• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhiễm độc kim loại nặng

CÁC CHUYÊN LUẬN THUỐC

4.2 Thuốc giải độc đặc hiệu

4.2.5 Nhiễm độc kim loại nặng

Nhiễm độc kim loại nặng có thể điều trị bằng một số thuốc giải độc gồm dimercaprol, penicilamin, kali fericyanid và natri calci edetat, penicilamin cũng được dùng để loại bỏ đồng trong bệnh Wilson.

DIMERCAPROL

Dimercaprol tạo phức với kim loại nặng và giải phóng trở lại các nhóm SH tự do cho hệ thống pyruvat-oxydase (trước đó đã gắn vào kim loại nặng). Phức tạo thành nhanh chóng được thận đào thải qua nước tiểu.

Tên chung quốc tế: Dimercaprol.

Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm: 50 mg/ml, 100 mg/ml pha trong dầu lạc trung tính và chất ổn định benzyl benzoat.

Chỉ định: Ngộ độc cấp arsen, thủy ngân vô cơ, vàng, thali. Dùng phối hợp với dinatri calci edetat (calci EDTA) để điều trị ngộ độc chì, đặc biệt với trẻ em.

Chống chỉ định: Nhiễm độc sắt, selen hoặc cadmi, uran. Suy gan trừ khi do nhiễm độc arsen. Mẫn cảm với dimercaprol, dầu lạc. Thiếu hụt G6PD.

Thận trọng: Tăng huyết áp; suy thận, bất cứ phản ứng bất thường nào như sốt cao phải được đánh giá xem xét; trẻ em, người cao tuổi, mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3).

Liều dùng

Cách dùng: Tiêm bắp sâu.

Liều lượng:

Nhiễm độc nặng arsen hoặc vàng: Người lớn: 3 mg/kg thể trọng, cứ 4 giờ một lần trong 2 ngày đầu, 4 lần/ngày trong ngày thứ ba, sau đó 2 lần/ngày trong 10 ngày hoặc cho tới khi hồi phục hoàn toàn.

Viêm da nặng do nhiễm độc vàng: Người lớn 2,5 mg/kg, cách 4 giờ/1 lần trong 2 ngày; sau đó, 2 lần/ngày trong khoảng 1 tuần.

134 4.2.5 Nhiễm độc kim loại nặng

theo đáp ứng lâm sàng, cho tới tối đa 6 g/24 giờ. Trẻ em, tiêm bắp, 50 mg/

kg/liều cách nhau 6 giờ, tối đa 6 g/24 giờ.

Thừa sắt mạn tính: Người lớn và trẻ em, tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch, liều thấp nhất có hiệu quả (thường trong phạm vi 20 - 60 mg/kg/

ngày), 4 - 7 ngày mỗi tuần.

Tác dụng không mong muốn: Phản vệ, đỏ bừng, mày đay, hạ huyết áp, sốc (đặc biệt khi truyền quá nhanh), rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, đau khớp, đau cơ, loạn nhịp tim, suy thận, rối loạn về máu, rối loạn thần kinh, dị cảm và choáng váng, co giật, nhiễm Yersinia và Mucor, rối loạn thị giác (bao gồm đục nhân mắt và bệnh lý võng mạc), điếc, ban da, đau kích ứng ở vị trí tiêm; nước tiểu màu đỏ nâu.

4.2.5 Nhiễm độc kim loại nặng

Nhiễm độc kim loại nặng có thể điều trị bằng một số thuốc giải độc gồm dimercaprol, penicilamin, kali fericyanid và natri calci edetat, penicilamin cũng được dùng để loại bỏ đồng trong bệnh Wilson.

DIMERCAPROL

Dimercaprol tạo phức với kim loại nặng và giải phóng trở lại các nhóm SH tự do cho hệ thống pyruvat-oxydase (trước đó đã gắn vào kim loại nặng). Phức tạo thành nhanh chóng được thận đào thải qua nước tiểu.

Tên chung quốc tế: Dimercaprol.

Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm: 50 mg/ml, 100 mg/ml pha trong dầu lạc trung tính và chất ổn định benzyl benzoat.

Chỉ định: Ngộ độc cấp arsen, thủy ngân vô cơ, vàng, thali. Dùng phối hợp với dinatri calci edetat (calci EDTA) để điều trị ngộ độc chì, đặc biệt với trẻ em.

