc (ADR), 27 CÁC CHUYÊN LUẬN THUỐC

Mục 1: Thuốc gây mê, thuốc tê, 35

Mục 2: Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, 61 Mục 3: Thuốc chống dị ứng và sốc phản vệ, 103

Mục 4: Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong nhiễm độc, 124 Mục 5: Thuốc chống động kinh, chống co giật, 144

Mục 6: Thuốc điều trị ký sinh trùng, thuốc kháng khuẩn và điều trị virus, 156 Mục 7: Thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, 336

Mục 8: Thuốc chống ung thư và giảm miễn dịch, 350

Mục 9: Thuốc dùng trong hội chứng Parkinson và sa sút trí tuệ, 377 Mục 10: Thuốc tác dụng đối với máu, 388

Mục 11: Các chế phẩm máu và dung dịch thay thế huyết tương, 413 Mục 12: Thuốc tim mạch, 426

Mục 13: Thuốc bôi ngoài da, 498 Mục 14: Thuốc dùng để chẩn đoán, 526

Mục 15: Thuốc sát khuẩn và thuốc khử khuẩn, 537 Mục 16: Thuốc lợi tiểu, 543

Mục 17: Thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa, 554

(8)

Mục 18: Hormon, thuốc tránh thụ thai, 602 Mục 19: Thuốc miễn dịch, 657

Mục 20: Thuốc giãn cơ, 700 Mục 21: Thuốc nhãn khoa, 715

Mục 22: Thuốc dùng trong sản phụ khoa, 735

Mục 23: Thuốc, dung dịch thẩm phân màng bụng và máu, 748 Mục 24: Thuốc điều trị rối loạn tâm thần, 754

Mục 25: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp, 784

Mục 26: Dung dịch dùng trong mất nước và điện giải, rối loạn cân bằng kiềm - toan, 814

Mục 27: Vitamin và muối khoáng, 823 CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tương tác thuốc, 845

Phụ lục 2: Dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, 911 Phụ lục 3: Dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú, 941 Phụ lục 4: Dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận, 963 Phụ lục 5: Dùng thuốc cho người suy gan, 981

Phụ lục 6: Pha thêm thuốc tiêm tĩnh mạch vào dịch truyền, 994 Phụ lục 7: Các thông số xét nghiệm thông dụng, 996

Phụ lục 8: Nguyên tắc tính liều trong các trường hợp đặc biệt, 1004 Phụ lục 9: Xác định diện tích bề mặt thân thể người từ chiều cao và cân

nặng, 1008

Phụ lục 10: Hạn dùng của thuốc, 1011

SƯU TẦM & CHIA SẺ BỞI

VNRAS.COM

(9)

Mục 18: Hormon, thuốc tránh thụ thai, 602 Mục 19: Thuốc miễn dịch, 657

Mục 20: Thuốc giãn cơ, 700 Mục 21: Thuốc nhãn khoa, 715

Mục 22: Thuốc dùng trong sản phụ khoa, 735

Mục 23: Thuốc, dung dịch thẩm phân màng bụng và máu, 748 Mục 24: Thuốc điều trị rối loạn tâm thần, 754

Mục 25: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp, 784

Mục 26: Dung dịch dùng trong mất nước và điện giải, rối loạn cân bằng kiềm - toan, 814

Mục 27: Vitamin và muối khoáng, 823 CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tương tác thuốc, 845

Phụ lục 2: Dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, 911 Phụ lục 3: Dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú, 941 Phụ lục 4: Dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận, 963 Phụ lục 5: Dùng thuốc cho người suy gan, 981

Phụ lục 6: Pha thêm thuốc tiêm tĩnh mạch vào dịch truyền, 994 Phụ lục 7: Các thông số xét nghiệm thông dụng, 996

Phụ lục 8: Nguyên tắc tính liều trong các trường hợp đặc biệt, 1004 Phụ lục 9: Xác định diện tích bề mặt thân thể người từ chiều cao và cân

nặng, 1008

Phụ lục 10: Hạn dùng của thuốc, 1011

LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm cung cấp những hiểu biết đúng đắn về thuốc và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, năm 2006, lần đầu tiên Bộ Y tế ban hành Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở. Cuốn sách đã được cán bộ y tế, đặc biệt ở tuyến quận, huyện và xã, phường trên cả nước đón nhận và sử dụng hiệu quả.

Đến nay, đã 10 năm trôi qua, tình hình thực tế đã dẫn đến yêu cầu phải bổ sung và cập nhật thông tin về thuốc. Thực hiện chủ trương của Bộ Y tế, từ năm 2014 Hội đồng Dược thư quốc gia VN đã tổ chức biên soạn cuốn Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở lần xuất bản thứ hai. Nội dung cuốn sách bao gồm 600 chuyên luận, được phân chia thành 27 nhóm thuốc theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Những thuốc được giới thiệu trong cuốn sách là những thuốc được dùng nhiều ở tuyến y tế cơ sở. Sách cũng đề cập đến một số thuốc dùng ở tuyến trên nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các thầy thuốc để hướng dẫn người bệnh sử dụng theo phác đồ điều trị, mặc dù ở tuyến y tế cơ sở thầy thuốc không chỉ định sử dụng các thuốc này. Nội dung mỗi chuyên luận thuốc trong cuốn sách bao gồm những thông tin ngắn gọn, cơ bản nhất, cần thiết cho công tác khám chữa bệnh hàng ngày. Ngoài ra, sách cũng cung cấp những thông tin và hướng dẫn chung về tương tác thuốc, về sử dụng thuốc cho những nhóm đối tượng đặc biệt (phụ nữ đang mang thai, cho con bú, bệnh nhân suy gan, suy thận, v.v...).

Để đảm bảo chất lượng cuốn sách, đã có hơn 200 chuyên gia y - dược trên cả nước tham gia công tác biên soạn, thẩm định, phản biện, góp ý cho bản thảo của cuốn sách. Các chuyên luận sau khi dự thảo đều được các chuyên gia đầu ngành thẩm định bổ sung, sửa chữa và góp ý trước khi biên tập, hoàn chỉnh lần cuối.

Mặc dù đã được tổ chức biên soạn công phu, theo một quy trình chặt chẽ, song trong quá trình biên soạn Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở lần xuất bản thứ hai không tránh khỏi những thiếu sót.

Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam rất mong nhận được những ý kiến

(10)

đóng góp của các đồng nghiệp trong quá trình sử dụng sách để lần xuất bản tiếp theo cuốn sách sẽ có chất lượng cao hơn.

Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam xin chân thành cảm ơn các chuyên gia y, dược đã đóng góp công sức, thời gian và kiến thức quý báu của mình cho công tác biên soạn cuốn Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở lần xuất bản thứ hai. Hội đồng cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ của Trung tâm Dược điển - Dược thư Việt Nam, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và các tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình đóng góp cho công tác biên soạn và hoàn thành bản thảo quý giá này.

HỘI ĐỒNG DƯỢC THƯ QUỐC GIA VN

DÙNG CHO TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ CHỦ TỊCH

GS.TS. Lê Quang Cường

(11)

đóng góp của các đồng nghiệp trong quá trình sử dụng sách để lần xuất bản tiếp theo cuốn sách sẽ có chất lượng cao hơn.

Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam xin chân thành cảm ơn các chuyên gia y, dược đã đóng góp công sức, thời gian và kiến thức quý báu của mình cho công tác biên soạn cuốn Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở lần xuất bản thứ hai. Hội đồng cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ của Trung tâm Dược điển - Dược thư Việt Nam, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và các tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình đóng góp cho công tác biên soạn và hoàn thành bản thảo quý giá này.

