• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC CHUYÊN LUẬN THUỐC

Mục 3: Thuốc chống dị ứng và sốc phản vệ

3.1 Thuốc chống dị ứng

3.1.1 Thuốc kháng histamin

Các thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị các triệu chứng dị ứng như dị ứng mũi (giảm hắt hơi và chảy nước mũi, nhưng thường ít hiệu quả trong sung huyết mũi), mày đay, ngứa, viêm kết mạc dị ứng; thuốc cũng được dùng để chữa ngứa trong một số bệnh ngoài da như eczema và để điều trị dị ứng do thuốc, thức ăn, côn trùng đốt, ngoài ra còn dùng để điều trị một số triệu chứng trong phản ứng phản vệ và phù mạch (xem Mục 3.2). Nếu xác định được yếu tố gây dị ứng (kháng nguyên đặc hiệu), phải tránh tiếp xúc và xem xét khả năng giải mẫn cảm.

Tất cả các kháng histamin cũ (thuốc kháng histamin thế hệ I) đều gây an thần, buồn ngủ, nhất là alimemazin (trimeprazin) và promethazin, trong khi clorphenamin (clorpheniramin), dexclorpheniramin, diphenhydramin và cyclizin có thể ít gây buồn ngủ hơn. Tác dụng an thần đôi khi được dùng để điều trị ngứa trong một số tình trạng dị ứng. Phải cảnh báo cho người bệnh nguy cơ buồn ngủ khi lái xe hoặc vận hành máy móc và khuyên họ không nên điều khiển xe và máy móc trong những ngày dùng thuốc.

Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác như rượu, thuốc ngủ, thuốc giảm đau opioid, thuốc an thần có thể làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, có thể xảy ra tác dụng kích thích nghịch thường nhưng hiếm gặp, đặc biệt khi dùng liều cao hoặc ở trẻ em và người cao tuổi.

Các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc kháng histamin I gồm đau đầu, giảm tâm thần vận động và ức chế phó giao cảm (hoạt tính antimuscarinic), do đó không dùng hoặc thận trọng khi dùng ở người phì đại tuyến tiền liệt, bí tiểu, glôcôm góc đóng và tắc nghẽn môn vị - tá tràng. Cũng cần thận trọng ở người bị động kinh. Trẻ em và người cao tuổi nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc. Tránh dùng khi suy gan nặng vì làm tăng nguy cơ hôn mê. Dùng thuốc kháng histamin thế hệ I trong thời gian sau của 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây ra tình trạng kích thích, hưng phấn nghịch thường và run ở trẻ sơ sinh.

Các kháng histamin mới (thuốc kháng histamin thế hệ II) như cetirizin, loratadin, desloratadin, fexofenadin, cinarizin, mizolastin, levocetirizin … ít gây buồn ngủ và giảm tâm thần vận động hơn thuốc kháng histamin thế hệ I vì chúng ít thấm qua hàng rào máu - não. Mặc dù hiếm khi gây buồn ngủ, nhưng vẫn cần cảnh báo cho người bệnh hiện tượng này có thể xảy ra và có thể ảnh hưởng đến công việc như lái xe; tránh uống quá nhiều rượu khi dùng thuốc.

104 3.1 Thuốc chống dị ứng

3.1 Thuốc chống dị ứng

Thuốc chống dị ứng gồm có thuốc kháng histamin và một số corticosteroid.

Corticosteroid được dùng khi có phản ứng viêm phối hợp với dị ứng.

3.1.1 Thuốc kháng histamin

Các thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị các triệu chứng dị ứng như dị ứng mũi (giảm hắt hơi và chảy nước mũi, nhưng thường ít hiệu quả trong sung huyết mũi), mày đay, ngứa, viêm kết mạc dị ứng; thuốc cũng được dùng để chữa ngứa trong một số bệnh ngoài da như eczema và để điều trị dị ứng do thuốc, thức ăn, côn trùng đốt, ngoài ra còn dùng để điều trị một số triệu chứng trong phản ứng phản vệ và phù mạch (xem Mục 3.2). Nếu xác định được yếu tố gây dị ứng (kháng nguyên đặc hiệu), phải tránh tiếp xúc và xem xét khả năng giải mẫn cảm.