Chống chỉ định: Nhiễm độc sắt, selen hoặc cadmi, uran. Suy gan trừ khi do nhiễm độc arsen. Mẫn cảm với dimercaprol, dầu lạc. Thiếu hụt G6PD.

Thận trọng: Tăng huyết áp; suy thận, bất cứ phản ứng bất thường nào như sốt cao phải được đánh giá xem xét; trẻ em, người cao tuổi, mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3).

Liều dùng

Cách dùng: Tiêm bắp sâu.

Liều lượng:

Nhiễm độc nặng arsen hoặc vàng: Người lớn: 3 mg/kg thể trọng, cứ 4 giờ một lần trong 2 ngày đầu, 4 lần/ngày trong ngày thứ ba, sau đó 2 lần/ngày trong 10 ngày hoặc cho tới khi hồi phục hoàn toàn.

Viêm da nặng do nhiễm độc vàng: Người lớn 2,5 mg/kg, cách 4 giờ/1 lần trong 2 ngày; sau đó, 2 lần/ngày trong khoảng 1 tuần.

135 4.2.5 Nhiễm độc kim loại nặng Giảm tiểu cầu do nhiễm độc vàng: 100 mg mỗi ngày, cho 2 lần trong 15 ngày.

Nhiễm độc thủy ngân cấp: Liều đầu tiên 5 mg/kg tiêm bắp, tiếp theo là 2,5 mg/kg cho 1 hoặc 2 lần mỗi ngày, trong 10 ngày.

Nhiễm độc chì: Dimercaprol thường được phối hợp với natri calci edetat.

Dimercaprol: 4 mg/kg hoặc 75 - 83 mg/m2 tiêm bắp đầu tiên. Ít nhất 4 giờ sau và sau đó cách nhau 4 giờ, trong tối thiểu 3 ngày (thường là 5 ngày) cho dimercaprol 4 mg/kg hoặc 75 - 83 mg/m2 (450 - 500 mg/m2 /ngày) và calci EDTA 250 mg/m2 (1,5 g/m2/ngày). Đối với người bệnh bị bệnh não do nhiễm độc chì, liệu pháp chelat hóa bằng cả 2 thuốc dimercaprol và calci EDTA phải tiếp tục cho tới khi người bệnh ổn định về lâm sàng trước khi thay đổi liệu pháp. Có thể cần một liệu trình thứ 2 nếu nồng độ chì trong máu trở lại 45 microgam/dl hoặc cao hơn trong vòng 5 - 7 ngày sau liệu trình đầu, nhưng thường calci EDTA được dùng đơn độc.

Nhiễm độc chất độc hóa học lewisit, hỗn hợp lewisit - mù tạt: 3 - 5 mg/kg tiêm bắp cách 4 giờ/1 lần, cho 4 liều. Liều lượng có thể điều chỉnh tùy theo mức độ tiếp xúc và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng. Liều dùng cho trẻ em cũng tính theo cân nặng như của người lớn.

Nhiễm độc arsen: Thuốc mỡ 5% bôi tại chỗ trên da và dung dịch dầu 5 - 10% để nhỏ mắt do nhiễm độc arsen.

Tác dụng không mong muốn: Tăng huyết áp kèm theo nhịp tim nhanh.

Đau đầu. Buồn nôn, nôn mửa và đau bụng. Cảm giác rát bỏng môi, miệng, họng; bị nghẹt; đau họng, co thắt cơ, tê tê đầu chi tay. Viêm kết mạc, co thắt mí, chảy nước mắt, chảy nước mũi, nước bọt. Cảm giác rát bỏng ở dương vật, đổ mồ hôi, sốt.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Nôn, co giật hoặc hôn mê, có thể xuất hiện trong 30 phút sau khi tiêm và hết trong vòng 1 - 6 giờ. Trẻ em: Có thể sốt sau liều thứ 2 hoặc 3 và kéo dài cho tới khi ngừng thuốc.

Xử trí: Dự phòng và điều trị: Ephedrin sulfat uống 30 - 60 mg cho 30 phút trước khi tiêm dimercaprol. Dùng kháng histamin để làm nhẹ một số triệu chứng.

DINATRI CALCI EDETAT (Calci EDTA)

Thuốc huy động chì từ xương và mô và giúp đào thải khỏi cơ thể bằng cách tạo một phức hợp chì bền vững hòa tan trong nước, dễ dàng thải trừ qua nước tiểu.