HỘI ĐỒNG DƯỢC THƯ QUỐC GIA VN

DÙNG CHO TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ CHỦ TỊCH

GS.TS. Lê Quang Cường

11 HỘI ĐỒNG BIÊN SOẠN DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM

DÙNG CHO TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ (Theo quyết định số 2348/QĐ-BYT ngày 27/6/2014

của Bộ trưởng Bộ Y tế) Chủ tịch:

GS.TS. Lê Quang Cường Phó Chủ tịch:

PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu (thường trực) TS. Trương Quốc Cường

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê PGS.TS. Trần Thị Oanh ThS. Nguyễn Quang Ân Thư ký:

ThS. Lục Thị Thu Hằng ThS. Nguyễn Thị Hương BS. Hoàng Thanh Mai

BAN THƯỜNG TRỰC Trưởng ban:

GS.TS. Lê Quang Cường Phó trưởng ban:

PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu DS. Đỗ Văn Đông Ủy viên:

PGS.TS. Vũ Điện Biên GS.TS. Ngô Quý Châu GS.TS. Nguyễn Bá Đức PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa GS.TS. Lê Đức Hinh PGS.TS. Lương Ngọc Khuê PGS.TS. Nguyễn Văn Kính PGS.TS. Trần Thị Oanh PGS.TS. Trịnh Văn Quỳ PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết PGS.TS. Đoàn Cao Sơn PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ GS.TS. Nguyễn Anh Trí PGS.TS. Lê Văn Truyền

(12)

12

CÁC BAN CHUYÊN MÔN Ban Biên soạn

Trưởng ban: PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu Phó trưởng ban: PGS.TS. Lương Ngọc Khuê Thư ký ban: ThS. Nguyễn Thị Hương Ủy viên:

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh TS. Phạm Thị Vân Anh TS. Nguyễn Quốc Bình TS. Trịnh Hùng Cường TS. Nguyễn Thùy Dương ThS. Phạm Thị Giảng TS. Nguyễn Thành Hải ThS. Lê Thị Thu Hiền TS. Vũ Đình Hòa

PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương PGS.TS. Dương Thị Ly Hương PGS.TS. Phùng Thanh Hương PGS.TS. Lê Thị Luyến ThS. Cao Thị Mai Phương TS. Đỗ Hồng Quảng PGS.TS. Vũ Thị Ngọc Thanh PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông TS. Nguyễn Thị Minh Thu PGS.TS. Huỳnh Quang Thuận ThS. Võ Thu Thủy

BSCKII. Nguyễn Văn Tiệp TS. Phạm Thị Thúy Vân PGS.TS. Đào Thị Vui Ban Thẩm định - Phản biện

Trưởng ban: PGS.TS. Lê Văn Truyền Phó trưởng ban: GS.TS. Ngô Quý Châu Thư ký ban: ThS. Lê Thị Thu Hiền Ủy viên:

PGS.TS. Vũ Điện Biên PGS.TS. Trần Hữu Bình PGS.TS. Tạ Văn Bình

PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn PGS.TS. Phạm Duệ

(13)

12

CÁC BAN CHUYÊN MÔN Ban Biên soạn

Trưởng ban: PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu Phó trưởng ban: PGS.TS. Lương Ngọc Khuê Thư ký ban: ThS. Nguyễn Thị Hương Ủy viên:

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh TS. Phạm Thị Vân Anh TS. Nguyễn Quốc Bình TS. Trịnh Hùng Cường TS. Nguyễn Thùy Dương ThS. Phạm Thị Giảng TS. Nguyễn Thành Hải ThS. Lê Thị Thu Hiền TS. Vũ Đình Hòa

PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương PGS.TS. Dương Thị Ly Hương PGS.TS. Phùng Thanh Hương PGS.TS. Lê Thị Luyến ThS. Cao Thị Mai Phương TS. Đỗ Hồng Quảng PGS.TS. Vũ Thị Ngọc Thanh PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông TS. Nguyễn Thị Minh Thu PGS.TS. Huỳnh Quang Thuận ThS. Võ Thu Thủy

BSCKII. Nguyễn Văn Tiệp TS. Phạm Thị Thúy Vân PGS.TS. Đào Thị Vui Ban Thẩm định - Phản biện

Trưởng ban: PGS.TS. Lê Văn Truyền Phó trưởng ban: GS.TS. Ngô Quý Châu Thư ký ban: ThS. Lê Thị Thu Hiền Ủy viên:

PGS.TS. Vũ Điện Biên PGS.TS. Trần Hữu Bình PGS.TS. Tạ Văn Bình

PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn PGS.TS. Phạm Duệ

13 PGS.TS. Đinh Thị Kim Dung

PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh GS.TS. Đỗ Như Hơn

PGS.TS. Nguyễn Duy Huề GS.TS. Trần Hậu Khang PGS.TS. Bạch Quốc Khánh PGS.TS. Chu Mạnh Khoa PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan PGS.TS. Nguyễn Văn Liệu GS.TS. Đào Văn Long PGS.TS. Mai Phương Mai PGS.TS. Nguyễn Tuyết Mai PGS.TS. Vũ Bá Quyết PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ PGS.TS. Nguyễn Duy Thăng

Ban Biên tập - Hiệu đính và hoàn thiện chuyên luận Trưởng ban: PGS.TS. Trịnh Văn Quỳ

Phó trưởng ban: GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền Thư ký ban: ThS. Lê Thị Thu Hiền Ủy viên:

PGS.TSKH. Đỗ Trung Đàm ThS. Lục Thị Thu Hằng ThS. Nguyễn Thị Hương PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu ThS. Nguyễn Thị Phương Mai BS. Hoàng Thanh Mai ThS. Cao Thị Mai Phương

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Phương PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông ThS. Trần Thu Thủy

BSCKII. Nguyễn Văn Tiệp PGS.TS. Lê Văn Truyền

CỘNG TÁC VIÊN

ThS. Vũ Đức Cảnh TS. Vũ Ngọc Kim ThS. Phan Công Chiến GS. Đặng Hanh Phức PGS.TS. Trần Thanh Dương PGS.TS. Trần Văn Thuấn ThS. Nguyễn Diệu Hà

(14)

14

HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CẤP CƠ SỞ

(Theo quyết định số 960/QĐ-VKNTTW-TTDĐDTVN ngày 27/11/ 2015 của Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc TW)

Chủ tịch:

GS.TS. Lê Ngọc Trọng Phó Chủ tịch:

DS. Đỗ Văn Đông Ủy viên:

GS.TS. Ngô Quý Châu PGS.TS. Tạ Mạnh Cường GS.TS. Nguyễn Bá Đức GS.TS. Lê Đức Hinh GS.TS. Đỗ Như Hơn

GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền GS.TS. Đào Văn Long PGS.TS. Trịnh Văn Quỳ PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ TS. Nguyễn Văn Tựu GS.TSKH. Nguyễn Thu Vân Thư ký:

ThS. Nguyễn Thị Hương BS. Hoàng Thanh Mai

HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU BỘ Y TẾ (Theo quyết định số 1649/QĐ-BYT ngày 05/05/2016

của Bộ trưởng Bộ Y tế) Chủ tịch:

PGS.TS. Lê Văn Truyền Phó Chủ tịch:

DS. Nguyễn Tất Đạt Ủy viên:

PGS.TS. Vũ Điện Biên PGS.TS. Trần Thị Thanh Hóa PGS.TS. Lương Ngọc Khuê PGS.TS. Trần Thị Oanh PGS.TS. Trịnh Văn Quỳ

(15)

14

HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CẤP CƠ SỞ

(Theo quyết định số 960/QĐ-VKNTTW-TTDĐDTVN ngày 27/11/ 2015 của Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc TW)

Chủ tịch:

GS.TS. Lê Ngọc Trọng Phó Chủ tịch:

DS. Đỗ Văn Đông Ủy viên:

GS.TS. Ngô Quý Châu PGS.TS. Tạ Mạnh Cường GS.TS. Nguyễn Bá Đức GS.TS. Lê Đức Hinh GS.TS. Đỗ Như Hơn

GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền GS.TS. Đào Văn Long PGS.TS. Trịnh Văn Quỳ PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ TS. Nguyễn Văn Tựu GS.TSKH. Nguyễn Thu Vân Thư ký:

ThS. Nguyễn Thị Hương BS. Hoàng Thanh Mai

HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU BỘ Y TẾ (Theo quyết định số 1649/QĐ-BYT ngày 05/05/2016

của Bộ trưởng Bộ Y tế) Chủ tịch:

PGS.TS. Lê Văn Truyền Phó Chủ tịch:

DS. Nguyễn Tất Đạt Ủy viên:

PGS.TS. Vũ Điện Biên PGS.TS. Trần Thị Thanh Hóa PGS.TS. Lương Ngọc Khuê PGS.TS. Trần Thị Oanh PGS.TS. Trịnh Văn Quỳ

15 GS.TSKH. Vũ Thị Minh Thục

PGS.TS. Bùi Công Toàn TS. Hoàng Văn Tuyết PGS.TS. Nguyễn Văn Yên Ủy viên thư ký:

DS. Lê Thị Cẩm Hương BS. Hoàng Thanh Mai

TRUNG TÂM DƯỢC ĐIỂN - DƯỢC THƯ VIỆT NAM ThS. Lục Thị Thu Hằng, Giám đốc

ThS. Nguyễn Thị Phương Mai, Phó Giám đốc ThS. Nguyễn Thị Hương

ThS. Lê Thị Thu Hiền ThS. Nguyễn Thanh Thảo DS. Nguyễn Thị Trang CN. Hà Thị Thúy DSTH. Phạm Bình Minh

