• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thuốc mê bay hơi hít qua đường thở (thuốc mê hít)

CÁC CHUYÊN LUẬN THUỐC

Mục 1: Thuốc gây mê, thuốc tê

1.1 Thuốc gây mê

1.1.2 Thuốc mê bay hơi hít qua đường thở (thuốc mê hít)

kéo dài gây tăng lipid huyết và toan máu; tiêu cơ; co giật, đau đầu, thay đổi màu nước tiểu. Muốn tránh tác dụng giảm hô hấp, giảm huyết áp: Phải tiêm truyền dịch và hỗ trợ hô hấp.

ETOMIDAT

Với liều khởi mê tiêm tĩnh mạch 0,2 - 0,3 mg/kg ở người lớn, tác dụng gây ngủ đến trong vòng 60 giây và duy trì trong 6 - 10 phút. Etomidat ít gây hạ huyết áp hơn thiopental và propofol khi khởi mê. Thuốc thường gây các cử động bất thường, có thể giảm bằng cách dùng thuốc giảm đau opioid hoặc benzodiazepin tác dụng ngắn trước khi khởi mê. Đau tại vị trí tiêm có thể giảm khi đưa thuốc qua các tĩnh mạch lớn ở cánh tay hay dùng thuốc giảm đau opioid trước khi khởi mê.

Tên chung quốc tế: Etomidate.

Dạng thuốc và hàm lượng: Ống tiêm 2 mg/ml dạng nhũ dịch tiêm truyền tĩnh mạch, ống 10 ml.

Chỉ định: Khởi mê.

Chống chỉ định: Có tiền sử quá mẫn với thuốc.

Thận trọng: Chỉ sử dụng etomidat qua đường tiêm tĩnh mạch. Độ an toàn và hiệu quả ở trẻ em dưới 10 tuổi chưa rõ. Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em. Thận trọng dùng cho người cao tuổi, nhiễm trùng huyết, tiền sử động kinh, suy gan (Phụ lục 5), phụ nữ mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3), rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

Tác dụng không mong muốn: Thường gặp đau tại vị trí tiêm, cử động bất thường ở mắt và cơ xương (kiểu múa giật, co cứng). Hiếm gặp, rối loạn thông khí, ngừng thở (kéo dài khoảng 5 - 90 giây), co thắt thanh quản, tăng/hạ huyết áp, loạn nhịp chậm, co giật, nôn và buồn nôn sau phẫu thuật. Rất hiếm gặp phản ứng phản vệ, co thắt phế quản.

Liều dùng: Do đáp ứng với thuốc thay đổi giữa các cá thể nên cần hiệu chỉnh liều theo đáp ứng của bệnh nhân.

Người lớn: Tiêm tĩnh mạch chậm trong 30 - 60 giây 0,3 mg/kg (dao động từ 0,2 - 0,6 mg/kg), tổng liều tối đa 60 mg. Người cao tuổi: 0,15 - 0,2 mg/kg (tổng liều tối đa 60 mg).

Trẻ em từ 1 tháng tuổi đến 18 tuổi: Tiêm tĩnh mạch chậm 0,15 - 0,3 mg/kg.

Trẻ em dưới 10 tuổi có thể phải dùng đến liều 0,4 mg/kg.

kéo dài gây tăng lipid huyết và toan máu; tiêu cơ; co giật, đau đầu, thay đổi màu nước tiểu. Muốn tránh tác dụng giảm hô hấp, giảm huyết áp: Phải tiêm truyền dịch và hỗ trợ hô hấp.

ETOMIDAT

Với liều khởi mê tiêm tĩnh mạch 0,2 - 0,3 mg/kg ở người lớn, tác dụng gây ngủ đến trong vòng 60 giây và duy trì trong 6 - 10 phút. Etomidat ít gây hạ huyết áp hơn thiopental và propofol khi khởi mê. Thuốc thường gây các cử động bất thường, có thể giảm bằng cách dùng thuốc giảm đau opioid hoặc benzodiazepin tác dụng ngắn trước khi khởi mê. Đau tại vị trí tiêm có thể giảm khi đưa thuốc qua các tĩnh mạch lớn ở cánh tay hay dùng thuốc giảm đau opioid trước khi khởi mê.

Tên chung quốc tế: Etomidate.

Dạng thuốc và hàm lượng: Ống tiêm 2 mg/ml dạng nhũ dịch tiêm truyền tĩnh mạch, ống 10 ml.

Chỉ định: Khởi mê.

Chống chỉ định: Có tiền sử quá mẫn với thuốc.

Thận trọng: Chỉ sử dụng etomidat qua đường tiêm tĩnh mạch. Độ an toàn và hiệu quả ở trẻ em dưới 10 tuổi chưa rõ. Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em. Thận trọng dùng cho người cao tuổi, nhiễm trùng huyết, tiền sử động kinh, suy gan (Phụ lục 5), phụ nữ mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3), rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

Tác dụng không mong muốn: Thường gặp đau tại vị trí tiêm, cử động bất thường ở mắt và cơ xương (kiểu múa giật, co cứng). Hiếm gặp, rối loạn thông khí, ngừng thở (kéo dài khoảng 5 - 90 giây), co thắt thanh quản, tăng/hạ huyết áp, loạn nhịp chậm, co giật, nôn và buồn nôn sau phẫu thuật. Rất hiếm gặp phản ứng phản vệ, co thắt phế quản.

Liều dùng: Do đáp ứng với thuốc thay đổi giữa các cá thể nên cần hiệu chỉnh liều theo đáp ứng của bệnh nhân.

Người lớn: Tiêm tĩnh mạch chậm trong 30 - 60 giây 0,3 mg/kg (dao động từ 0,2 - 0,6 mg/kg), tổng liều tối đa 60 mg. Người cao tuổi: 0,15 - 0,2 mg/kg (tổng liều tối đa 60 mg).

Trẻ em từ 1 tháng tuổi đến 18 tuổi: Tiêm tĩnh mạch chậm 0,15 - 0,3 mg/kg.

Trẻ em dưới 10 tuổi có thể phải dùng đến liều 0,4 mg/kg.

1.1.2 Thuốc mê bay hơi hít qua đường thở (thuốc mê hít)

Thuốc mê khí lỏng để hít được dùng để khởi mê hay duy trì trạng thái mê phục vụ cho quá trình phẫu thuật. Trạng thái mất tri giác này sẽ phục hồi dần sau khi ngừng thuốc.

1.1.2 Thuốc mê bay hơi hít qua đường thở 42

Khi dùng thuốc mê hít, cần có bình bốc hơi phù hợp cho từng loại, oxygen hay không khí nén dưới áp lực và một số trang thiết bị chuyên dùng.

Để duy trì trạng thái mê đủ cho phẫu thuật và an toàn, cần có sự phối hợp của nhiều loại thuốc và theo dõi liên tục người bệnh dưới sự điều khiển của bác sĩ gây mê.

Bác sĩ gây mê cần biết các thuốc người bệnh đã và đang dùng trước khi gây mê để chỉ định chính xác (nhất là thuốc uống chống đông máu, corticosteroid, thuốc nội tiết tránh thai, thuốc trị đái tháo đường...).

Mỗi loại thuốc mê hít đều có đặc tính riêng về tác dụng không mong muốn, chỉ định và chống chỉ định cần phải tuân thủ với mỗi cá thể người bệnh.

Hiếm khi sử dụng trong trường hợp tăng kali huyết vì gây rối loạn nhịp tim và có thể tử vong.

Cần lưu ý các thuốc này đều có thể gây sốt cao ác tính. Chống chỉ định ở những bệnh nhân có nguy cơ/nhạy cảm/dễ bị sốt cao ác tính. Thuốc có thể gây tăng dịch não tủy và chú ý khi sử dụng ở những bệnh nhân tăng áp lực nội sọ.

Nếu đặt nội khí quản khó khăn thì nên dùng halothan. Thuốc không làm tăng bài tiết nước bọt hoặc chất nhày phế quản và tỷ lệ nôn, buồn nôn sau phẫu thuật thấp. Halothan có tác dụng mạnh, khởi mê êm dịu, khí mê không gây kích ứng, dễ ngửi và ít khi gây ho hoặc ngừng thở. Tuy nhiên, hiện nay ít được dùng vì có độc tính đối với gan, ở một số bệnh nhân gây tổn thương gan gọi là viêm gan do halothan. Trong khi gây mê halothan không được dùng adrenalin vì dễ gây loạn nhịp.

Isofluran có tác dụng yếu hơn halothan. Nhịp tim thường ổn định trong khi gây mê bằng isofluran nhưng tần số tim có thể tăng, đặc biệt ở người bệnh trẻ tuổi. Huyết áp tâm thu có thể giảm do giảm sức cản mạch máu toàn thân và cung lượng tim giảm ít hơn so với halothan. Hô hấp bị ức chế. Thuốc làm giãn cơ và tăng lên do dùng thuốc giãn cơ. Isofluran cũng có thể gây độc cho gan ở người mẫn cảm với các thuốc mê halogen hóa nhưng nguy cơ ít hơn nhiều so với halothan. Vì vậy, tránh dùng thuốc lại nhiều lần (khoảng cách ít nhất 3 tháng mới được dùng lại) nhất là với halothan.

Isofluran có nồng độ tối thiểu ở phế nang 1,15 (M.A.C) không mạnh bằng halothan 0,74 nhưng ít độc cơ tim hơn, giảm huyết áp nhẹ hơn, gây viêm gan ít hơn. Ngày nay người ta có xu hướng dùng isofluran nhiều hơn.

Sevofluran có tác dụng nhanh, hiệu lực mạnh hơn desfluran. Tác dụng của sevofluran xuất hiện nhanh và phục hồi nhanh, nhưng vẫn chậm hơn desfluran. Sevofluran có tác dụng giãn cơ, tác dụng này có thể đủ để tiến hành một số phẫu thuật mà không cần dùng thuốc chẹn thần kinh - cơ.

Để đề phòng thiếu oxygen khi gây mê, cần dùng hỗn hợp khí có oxygen nhiều hơn khí trời (không được dưới 25% trong hỗn hợp khí). Trường hợp 43 1.1.2 Thuốc mê bay hơi hít qua đường thở

dùng hỗn hợp khí oxygen và nitơ oxyd thường yêu cầu oxygen có nồng độ hơn 30% trong suốt quá trình gây mê.

Phòng mổ cần dẫn khí thở ra của máy mê ra ngoài, có lọc khí, tốt nhất là có hút khí thải qua đường ống phòng mổ để bảo vệ môi trường của nhà mổ, tránh ảnh hưởng cho người gây mê và phẫu thuật viên.

Tác dụng không mong muốn: Suy tim phổi, hạ huyết áp, co giật, loạn nhịp tim.

HALOTHAN

Tên chung quốc tế: Halothane.

Dạng thuốc và hàm lượng: Lọ 125 ml, 250 ml. Trong 100 ml chứa 187 g halothan và chất bảo quản (18,7 mg thymol; 0,00025% amoniac).

Chỉ định: Cần phải có phương tiện hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn. Tốt nhất là có thiết bị theo dõi (monitor).

Khởi mê, đặc biệt cho trẻ em; duy trì mê cho người lớn đặc biệt gây mê cho bệnh nhân bị hen, co thắt phế quản; gây mê ngoại trú. Có thể kết hợp với nitơ oxyd (N2O) hoặc fentanyl kèm với oxygen.

Chống chỉ định: Tiền sử gia đình có sốt cao ác tính; tiền sử sốt hoặc vàng da không rõ nguyên nhân sau gây mê bằng halothan; rối loạn chuyển hóa porphyrin; tăng áp lực nội sọ; vàng da; bệnh gan mạn tính; trong vòng 3 tháng đã dùng halothan (dễ bị hoại tử gan nặng); phối hợp thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO).

Thận trọng: Nên có hệ thống hút khí thải ở nhà mổ và máy mê để tránh ô nhiễm. Phẫu thuật sọ não, gan mật; gây mê trong sản khoa; mang thai (có thể gây đờ tử cung) (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3); không được lái xe và điều khiển máy móc trong 24 giờ sau dùng thuốc. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Lưu ý: Vì nguy cơ hoại tử gan nặng nên thuốc có xu hướng dùng ít dần ở một số nước dù tỷ lệ này ít (viêm gan do halothan).

Khuyến nghị không sử dụng trong sản khoa vì làm giảm mạnh cơn co tử cung, tăng nguy cơ xuất huyết sau đẻ. Tránh dùng halothan vào những tháng đầu của thai kỳ trừ khi có chỉ định bắt buộc. Có thể gây suy hô hấp trẻ sơ sinh nếu dùng trong quá trình sinh đẻ.

Liều dùng: Phải dùng với bình bốc hơi riêng cho halothan và có vôi sôđa để hấp phụ khí carbonic.

Nếu dùng hỗn hợp oxygen + nitơ oxyd (N2O) để khởi mê, nồng độ thích hợp thay đổi tùy theo người bệnh, thường là 1 - 2,5% với lưu lượng là 8 lít/phút. Để duy trì, dùng halothan nồng độ 0,5 - 1,5%. Nếu dùng oxygen hoặc không khí đơn thuần, nồng độ halothan 4 - 5%; nếu phối hợp với fentanyl, nồng độ halothan 0,5 - 2%.

1.1.2 Thuốc mê bay hơi hít qua đường thở 44

dùng hỗn hợp khí oxygen và nitơ oxyd thường yêu cầu oxygen có nồng độ hơn 30% trong suốt quá trình gây mê.

Phòng mổ cần dẫn khí thở ra của máy mê ra ngoài, có lọc khí, tốt nhất là có hút khí thải qua đường ống phòng mổ để bảo vệ môi trường của nhà mổ, tránh ảnh hưởng cho người gây mê và phẫu thuật viên.

Tác dụng không mong muốn: Suy tim phổi, hạ huyết áp, co giật, loạn nhịp tim.

HALOTHAN

Tên chung quốc tế: Halothane.

Dạng thuốc và hàm lượng: Lọ 125 ml, 250 ml. Trong 100 ml chứa 187 g halothan và chất bảo quản (18,7 mg thymol; 0,00025% amoniac).

Chỉ định: Cần phải có phương tiện hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn. Tốt nhất là có thiết bị theo dõi (monitor).

Khởi mê, đặc biệt cho trẻ em; duy trì mê cho người lớn đặc biệt gây mê cho bệnh nhân bị hen, co thắt phế quản; gây mê ngoại trú. Có thể kết hợp với nitơ oxyd (N2O) hoặc fentanyl kèm với oxygen.

Chống chỉ định: Tiền sử gia đình có sốt cao ác tính; tiền sử sốt hoặc vàng da không rõ nguyên nhân sau gây mê bằng halothan; rối loạn chuyển hóa porphyrin; tăng áp lực nội sọ; vàng da; bệnh gan mạn tính; trong vòng 3 tháng đã dùng halothan (dễ bị hoại tử gan nặng); phối hợp thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO).

Thận trọng: Nên có hệ thống hút khí thải ở nhà mổ và máy mê để tránh ô nhiễm. Phẫu thuật sọ não, gan mật; gây mê trong sản khoa; mang thai (có thể gây đờ tử cung) (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3); không được lái xe và điều khiển máy móc trong 24 giờ sau dùng thuốc. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Lưu ý: Vì nguy cơ hoại tử gan nặng nên thuốc có xu hướng dùng ít dần ở một số nước dù tỷ lệ này ít (viêm gan do halothan).

Khuyến nghị không sử dụng trong sản khoa vì làm giảm mạnh cơn co tử cung, tăng nguy cơ xuất huyết sau đẻ. Tránh dùng halothan vào những tháng đầu của thai kỳ trừ khi có chỉ định bắt buộc. Có thể gây suy hô hấp trẻ sơ sinh nếu dùng trong quá trình sinh đẻ.

Liều dùng: Phải dùng với bình bốc hơi riêng cho halothan và có vôi sôđa để hấp phụ khí carbonic.

Nếu dùng hỗn hợp oxygen + nitơ oxyd (N2O) để khởi mê, nồng độ thích hợp thay đổi tùy theo người bệnh, thường là 1 - 2,5% với lưu lượng là 8 lít/phút. Để duy trì, dùng halothan nồng độ 0,5 - 1,5%. Nếu dùng oxygen hoặc không khí đơn thuần, nồng độ halothan 4 - 5%; nếu phối hợp với fentanyl, nồng độ halothan 0,5 - 2%.

1.1.2 Thuốc mê bay hơi hít qua đường thở 44

Tác dụng không mong muốn:Ức chế hô hấp; chậm nhịp tim, ngừng tim;

giảm huyết áp; viêm gan (1/35000), tăng enzym gan thoáng qua; sốt cao;

tăng áp lực nội sọ; nôn; buồn nôn; rét run khi tỉnh.

Quá liều và xử trí: Nhịp tim chậm, huyết áp giảm, loạn nhịp tim và suy hô hấp là báo hiệu sớm phải giảm lượng thuốc mê. Suy hô hấp phải hỗ trợ hô hấp cho đến khi tự thở tốt.

ISOFLURAN

Tên chung quốc tế: Isoflurane.

Dạng thuốc và hàm lượng: Lọ 100 ml, 250 ml, không màu, không ăn mòn kim loại, có mùi ether, hăng, cay nhẹ, thuốc không có phụ gia.

Chỉ định: Cần phải có phương tiện hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn.

Khởi mê (ít dùng hơn duy trì mê vì mùi khó chịu) và duy trì mê. Thường được dùng cho người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, phẫu thuật thần kinh nhưng phải tăng thông khí.

Chống chỉ định: Tiền sử sốt cao ác tính sau khi dùng thuốc; quá mẫn với isofluran; rối loạn chuyển hóa porphyrin; tăng áp lực nội sọ; tiền sử bị viêm gan do halothan; có thai dưới 6 tháng; trụy tim mạch; tình trạng sốc.

Thận trọng: Phải có hệ thống hút xả khí thải chống ô nhiễm trong nhà mổ. Bệnh nhược cơ; gây mê phối hợp với thuốc mê khác thường phải giảm liều. Có thai phải giảm liều (M.A.C giữ dưới 1%) (Phụ lục 2). Dùng với adrenalin dễ gây loạn nhịp tim và thuốc điều trị tăng huyết áp làm giảm mạnh huyết áp. Có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh nếu sử dụng trong quá trình sinh đẻ. Cho con bú (Phụ lục 3); suy gan (Phụ lục 5).

Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Phải có bình bốc hơi chuyên dùng cho isofluran.

Khởi mê: Khi có oxygen hay oxygen + oxyd nitơ: 0,5% tăng lên 1,5 - 3,0%, với nồng độ này, khởi mê thường đạt được dưới 10 phút.

Duy trì mê: Khi chỉ có oxygen: 1,5 - 3,5%. Khi có oxygen + nitơ oxyd:

1,0 - 2,5%. Riêng cho mổ đẻ: 0,5 - 0,75% với nitơ oxyd + oxygen. Do isofluran có tính chất giãn cơ chẹn thần kinh vận động nên không cần dùng kèm các loại thuốc này.

Tác dụng không mong muốn: Ức chế hô hấp, ho, nấc, co thắt phế quản, giảm huyết áp, loạn nhịp tim (nhẹ hơn halothan), rét run, nôn, buồn nôn khi tỉnh, nặng nhất là sốt cao nhưng ít gặp.

Quá liều và xử trí: Quá liều gây suy hô hấp, tuần hoàn, loạn nhịp tim.

Xử trí cần hỗ trợ hô hấp, tăng thông khí có nhiều oxygen, giảm hoặc ngừng thuốc mê, truyền dịch.

45 1.1.2 Thuốc mê bay hơi hít qua đường thở

46 1.2 Thuốc gây tê SEVOFLURAN

Tên chung quốc tế: Sevoflurane.

Dạng thuốc và hàm lượng: Lọ 250 ml.

Chỉ định: Khởi mê và duy trì mê ở người lớn và trẻ em trong quá trình phẫu thuật.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với sevofluran hoặc các thuốc mê có halogen khác. Có hoặc nghi ngờ bị sốt cao ác tính.

Thận trọng: Phải có sẵn phương tiện để hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn. Sử dụng thận trọng ở người có tăng áp lực nội sọ. Thuốc gây độc cho gan ở những người tăng nhạy cảm với thuốc mê halogen. Trẻ em bị bệnh thần kinh cơ, hiếm gặp tăng kali huyết, dẫn đến loạn nhịp hoặc tử vong. Có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh nếu sử dụng trong quá trình đẻ. Mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); suy thận (Phụ lục 4). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng:Phải có bình bốc hơi chuyên dụng.

Khởi mê: Người lớn và trẻ trên 1 tháng tuổi, trong oxygen hoặc hỗn hợp oxygen + nitơ oxyd: đầu tiên 0,5 - 1%, sau đó tăng có thể tới 8%. Điều chỉnh liều theo đáp ứng của người bệnh.

Duy trì mê: Người lớn và trẻ trên 1 tháng tuổi, trong oxygen hoặc hỗn hợp oxygen + nitơ oxyd: 0,5 - 3%. Điều chỉnh liều theo đáp ứng của người bệnh. Có thể kết hợp với các thuốc giảm đau như fentanyl.

Tác dụng không mong muốn: Bí tiểu; giảm bạch cầu; kích động ở trẻ em; ngừng tim, xoắn đỉnh; loạn trương lực cơ cũng được ghi nhận.