Tên chung quốc tế: Disodium calcium edetate

Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm: 200 mg/ml (5 ml, 10 ml). Thuốc kem bôi da: Natri calci edetat 10%.

Chỉ định: Ngộ độc chì cấp và mạn tính, bệnh não do chì.

136 4.2.5 Nhiễm độc kim loại nặng

Chống chỉ định: Người bệnh bị bệnh thận nặng, vô niệu, thiểu niệu;

người bị viêm gan.

Thận trọng: Không dùng quá liều chỉ định hàng ngày. Tránh tiêm truyền tĩnh mạch nhanh trong điều trị bệnh não do chì, áp lực nội sọ có thể tăng đến mức gây tử vong. Người bệnh suy thận, hoặc suy gan. Cần theo dõi để tránh thiếu kẽm trong quá trình điều trị.

Liều dùng Cách dùng:

Natri calci edetat có thể tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch chậm. Liều tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch như nhau, thường truyền tĩnh mạch. Những người bị bệnh não do chì, cần cân nhắc tiêm bắp vì truyền tĩnh mạch nhanh có thể gây tăng áp lực nội sọ.

Truyền tĩnh mạch: Dung dịch natri calci edetat 2 - 4 mg/ml pha trong dung dịch glucose 5% hoặc natri clorid 0,9%.

Liều lượng:

Ngộ độc chì:

Nhiễm độc chì khi nồng độ chì trong máu 45 - 69 microgam/dl (không có triệu chứng): Truyền tĩnh mạch calci EDTA với liều 1000 mg/m2 một ngày (hoặc 60 - 80 mg/kg/ngày), dùng trong 5 ngày. Sau 7 - 14 ngày của đợt điều trị đầu tiên, nếu nồng độ chì tăng trở lại tới 45 microgam/dl hoặc hơn, nên điều trị nhắc lại đợt thứ 2 giống phác đồ của đợt 1. Các đợt điều trị tiếp theo phụ thuộc vào nồng độ chì trong máu của người bệnh.

Bệnh não do chì:

Người lớn và trẻ em: Dùng phối hợp với dimercaprol (BAL):

Dimercaprol: 450 mg/m2 /24 giờ(24 mg/kg/24 giờ), chia làm 6 lần, 75 mg/m2/lần (4 mg/kg/lần), tiêm bắp sâu, đổi vị trí tiêm mỗi lần. Dùng 5 ngày/đợt.

Calci EDTA 1500 mg/m2 /24 giờ (50 - 75 mg/kg/24 giờ), tối đa 2 - 3 g/24 giờ.

Bắt đầu sau khi đã dùng dimercaprol được 4 giờ. Truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 giờ hoặc chia làm 2 - 4 lần để truyền ngắt quãng; dùng 5 ngày/đợt, nghỉ ít nhất 2 ngày trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo.

Cần tiếp tục điều trị bằng calci EDTA (không kết hợp với thuốc khác) khi nồng độ chì trong máu cao trở lại ở mức từ 45 microgam/dl trở lên, sau 5 - 7 ngày dừng đợt điều trị thứ nhất.

Người lớn: Dùng calci EDTA đơn độc với liều như sau:

Nồng độ creatinin huyết thanh 2 mg/dl hoặc ít hơn, dùng 1 g/ngày, trong 5 ngày.

Nồng độ creatinin huyết thanh 2 - 3 mg/dl, dùng 500 mg/24 giờ, trong 5 ngày.

Nồng độ creatinin huyết thanh 3 - 4 mg/dl, dùng 500 mg/48 giờ, trong 3 ngày.

Nồng độ creatinin huyết thanh trên 4 mg/dl, dùng 500 mg/1 lần/tuần.

Cách dùng này sẽ được nhắc lại sau 1 tháng cho đến khi nồng độ chì trong máu giảm tới mức bình thường.

136 4.2.5 Nhiễm độc kim loại nặng

Chống chỉ định: Người bệnh bị bệnh thận nặng, vô niệu, thiểu niệu;

người bị viêm gan.

Thận trọng: Không dùng quá liều chỉ định hàng ngày. Tránh tiêm truyền tĩnh mạch nhanh trong điều trị bệnh não do chì, áp lực nội sọ có thể tăng đến mức gây tử vong. Người bệnh suy thận, hoặc suy gan. Cần theo dõi để tránh thiếu kẽm trong quá trình điều trị.