(16)
(17)

ĐẠI CƯƠNG

(18)
(19)

19 Ký hiệu chữ viết tắt

KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

ACTH Adrenocorticotropic hormon Acetyl CoA Acetylcoenzym A

ADH Hormon chống bài niệu

ADN (hoặc DNA) Acid desoxyribonucleic

ADP Adenosin diphosphat

ADR Tác dụng không mong muốn (Adverse drug reaction)

ALL Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

ALT (GPT) Alaninaminotransferase

AML Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

AMP Adenosin monophosphat

ARN (hoặc RNA) Acid ribonucleic ARNm (hoặc RNAm) ARN thông tin ARNt (hoặc RNAt) ARN vận chuyển AST (GOT) Aspartataminotransferase

ATP Adenosin triphosphat

AUC Diện tích dưới đường cong biểu diễn nồng độ - thời gian

BUN Nitrogen của urê huyết

CoA Coenzym A

cAMP AMP vòng (adenosin monophosphat vòng)

CFU Đơn vị tạo khuẩn lạc

cGMP GMP vòng (guanosin monophosphat vòng)

CK Creatinkinase

CLL Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho

CML Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy

CPK Creatinphosphokinase

Clcr Độ thanh thải creatinin Cyt. P450 Cytochrom P450

(20)

20 Ký hiệu chữ viết tắt

2,3-DPG Acid 2,3-diphosphoglyceric DTQGVN Dược thư quốc gia Việt Nam

đv Đơn vị

đvqt Đơn vị quốc tế

ĐTĐ Điện tâm đồ

ĐNĐ Điện não đồ

FSH Hormon kích nang (noãn)

GABA Acid gamma aminobutyric

GDP Guanosin diphosphat

GMP Guanosin monophosphat

GnRH Hormon giải phóng gonadotrophin GOT (AST) Glutamic oxaloacetic transaminase G6PD Glucose-6-phosphat dehydrogenase GPT (ALT) Glutamic pyruvic transaminase Gram (+) Gram dương (vi khuẩn) Gram (-) Gram âm (vi khuẩn)

GTP Guanosin triphosphat

Hb Hemoglobin

HBsAg Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B

HBV Virus viêm gan B

HCG Gonadotrophin màng đệm người

Hct (Ht) Hematocrit

HDL Lipoprotein tỷ trọng cao

HLA Kháng nguyên bạch cầu người

5-HT 5- hydroxytryptamin, serotonin

IFN-α, IFN-β Interferon-alpha, interferon-beta

Ig Immunoglobulin

Ig A, E, G, M Immunoglobin A, E, G, M

IL Interleukin

IL-1, IL-2 Interleukin-1, Interleukin-2

(21)

20 Ký hiệu chữ viết tắt

2,3-DPG Acid 2,3-diphosphoglyceric

DTQGVN Dược thư quốc gia Việt Nam

đv Đơn vị

đvqt Đơn vị quốc tế

ĐTĐ Điện tâm đồ

ĐNĐ Điện não đồ

FSH Hormon kích nang (noãn)

GABA Acid gamma aminobutyric

GDP Guanosin diphosphat

GMP Guanosin monophosphat

GnRH Hormon giải phóng gonadotrophin GOT (AST) Glutamic oxaloacetic transaminase G6PD Glucose-6-phosphat dehydrogenase GPT (ALT) Glutamic pyruvic transaminase Gram (+) Gram dương (vi khuẩn) Gram (-) Gram âm (vi khuẩn)

GTP Guanosin triphosphat

Hb Hemoglobin

HBsAg Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B

HBV Virus viêm gan B

HCG Gonadotrophin màng đệm người

Hct (Ht) Hematocrit

HDL Lipoprotein tỷ trọng cao

HLA Kháng nguyên bạch cầu người

5-HT 5- hydroxytryptamin, serotonin

IFN-α, IFN-β Interferon-alpha, interferon-beta

Ig Immunoglobulin

Ig A, E, G, M Immunoglobin A, E, G, M

IL Interleukin

IL-1, IL-2 Interleukin-1, Interleukin-2

21 Ký hiệu chữ viết tắt

IMAO Chất ức chế monoaminoxydase

(Monoamine oxidase inhibitor)

MAO Monoaminoxidase

MU Million units (triệu đơn vị) NSAID Thuốc chống viêm không steroid

PAF Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu

PAS Acid para amino salicylic PCO2 Phân áp khí carbonic

PG Prostaglandin

PG A, B, C, Prostaglandin A, B, C

PGI2 Prostacyclin

PO2 Phân áp oxygen

STH Hormon tăng trưởng

T3 Triiodothyronin

T4 Thyroxin

t1/2 Nửa đời

TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới

TKTW Thần kinh trung ương

TSH Hormon kích giáp

TX Thromboxan

TXA2, TXB2 Thromboxan A2, thromboxan B2

VLDL Lipoprotein tỷ trọng rất thấp

(22)

22 Hướng dẫn sử dụng DTQGVN dùng cho tuyến y tế cơ sở

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM DÙNG CHO TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ

“Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở” (gọi tắt là Dược thư quốc gia cỡ nhỏ hay DTCS) lần xuất bản thứ hai thay thế cho “Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở lần xuất bản thứ nhất, cung cấp những thông tin khoa học, ngắn gọn, thiết yếu, dễ hiểu để hướng dẫn thực hành sử dụng thuốc đúng cách cho các bác sĩ, dược sĩ và cán bộ y tế tuyến cơ sở.

Cấu trúc cuốn Dược thư quốc gia cỡ nhỏ dựa trên cách phân loại thuốc trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam và tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO Model Formulary 2008). Các thuốc được phân loại và biên soạn thành 27 nhóm theo tác dụng điều trị của thuốc.

Các thông tin trong Dược thư quốc gia cỡ nhỏ được tham khảo từ các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc của Bộ Y tế, của Tổ chức Y tế thế giới và các sách có uy tín trên thế giới như: Martindale, British National Formulary (BNF), Drug Information - American Hospital Formulary Service (AHFS) , ...

Dược thư quốc gia cỡ nhỏ được chia làm 4 phần: Đại cương, Các chuyên luận thuốc, Các phụ lục, Mục lục tra cứu.

Phần một: Đại cương, gồm 4 chuyên mục chung (Ký hiệu chữ viết tắt, Hướng dẫn sử dụng Dược thư quốc gia dùng cho tuyến y tế cơ sở, Kê đơn hợp lý, Phòng ngừa và xử trí ADR ).

Phần hai: Các chuyên luận thuốc, gồm 600 chuyên luận thuốc được phân loại thành 27 nhóm dựa theo tác dụng điều trị của thuốc. Mỗi nhóm có phần tổng quan giới thiệu chung về nhóm thuốc, giúp thầy thuốc có một cái nhìn chung về nhóm thuốc và từng loại thuốc trong nhóm, sau đó là các chuyên luận thuốc cụ thể. Các chuyên luận thuốc trong mỗi nhóm được trình bày theo bố cục thống nhất, có nội dung ngắn gọn, súc tích, đảm bảo cung cấp những thông tin cần thiết về hướng dẫn dùng thuốc trong điều trị. Mỗi chuyên luận thuốc có từ 7 đến 9 mục như sau:

Tên thuốc (tên Việt Nam) 1. Tên chung quốc tế 2. Dạng thuốc và hàm lượng 3. Chỉ định

4. Chống chỉ định 5. Thận trọng 6. Liều dùng

7. Tác dụng không mong muốn

(23)

22 Hướng dẫn sử dụng DTQGVN dùng cho tuyến y tế cơ sở

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM DÙNG CHO TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ

“Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở” (gọi tắt là Dược thư quốc gia cỡ nhỏ hay DTCS) lần xuất bản thứ hai thay thế cho “Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở lần xuất bản thứ nhất, cung cấp những thông tin khoa học, ngắn gọn, thiết yếu, dễ hiểu để hướng dẫn thực hành sử dụng thuốc đúng cách cho các bác sĩ, dược sĩ và cán bộ y tế tuyến cơ sở.

Cấu trúc cuốn Dược thư quốc gia cỡ nhỏ dựa trên cách phân loại thuốc trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam và tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO Model Formulary 2008). Các thuốc được phân loại và biên soạn thành 27 nhóm theo tác dụng điều trị của thuốc.

Các thông tin trong Dược thư quốc gia cỡ nhỏ được tham khảo từ các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc của Bộ Y tế, của Tổ chức Y tế thế giới và các sách có uy tín trên thế giới như: Martindale, British National Formulary (BNF), Drug Information - American Hospital Formulary Service (AHFS) , ...