Tất cả các kháng histamin cũ (thuốc kháng histamin thế hệ I) đều gây an thần, buồn ngủ, nhất là alimemazin (trimeprazin) và promethazin, trong khi clorphenamin (clorpheniramin), dexclorpheniramin, diphenhydramin và cyclizin có thể ít gây buồn ngủ hơn. Tác dụng an thần đôi khi được dùng để điều trị ngứa trong một số tình trạng dị ứng. Phải cảnh báo cho người bệnh nguy cơ buồn ngủ khi lái xe hoặc vận hành máy móc và khuyên họ không nên điều khiển xe và máy móc trong những ngày dùng thuốc.

Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác như rượu, thuốc ngủ, thuốc giảm đau opioid, thuốc an thần có thể làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, có thể xảy ra tác dụng kích thích nghịch thường nhưng hiếm gặp, đặc biệt khi dùng liều cao hoặc ở trẻ em và người cao tuổi.

Các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc kháng histamin I gồm đau đầu, giảm tâm thần vận động và ức chế phó giao cảm (hoạt tính antimuscarinic), do đó không dùng hoặc thận trọng khi dùng ở người phì đại tuyến tiền liệt, bí tiểu, glôcôm góc đóng và tắc nghẽn môn vị - tá tràng. Cũng cần thận trọng ở người bị động kinh. Trẻ em và người cao tuổi nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc. Tránh dùng khi suy gan nặng vì làm tăng nguy cơ hôn mê. Dùng thuốc kháng histamin thế hệ I trong thời gian sau của 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây ra tình trạng kích thích, hưng phấn nghịch thường và run ở trẻ sơ sinh.

Các kháng histamin mới (thuốc kháng histamin thế hệ II) như cetirizin, loratadin, desloratadin, fexofenadin, cinarizin, mizolastin, levocetirizin … ít gây buồn ngủ và giảm tâm thần vận động hơn thuốc kháng histamin thế hệ I vì chúng ít thấm qua hàng rào máu - não. Mặc dù hiếm khi gây buồn ngủ, nhưng vẫn cần cảnh báo cho người bệnh hiện tượng này có thể xảy ra và có thể ảnh hưởng đến công việc như lái xe; tránh uống quá nhiều rượu khi dùng thuốc.

105 3.1.1 Thuốc kháng histamin Trong thực tế, tất cả các thuốc kháng histamin có hiệu lực chống dị ứng như nhau, nhưng khác nhau chủ yếu ở tác dụng an thần và ức chế phó giao cảm (hoạt tính antimuscarinic). Lựa chọn thuốc kháng histamin phải dựa trên mục đích điều trị, tác dụng không mong muốn và giá thành của thuốc.

ALIMEMAZIN

Tên chung quốc tế: Alimemazine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 5 mg, 10 mg. Dung dịch uống:

7,5 mg/5 ml, 30 mg/5 ml, tính theo alimemazin tartrat.

Chỉ định: Dị ứng đường hô hấp (viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi) và ngoài da (mày đay, ngứa). Tiền mê ở trẻ em. Có thể dùng phối hợp trong các chế phẩm để điều trị triệu chứng ho.

Chống chỉ định: Suy gan nặng (Phụ lục 5); suy thận (Phụ lục 4); động kinh; hội chứng Parkinson; suy giáp; u tủy thượng thận; nhược cơ; phì đại tuyến tiền liệt; glôcôm góc hẹp; giảm bạch cầu; quá liều barbiturat, thuốc an thần, opiat và rượu; mẫn cảm với phenothiazin; trẻ bị mất nước;

trẻ dưới 2 tuổi.