Liều dùng Cách dùng:

Natri calci edetat có thể tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch chậm. Liều tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch như nhau, thường truyền tĩnh mạch. Những người bị bệnh não do chì, cần cân nhắc tiêm bắp vì truyền tĩnh mạch nhanh có thể gây tăng áp lực nội sọ.

Truyền tĩnh mạch: Dung dịch natri calci edetat 2 - 4 mg/ml pha trong dung dịch glucose 5% hoặc natri clorid 0,9%.

Liều lượng:

Ngộ độc chì:

Nhiễm độc chì khi nồng độ chì trong máu 45 - 69 microgam/dl (không có triệu chứng): Truyền tĩnh mạch calci EDTA với liều 1000 mg/m2 một ngày (hoặc 60 - 80 mg/kg/ngày), dùng trong 5 ngày. Sau 7 - 14 ngày của đợt điều trị đầu tiên, nếu nồng độ chì tăng trở lại tới 45 microgam/dl hoặc hơn, nên điều trị nhắc lại đợt thứ 2 giống phác đồ của đợt 1. Các đợt điều trị tiếp theo phụ thuộc vào nồng độ chì trong máu của người bệnh.

Bệnh não do chì:

Người lớn và trẻ em: Dùng phối hợp với dimercaprol (BAL):

Dimercaprol: 450 mg/m2 /24 giờ(24 mg/kg/24 giờ), chia làm 6 lần, 75 mg/m2/lần (4 mg/kg/lần), tiêm bắp sâu, đổi vị trí tiêm mỗi lần. Dùng 5 ngày/đợt.

Calci EDTA 1500 mg/m2 /24 giờ (50 - 75 mg/kg/24 giờ), tối đa 2 - 3 g/24 giờ.

Bắt đầu sau khi đã dùng dimercaprol được 4 giờ. Truyền tĩnh mạch liên tục trong 24 giờ hoặc chia làm 2 - 4 lần để truyền ngắt quãng; dùng 5 ngày/đợt, nghỉ ít nhất 2 ngày trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo.

Cần tiếp tục điều trị bằng calci EDTA (không kết hợp với thuốc khác) khi nồng độ chì trong máu cao trở lại ở mức từ 45 microgam/dl trở lên, sau 5 - 7 ngày dừng đợt điều trị thứ nhất.

Người lớn: Dùng calci EDTA đơn độc với liều như sau:

Nồng độ creatinin huyết thanh 2 mg/dl hoặc ít hơn, dùng 1 g/ngày, trong 5 ngày.

Nồng độ creatinin huyết thanh 2 - 3 mg/dl, dùng 500 mg/24 giờ, trong 5 ngày.

Nồng độ creatinin huyết thanh 3 - 4 mg/dl, dùng 500 mg/48 giờ, trong 3 ngày.

Nồng độ creatinin huyết thanh trên 4 mg/dl, dùng 500 mg/1 lần/tuần.

Cách dùng này sẽ được nhắc lại sau 1 tháng cho đến khi nồng độ chì trong máu giảm tới mức bình thường.

137 4.2.5 Nhiễm độc kim loại nặng Tác dụng không mong muốn: Hoại tử ống thận. Hạ huyết áp, loạn nhịp.

Tăng calci huyết, thiếu kẽm. Tổn thương da. Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa kèm đau bụng, ỉa chảy, co rút cơ, viêm tắc tĩnh mạch (nếu tiêm nhanh hoặc dung dịch quá đậm đặc), sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, khát, rét run, đáp ứng giống histamin (hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mắt), giảm huyết áp nhất thời. Đau chỗ tiêm sau khi tiêm bắp, glucose niệu, tăng số lần đi tiểu; phù do thoái hóa tế bào đầu ống thận (ngừng thuốc có thể hồi phục).

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Quá liều calci EDTA có thể làm tăng các triệu chứng ngộ độc chì do vậy, hầu hết các tác dụng độc xuất hiện có liên quan với ngộ độc chì như phù não, hoại tử ống thận.

Điều trị: Điều trị phù não bằng cách truyền manitol dùng nhắc lại. Cần duy trì tốt lượng nước tiểu bằng các thuốc lợi tiểu để tăng thải trừ thuốc.

Cần phải theo dõi nồng độ kẽm trong máu.