Dược thư quốc gia cỡ nhỏ được chia làm 4 phần: Đại cương, Các chuyên luận thuốc, Các phụ lục, Mục lục tra cứu.

Phần một: Đại cương, gồm 4 chuyên mục chung (Ký hiệu chữ viết tắt, Hướng dẫn sử dụng Dược thư quốc gia dùng cho tuyến y tế cơ sở, Kê đơn hợp lý, Phòng ngừa và xử trí ADR ).

Phần hai: Các chuyên luận thuốc, gồm 600 chuyên luận thuốc được phân loại thành 27 nhóm dựa theo tác dụng điều trị của thuốc. Mỗi nhóm có phần tổng quan giới thiệu chung về nhóm thuốc, giúp thầy thuốc có một cái nhìn chung về nhóm thuốc và từng loại thuốc trong nhóm, sau đó là các chuyên luận thuốc cụ thể. Các chuyên luận thuốc trong mỗi nhóm được trình bày theo bố cục thống nhất, có nội dung ngắn gọn, súc tích, đảm bảo cung cấp những thông tin cần thiết về hướng dẫn dùng thuốc trong điều trị. Mỗi chuyên luận thuốc có từ 7 đến 9 mục như sau:

Tên thuốc (tên Việt Nam) 1. Tên chung quốc tế 2. Dạng thuốc và hàm lượng 3. Chỉ định

4. Chống chỉ định 5. Thận trọng 6. Liều dùng

7. Tác dụng không mong muốn

23 Hướng dẫn sử dụng DTQGVN dùng cho tuyến y tế cơ sở 8. Quá liều và xử trí (có thể có)

9. Độ ổn định và bảo quản (có thể có)

Phần ba: Các phụ lục, gồm 10 phụ lục: Tương tác thuốc; Dùng thuốc trong thời kỳ mang thai; Dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú; Dùng thuốc cho người suy thận; Dùng thuốc cho người suy gan; Pha thêm thuốc tiêm tĩnh mạch vào dịch truyền; Xác định diện tích bề mặt thân thể người từ chiều cao và cân nặng; Hạn dùng của thuốc; Nguyên tắc tính liều trong các trường hợp đặc biệt; Các thông số xét nghiệm phổ biến. Các Phụ lục để tra cứu thông tin cần thiết chưa có trong các chuyên luận thuốc.

Phần bốn: Mục lục tra cứu (theo tên thuốc gốc).

Để thực hành sử dụng thuốc điều trị bệnh, bạn đọc tra cứu theo tên thuốc gốc tại Mục lục tra cứu. Khi cần biết thêm các thông tin về tương tác thuốc, cách dùng thuốc đối với người đang mang thai, người đang cho con bú hoặc những người bệnh bị suy gan, suy thận hãy tham khảo các Phụ lục tương ứng. Nếu một thuốc nào đó không được nhắc tới trong Phụ lục, không có nghĩa thuốc đó là thật an toàn.

Trong Dược thư quốc gia cỡ nhỏ, có một số thuốc có tác dụng điều trị nhiều chứng bệnh; vì vậy chuyên luận thuốc đó có trong nhiều nhóm; ở mỗi nhóm hướng dẫn cụ thể đi sâu vào tác dụng điều trị chính trong nhóm, còn các tác dụng khác trình bày tóm tắt và có hướng dẫn để xem tiếp ở các nhóm khác.

Ví dụ: Acid acetylsalicylic có 3 tác dụng điều trị chính như sau:

Giảm đau chống viêm (Mục 2.1.2) Cơn nhức nửa đầu cấp (Mục 7.1.1)

Thuốc điều trị nhồi máu cơ tim (Mục 12.6.1)

Acid acetylsalicylic được trình bày ở cả 3 nhóm thuốc trên, nhưng liều lượng dùng điều trị mỗi chứng bệnh cụ thể chỉ được trình bày chi tiết ở từng nhóm tương ứng.

Việc sử dụng các thuốc trong Dược thư quốc gia cỡ nhỏ để kê đơn và điều trị phải tuân thủ các quy định hiện hành của Bộ Y tế.

(24)

24 Ðiều trị hợp lý

ĐIỀU TRỊ HỢP LÝ

Phần lớn các thuốc đều hàm chứa hai mặt lợi và hại. Do vậy, khi sử dụng thuốc điều trị không hợp lý không chỉ dẫn đến kém hiệu quả, kéo dài tình trạng bệnh tật mà còn có thể gây tổn hại cả thể chất, tinh thần và kinh tế của người bệnh. Do vậy, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và trong mọi trường hợp, thầy thuốc luôn phải cân nhắc lợi/hại của thuốc đối với người bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (2008), để điều trị hợp lý, thầy thuốc cần phải thực hiện những điểm sau:

1. Xác định được vấn đề sức khoẻ mà người bệnh đang vướng mắc, nói một cách khác, phải chẩn đoán đúng dựa trên cơ sở tổng hợp các thông tin thu thập được từ lý do đi khám, bệnh sử chi tiết, thăm khám thực thể, xét nghiệm cận lâm sàng, X quang và các thăm dò khác nếu cần.

2. Xác định rõ được mục tiêu điều trị dựa trên cơ chế bệnh sinh đã thực sự gây ra bệnh cảnh lâm sàng để quyết định chọn vấn đề cần phải giải quyết cho người bệnh, nhiều khi thầy thuốc phải chọn không phải một, mà là nhiều mục tiêu điều trị cho mỗi người bệnh.

3. Lựa chọn chiến lược điều trị: Chiến lược điều trị phải được người bệnh chấp nhận (nếu không, người bệnh không chấp hành y lệnh như: Bỏ thuốc hoặc tự thay thuốc...) nhằm đạt được mục tiêu điều trị. Điều trị có thể bằng biện pháp không dùng thuốc và/hoặc dùng thuốc; và luôn luôn phải tính đến tổng chi phí cho mỗi cách điều trị.

(a) Điều trị không dùng thuốc: Một điều rất quan trọng thầy thuốc và bệnh nhân phải nhớ là nhiều khi không cần phải dùng thuốc mà vẫn chữa khỏi hoặc kiểm soát được bệnh. Trong một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường typ 2..., chỉ cần thay đổi lối sống, chế độ ăn, lý liệu pháp hoặc tập luyện, động viên tâm lý... cũng có thể kiểm soát được một số trường hợp bệnh. Các biện pháp này cũng có tầm quan trọng như thuốc và cần được dặn dò, ghi rõ cụ thể trên đơn thuốc.

(b) Điều trị bằng thuốc

* Chọn nhóm thuốc thích hợp

Hai nguyên tắc cơ bản của chọn nhóm thuốc thích hợp trong điều trị là hiểu biết về sinh lý bệnh học liên quan đến tình trạng lâm sàng của người bệnh cụ thể và dược lực học, dược động học, dạng bào chế, thời điểm dùng thuốc phù hợp cũng như giá cả của nhóm thuốc được chọn.

Quá trình chọn thuốc phải xét đến lợi ích/nguy cơ/chi phí, phù hợp với từng chỉ định ở người bệnh cụ thể, nên chọn thuốc cho hiệu quả cao nhất, an toàn nhất và chi phí điều trị thấp nhất. Luôn luôn nhớ thuốc nào cũng có tác dụng có hại. Ở các nước công nghiệp có 10% bệnh nhân phải nhập viện điều trị là do tác dụng phụ của thuốc. Nhiều thuốc được kê với liều

“chuẩn”, nhưng có thể dẫn đến điều trị không kết quả hoặc gây ngộ độc.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng và độc tính của thuốc như công thức thuốc, dạng bào chế, tính chất dược động học (hấp thu, phân bố,

(25)

24 Ðiều trị hợp lý

ĐIỀU TRỊ HỢP LÝ

Phần lớn các thuốc đều hàm chứa hai mặt lợi và hại. Do vậy, khi sử dụng thuốc điều trị không hợp lý không chỉ dẫn đến kém hiệu quả, kéo dài tình trạng bệnh tật mà còn có thể gây tổn hại cả thể chất, tinh thần và kinh tế của người bệnh. Do vậy, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và trong mọi trường hợp, thầy thuốc luôn phải cân nhắc lợi/hại của thuốc đối với người bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (2008), để điều trị hợp lý, thầy thuốc cần phải thực hiện những điểm sau:

1. Xác định được vấn đề sức khoẻ mà người bệnh đang vướng mắc, nói một cách khác, phải chẩn đoán đúng dựa trên cơ sở tổng hợp các thông tin thu thập được từ lý do đi khám, bệnh sử chi tiết, thăm khám thực thể, xét nghiệm cận lâm sàng, X quang và các thăm dò khác nếu cần.