Thận trọng: Người cao tuổi và trẻ em, đặc biệt khi thời tiết rất nóng hoặc rất lạnh (gây nguy cơ tăng hoặc hạ nhiệt). Do nguy cơ buồn ngủ, tránh điều khiển xe và máy móc khi dùng thuốc. Tránh dùng rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác. Thận trọng với các bệnh nhân bị bệnh tim mạch, động kinh, hen, loét dạ dày hoặc viêm môn vị - tá tràng; tiền sử gia đình có hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh. Tránh dùng alimemazin cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú (Phụ lục 2 và 3).

Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng: Dùng đường uống.

Dị ứng: Người lớn: 10 mg/lần, 2 - 3 lần/ngày; có thể uống tới 100 mg/ngày trong những trường hợp dai dẳng khó chữa. Người cao tuổi:

10 mg/lần, 1 - 2 lần/ngày. Trẻ em 2 - 5 tuổi: 2,5 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày;

5 - 12 tuổi: 5 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày.

Tiền mê: Trẻ em 2 - 7 tuổi: Uống tới liều cao nhất là 2 mg/kg, 1 lần trước khi gây mê 1 - 2 giờ.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt nhẹ, khô miệng, đờm đặc. Ít gặp: Táo bón, bí tiểu, rối loạn điều tiết mắt. Hiếm gặp: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, hạ huyết áp, tăng nhịp tim, viêm gan vàng da do ứ mật, triệu chứng ngoại tháp, hội chứng Parkinson, rối loạn trương lực cơ cấp, loạn động muộn; các phenothiazin có thể làm giảm ngưỡng co giật trong bệnh động kinh. Nguy cơ ngừng hô hấp, thậm chí gây tử vong đột ngột đã gặp ở trẻ nhỏ.

106 3.1.1 Thuốc kháng histamin CETIRIZIN HYDROCLORID

Tên chung quốc tế: Cetirizine hydrochloride.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 5 mg, 10 mg. Viên nén nhai: 5 mg, 10 mg. Dung dịch uống, sirô: 5 mg/5 ml.

Chỉ định: Làm giảm triệu chứng dị ứng như viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay tự phát mạn tính.

Chống chỉ định: Những người có tiền sử quá mẫn với cetirizin, hydroxyzin. Suy thận nặng (Clcr < 10 ml/phút).

Thận trọng: Suy thận (Phụ lục 4), suy gan, người cao tuổi, phụ nữ mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3). Cetirizin có thể gây hiện tượng ngủ gà, cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy. Tránh dùng đồng thời với rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương.

Liều dùng: Dùng đường uống. Có thể phối hợp với pseudoephedrin hydroclorid.

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi ngày một lần 10 mg hoặc 5 mg/lần, 2 lần/ngày; 6 - 12 tuổi: 5 mg/lần, 2 lần/ngày; 2 - 6 tuổi: 2,5 mg/

lần, 2 lần/ngày; 6 tháng - 2 tuổi: Mỗi ngày một lần 2,5 mg, tăng dần tới liều tối đa 2,5 mg/lần, 2 lần/ngày ở trẻ ≥ 12 tháng. Không dùng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Người cao tuổi: Liều khởi đầu 5 mg/ngày, sau đó có thể tăng lên 10 mg/ngày. Suy gan: Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi ngày một lần 5 mg; 6 - 11 tuổi: Mỗi ngày một lần < 2,5 mg. Không dùng ở trẻ dưới 6 tuổi.

Suy thận: Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Clcr 30 - 50 ml/phút:

dùng nửa liều bình thường; Clcr 10 - 30 ml/phút: Dùng nửa liều bình thường, cách một ngày dùng một lần; Clcr 10 - 30 ml/phút, có thẩm tách máu: Mỗi ngày một lần 5 mg; Clcr < 10 ml/phút, không thẩm tách máu:

Không dùng. Trẻ 6 - 11 tuổi: Mỗi ngày một lần < 2,5 mg. Không dùng ở trẻ dưới 6 tuổi.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: Đau đầu, ngủ gà, mất ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, nôn, buồn nôn, khô miệng, viêm họng, co thắt phế quản. Ít gặp:

Chán ăn hoặc tăng thèm ăn, tăng tiết nước bọt, bí tiểu, đỏ bừng. Hiếm gặp:

Phản ứng phản vệ, thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng huyết áp, hạ huyết áp nặng, viêm gan, ứ mật, viêm cầu thận, rối loạn thần kinh, độc với thính giác, thị giác.