KALI FERICYANID (Xanh phổ)

Kali fericyanid tạo thành với thali một phức hợp không hấp thu được ở đường tiêu hóa, do đó bị đào thải ra phân.

Tên chung quốc tế: Potassium ferric hexacyanoferrate (Prussian blue).

Dạng thuốc và hàm lượng: Bột để pha thành dung dịch uống.

Chỉ định: Nhiễm độc thali, cesi.

Chống chỉ định: Táo bón; liệt ruột; suy thận.

Thận trọng: Thuốc có thể gắn với các chất điện giải (kali..). Cần theo dõi điện giải, đặc biệt là kali.

Liều dùng

Cách dùng: Pha bột thuốc vào dung dịch manitol 15% để cho qua ống thông tá tràng.

Liều dùng: 125 mg/kg trong 100 ml dung dịch manitol 15%, 2 lần mỗi ngày (cho tới khi thali nước tiểu ổn định ở nồng độ 500 microgam hoặc ít hơn/ngày).

Tác dụng không mong muốn: Táo bón, phân sẫm màu.

PENICILAMIN (dimethylcystein)

Chỉ dùng đồng phân D, đồng phân L có tác dụng độc. Thuốc tạo phức với đồng, thủy ngân, kẽm, chì và làm tăng thải trừ các kim loại này qua nước tiểu.

Tên chung quốc tế: Penicillamine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén, viên nang: 125 mg, 250 mg.

138 4.2.5 Nhiễm độc kim loại nặng

Chỉ định: Nhiễm độc kim loại nặng đồng, thủy ngân, chì (đặc biệt chì và đồng); bệnh Wilson (xơ gan do ứ đọng đồng); bệnh viêm khớp dạng thấp (Mục 2.4).

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc; lupus ban đỏ; người mang thai (Phụ lục 2); tiền sử suy tủy, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo, giảm tiểu cầu nặng.

Thận trọng: Xét nghiệm công thức máu và phân tích nước tiểu suốt thời gian điều trị; suy thận (Phụ lục 4); tránh dùng đồng thời với vàng, cloroquin hoặc thuốc ức chế miễn dịch; tránh uống sắt trong vòng 2 giờ sau khi uống penicilamin. Cần phải báo với thầy thuốc nếu có đau họng, sốt, nhiễm khuẩn, chảy máu, bầm tím, chảy máu dưới da, loét miệng hay phát ban mà không rõ nguyên nhân. Nên uống bổ sung pyridoxin.

Giảm liều penicilamin trong 6 tuần trước khi phẫu thuật và cho tới khi lành vết thương. Cho con bú (Phụ lục 3).

Liều dùng

Cách dùng: Uống vào lúc đói, ít nhất 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

Liều dùng:

Nhiễm độc kim loại nặng (chì): Người lớn: 1,5 - 2 g mỗi ngày, chia làm 4 lần, uống trước bữa ăn, tiếp tục uống cho tới khi chì trong nước tiểu ổn định ở mức dưới 0,5 mg/ngày. Trẻ em: 20 - 25 mg/kg mỗi ngày, chia thành nhiều liều, trước bữa ăn. Người cao tuổi: 20 mg/kg/ngày cho đến khi lượng chì trong nước tiểu ổn định ở 0,5 mg/ngày.

Bệnh Wilson: Người lớn: 1,5 - 2 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ, uống 30 phút trước bữa ăn, không dùng quá 2 g mỗi ngày; có thể giảm liều còn 0,75 - 1 g mỗi ngày khi bệnh đã được kiểm soát bằng cách xác định đồng qua nước tiểu trong 24 giờ (cần xét nghiệm 3 tháng 1 lần). Không dùng quá 1 năm với liều 2 g/24 giờ. Trẻ em: Có thể tới 20 mg/kg/24 giờ, chia nhiều lần, trước bữa ăn. Người cao tuổi: Có thể tới 20 mg/kg/24 giờ, chia nhiều lần, trước bữa ăn. Liều cần được điều chỉnh cho đến khi đạt hiệu quả.