2. Xác định rõ được mục tiêu điều trị dựa trên cơ chế bệnh sinh đã thực sự gây ra bệnh cảnh lâm sàng để quyết định chọn vấn đề cần phải giải quyết cho người bệnh, nhiều khi thầy thuốc phải chọn không phải một, mà là nhiều mục tiêu điều trị cho mỗi người bệnh.

3. Lựa chọn chiến lược điều trị: Chiến lược điều trị phải được người bệnh chấp nhận (nếu không, người bệnh không chấp hành y lệnh như: Bỏ thuốc hoặc tự thay thuốc...) nhằm đạt được mục tiêu điều trị. Điều trị có thể bằng biện pháp không dùng thuốc và/hoặc dùng thuốc; và luôn luôn phải tính đến tổng chi phí cho mỗi cách điều trị.

(a) Điều trị không dùng thuốc: Một điều rất quan trọng thầy thuốc và bệnh nhân phải nhớ là nhiều khi không cần phải dùng thuốc mà vẫn chữa khỏi hoặc kiểm soát được bệnh. Trong một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường typ 2..., chỉ cần thay đổi lối sống, chế độ ăn, lý liệu pháp hoặc tập luyện, động viên tâm lý... cũng có thể kiểm soát được một số trường hợp bệnh. Các biện pháp này cũng có tầm quan trọng như thuốc và cần được dặn dò, ghi rõ cụ thể trên đơn thuốc.

(b) Điều trị bằng thuốc

* Chọn nhóm thuốc thích hợp

Hai nguyên tắc cơ bản của chọn nhóm thuốc thích hợp trong điều trị là hiểu biết về sinh lý bệnh học liên quan đến tình trạng lâm sàng của người bệnh cụ thể và dược lực học, dược động học, dạng bào chế, thời điểm dùng thuốc phù hợp cũng như giá cả của nhóm thuốc được chọn.

Quá trình chọn thuốc phải xét đến lợi ích/nguy cơ/chi phí, phù hợp với từng chỉ định ở người bệnh cụ thể, nên chọn thuốc cho hiệu quả cao nhất, an toàn nhất và chi phí điều trị thấp nhất. Luôn luôn nhớ thuốc nào cũng có tác dụng có hại. Ở các nước công nghiệp có 10% bệnh nhân phải nhập viện điều trị là do tác dụng phụ của thuốc. Nhiều thuốc được kê với liều

“chuẩn”, nhưng có thể dẫn đến điều trị không kết quả hoặc gây ngộ độc.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng và độc tính của thuốc như công thức thuốc, dạng bào chế, tính chất dược động học (hấp thu, phân bố,

25 Ðiều trị hợp lý chuyển hóa và thải trừ), thể trọng và tuổi, giới, di truyền, do bệnh lý hoặc do tương tác thuốc - thuốc hoặc thuốc với thức ăn và nước uống; và môi trường. Do đó cần phải chú ý, nếu người bệnh là:

• Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh, có đáp ứng với thuốc khác người lớn. Cần đặc biệt thận trọng ở giai đoạn sơ sinh (nhất là tuần đầu sau sinh), liều lượng phải tính toán thật chính xác. Ở thời kỳ này, nguy cơ ngộ độc thuốc tăng lên nhiều do chức năng thận kém, các enzym chuyển hóa có thể bị thiếu hụt và hoạt tính chưa cao, tính nhạy cảm với thuốc của các cơ quan đích rất khác nhau và đặc biệt hệ thống khử độc chưa hoàn chỉnh gây đào thải chậm. Trong các chuyên luận đều có ghi liều dùng cho trẻ em hoặc ghi chống chỉ định khi có chống chỉ định. Nếu không ghi, có nghĩa là liều chưa được xác định cho trẻ em, nên khi dùng, thầy thuốc phải cân nhắc, thận trọng.

• Người đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú: Thuốc có thể gây hại cho thai nhi ở bất cứ thời điểm nào trong thời kỳ mang thai. Trong 3 tháng đầu, đặc biệt từ tuần thứ ba đến tuần thứ mười của thai kỳ, thuốc có thể gây dị tật thai. Trong quý hai và quý ba của thai kỳ, thuốc có thể tác động đến sức lớn và phát triển các chức năng của thai nhi; ngay trước lúc thai đủ tháng hoặc trong thời kỳ chuyển dạ, thuốc có thể tác dụng xấu đến chuyển dạ hoặc đến mẹ và bé sau khi sinh (Phụ lục 2 và 3). Một số thuốc bài tiết qua sữa nên khi dùng các thuốc này cho bà mẹ đang cho con bú có thể gây hại cho trẻ, một số thuốc có thể không ảnh hưởng đến con nhưng có thể làm mất sữa (thí dụ bromocriptin) (Phụ lục 3).

• Người cao tuổi cần được chăm sóc và quan tâm đặc biệt vì họ thường có nhiều bệnh tật kèm theo, nhiều chức năng đặc biệt là chức năng chuyển hóa và thải trừ thuốc bị giảm sút, tỷ lệ nước trong cơ thể thấp dẫn đến thay đổi tỷ lệ lợi ích/tác hại, do đó cần phải thường xuyên đánh giá lại và loại bỏ những thuốc không hoặc ít tác dụng. Hệ thống thần kinh ở người cao tuổi thường tăng nhạy cảm với nhiều loại thuốc dùng thông thường, như thuốc giảm đau nhóm opiat, benzodiazepin, thuốc chống loạn thần, chống Parkinson, do vậy việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng. Một số cơ quan khác cũng dễ nhạy cảm với tác dụng của thuốc như thuốc chống tăng huyết áp và thuốc giảm đau không steroid. Nhưng ảnh hưởng quan trọng nhất của tuổi cao là giảm hệ số thanh thải của thận. Nhiều người bệnh cao tuổi thường bài tiết thuốc chậm và rất nhạy cảm với các thuốc độc cho thận. Chuyển hoá của một số thuốc có thể bị giảm. Những thay đổi về dược động học có thể làm tăng đáng kể nồng độ thuốc ở các mô người cao tuổi. Với người cao tuổi, người thầy thuốc trước hết phải tự hỏi thuốc định kê đơn có thực sự cần không? Chỉ nên kê một số thuốc đã biết rõ tác dụng, quen dùng cho người cao tuổi. Liều dùng thường phải điều chỉnh so với người trẻ. Các thuốc trình bày trong sách đều đề cập đến liều người cao tuổi, nếu không ghi rõ có nghĩa là liều chưa được xác định, thầy thuốc khi dùng phải thận trọng.

(26)

26 Ðiều trị hợp lý

• Người suy thận (Phụ lục 4).

• Người suy gan (Phụ lục 5).

• Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến dược động học, dược lực học làm thay đổi tác dụng và độc tính của một số thuốc. Do vậy, khi lựa chọn thuốc cần phải cân nhắc để phù hợp với từng cá thể người bệnh hết sức tránh dùng thuốc giống nhau cho “tất cả” bệnh nhân.

• Thời điểm dùng thuốc (sáng, tối, dùng liều lặp lại…) ảnh hưởng đến tác dụng và độc tính của thuốc. Do đó cần ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng thuốc.

• Tương tác thuốc: Trong quá trình lựa chọn thuốc điều trị người thầy thuốc cần phải quan tâm đến tương tác thuốc (Phụ lục 1): Khi dùng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc hoặc thuốc với một số thức ăn và nước uống có thể ảnh hưởng lẫn nhau. Hiện tượng tương tác này có thể dẫn đến tăng tác dụng, tăng độc tính hoặc đối kháng lại làm mất tác dụng hoặc mất độc tính, thậm chí tạo ra một tác dụng khác. Có hai dạng: Tương tác dược lực học và dược động học. Tương tác dược lực học thường có thể đoán trước được, dựa vào tính chất dược lý của thuốc và một tương tác xảy ra cho một thuốc có thể xảy ra cho một thuốc cùng nhóm thuốc. Còn tương tác dược động học khó đoán trước và một tương tác xảy ra cho một thuốc, không thể cho rằng sẽ xảy ra cho một thuốc khác cùng nhóm, trừ khi các đặc tính dược động học đã biết tương tự nhau. Tuy nhiên, nhiều tương tác dược động học chỉ tác động đến một số ít người bệnh và chỉ gây hậu quả nghiêm trọng cho một số ít người bệnh. Cần thận trọng khi phối hợp nhiều thuốc, đặc biệt đối với các thuốc có chỉ số điều trị hẹp (thí dụ phenytoin) và dễ xảy ra ở những người có chức năng thận và gan kém, đặc biệt ở người cao tuổi, trẻ em và người suy gan, suy thận.

