• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thuốc mê theo đường tĩnh mạch

CÁC CHUYÊN LUẬN THUỐC

Mục 1: Thuốc gây mê, thuốc tê

1.1 Thuốc gây mê

1.1.1 Thuốc mê theo đường tĩnh mạch

Thuốc mê theo đường tĩnh mạch có thể dùng đơn độc để gây mê cho một số thủ thuật ngoại khoa ngắn nhưng thường chỉ được dùng để khởi mê.

Các thuốc mê đường tĩnh mạch gây hạ huyết áp và suy hô hấp nên cần phải sẵn có phương tiện hồi sức (hô hấp nhân tạo, biết cách hô hấp nhân tạo, giữ vững huyết động bằng truyền dịch).

Chống chỉ định dùng thuốc khi không có sự tiên lượng chắc chắn về khả năng kiểm soát đường thở (ví dụ như phẫu thuật trường hợp có u trong họng hoặc thanh quản). Cần lưu ý chăm sóc đặc biệt đối với các bệnh nhân có triệu chứng cấp tính đường thở, bệnh lý tim mạch, tốt nhất nên theo dõi bằng monitor - nếu đã trang bị.

Nên xác định liều dùng cho các thuốc tiêm tĩnh mạch để đạt được hiệu quả (trừ việc sử dụng thuốc khởi mê nhanh). Liều dùng nên giảm ở người cao tuổi, đặc biệt là người có bệnh tim mạch, giảm oxy huyết, người đã dùng thuốc tiền mê/tê.

Khởi mê bằng thiopental theo đường tĩnh mạch thì nhanh và thường không gây kích thích. Mê kéo dài khoảng 4 - 7 phút; nếu dùng liều cao hoặc nhắc lại, hô hấp sẽ bị ức chế mạnh và hồi tỉnh chậm.

Gây mê bằng ketamin kéo dài tới 15 phút sau khi tiêm 1 liều duy nhất tĩnh mạch và có nhược điểm là vô cảm sâu (giảm đau mạnh). Ketamin có thể dùng đơn độc để chẩn đoán hoặc cho một số can thiệp ngoại khoa nhỏ. Có thể dùng ketamin ở nồng độ dưới mức mê để làm giảm đau cho một số thủ thuật ngoại khoa ngắn nhưng gây đau như thay băng bỏng, dùng thủ thuật xạ trị, chọc tủy xương và một số thủ thuật chỉnh hình nhỏ.

Hồi tỉnh từ gây mê bằng ketamin thường hay gây ảo giác và một số phản ứng cấp cứu khác. Có thể dùng benzodiazepin để làm giảm các ảo giác.

Ketamin đặc biệt có giá trị ở trẻ em vì cho rằng ảo giác ít hơn. Propofol cho hồi tỉnh nhanh và không có tác dụng khó chịu do thuốc. Tuy nhiên 37 1.1 Thuốc gây mê

cần theo dõi sát sau ngày phẫu thuật vì có thể gây suy hô hấp, giảm huyết áp ở bệnh nhân nặng.

Chỉ ketamin là có tác dụng giảm đau mạnh, propofol và thiopental không có tác dụng giảm đau nên thường phải kết hợp với nhóm giảm đau như fentanyl, morphin. Ketamin không gây hạ huyết áp như thiopental và propofol trong khởi mê. Tránh tình trạng dùng thuốc ngủ kèm thuốc giãn cơ mà không có thuốc giảm đau vì bệnh nhân vẫn đau khi mổ. Với các phẫu thuật ngắn có thể áp dụng gây mê tĩnh mạch bằng propofol, thiopental, ketamin đơn thuần (thay băng bỏng, nắn xương...).

Khi dùng thuốc từng cá thể có thể đáp ứng khác nhau nên cần thay đổi liều để thích ứng: Người cao tuổi, suy kiệt, sốc nên giảm liều.