Tác dụng không mong muốn: Đau thượng vị, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm miệng do nấm, viêm lưỡi, viêm lợi loét, mất vị giác; rối loạn máu;

protein niệu; thiếu máu huyết tán; hội chứng thận hư, hội chứng giống lupus ban đỏ; bệnh thần kinh ngoại vi kể cả hội chứng Guillain-Barré, nhược cơ; viêm da - cơ; rụng tóc, viêm tiểu phế quản, viêm phổi; pemphigus; hội chứng Goodpasture, hội chứng Stevens-Johnson cũng được báo cáo; phát ban sớm (thường do dị ứng, có thể phải tạm ngừng thuốc), phát ban muộn trong khi điều trị (giảm hoặc ngừng thuốc). Ứ mật, viêm gan nhiễm độc, viêm tụy. Viêm đa khớp. Mờ mắt, giảm thị lực, viêm thần kinh mắt.

Quá liều và xử trí: Có thể dùng pyridoxin 25 mg/24 giờ. Điều trị triệu chứng.

138 4.2.5 Nhiễm độc kim loại nặng

Chỉ định: Nhiễm độc kim loại nặng đồng, thủy ngân, chì (đặc biệt chì và đồng); bệnh Wilson (xơ gan do ứ đọng đồng); bệnh viêm khớp dạng thấp (Mục 2.4).

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc; lupus ban đỏ; người mang thai (Phụ lục 2); tiền sử suy tủy, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo, giảm tiểu cầu nặng.

Thận trọng: Xét nghiệm công thức máu và phân tích nước tiểu suốt thời gian điều trị; suy thận (Phụ lục 4); tránh dùng đồng thời với vàng, cloroquin hoặc thuốc ức chế miễn dịch; tránh uống sắt trong vòng 2 giờ sau khi uống penicilamin. Cần phải báo với thầy thuốc nếu có đau họng, sốt, nhiễm khuẩn, chảy máu, bầm tím, chảy máu dưới da, loét miệng hay phát ban mà không rõ nguyên nhân. Nên uống bổ sung pyridoxin.

Giảm liều penicilamin trong 6 tuần trước khi phẫu thuật và cho tới khi lành vết thương. Cho con bú (Phụ lục 3).

Liều dùng

Cách dùng: Uống vào lúc đói, ít nhất 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

Liều dùng:

Nhiễm độc kim loại nặng (chì): Người lớn: 1,5 - 2 g mỗi ngày, chia làm 4 lần, uống trước bữa ăn, tiếp tục uống cho tới khi chì trong nước tiểu ổn định ở mức dưới 0,5 mg/ngày. Trẻ em: 20 - 25 mg/kg mỗi ngày, chia thành nhiều liều, trước bữa ăn. Người cao tuổi: 20 mg/kg/ngày cho đến khi lượng chì trong nước tiểu ổn định ở 0,5 mg/ngày.

Bệnh Wilson: Người lớn: 1,5 - 2 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ, uống 30 phút trước bữa ăn, không dùng quá 2 g mỗi ngày; có thể giảm liều còn 0,75 - 1 g mỗi ngày khi bệnh đã được kiểm soát bằng cách xác định đồng qua nước tiểu trong 24 giờ (cần xét nghiệm 3 tháng 1 lần). Không dùng quá 1 năm với liều 2 g/24 giờ. Trẻ em: Có thể tới 20 mg/kg/24 giờ, chia nhiều lần, trước bữa ăn. Người cao tuổi: Có thể tới 20 mg/kg/24 giờ, chia nhiều lần, trước bữa ăn. Liều cần được điều chỉnh cho đến khi đạt hiệu quả.

Tác dụng không mong muốn: Đau thượng vị, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm miệng do nấm, viêm lưỡi, viêm lợi loét, mất vị giác; rối loạn máu;

protein niệu; thiếu máu huyết tán; hội chứng thận hư, hội chứng giống lupus ban đỏ; bệnh thần kinh ngoại vi kể cả hội chứng Guillain-Barré, nhược cơ; viêm da - cơ; rụng tóc, viêm tiểu phế quản, viêm phổi; pemphigus; hội chứng Goodpasture, hội chứng Stevens-Johnson cũng được báo cáo; phát ban sớm (thường do dị ứng, có thể phải tạm ngừng thuốc), phát ban muộn trong khi điều trị (giảm hoặc ngừng thuốc). Ứ mật, viêm gan nhiễm độc, viêm tụy. Viêm đa khớp. Mờ mắt, giảm thị lực, viêm thần kinh mắt.

Quá liều và xử trí: Có thể dùng pyridoxin 25 mg/24 giờ. Điều trị triệu chứng.

139