• Người có tiền sử mẫn cảm với thuốc hoặc các thành phần có trong thuốc:

Tránh dùng.

Tác dụng không mong muốn: Cần nhớ thuốc nào cũng có ít nhiều phản ứng bất lợi. Không phải tất cả các tác dụng không mong muốn đó đều có thể ngăn chặn được, nhưng việc lựa chọn thuốc thích hợp có thể hạn chế được phần lớn những tác dụng bất lợi.

Kiểm tra tính phù hợp của điều trị bằng thuốc đối với người bệnh: Thầy thuốc phải kiểm tra xem hoạt chất đã chọn, dạng thuốc, liều lượng và cách dùng, thời gian điều trị có phù hợp cho mỗi người bệnh không. Điều trị bằng thuốc phải đáp ứng nhu cầu của từng người bệnh (cá thể hóa điều trị).

Kê đơn: Đơn thuốc là mối liên quan giữa thầy thuốc, dược sĩ và người bệnh, cho nên việc kê đơn rất quan trọng để điều trị thành công.

Cung cấp thông tin, hướng dẫn và cảnh báo: Cần phải giải thích, ghi chú rõ ràng tất cả các thông tin về thuốc cho người bệnh.

Theo dõi điều trị: Phải theo dõi để đánh giá kết quả, từ đó quyết định ngừng thuốc (nếu người bệnh khỏi), thay đổi thuốc nếu thấy không hiệu quả hoặc có tác dụng phụ hoặc kê đơn lại, nếu cần. Bước này quan trọng để xây dựng kho dữ liệu thông tin về các tác dụng không mong muốn của thuốc góp phần vào sự thành công của điều trị hợp lý.

(27)

26 Ðiều trị hợp lý

• Người suy thận (Phụ lục 4).

• Người suy gan (Phụ lục 5).

• Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến dược động học, dược lực học làm thay đổi tác dụng và độc tính của một số thuốc. Do vậy, khi lựa chọn thuốc cần phải cân nhắc để phù hợp với từng cá thể người bệnh hết sức tránh dùng thuốc giống nhau cho “tất cả” bệnh nhân.

• Thời điểm dùng thuốc (sáng, tối, dùng liều lặp lại…) ảnh hưởng đến tác dụng và độc tính của thuốc. Do đó cần ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng thuốc.

• Tương tác thuốc: Trong quá trình lựa chọn thuốc điều trị người thầy thuốc cần phải quan tâm đến tương tác thuốc (Phụ lục 1): Khi dùng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc hoặc thuốc với một số thức ăn và nước uống có thể ảnh hưởng lẫn nhau. Hiện tượng tương tác này có thể dẫn đến tăng tác dụng, tăng độc tính hoặc đối kháng lại làm mất tác dụng hoặc mất độc tính, thậm chí tạo ra một tác dụng khác. Có hai dạng: Tương tác dược lực học và dược động học. Tương tác dược lực học thường có thể đoán trước được, dựa vào tính chất dược lý của thuốc và một tương tác xảy ra cho một thuốc có thể xảy ra cho một thuốc cùng nhóm thuốc. Còn tương tác dược động học khó đoán trước và một tương tác xảy ra cho một thuốc, không thể cho rằng sẽ xảy ra cho một thuốc khác cùng nhóm, trừ khi các đặc tính dược động học đã biết tương tự nhau. Tuy nhiên, nhiều tương tác dược động học chỉ tác động đến một số ít người bệnh và chỉ gây hậu quả nghiêm trọng cho một số ít người bệnh. Cần thận trọng khi phối hợp nhiều thuốc, đặc biệt đối với các thuốc có chỉ số điều trị hẹp (thí dụ phenytoin) và dễ xảy ra ở những người có chức năng thận và gan kém, đặc biệt ở người cao tuổi, trẻ em và người suy gan, suy thận.

• Người có tiền sử mẫn cảm với thuốc hoặc các thành phần có trong thuốc:

Tránh dùng.

Tác dụng không mong muốn: Cần nhớ thuốc nào cũng có ít nhiều phản ứng bất lợi. Không phải tất cả các tác dụng không mong muốn đó đều có thể ngăn chặn được, nhưng việc lựa chọn thuốc thích hợp có thể hạn chế được phần lớn những tác dụng bất lợi.

Kiểm tra tính phù hợp của điều trị bằng thuốc đối với người bệnh: Thầy thuốc phải kiểm tra xem hoạt chất đã chọn, dạng thuốc, liều lượng và cách dùng, thời gian điều trị có phù hợp cho mỗi người bệnh không. Điều trị bằng thuốc phải đáp ứng nhu cầu của từng người bệnh (cá thể hóa điều trị).

Kê đơn: Đơn thuốc là mối liên quan giữa thầy thuốc, dược sĩ và người bệnh, cho nên việc kê đơn rất quan trọng để điều trị thành công.

Cung cấp thông tin, hướng dẫn và cảnh báo: Cần phải giải thích, ghi chú rõ ràng tất cả các thông tin về thuốc cho người bệnh.

Theo dõi điều trị: Phải theo dõi để đánh giá kết quả, từ đó quyết định ngừng thuốc (nếu người bệnh khỏi), thay đổi thuốc nếu thấy không hiệu quả hoặc có tác dụng phụ hoặc kê đơn lại, nếu cần. Bước này quan trọng để xây dựng kho dữ liệu thông tin về các tác dụng không mong muốn của thuốc góp phần vào sự thành công của điều trị hợp lý.

27 Phòng ngừa và xử trí tác dụng không mong muốn do thuốc (ADR)

PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN DO THUỐC (ADR)

Định nghĩa: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tác dụng không mong muốn của thuốc, còn gọi là phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction: ADR) là các phản ứng không định trước, gây tác hại cho cơ thể khi sử dụng thuốc ở liều bình thường để điều trị, dự phòng hoặc chẩn đoán.

Phân loại: Có thể phân loại ADR theo nhiều cách, nhưng 2 cách sau đây hay được sử dụng nhất:

Theo tần suất gặp

Theo cách phân loại này, một phản ứng có hại có thể xếp vào một trong các mục sau:

Rất thường gặp: 1/10 ≤ ADR Thường gặp : 1/100 ≤ ADR < 1/10 Ít gặp: 1/1 000 ≤ ADR < 1/100 Hiếm gặp: 1/10 000 ≤ ADR < 1/1 000 Rất hiếm gặp: ADR < 1/10 000 Theo typ

Có 2 typ chính là A và B (có thể có các typ phụ khác nhưng ít được đề cập).

Typ A: Typ A có đặc tính phụ thuộc liều dùng, thường gặp đối với các thuốc có phạm vi điều trị hẹp và các biểu hiện của ADR có liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc nhưng cường độ vượt quá mức cần thiết, ví dụ hạ đường huyết quá mức khi sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường.

Typ B: Typ B có đặc tính không phụ thuộc liều, không liên quan đến các đặc tính dược lý đã biết của thuốc mà liên quan tới các yếu tố di truyền hoặc miễn dịch, có tính chất đặc ứng và thường không tiên đoán được. Ví dụ về phản ứng typ B gồm thiếu máu bất sản do cloramphenicol hoặc phát ban do kháng sinh nhóm beta-lactam.

Phòng ngừa ADR

Nhiều phản ứng có hại của thuốc có thể phòng ngừa, nếu tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

1. Không bao giờ kê đơn bất kỳ thuốc nào mà không có chứng cứ phù hợp với tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

2. Nếu người bệnh mang thai, cần hạn chế dùng thuốc.

3. Hỏi người bệnh về tiền sử dị ứng và các phản ứng có hại khác. Dị ứng mắc trước đó là một yếu tố dự đoán tin cậy về nguy cơ dị ứng với thuốc.

4. Hỏi người bệnh về những thuốc đã sử dụng (kê đơn hoặc không kê đơn). Các thuốc sử dụng trước đó cũng có thể gây tương tác thuốc nghiêm trọng và bất ngờ.

(28)

28 Phòng ngừa và xử trí tác dụng không mong muốn do thuốc (ADR) 5. Tránh những phối hợp thuốc không cần thiết. Hãy dùng càng ít thuốc nếu có thể.

6. Tuổi tác, các bệnh gan hoặc thận có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa và khả năng đào thải thuốc. Ở những người bệnh này, cần phải dùng liều thấp hơn bình thường.

7. Cung cấp những chỉ dẫn thật rõ ràng cả về bệnh và về cách sử dụng đúng thuốc đã kê đơn cho người bệnh, nhất là đối với người cao tuổi.