Kỹ thuật gây mê hoàn toàn theo đường tĩnh mạch: Hô hấp phải được duy trì bằng oxygen trị liệu kèm theo khí trời, cần có thêm thuốc giãn cơ và thuốc giảm đau, nhưng cần lưu ý mê đủ độ sâu. Nếu có giảm thở, tím tái…

phải hỗ trợ hô hấp ngay cho đến khi thở tốt (thở sâu, đều).

Propofol đang được sử dụng nhiều/rộng rãi nhất trong gây mê theo đường tĩnh mạch vì có ưu điểm: Tỉnh nhanh, an toàn hơn, dễ chịu khi tỉnh so với các thuốc gây mê tĩnh mạch khác. Propofol được sử dụng để khởi mê hoặc duy trì gây mê ở người lớn và trẻ em nhưng không được dùng ở trẻ sơ sinh. Propofol được dùng để an thần, gây ngủ trong quá trình chẩn đoán, có thể được dùng để an thần trong chăm sóc tăng cường nhưng chống chỉ định dùng chăm sóc tăng cường ở trẻ dưới 16 tuổi vì gây một số biến chứng (có nguy cơ chết người, bao gồm rối loạn chuyển hóa acid, loạn nhịp tim, suy tim, thận ...).

THIOPENTAL

Tác dụng gây mê ngắn, chống co giật, liều thấp có tác dụng an thần, tuy nhiên quá trình chuyển hóa chậm và tác dụng gây ngủ có thể duy trì trong 24 giờ. Mê sau khi tiêm 30 - 40 giây, tỉnh lại sau 30 phút nếu dùng một lần với liều nhỏ.

Tên chung quốc tế: Thiopental.

Dạng thuốc và hàm lượng: Lọ 0,5 g, 1 g, 2,5 g dạng bột đông khô màu trắng ngà kèm nước cất 20 ml, 40 ml, 100 ml để pha tiêm. Khi dùng thì pha thành dung dịch 2,5 - 5,0%.

Chỉ định (Phải có sẵn phương tiện hồi sức hô hấp, tuần hoàn)

Khởi mê các cuộc mê dài; gây mê mổ ngắn; chống co giật; chống phù não nhưng phải có hỗ trợ hô hấp đến khi tỉnh.

Để làm giảm áp lực nội sọ trong phẫu thuật thần kinh (với điều kiện đảm bảo thông khí hô hấp tốt).

Chống chỉ định: Không có thông khí hỗ trợ; quá mẫn với barbiturat; rối loạn chuyển hóa porphyrin, loạn dưỡng trương lực cơ.

38 1.1.1 Thuốc mê theo đường tĩnh mạch

cần theo dõi sát sau ngày phẫu thuật vì có thể gây suy hô hấp, giảm huyết áp ở bệnh nhân nặng.

Chỉ ketamin là có tác dụng giảm đau mạnh, propofol và thiopental không có tác dụng giảm đau nên thường phải kết hợp với nhóm giảm đau như fentanyl, morphin. Ketamin không gây hạ huyết áp như thiopental và propofol trong khởi mê. Tránh tình trạng dùng thuốc ngủ kèm thuốc giãn cơ mà không có thuốc giảm đau vì bệnh nhân vẫn đau khi mổ. Với các phẫu thuật ngắn có thể áp dụng gây mê tĩnh mạch bằng propofol, thiopental, ketamin đơn thuần (thay băng bỏng, nắn xương...).

Khi dùng thuốc từng cá thể có thể đáp ứng khác nhau nên cần thay đổi liều để thích ứng: Người cao tuổi, suy kiệt, sốc nên giảm liều.

Kỹ thuật gây mê hoàn toàn theo đường tĩnh mạch: Hô hấp phải được duy trì bằng oxygen trị liệu kèm theo khí trời, cần có thêm thuốc giãn cơ và thuốc giảm đau, nhưng cần lưu ý mê đủ độ sâu. Nếu có giảm thở, tím tái…

phải hỗ trợ hô hấp ngay cho đến khi thở tốt (thở sâu, đều).