CINARIZIN

Tên chung quốc tế: Cinnarizine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 15 mg, 25 mg. Viên nang: 75 mg.

106 3.1.1 Thuốc kháng histamin CETIRIZIN HYDROCLORID

Tên chung quốc tế: Cetirizine hydrochloride.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 5 mg, 10 mg. Viên nén nhai: 5 mg, 10 mg. Dung dịch uống, sirô: 5 mg/5 ml.

Chỉ định: Làm giảm triệu chứng dị ứng như viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay tự phát mạn tính.

Chống chỉ định: Những người có tiền sử quá mẫn với cetirizin, hydroxyzin. Suy thận nặng (Clcr < 10 ml/phút).

Thận trọng: Suy thận (Phụ lục 4), suy gan, người cao tuổi, phụ nữ mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3). Cetirizin có thể gây hiện tượng ngủ gà, cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy. Tránh dùng đồng thời với rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương.

Liều dùng: Dùng đường uống. Có thể phối hợp với pseudoephedrin hydroclorid.

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi ngày một lần 10 mg hoặc 5 mg/lần, 2 lần/ngày; 6 - 12 tuổi: 5 mg/lần, 2 lần/ngày; 2 - 6 tuổi: 2,5 mg/

lần, 2 lần/ngày; 6 tháng - 2 tuổi: Mỗi ngày một lần 2,5 mg, tăng dần tới liều tối đa 2,5 mg/lần, 2 lần/ngày ở trẻ ≥ 12 tháng. Không dùng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Người cao tuổi: Liều khởi đầu 5 mg/ngày, sau đó có thể tăng lên 10 mg/ngày. Suy gan: Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi ngày một lần 5 mg; 6 - 11 tuổi: Mỗi ngày một lần < 2,5 mg. Không dùng ở trẻ dưới 6 tuổi.

Suy thận: Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Clcr 30 - 50 ml/phút:

dùng nửa liều bình thường; Clcr 10 - 30 ml/phút: Dùng nửa liều bình thường, cách một ngày dùng một lần; Clcr 10 - 30 ml/phút, có thẩm tách máu: Mỗi ngày một lần 5 mg; Clcr < 10 ml/phút, không thẩm tách máu:

Không dùng. Trẻ 6 - 11 tuổi: Mỗi ngày một lần < 2,5 mg. Không dùng ở trẻ dưới 6 tuổi.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: Đau đầu, ngủ gà, mất ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, nôn, buồn nôn, khô miệng, viêm họng, co thắt phế quản. Ít gặp:

Chán ăn hoặc tăng thèm ăn, tăng tiết nước bọt, bí tiểu, đỏ bừng. Hiếm gặp:

Phản ứng phản vệ, thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng huyết áp, hạ huyết áp nặng, viêm gan, ứ mật, viêm cầu thận, rối loạn thần kinh, độc với thính giác, thị giác.

CINARIZIN

Tên chung quốc tế: Cinnarizine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 15 mg, 25 mg. Viên nang: 75 mg.

107 3.1.1 Thuốc kháng histamin Chỉ định: Phòng say tàu xe. Rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn trong bệnh Ménière. Rối loạn mạch não và mạch ngoại vi khác.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với cinarizin. Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Thận trọng: Cinarizin có thể kích ứng gây đau vùng thượng vị, nên uống thuốc sau bữa ăn. Người lái xe hoặc điều khiển máy móc. Người cao tuổi, do có thể gây tăng hoặc xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp. Người bệnh giảm huyết áp. Mang thai hoặc cho con bú (Phụ lục 2 và 3). Suy thận (Phụ lục 4). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng: Cinarizin dùng uống, nên uống thuốc sau bữa ăn.

Phòng say tàu xe: Người lớn uống 25 mg, 2 giờ trước khi đi tàu xe; sau đó 15 mg, cách 8 giờ một lần trong cuộc hành trình nếu cần. Trẻ em 5 - 12 tuổi: 1/2 liều người lớn.

Rối loạn tiền đình: Người lớn uống 30 mg × 3 lần mỗi ngày. Trẻ em 5 - 12 tuổi: 1/2 liều người lớn.

Rối loạn mạch não: Liều 75 mg, ngày 1 lần.

Rối loạn mạch ngoại vi: Liều 75 mg/lần, 2 - 3 lần/ngày.

Tác dụng không mong muốn: Ngủ gà, nhức đầu, khô miệng, rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ra mồ hôi, dị ứng, triệu chứng ngoại tháp ở người cao tuổi hoặc khi điều trị dài ngày, giảm huyết áp (liều cao).

CLORPHENIRAMIN MALEAT (Clorphenamin maleat)

Tên chung quốc tế: Chlorpheniramine maleate (Chlorphenamine maleate).

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 2 mg, 4 mg, 6 mg, 8 mg, 12 mg.

Viên nén tác dụng kéo dài: 8 mg, 12 mg. Viên nang: 4 mg, 8 mg, 12 mg.

Viên nang tác dụng kéo dài: 8 mg, 12 mg. Dung dịch uống, sirô: 1 mg/ 1 ml, 1 mg/5 ml, 2 mg/5 ml, 8 mg/5 ml. Thuốc tiêm: 10 mg/ml.

Chỉ định: Làm giảm triệu chứng dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, mày đay, côn trùng đốt, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, ngứa có nguồn gốc dị ứng, giảm ngứa trong bệnh thủy đậu, hỗ trợ trong điều trị cấp cứu sốc phản vệ và phù mạch nặng.

Chống chỉ định: Quá mẫn với clorpheniramin hoặc bất cứ thành phần nào của chế phẩm; phì đại tuyến tiền liệt; bí tiểu; tắc ruột hoặc tắc nghẽn môn vị - tá tràng; hen; glôcôm góc hẹp; trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.

Thận trọng: Suy gan (Phụ lục 5), suy thận, động kinh, nhược cơ, bệnh phổi mạn tính, trẻ em (đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi), người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú (Phụ lục 2 và 3). Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc trong vòng 24 giờ sau khi dùng thuốc. Có nguy cơ bị sâu răng khi dùng trong thời gian dài do clorpheniramin gây khô miệng. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

108 3.1.1 Thuốc kháng histamin

Liều dùng: Dùng đường uống hoặc đường tiêm. Uống lúc no hoặc trước khi đi ngủ. Tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 1 phút.

Phản ứng dị ứng:

Đường uống: Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 4 mg/lần, cách 4 - 6 giờ một lần, tối đa 24 mg/ngày (người cao tuổi tối đa 12 mg/ngày). Trẻ em: 1 tháng tuổi - 2 tuổi: 1 mg/lần, 2 lần/ngày; 2 - 6 tuổi: 1 mg/lần, cách 4 - 6 giờ một lần, tối đa 6 mg/ngày; 6 - 12 tuổi: 2 mg/lần, cách 4 - 6 giờ một lần, tối đa 12 mg/ngày.

Đường tiêm: Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 10 mg/lần, nhắc lại khi cần, tối đa 4 lần (40 mg)/24 giờ. Trẻ em: Tiêm dưới da mỗi lần 87,5 microgam/kg, nhắc lại khi cần, tối đa 4 lần trong 24 giờ.