8. Khi gặp những thuốc có nguy cơ gây phản ứng có hại, phải chỉ dẫn cho người bệnh về cách nhận biết các triệu chứng sớm để dự phòng và xử trí kịp thời.

Nhận biết và xử trí một số ADR

Nhận biết và xử trí một số ADR ngoài da và niêm mạc quan trọng:

1. Phản ứng ở da: Các phản ứng ngoài da và niêm mạc do thuốc gây ra rất quan trọng do khả năng cảnh báo sớm cũng như do tính chất nghiêm trọng của chúng. Sau đây là những phản ứng thường gặp:

Ban đỏ dát sần: Gây ngứa và tróc vảy, có thể tự hết nếu ngừng thuốc, chiếm một tỷ lệ lớn trong tất cả những phản ứng ngoài da do thuốc.

Mày đay/phù mạch: Mày đay là một cảnh báo quan trọng vì có mối liên quan rất chặt chẽ với phản ứng phản vệ đầy đủ và hen nặng. Mày đay xuất hiện đột ngột, cùng với ban đỏ ngứa rải rác ở nhiều nơi, thường dịu đi trong vòng 24 giờ. Ban da bọng nước được tạo thành là do hậu quả giải phóng histamin, có thể do nhiều quá trình gây ra. Trong trường hợp này, mày đay tồn tại lâu hơn bình thường và xuất hiện cùng các triệu chứng toàn thân. Ðiều trị bằng adrenalin, glucocorticoid và kháng histamin.

Ngừng các thuốc nghi vấn và cẩn thận tránh dùng lại những thuốc đó.

Hen được điều trị theo những hướng dẫn chuẩn Quốc tế.

Ban cố định do thuốc: Ban dạng này có những ranh giới rõ rệt; tổn thương ban đỏ gây đau ở bàn tay, mặt, cẳng tay và bộ phận sinh dục. Tăng sắc tố cục bộ thường tồn tại sau khi hồi phục. Tiếp xúc lại với thuốc nghi vấn lại gây các ban mới ở cùng nơi. Các thuốc gây phản ứng này bao gồm co-trimoxazol, tetracyclin, barbiturat, salicylat, dapson…

Phản ứng nhạy cảm ánh sáng: Phản ứng này giới hạn ở những vị trí tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và có thể do một phản ứng dị ứng ánh sáng qua trung gian miễn dịch, ví dụ sau khi dùng clorpromazin, co-trimoxazol, amiodaron. Phản ứng cũng có thể trực tiếp độc do ánh sáng và không liên quan đến miễn dịch, ví dụ sau khi dùng tetracyclin, co-trimoxazol, griseofulvin, naproxen, furosemid liều cao. Viêm da do ánh sáng cũng có thể hình thành sau liệu pháp tia X, có thể tăng lên nhiều do một số thuốc.

Biện pháp hạn chế là tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nếu vẫn phải tiếp tục điều trị với thuốc.

(29)

28 Phòng ngừa và xử trí tác dụng không mong muốn do thuốc (ADR) 5. Tránh những phối hợp thuốc không cần thiết. Hãy dùng càng ít thuốc nếu có thể.

6. Tuổi tác, các bệnh gan hoặc thận có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa và khả năng đào thải thuốc. Ở những người bệnh này, cần phải dùng liều thấp hơn bình thường.

7. Cung cấp những chỉ dẫn thật rõ ràng cả về bệnh và về cách sử dụng đúng thuốc đã kê đơn cho người bệnh, nhất là đối với người cao tuổi.

8. Khi gặp những thuốc có nguy cơ gây phản ứng có hại, phải chỉ dẫn cho người bệnh về cách nhận biết các triệu chứng sớm để dự phòng và xử trí kịp thời.

Nhận biết và xử trí một số ADR

Nhận biết và xử trí một số ADR ngoài da và niêm mạc quan trọng:

1. Phản ứng ở da: Các phản ứng ngoài da và niêm mạc do thuốc gây ra rất quan trọng do khả năng cảnh báo sớm cũng như do tính chất nghiêm trọng của chúng. Sau đây là những phản ứng thường gặp:

Ban đỏ dát sần: Gây ngứa và tróc vảy, có thể tự hết nếu ngừng thuốc, chiếm một tỷ lệ lớn trong tất cả những phản ứng ngoài da do thuốc.

Mày đay/phù mạch: Mày đay là một cảnh báo quan trọng vì có mối liên quan rất chặt chẽ với phản ứng phản vệ đầy đủ và hen nặng. Mày đay xuất hiện đột ngột, cùng với ban đỏ ngứa rải rác ở nhiều nơi, thường dịu đi trong vòng 24 giờ. Ban da bọng nước được tạo thành là do hậu quả giải phóng histamin, có thể do nhiều quá trình gây ra. Trong trường hợp này, mày đay tồn tại lâu hơn bình thường và xuất hiện cùng các triệu chứng toàn thân. Ðiều trị bằng adrenalin, glucocorticoid và kháng histamin.

Ngừng các thuốc nghi vấn và cẩn thận tránh dùng lại những thuốc đó.

Hen được điều trị theo những hướng dẫn chuẩn Quốc tế.

Ban cố định do thuốc: Ban dạng này có những ranh giới rõ rệt; tổn thương ban đỏ gây đau ở bàn tay, mặt, cẳng tay và bộ phận sinh dục. Tăng sắc tố cục bộ thường tồn tại sau khi hồi phục. Tiếp xúc lại với thuốc nghi vấn lại gây các ban mới ở cùng nơi. Các thuốc gây phản ứng này bao gồm co-trimoxazol, tetracyclin, barbiturat, salicylat, dapson…

Phản ứng nhạy cảm ánh sáng: Phản ứng này giới hạn ở những vị trí tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và có thể do một phản ứng dị ứng ánh sáng qua trung gian miễn dịch, ví dụ sau khi dùng clorpromazin, co-trimoxazol, amiodaron. Phản ứng cũng có thể trực tiếp độc do ánh sáng và không liên quan đến miễn dịch, ví dụ sau khi dùng tetracyclin, co-trimoxazol, griseofulvin, naproxen, furosemid liều cao. Viêm da do ánh sáng cũng có thể hình thành sau liệu pháp tia X, có thể tăng lên nhiều do một số thuốc.

Biện pháp hạn chế là tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nếu vẫn phải tiếp tục điều trị với thuốc.

29 Phòng ngừa và xử trí tác dụng không mong muốn do thuốc (ADR) Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP: Acute generalized exanthematous pustulosis): Mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban lan rộng. Tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn và mặt, sau đó có thể lan rộng toàn thân. Triệu chứng toàn thân thường là có sốt, xét nghiệm máu bạch cầu múi trung tính tăng cao.

Hồng ban đa dạng và hội chứng Stevens-Johnsons (SJS): Là dị ứng thuốc thể bọng nước, bọng nước khu trú ở quanh các hốc tự nhiên: Mắt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn. Ngoài ra có thể kèm theo sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, thận. Chẩn đoán hội chứng Steven-Johnson (SJS) khi có ít nhất 2 hốc tự nhiên bị tổn thương.

Hồng ban đa dạng và hội chứng Stevens-Johnsons còn gọi là hội chứng da và niêm mạc cấp tính do thuốc; một số tác giả xếp vào thể hồng ban đa dạng. Các triệu chứng ban đỏ khắp người và mụn nước và bọng nước xuất hiện sau khi dùng thuốc vài giờ đến một tuần. Những bọng nước to vỡ ra nhưng sau đó không để lại sẹo. Có thể gặp loét các hốc tự nhiên như mắt, miệng, các lỗ sinh dục. Phản ứng này thường phối hợp với sốt, khó chịu. Các thuốc được biết có thể gây phản ứng này bao gồm thuốc kháng sinh (đặc biệt nhóm beta-lactam), thuốc kháng retrovirus (ARV), các sulfonamid, các thuốc chống co giật, các salicylat, các barbiturat. Xử trí: Ngừng các thuốc nghi vấn, điều trị glucocorticoid, adrenalin và để kiềm chế phá hủy mô nếu cần thì có thể dùng các thuốc ức chế miễn dịch khác.

Hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN: Toxic Epidermal Necrolysis) hay còn gọi là hội chứng Lyell. Các triệu chứng gồm: Trên da xuất hiện nhiều mảng đỏ với mụn nước hoại tử rộng khắp, bong da từng mảng lớn. Cùng với tổn thương da rộng là tình trạng hoại tử niêm mạc các hốc tự nhiên (miệng, mắt, đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục, hậu môn..).