Propofol đang được sử dụng nhiều/rộng rãi nhất trong gây mê theo đường tĩnh mạch vì có ưu điểm: Tỉnh nhanh, an toàn hơn, dễ chịu khi tỉnh so với các thuốc gây mê tĩnh mạch khác. Propofol được sử dụng để khởi mê hoặc duy trì gây mê ở người lớn và trẻ em nhưng không được dùng ở trẻ sơ sinh. Propofol được dùng để an thần, gây ngủ trong quá trình chẩn đoán, có thể được dùng để an thần trong chăm sóc tăng cường nhưng chống chỉ định dùng chăm sóc tăng cường ở trẻ dưới 16 tuổi vì gây một số biến chứng (có nguy cơ chết người, bao gồm rối loạn chuyển hóa acid, loạn nhịp tim, suy tim, thận ...).

THIOPENTAL

Tác dụng gây mê ngắn, chống co giật, liều thấp có tác dụng an thần, tuy nhiên quá trình chuyển hóa chậm và tác dụng gây ngủ có thể duy trì trong 24 giờ. Mê sau khi tiêm 30 - 40 giây, tỉnh lại sau 30 phút nếu dùng một lần với liều nhỏ.

Tên chung quốc tế: Thiopental.

Dạng thuốc và hàm lượng: Lọ 0,5 g, 1 g, 2,5 g dạng bột đông khô màu trắng ngà kèm nước cất 20 ml, 40 ml, 100 ml để pha tiêm. Khi dùng thì pha thành dung dịch 2,5 - 5,0%.

Chỉ định (Phải có sẵn phương tiện hồi sức hô hấp, tuần hoàn)

Khởi mê các cuộc mê dài; gây mê mổ ngắn; chống co giật; chống phù não nhưng phải có hỗ trợ hô hấp đến khi tỉnh.

Để làm giảm áp lực nội sọ trong phẫu thuật thần kinh (với điều kiện đảm bảo thông khí hô hấp tốt).

Chống chỉ định: Không có thông khí hỗ trợ; quá mẫn với barbiturat; rối loạn chuyển hóa porphyrin, loạn dưỡng trương lực cơ.

38 1.1.1 Thuốc mê theo đường tĩnh mạch

Thận trọng: Giảm huyết áp: Khi mất nước, chảy máu nặng, bệnh tim nặng; suy gan nặng; nhược cơ; suy thận (Phụ lục 4); người cao tuổi và trẻ em dưới 1 tuổi, mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3); suy hô hấp, hen. Cần thận trọng khi tiêm: Nếu tiêm ra ngoài tĩnh mạch, phải ngừng ngay vì thuốc gây hoại tử; tiêm vào động mạch gây đau cháy bỏng dẫn đến hoại tử chi vì co mạch, phải xử lý ngay bằng papaverin pha loãng hoặc lidocain 1% vào mạch máu đó. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Cách dùng: Hòa tan bột thuốc trong lọ vào nước cất pha tiêm để được dung dịch có nồng độ 2,5%, pha ngay trước khi tiêm. Nếu dung dịch có vẩn đục, kết tủa hoặc pha quá 24 giờ phải bỏ.

Liều dùng:

Khởi mê: Tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 - 15 giây dung dịch 2,5%, người lớn 100 - 150 mg (giảm liều và tiêm chậm hơn ở người cao tuổi hoặc suy nhược), tiếp theo tiêm thêm 100 - 150 mg nếu cần, tùy theo đáp ứng sau 30 - 60 giây; hoặc tối đa 4 mg/kg (tối đa 500 mg); trẻ em: 2 - 7 mg/kg, tiêm lại nếu cần, tùy theo đáp ứng sau 60 giây.

Làm giảm áp lực nội sọ: Tiêm tĩnh mạch chậm 1,5 - 3 mg/kg, nhắc lại nếu cần.

Tình trạng động kinh (chỉ dùng nếu không thể áp dụng các biện pháp khác):

Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch 2,5% (25 mg/ml), người lớn 75 - 125 mg liều duy nhất; trẻ em 1 tháng - 18 tuổi: Đầu tiên tiêm tĩnh mạch chậm tới 4 mg/kg, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục tới 8 mg/kg/giờ, điều chỉnh liều tùy theo đáp ứng.

Tác dụng không mong muốn: Giảm huyết áp (phải giảm liều ở người cao tuổi); suy hô hấp; co thắt thanh quản; dị ứng; ban da; sốc phản vệ; ho;

đau nơi tiêm do viêm tĩnh mạch, đau đầu.

Cần lưu ý: Sau mê thuốc chuyển hóa chậm nên một vài tác dụng an thần buồn ngủ có thể kéo dài trong vòng 24 giờ. Tránh tiêm vào động mạch, chú ý với bệnh nhân tim mạch, nồng độ thay đổi với bệnh nhân bị thoát mạch do có thể gây ra hoại tử mô và đau nặng. Ở bệnh nhân có tổn thương gan, thận phải giảm liều. Cho con bú ngay sau khi hồi phục.

KETAMIN

Tên chung quốc tế: Ketamine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Lọ 20 ml (10 mg/ml), 10 ml (50 mg/ml), 5 ml (100 mg/ml).

Chỉ định: Dùng khởi mê và duy trì mê; giảm đau trong các thủ thuật ngắn nhưng gây đau: Cắt lọc tổ chức hoại tử, thay băng trong bỏng, chụp điện quang, mổ mắt khi không có tăng nhãn áp, tai mũi họng, răng hàm mặt, nắn xương, chỉnh hình, soi đại tràng, mổ lấy thai.

39 1.1.1 Thuốc mê theo đường tĩnh mạch

Chống chỉ định: Nhiễm độc giáp; tiền sử tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, khối u hoặc xuất huyết trong não hoặc các nguyên nhân khác làm tăng áp lực nội sọ; tăng huyết áp; có tiền sử tai biến mạch máu não; suy vành; sản phụ có sản giật, tiền sản giật; tổn thương mắt và tăng nhãn áp; bệnh tâm thần, đặc biệt là ảo giác, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

Thận trọng:Dễ có rối loạn tâm thần khi tỉnh (ảo giác), vì còn phản xạ thanh hầu khi mê nên tránh trực tiếp động chạm, đặt nội khí quản phải có thuốc giãn cơ; mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); suy gan (Phụ lục 5); nên tiêm tĩnh mạch chậm (trong 60 giây) để tránh gây ngừng thở tạm thời; người nhiễm độc rượu cấp; chấn thương mắt, tăng nhãn áp;

bệnh tâm thần; ảo giác, rối loạn tâm thần; thận trọng khi lái xe, làm việc với máy móc; tránh uống rượu trong 24 giờ; không pha lẫn barbiturat với ketamin cùng bơm tiêm vì gây kết tủa. Trong thời gian hồi tỉnh, phải để người bệnh nằm yên và phải theo dõi. Xem xét giảm liều đối với bệnh nhân tổn thương gan. Dùng trong quá trình đẻ có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Tránh cho con bú ít nhất 12 tiếng sau khi sử dụng. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng Khởi mê:

Tiêm tĩnh mạch, người lớn và trẻ em: 1 - 2 mg/kg trong 60 giây (2 mg/kg thường tác dụng trong 5 - 10 phút). Không nên dùng quá 4,5 mg/kg.

Tiêm bắp, người lớn và trẻ em: 5 - 10 mg/kg (10 mg/kg thường tác dụng trong 12 - 25 phút). Không nên dùng quá 13 mg/kg.

Nhỏ giọt tĩnh mạch dung dịch chứa 1 mg/ml, người lớn và trẻ em, tổng liều khởi mê 0,5 - 2 mg/kg.

Duy trì mê (dùng bơm điện): 10 - 45 microgam/kg/phút, tốc độ điều chỉnh theo đáp ứng.

Giảm đau và an thần: Tiêm bắp, người lớn và trẻ em: Bắt đầu 2 - 4 mg/kg;

nếu tiêm tĩnh mạch, khởi đầu 0,2 - 0,75 mg/kg trong 2 - 3 phút, sau đó tiếp tục truyền tĩnh mạch 5 - 20 microgam/kg/phút.

Tác dụng không mong muốn: Rối loạn hành vi khi hồi tỉnh (trong vài giờ đến 24 giờ sau) gọi là ảo giác; tăng huyết áp, mạch nhanh, có thể có loạn nhịp tim; đau vùng tiêm; suy hô hấp: co thắt thanh quản; tăng tiết nước bọt, dị ứng, phát ban.

PROPOFOL

Tác dụng rất nhanh sau tiêm (30 - 40 giây), thời gian mê rất ngắn (5 - 10 phút), thuốc không có tác dụng giảm đau nhưng giảm tiêu thụ oxygen ở não, giảm áp lực nội sọ, giảm trương lực giao cảm.

40 1.1.1 Thuốc mê theo đường tĩnh mạch

Chống chỉ định: Nhiễm độc giáp; tiền sử tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, khối u hoặc xuất huyết trong não hoặc các nguyên nhân khác làm tăng áp lực nội sọ; tăng huyết áp; có tiền sử tai biến mạch máu não; suy vành; sản phụ có sản giật, tiền sản giật; tổn thương mắt và tăng nhãn áp; bệnh tâm thần, đặc biệt là ảo giác, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

Thận trọng:Dễ có rối loạn tâm thần khi tỉnh (ảo giác), vì còn phản xạ thanh hầu khi mê nên tránh trực tiếp động chạm, đặt nội khí quản phải có thuốc giãn cơ; mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); suy gan (Phụ lục 5); nên tiêm tĩnh mạch chậm (trong 60 giây) để tránh gây ngừng thở tạm thời; người nhiễm độc rượu cấp; chấn thương mắt, tăng nhãn áp;

bệnh tâm thần; ảo giác, rối loạn tâm thần; thận trọng khi lái xe, làm việc với máy móc; tránh uống rượu trong 24 giờ; không pha lẫn barbiturat với ketamin cùng bơm tiêm vì gây kết tủa. Trong thời gian hồi tỉnh, phải để người bệnh nằm yên và phải theo dõi. Xem xét giảm liều đối với bệnh nhân tổn thương gan. Dùng trong quá trình đẻ có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Tránh cho con bú ít nhất 12 tiếng sau khi sử dụng. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng Khởi mê:

Tiêm tĩnh mạch, người lớn và trẻ em: 1 - 2 mg/kg trong 60 giây (2 mg/kg thường tác dụng trong 5 - 10 phút). Không nên dùng quá 4,5 mg/kg.

Tiêm bắp, người lớn và trẻ em: 5 - 10 mg/kg (10 mg/kg thường tác dụng trong 12 - 25 phút). Không nên dùng quá 13 mg/kg.

Nhỏ giọt tĩnh mạch dung dịch chứa 1 mg/ml, người lớn và trẻ em, tổng liều khởi mê 0,5 - 2 mg/kg.

Duy trì mê (dùng bơm điện): 10 - 45 microgam/kg/phút, tốc độ điều chỉnh theo đáp ứng.

Giảm đau và an thần: Tiêm bắp, người lớn và trẻ em: Bắt đầu 2 - 4 mg/kg;

nếu tiêm tĩnh mạch, khởi đầu 0,2 - 0,75 mg/kg trong 2 - 3 phút, sau đó tiếp tục truyền tĩnh mạch 5 - 20 microgam/kg/phút.

Tác dụng không mong muốn: Rối loạn hành vi khi hồi tỉnh (trong vài giờ đến 24 giờ sau) gọi là ảo giác; tăng huyết áp, mạch nhanh, có thể có loạn nhịp tim; đau vùng tiêm; suy hô hấp: co thắt thanh quản; tăng tiết nước bọt, dị ứng, phát ban.

PROPOFOL

Tác dụng rất nhanh sau tiêm (30 - 40 giây), thời gian mê rất ngắn (5 - 10 phút), thuốc không có tác dụng giảm đau nhưng giảm tiêu thụ oxygen ở não, giảm áp lực nội sọ, giảm trương lực giao cảm.

40 1.1.1 Thuốc mê theo đường tĩnh mạch

Tên chung quốc tế: Propofol.

Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm (dạng nhũ dịch) 0,5% (5 mg/ml), 1% (10 mg/ml), lọ 20 ml, 50 ml, 100 ml.

Chỉ định: Phải có sẵn phương tiện hỗ trợ hô hấp và truyền dịch.

Khởi mê và/hoặc duy trì mê trong các thủ thuật ngoại khoa ngắn (nạo thai, cắt amidan, nội soi dạ dày, đại tràng...); gây mê cho bệnh nhân ngoại trú; gây mê tĩnh mạch toàn bộ liên tục (có thêm thuốc giảm đau); an thần trong hồi sức.

Chống chỉ định: Khi không có phương tiện chống suy hô hấp. Quá mẫn với thuốc; tiền sử động kinh; suy tim nặng; suy hô hấp nặng; suy gan nặng; mang thai.

Thận trọng: Người cao tuổi; trẻ em dưới 3 tuổi; suy kiệt; suy gan; suy hô hấp, suy tuần hoàn; tích lũy thuốc nên chậm tỉnh; bệnh động kinh; kiểm soát mỡ máu ở người mỡ máu cao hoặc việc giảm đau kéo dài quá 3 ngày;

có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh nếu sử dụng trong quá trình đẻ; liều tối đa duy trì ở phụ nữ mang thai là 6 mg/kg/giờ. Mang thai (Phụ lục 2);

cho con bú (Phụ lục 3); suy thận (Phụ lục 4); suy gan (Phụ lục 5). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Không được pha trộn propofol với bất kỳ thuốc nào.

Nhũ dịch 1% để tiêm hoặc truyền tĩnh mạch, 2% để truyền tĩnh mạch.

Khởi mê: Người lớn dưới 55 tuổi, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền 1,5 - 2,5 mg/kg, tốc độ cứ 10 giây lại tiêm 20 - 40 mg; người trên 55 tuổi, suy kiệt: 1 - 1,5 mg/kg, tốc độ 10 giây lại tiêm 20 mg cho đến khi đáp ứng. Trẻ em trên 1 tháng tuổi: Tiêm chậm cho đến khi đáp ứng (liều thông thường cho trẻ trên 8 tuổi là 2,5 mg/kg, có thể cần phải nhiều hơn đối với trẻ nhỏ tuổi hơn, thí dụ 2,5 - 4 mg/kg).

Duy trì mê: Tiêm tĩnh mạch 25 - 50 mg, tiêm lặp lại tùy theo đáp ứng hoặc truyền tĩnh mạch 4 - 12 mg/kg/giờ. Ở người già, suy kiệt, 3 - 6 mg/kg/giờ. Trẻ em trên 3 tuổi, tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch 9 - 15 mg/kg/giờ.

An thần gây ngủ dùng trong chăm sóc tăng cường: Người lớn trên 17 tuổi:

0,3 - 4 mg/kg/giờ tiêm truyền.

An thần gây ngủ để làm các thủ tục chẩn đoán hoặc ngoại khoa: Bắt đầu bằng tiêm tĩnh mạch trong vòng 1 - 5 phút 0,5 - 1 mg/kg; duy trì bằng tiêm truyền tĩnh mạch 1,5 - 4,5 mg/kg/giờ (nếu cần ngủ nhanh có thể tiêm tĩnh mạch thêm 10 - 20 mg). Cần giảm liều đối với người trên 55 tuổi. Trẻ em dưới 17 tuổi không khuyến cáo.

Tác dụng không mong muốn: Giảm huyết áp nhiều; trụy mạch (phải giảm liều dùng xuống 20 - 40%); giảm hô hấp (cần tiêm chậm): Gây ngừng thở ngắn; đau; viêm tĩnh mạch (nên tiêm tĩnh mạch lớn hoặc xylocain 10 - 20 mg trước); ngứa do dị ứng; dùng an thần trong hồi sức 41 1.1.1 Thuốc mê theo đường tĩnh mạch

kéo dài gây tăng lipid huyết và toan máu; tiêu cơ; co giật, đau đầu, thay đổi màu nước tiểu. Muốn tránh tác dụng giảm hô hấp, giảm huyết áp: Phải tiêm truyền dịch và hỗ trợ hô hấp.

ETOMIDAT

Với liều khởi mê tiêm tĩnh mạch 0,2 - 0,3 mg/kg ở người lớn, tác dụng gây ngủ đến trong vòng 60 giây và duy trì trong 6 - 10 phút. Etomidat ít gây hạ huyết áp hơn thiopental và propofol khi khởi mê. Thuốc thường gây các cử động bất thường, có thể giảm bằng cách dùng thuốc giảm đau opioid hoặc benzodiazepin tác dụng ngắn trước khi khởi mê. Đau tại vị trí tiêm có thể giảm khi đưa thuốc qua các tĩnh mạch lớn ở cánh tay hay dùng thuốc giảm đau opioid trước khi khởi mê.

Tên chung quốc tế: Etomidate.

Dạng thuốc và hàm lượng: Ống tiêm 2 mg/ml dạng nhũ dịch tiêm truyền tĩnh mạch, ống 10 ml.

Chỉ định: Khởi mê.

Chống chỉ định: Có tiền sử quá mẫn với thuốc.

Thận trọng: Chỉ sử dụng etomidat qua đường tiêm tĩnh mạch. Độ an toàn và hiệu quả ở trẻ em dưới 10 tuổi chưa rõ. Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em. Thận trọng dùng cho người cao tuổi, nhiễm trùng huyết, tiền sử động kinh, suy gan (Phụ lục 5), phụ nữ mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3), rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

Tác dụng không mong muốn: Thường gặp đau tại vị trí tiêm, cử động bất thường ở mắt và cơ xương (kiểu múa giật, co cứng). Hiếm gặp, rối loạn thông khí, ngừng thở (kéo dài khoảng 5 - 90 giây), co thắt thanh quản, tăng/hạ huyết áp, loạn nhịp chậm, co giật, nôn và buồn nôn sau phẫu thuật. Rất hiếm gặp phản ứng phản vệ, co thắt phế quản.

Liều dùng: Do đáp ứng với thuốc thay đổi giữa các cá thể nên cần hiệu chỉnh liều theo đáp ứng của bệnh nhân.

Người lớn: Tiêm tĩnh mạch chậm trong 30 - 60 giây 0,3 mg/kg (dao động từ 0,2 - 0,6 mg/kg), tổng liều tối đa 60 mg. Người cao tuổi: 0,15 - 0,2 mg/kg (tổng liều tối đa 60 mg).

Trẻ em từ 1 tháng tuổi đến 18 tuổi: Tiêm tĩnh mạch chậm 0,15 - 0,3 mg/kg.

Trẻ em dưới 10 tuổi có thể phải dùng đến liều 0,4 mg/kg.