Điều trị hỗ trợ trong sốc phản vệ: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

Người lớn: 10 - 20 mg/lần, có thể lặp lại nếu cần, tới liều tối đa 40 mg/24 giờ. Trẻ em dưới 6 tháng: 250 microgam/kg/lần (tối đa 2,5 mg); 6 tháng - 6 tuổi: 2,5 mg/lần; 6 - 12 tuổi: 5 mg/lần; 12 - 18 tuổi: 10 mg/lần. Các liều này có thể lặp lại nếu cần, tối đa 4 lần/ 24 giờ.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: Buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, mất phối hợp động tác, rối loạn tâm thần - vận động, khô miệng, táo bón, tăng trào ngược dạ dày, đờm đặc, nhìn mờ, bí tiểu.

Ít gặp: Buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy, đau vùng thượng vị, rối loạn chức năng gan, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, phát ban, phản ứng nhạy cảm ánh sáng, phản ứng mẫn cảm (co thắt phế quản, phù mạch và phản vệ).

Hiếm gặp: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu huyết tán, giảm tiểu cầu, run, co giật, vã mồ hôi, đau cơ, dị cảm, viêm da, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lú lẫn, ù tai, hạ huyết áp, rụng tóc, kích thích nghịch thường khi dùng liều cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, kích ứng khi tiêm.

DESLORATADIN

Tên chung quốc tế: Desloratadine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Dung dịch uống: 0,5 mg/ml. Viên nén, viên nén bao phim, viên nén tan trong miệng: 5 mg; 2,5 mg. Viên giải phóng kéo dài (dạng kết hợp, chỉ với pseudoephedrin): 5 mg desloratadin với 240 mg pseudoephedrin sulfat.

Chỉ định: Viêm mũi dị ứng. Mày đay mạn tính vô căn.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với desloratadin, loratadin.

Thận trọng: Thận trọng khi dùng các thuốc không kê đơn (đơn thuần hoặc phối hợp) chứa thuốc kháng histamin, giảm ho, long đờm và chống

108 3.1.1 Thuốc kháng histamin

Liều dùng: Dùng đường uống hoặc đường tiêm. Uống lúc no hoặc trước khi đi ngủ. Tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 1 phút.

Phản ứng dị ứng:

Đường uống: Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 4 mg/lần, cách 4 - 6 giờ một lần, tối đa 24 mg/ngày (người cao tuổi tối đa 12 mg/ngày). Trẻ em: 1 tháng tuổi - 2 tuổi: 1 mg/lần, 2 lần/ngày; 2 - 6 tuổi: 1 mg/lần, cách 4 - 6 giờ một lần, tối đa 6 mg/ngày; 6 - 12 tuổi: 2 mg/lần, cách 4 - 6 giờ một lần, tối đa 12 mg/ngày.

Đường tiêm: Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 10 mg/lần, nhắc lại khi cần, tối đa 4 lần (40 mg)/24 giờ. Trẻ em: Tiêm dưới da mỗi lần 87,5 microgam/kg, nhắc lại khi cần, tối đa 4 lần trong 24 giờ.

Điều trị hỗ trợ trong sốc phản vệ: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

Người lớn: 10 - 20 mg/lần, có thể lặp lại nếu cần, tới liều tối đa 40 mg/24 giờ. Trẻ em dưới 6 tháng: 250 microgam/kg/lần (tối đa 2,5 mg); 6 tháng - 6 tuổi: 2,5 mg/lần; 6 - 12 tuổi: 5 mg/lần; 12 - 18 tuổi: 10 mg/lần. Các liều này có thể lặp lại nếu cần, tối đa 4 lần/ 24 giờ.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: Buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, mất phối hợp động tác, rối loạn tâm thần - vận động, khô miệng, táo bón, tăng trào ngược dạ dày, đờm đặc, nhìn mờ, bí tiểu.

Ít gặp: Buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy, đau vùng thượng vị, rối loạn chức năng gan, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, phát ban, phản ứng nhạy cảm ánh sáng, phản ứng mẫn cảm (co thắt phế quản, phù mạch và phản vệ).

Hiếm gặp: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu huyết tán, giảm tiểu cầu, run, co giật, vã mồ hôi, đau cơ, dị cảm, viêm da, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lú lẫn, ù tai, hạ huyết áp, rụng tóc, kích thích nghịch thường khi dùng liều cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, kích ứng khi tiêm.

DESLORATADIN

Tên chung quốc tế: Desloratadine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Dung dịch uống: 0,5 mg/ml. Viên nén, viên nén bao phim, viên nén tan trong miệng: 5 mg; 2,5 mg. Viên giải phóng kéo dài (dạng kết hợp, chỉ với pseudoephedrin): 5 mg desloratadin với 240 mg pseudoephedrin sulfat.

Chỉ định: Viêm mũi dị ứng. Mày đay mạn tính vô căn.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với desloratadin, loratadin.

Thận trọng: Thận trọng khi dùng các thuốc không kê đơn (đơn thuần hoặc phối hợp) chứa thuốc kháng histamin, giảm ho, long đờm và chống

109 3.1.1 Thuốc kháng histamin sung huyết mũi để giảm ho, giảm triệu chứng cảm cúm cho trẻ dưới 2 tuổi do có thể xảy ra triệu chứng quá liều hoặc nhiễm độc.

Người lái xe hoặc vận hành máy. Tránh uống rượu trong khi dùng thuốc.

Người bệnh có tiền sử động kinh do nguy cơ co giật. Giảm liều trên bệnh nhân suy thận (Phụ lục 4), suy gan. Mang thai (Phụ lục 2) hoặc cho con bú (Phụ lục 3).

Liều dùng

Desloratadin dùng uống, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Liều dùng trung bình: 5 mg/lần, 1 lần/ngày.

Trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi: 1 mg × 1 lần/ngày.

Trẻ từ 1 - 5 tuổi: 1,25 mg × 1 lần/ngày.

Trẻ từ 6 - 11 tuổi: 2,5 mg × 1 lần/ngày.

Với người bệnh suy gan hoặc suy thận: Liều khuyến cáo là 5 mg, 2 ngày uống 1 lần (uống cách ngày).

Tác dụng không mong muốn: Đau đầu, mệt mỏi, ngủ gà, chóng mặt.

Đau bụng kinh. Khô miệng, buồn nôn, khó tiêu. Đau cơ. Viêm vùng hầu họng.

DEXCLORPHENIRAMIN

Tên chung quốc tế: Dexchlorpheniramine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Thường dùng dạng dexclorpheniramin maleat. Viên nén: 2 mg. Viên nén giải phóng kéo dài: 4 mg, 6 mg. Dung dịch uống: 2 mg/5 ml (118 ml, 473 ml).

Chỉ định: Viêm mũi dị ứng theo mùa hay quanh năm và các triệu chứng dị ứng khác bao gồm mày đay, mẩn ngứa, dị ứng do côn trùng đốt, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, ngứa có nguồn gốc dị ứng, viêm kết mạc dị ứng.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với dexclorpheniramin hoặc với thuốc kháng histamin khác có cấu trúc hóa học tương tự; nguy cơ bí tiểu do phì đại tuyến tiền liệt, niệu đạo; glôcôm góc hẹp; trẻ em dưới 2 tuổi. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Trẻ em dưới 6 tuổi không dùng viên 2 mg, trẻ em dưới 15 tuổi không dùng viên 6 mg.

Thận trọng

Tránh dùng cho người lái xe hoặc đang vận hành máy móc.

Người suy gan, suy thận. Người cao tuổi có khả năng cao bị hạ huyết áp tư thế đứng, chóng mặt kinh niên, sưng tuyến tiền liệt. Người bệnh cao huyết áp, bệnh tim, cường giáp, tăng nhãn áp, tiểu đường, hen phế quản, tắc nghẽn bàng quang.

Khi dùng thuốc nên tránh uống rượu và các thuốc có chứa rượu, tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời. Tránh dùng đồng thời với bất kỳ một thuốc kháng histamin nào khác.