Nhiều cơ quan như phổi, gan, thận cũng bị tổn thương. Triệu chứng kèm theo là sốt cao, rét run, ngứa khắp người, hốt hoảng, mất ngủ… Các thuốc có thể gây ra hội chứng này là các penicilin, streptomycin, carbamazepin, alopurinol, paracetamol, co-trimoxazol. Xử trí: Hỗ trợ cân bằng dịch và điện giải. Dùng kháng sinh chống nguy cơ nhiễm khuẩn. Điều trị hỗ trợ chống tác dụng của chảy máu, bao gồm cả chảy máu đường tiêu hóa. Theo dõi nguy cơ phù phổi và hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn. Ðiều trị chống đông dự phòng với heparin tiêm dưới da 5 000 đvqt, 3 lần/24 giờ.

Giảm đau và thuốc an thần. Ðiều trị sốt cao.

Hội chứng Stevens-Johnson và hội chứng Lyell có nhiều triệu chứng tương đồng. Cả hai hội chứng đều là thể lâm sàng dị ứng thuốc rất nặng, diễn biến phức tạp và có tỷ lệ tử vong cao.

Hội chứng Dress (Drug Rash with Eosinophilia and Systemic Symtoms) Phát ban do thuốc với tăng bạch cầu ưa acid và những triệu chứng toàn thân. Hội chứng biểu hiện tình trạng phản ứng nặng do thuốc, đặc trưng

(30)

30 Phòng ngừa và xử trí tác dụng không mong muốn do thuốc (ADR) bởi: Ban đỏ ở da, sốt, tăng bạch cầu ưa acid, tổn thương nội tạng như: Gan, thận, tim, phổi…với tỉ lệ tử vong khá cao. Một số thuốc như là alopurinol, carbamazepin, phenobarbital, captopril, sulfasalazin, sulfamethoxazol/

trimethoprim…đã được báo cáo gây nên hội chứng Dress. Bệnh thường xuất hiện sau 1 đến 8 tuần sau khi dùng thuốc với các triệu chứng: Mệt mỏi, sốt cao 39 - 40 oC, viêm họng, tổn thương hạch, viêm gan, viêm thận và viêm phổi. Đặc biệt 30% bệnh nhân tăng bạch cầu eosin.

Các phản ứng penicilin thông thường: Các phản ứng với penicilin gặp ở 1 - 10% số người bệnh điều trị nhưng chỉ có 0,04% của số này, tức là khoảng 1/50 000 người điều trị bị phản ứng dị ứng nặng. 10% số người bệnh dị ứng với penicilin cũng dị ứng chéo với cephalosporin. Các phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng (typ I) thông qua trung gian IgE, hoặc trong một số trường hợp hiếm gặp qua trung gian IgG có liên quan đến bệnh huyết thanh. Những phản ứng này dẫn tới các phản ứng phản vệ, mày đay và nguy cơ sốc; hay gặp nhất là phản vệ với penicilin tiêm tĩnh mạch. Yếu tố di truyền dị ứng bẩm sinh, dị ứng khác, atopi là những yếu tố nguy cơ để dự đoán phản ứng. Xử trí: Ngoại ban kèm hoặc không kèm theo ngứa nhẹ: Tiếp tục dùng thuốc nhưng phải theo dõi người bệnh. Nếu người bệnh đã có phản ứng ngoại ban không kèm ngứa trong lần điều trị trước với penicilin: Điều trị liều đầu tiên phải tiến hành nội trú tại bệnh viện, giữ người bệnh để theo dõi và chuẩn bị tốt để xử trí nếu có phản ứng dị ứng. Mày đay vừa phải hoặc ngoại ban kèm ngứa: Ngừng điều trị, tiêm adrenalin, dùng thuốc kháng histamin và glucocorticoid. Không bao giờ được điều trị lại với penicilin, trừ khi được giải mẫn cảm đặc hiệu. Mày đay nặng hoặc mày đay kèm với sưng khớp và mặt: Ngừng thuốc gây phản ứng. Xử trí với adrenalin, glucocorticoid và kháng histamin. Không bao giờ điều trị lại bằng penicilin. Phản ứng da và niêm mạc hoặc các phản ứng da nặng khác: Ngừng và không bao giờ điều trị lại bằng penicilin.

Loét niêm mạc miệng: Niêm mạc miệng có thể bị tổn thương do tác dụng trực tiếp hoặc toàn thân của thuốc. Các thuốc gây tổn thương có thể là các chất gây độc tế bào như methotrexat, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), penicilamin, proguanil, thuốc điều trị HIV (ARV) nhóm ức chế protease. Trong hội chứng Stevens-Johnsons do thuốc (như đã nêu trên) có thể gặp loét các hốc tự nhiên trong đó có niêm mạc miệng. Nhiễm nấm Candida miệng khi dùng các thuốc kháng khuẩn hoặc thuốc ức chế miễn dịch, các corticoid cũng hay gặp. Xử trí: Ngừng thuốc gây phản ứng. Điều trị tại chỗ bằng thuốc phù hợp (chống nấm, làm dịu). Xử trí theo nguyên tắc giống như khi gặp các ADR khác.

2. Sốc phản vệ hoặc phù thanh quản (xem Mục 3).

(31)

30 Phòng ngừa và xử trí tác dụng không mong muốn do thuốc (ADR) bởi: Ban đỏ ở da, sốt, tăng bạch cầu ưa acid, tổn thương nội tạng như: Gan, thận, tim, phổi…với tỉ lệ tử vong khá cao. Một số thuốc như là alopurinol, carbamazepin, phenobarbital, captopril, sulfasalazin, sulfamethoxazol/

trimethoprim…đã được báo cáo gây nên hội chứng Dress. Bệnh thường xuất hiện sau 1 đến 8 tuần sau khi dùng thuốc với các triệu chứng: Mệt mỏi, sốt cao 39 - 40 oC, viêm họng, tổn thương hạch, viêm gan, viêm thận và viêm phổi. Đặc biệt 30% bệnh nhân tăng bạch cầu eosin.

Các phản ứng penicilin thông thường: Các phản ứng với penicilin gặp ở 1 - 10% số người bệnh điều trị nhưng chỉ có 0,04% của số này, tức là khoảng 1/50 000 người điều trị bị phản ứng dị ứng nặng. 10% số người bệnh dị ứng với penicilin cũng dị ứng chéo với cephalosporin. Các phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng (typ I) thông qua trung gian IgE, hoặc trong một số trường hợp hiếm gặp qua trung gian IgG có liên quan đến bệnh huyết thanh. Những phản ứng này dẫn tới các phản ứng phản vệ, mày đay và nguy cơ sốc; hay gặp nhất là phản vệ với penicilin tiêm tĩnh mạch. Yếu tố di truyền dị ứng bẩm sinh, dị ứng khác, atopi là những yếu tố nguy cơ để dự đoán phản ứng. Xử trí: Ngoại ban kèm hoặc không kèm theo ngứa nhẹ: Tiếp tục dùng thuốc nhưng phải theo dõi người bệnh. Nếu người bệnh đã có phản ứng ngoại ban không kèm ngứa trong lần điều trị trước với penicilin: Điều trị liều đầu tiên phải tiến hành nội trú tại bệnh viện, giữ người bệnh để theo dõi và chuẩn bị tốt để xử trí nếu có phản ứng dị ứng. M

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi trang 48 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đã khôi phục hoàn toàn nền độc lập dân tộc sau hơn một nghìn năm Bắc

Những người biết tiết kiệm tiền, sử dụng tiền vào những việc cần thiết, không tiêu xài lãng phí là những người biết sử dụng

Đầu tiên, sự sẵn sàng về công nghệ (bao gồm: sự lạc quan, sự đổi mới, sự khó chịu, sự bất an) được giả định là tiền đề của cả sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập hợp và báo cáo khẩn tới Bộ Y tế (Cục Quản lý dược). Các cơ sở kinh doanh, pha chế, cấp phát thuốc hướng tâm thần

 Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi với dị nguyên mạt bụi nhà Dermatophagoides pteronyssinus có hiệu quả tốt trong điều trị các trường hợp hen phế

Như vậy qua NC về biến đổi nồng độ nội tiết trong quá trình KTBT, chất lượng noãn, độ dày và hình ảnh NMTC, tỷ lệ làm tổ cho thấy hiệu quả khi sử dụng

Ephedrin (G) l{ một hoạt chất dùng l{m thuốc chữa bệnh về hô hấp được chiết từ c}y ma ho{ng. Viết công thức của D, E, F và G trong sơ đồ trên. Viết cơ chế phản ứng

Viên uống tránh thai có làm tăng nguy cơ ở phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư