• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thuốc giảm đau nhóm opioid

CÁC CHUYÊN LUẬN THUỐC

Mục 2: Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm

2.2 Thuốc giảm đau nhóm opioid

khuẩn vết thương, chóng mặt, đau đầu, ngoại ban, mày đay, ngứa. Mệt mỏi, phù, chán ăn, khô miệng. Đánh trống ngực. Rối loạn giấc ngủ. Phản ứng quá mẫn. Thiếu máu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, chảy máu do ức chế ngưng kết tiểu cầu. Tăng huyết áp. Nhìn mờ. Nhạy cảm với ánh sáng, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell).

2.2 Thuốc giảm đau nhóm opioid

Đây là các dẫn xuất từ opioid hoặc các chất bán tổng hợp loại opioid. Phần lớn các chất này được sử dụng làm thuốc giảm đau và morphin được coi là chuẩn để so sánh đối chiếu với các thuốc giảm đau dạng opioid khác.

Các thuốc dạng opioid thường được dùng điều trị các chứng đau từ mức vừa đến nặng, đặc biệt đau do nguồn gốc nội tạng hoặc do chấn thương.

Morphin và pethidin là những thuốc giảm đau nhóm opioid có tác dụng đối với đau từ vừa đến nặng, đặc biệt đau do nội tạng. Đáp ứng với thuốc thay đổi nhiều giữa các người bệnh. Codein, thuốc giảm đau nhẹ hơn, phù hợp với đau từ nhẹ đến vừa.

Morphin có giá trị nhất đối với đau nặng. Ngoài giảm đau, morphin còn làm người bệnh sảng khoái và tách biệt với xung quanh; nếu dùng lặp lại nhiều lần có thể gây nghiện và nhờn thuốc, nhưng điều này không phải là mối lo ngại khi cần giảm đau cho thời kỳ cuối của bệnh (Mục 8.2.3). Với liều thông thường, tác dụng không mong muốn phổ biến gồm có buồn nôn, nôn, táo bón và ngủ gà; liều cao gây ức chế hô hấp và hạ huyết áp.

Pethidin làm giảm đau nhanh nhưng ngắn, ít gây táo bón hơn morphin.

Nhưng ngay cả với liều cao hơn, tác dụng vẫn kém morphin. Một chất chuyển hóa của pethidin có tác dụng độc cho thần kinh, chất norpethidin, tích lũy trong quá trình dùng nhiều lần pethidin và có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương gồm có giật cơ và co giật. Các tác dụng phụ đó cùng với tác dụng giảm đau ngắn làm cho pethidin không phù hợp để điều trị đau nặng, kéo dài. Pethidin được dùng giảm đau trong khi chuyển dạ, tuy nhiên các thuốc giảm đau nhóm opioid khác như morphin thường được ưa dùng hơn.

Codein tác dụng yếu hơn nhiều so với morphin và với liều thông thường cũng ít có khả năng gây nhiều tác dụng không mong muốn, bao gồm cả nghiện thuốc. Thuốc có hiệu quả đối với đau từ nhẹ đến vừa nhưng dùng lâu rất hay gây táo bón.

CODEIN PHOSPHAT

Thuốc giảm đau nhẹ, gây táo bón, nghiện. Sử dụng đường uống, tiêm dưới da, bắt đầu tác dụng sau 15 - 30 phút, tiêm bắp bắt đầu tác dụng sau 0,5 - 1 giờ, kéo dài 4 - 6 giờ.

80 2.2 Thuốc giảm đau nhóm opioid Tên chung quốc tế: Codeine phosphate.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 15 mg, 30 mg, 60 mg. Sirô:

25 mg/ml. Thuốc nước: 3 mg, 15 mg/5 ml. Dung dịch uống: 5 mg/5 ml. Dịch treo: 5 mg/ml. Thuốc tiêm: 15 mg/ml, 30 mg/ml, 60 mg/ml, 600 mg/20 ml, 1 200 mg/20 ml.

Chỉ định: Đau mức độ nhẹ đến vừa. Điều trị triệu chứng ho khan.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với codein hoặc các thành phần khác của thuốc. Trẻ em dưới 1 tuổi. Bệnh gan. Suy hô hấp, tắc nghẽn đường thở, cơn hen cấp. Bệnh nhân có nguy cơ tắc ruột do liệt ruột.

Thận trọng: Cần thận trọng khi dùng codein cho người bị hen. Nhờn thuốc và nghiện thuốc có thể xảy ra khi dùng thuốc kéo dài. Phải cảnh báo cho người dùng codein khi phải vận hành máy, lái xe. Thận trọng ở người suy nhược hoặc ở người mới mổ lồng ngực hoặc mổ bụng vì mất phản xạ ho có thể dẫn đến ứ đờm sau mổ. Tổn thương thận và gan (Phụ lục 4 và 5); mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Cách dùng: Codein phosphat thường dùng đường uống. Phải dùng liều thấp nhất có hiệu quả và ít lần nhất nếu có thể để giảm lệ thuộc thuốc.

Phải giảm liều đối với người suy nhược và người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ nhẹ cân.

Liều dùng:

Đau nhẹ đến vừa: Liều codein phosphat uống và tiêm bắp, tiêm dưới da tương tự nhau ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống, mỗi lần 30 mg cách nhau 4 giờ nếu cần thiết; liều thông thường từ 15 - 60 mg, tối đa 240 mg/ngày. Trẻ em 1 - 12 tuổi: 3 mg/kg/ngày, chia thành liều nhỏ (6 liều) hoặc 0,5 mg/kg mỗi lần cách nhau 4 - 6 giờ.

Ho khan: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10 - 20 mg/1 lần, 3 - 4 lần/ngày, tối đa 120 mg/ngày. Trẻ 1 - 5 tuổi: 3 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày, tối đa 12 mg/

ngày. Trẻ 5 - 12 tuổi: 5 - 10 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày, tối đa 60 mg/ngày.

Tác dụng không mong muốn: Táo bón khi dùng lâu; chóng mặt, buồn nôn, đái khó, co thắt niệu quản hoặc đường mật; khô miệng; nhức đầu; vã mồ hôi, mặt đỏ bừng, với liều điều trị codein ít gây nhờn thuốc, nghiện thuốc, sảng khoái, buồn ngủ hoặc các tác dụng khác so với morphin.

Nghiện thuốc: Dùng codein trong thời gian dài với liều từ 240 - 540 mg/ngày có thể gây nghiện thuốc.

Quá liều và xử trí: Dùng thuốc giải độc đặc hiệu naloxon (xem Mục 4.2.2).

80 2.2 Thuốc giảm đau nhóm opioid Tên chung quốc tế: Codeine phosphate.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 15 mg, 30 mg, 60 mg. Sirô:

25 mg/ml. Thuốc nước: 3 mg, 15 mg/5 ml. Dung dịch uống: 5 mg/5 ml. Dịch treo: 5 mg/ml. Thuốc tiêm: 15 mg/ml, 30 mg/ml, 60 mg/ml, 600 mg/20 ml, 1 200 mg/20 ml.

Chỉ định: Đau mức độ nhẹ đến vừa. Điều trị triệu chứng ho khan.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với codein hoặc các thành phần khác của thuốc. Trẻ em dưới 1 tuổi. Bệnh gan. Suy hô hấp, tắc nghẽn đường thở, cơn hen cấp. Bệnh nhân có nguy cơ tắc ruột do liệt ruột.

Thận trọng: Cần thận trọng khi dùng codein cho người bị hen. Nhờn thuốc và nghiện thuốc có thể xảy ra khi dùng thuốc kéo dài. Phải cảnh báo cho người dùng codein khi phải vận hành máy, lái xe. Thận trọng ở người suy nhược hoặc ở người mới mổ lồng ngực hoặc mổ bụng vì mất phản xạ ho có thể dẫn đến ứ đờm sau mổ. Tổn thương thận và gan (Phụ lục 4 và 5); mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Cách dùng: Codein phosphat thường dùng đường uống. Phải dùng liều thấp nhất có hiệu quả và ít lần nhất nếu có thể để giảm lệ thuộc thuốc.

Phải giảm liều đối với người suy nhược và người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ nhẹ cân.

Liều dùng:

Đau nhẹ đến vừa: Liều codein phosphat uống và tiêm bắp, tiêm dưới da tương tự nhau ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống, mỗi lần 30 mg cách nhau 4 giờ nếu cần thiết; liều thông thường từ 15 - 60 mg, tối đa 240 mg/ngày. Trẻ em 1 - 12 tuổi: 3 mg/kg/ngày, chia thành liều nhỏ (6 liều) hoặc 0,5 mg/kg mỗi lần cách nhau 4 - 6 giờ.

Ho khan: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10 - 20 mg/1 lần, 3 - 4 lần/ngày, tối đa 120 mg/ngày. Trẻ 1 - 5 tuổi: 3 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày, tối đa 12 mg/

ngày. Trẻ 5 - 12 tuổi: 5 - 10 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày, tối đa 60 mg/ngày.

Tác dụng không mong muốn: Táo bón khi dùng lâu; chóng mặt, buồn nôn, đái khó, co thắt niệu quản hoặc đường mật; khô miệng; nhức đầu; vã mồ hôi, mặt đỏ bừng, với liều điều trị codein ít gây nhờn thuốc, nghiện thuốc, sảng khoái, buồn ngủ hoặc các tác dụng khác so với morphin.

Nghiện thuốc: Dùng codein trong thời gian dài với liều từ 240 - 540 mg/ngày có thể gây nghiện thuốc.

Quá liều và xử trí: Dùng thuốc giải độc đặc hiệu naloxon (xem Mục 4.2.2).

81 2.2 Thuốc giảm đau nhóm opioid MORPHIN

Thuốc có giá trị nhất để chống đau nặng, được dùng làm chuẩn để so sánh hiệu lực của các thuốc khác thuộc nhóm opioid. Khi tiêm bắp tác dụng giảm đau bắt đầu trong 10 - 30 phút, kéo dài 3 - 5 giờ.

Tên chung quốc tế: Morphine

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 15 mg; 30 mg. Viên giải phóng chậm:

15 mg, 30 mg; 60 mg, 100 mg, 200 mg. Thuốc tiêm: 0,5 mg/ml; 1 mg/ml;

2 mg/ml; 4 mg/ml; 5 mg/ml; 8 mg/ml; 10 mg/ml; 15 mg/ml.

Chỉ định: Đau nặng hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác: Đau sau chấn thương, sau phẫu thuật; đau ở thời kỳ cuối của bệnh, đau do ung thư; cơn đau gan, đau thận, đau do nhồi máu cơ tim cấp, phù phổi cấp. Ho dai dẳng ở giai đoạn cuối của ung thư phổi. Phối hợp khi gây mê và tiền mê (Mục 1.3).

Chống chỉ định: Dị ứng, suy hô hấp, phù phổi cấp do chất hóa học, triệu chứng đau bụng cấp không rõ nguyên nhân, suy gan nặng, chấn thương não hoặc tăng áp lực nội sọ, trạng thái co giật, nhiễm độc rượu cấp hoặc mê sảng rượu cấp, trẻ sơ sinh đẻ non, đang dùng các chất ức chế monoaminoxidase (IMAO), tránh tiêm trong u tế bào ưa crôm.

Thận trọng: Tổn thương thận và gan (Phụ lục 4 và 5); giảm liều hoặc tránh dùng cho người cao tuổi và suy nhược; nghiện thuốc; giảm năng giáp; co giật; giảm khả năng hô hấp và hen; hạ huyết áp; phì đại tuyến tiền liệt; mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Với viên nang hoặc viên nén: Nên nuốt cả viên, không nhai, không bẻ hoặc nghiền. Phải tiêm tĩnh mạch thật chậm để tránh làm xuất hiện tác dụng không mong muốn nặng và nguy hiểm. Các liều lượng dưới đây chỉ mang tính hướng dẫn, không phải là liều áp dụng nhất thiết cho mọi trường hợp. Liều lượng và khoảng cách giữa các liều phải căn cứ theo từng trường hợp cụ thể. Giảm liều ở người già và người suy nhược.

Đau cấp tính: Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp: Khởi đầu 10 mg, mỗi 4 giờ, chỉnh liều theo đáp ứng của bệnh nhân; trẻ sơ sinh: Khởi đầu 100 microgam/kg, mỗi 6 giờ; trẻ 1 - 6 tháng: Khởi đầu 100 - 200 microgam/

kg, mỗi 6 giờ; trẻ em 6 tháng - 2 tuổi: Khởi đầu 100 - 200 microgam/kg, mỗi 4 giờ; trẻ em 2 - 12 tuổi: Khởi đầu 200 microgam/kg mỗi 4 giờ; trẻ em 12 - 18 tuổi: Khởi đầu 2,5 - 10 mg, mỗi 4 giờ. Tiêm tĩnh mạch chậm, khởi đầu 5 mg, mỗi 4 giờ; trẻ sơ sinh: Khởi đầu 50 microgam/kg, mỗi 6 giờ; trẻ 1 - 6 tháng: Khởi đầu 100 microgam/kg, mỗi 6 giờ; trẻ 6 tháng - 12 năm: Khởi đầu 100 microgam/kg, mỗi 4 giờ.

Tiền mê, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp: Từ liều thấp đến 10 mg, mỗi 60 - 90 phút trước phẫu thuật; trẻ em: Tiêm bắp: 150 microgam/kg.

82 2.2 Thuốc giảm đau nhóm opioid

Nhồi máu cơ tim: Tiêm tĩnh mạch chậm (1 - 2 mg/phút) 5 - 10 mg, tăng thêm 5 - 10 mg nếu cần.

Phù phổi cấp: Tiêm tĩnh mạch chậm (2 mg/phút) 5 - 10 mg; người già hoặc người suy nhược giảm nửa liều.

Đau mạn tính: Uống hoặc tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, khởi đầu 5 - 10 mg mỗi 4 giờ. Chỉnh liều theo đáp ứng của từng bệnh nhân.

Tác dụng không mong muốn: Khoảng 20% bệnh nhân buồn nôn, nôn.

Nghiện thuốc. Nhịp tim chậm, huyết áp giảm. Buồn ngủ, chóng mặt, sốt, lú lẫn, nhức đầu. Ngứa, khô miệng, táo bón, liệt ruột, co thắt đường mật, bí đái.

Quá liều và xử trí: Dùng thuốc giải độc đặc hiệu naloxon (Mục 4.2.2).

Điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

PETHIDIN HYDROCLORID (Meperidin hydroclorid)

Thuốc có tác dụng giảm đau. Dùng đường uống, bắt đầu có tác dụng giảm đau sau khoảng 15 phút; kéo dài khoảng 2 - 3 giờ, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, bắt đầu giảm đau sau khoảng 10 phút và kéo dài khoảng 2 - 3 giờ.

Tên chung quốc tế: Pethidine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 50 mg, 100 mg. Dung dịch tiêm:

25 mg/ml, 50 mg/ml; 75 mg/ml, 100 mg/ml. Dung dịch uống: 10 mg/ml;

50 mg/ml.

Chỉ định: Giảm đau trong đau vừa và đau nặng. Giảm đau trong sản khoa.

Dùng trong gây mê và tiền mê.

Chống chỉ định: Dị ứng với pethidin hay với bất cứ thành phần nào của thuốc. Bệnh gan nặng, suy chức năng gan nặng có kèm theo rối loạn về đường mật. Suy thận nặng. Suy hô hấp, bệnh phổi nghẽn mạn tính, hen phế quản. Tăng áp lực nội sọ, tổn thương não. Lú lẫn, kích động, co giật.

Đau bụng chưa có chẩn đoán. Đang dùng thuốc IMAO hoặc đã ngừng dùng thuốc này chưa quá 14 ngày.

Thận trọng: Không dùng đối với đau nặng mạn tính; tổn thương gan (Phụ lục 5), suy thận (Phụ lục 4); nghiện thuốc (triệu chứng cai nghiện nặng nếu dừng thuốc đột ngột, hội chứng này xuất hiện nhanh hơn so với morphin); giảm năng giáp; co giật; hen và bệnh phổi tắc nghẽn; giảm huyết áp, tăng huyết áp ở bệnh nhân có u tế bào ưa crôm; phì đại tiền liệt tuyến; mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Cách dùng: Dạng dung dịch phải uống với nửa cốc nước vì dung dịch thuốc không pha loãng có thể gây tê niêm mạc miệng. Nếu phải dùng

82 2.2 Thuốc giảm đau nhóm opioid

Nhồi máu cơ tim: Tiêm tĩnh mạch chậm (1 - 2 mg/phút) 5 - 10 mg, tăng thêm 5 - 10 mg nếu cần.

Phù phổi cấp: Tiêm tĩnh mạch chậm (2 mg/phút) 5 - 10 mg; người già hoặc người suy nhược giảm nửa liều.

Đau mạn tính: Uống hoặc tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, khởi đầu 5 - 10 mg mỗi 4 giờ. Chỉnh liều theo đáp ứng của từng bệnh nhân.

Tác dụng không mong muốn: Khoảng 20% bệnh nhân buồn nôn, nôn.

Nghiện thuốc. Nhịp tim chậm, huyết áp giảm. Buồn ngủ, chóng mặt, sốt, lú lẫn, nhức đầu. Ngứa, khô miệng, táo bón, liệt ruột, co thắt đường mật, bí đái.

Quá liều và xử trí: Dùng thuốc giải độc đặc hiệu naloxon (Mục 4.2.2).

Điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

PETHIDIN HYDROCLORID (Meperidin hydroclorid)

Thuốc có tác dụng giảm đau. Dùng đường uống, bắt đầu có tác dụng giảm đau sau khoảng 15 phút; kéo dài khoảng 2 - 3 giờ, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, bắt đầu giảm đau sau khoảng 10 phút và kéo dài khoảng 2 - 3 giờ.

Tên chung quốc tế: Pethidine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 50 mg, 100 mg. Dung dịch tiêm:

25 mg/ml, 50 mg/ml; 75 mg/ml, 100 mg/ml. Dung dịch uống: 10 mg/ml;

50 mg/ml.

Chỉ định: Giảm đau trong đau vừa và đau nặng. Giảm đau trong sản khoa.

Dùng trong gây mê và tiền mê.

Chống chỉ định: Dị ứng với pethidin hay với bất cứ thành phần nào của thuốc. Bệnh gan nặng, suy chức năng gan nặng có kèm theo rối loạn về đường mật. Suy thận nặng. Suy hô hấp, bệnh phổi nghẽn mạn tính, hen phế quản. Tăng áp lực nội sọ, tổn thương não. Lú lẫn, kích động, co giật.

Đau bụng chưa có chẩn đoán. Đang dùng thuốc IMAO hoặc đã ngừng dùng thuốc này chưa quá 14 ngày.

Thận trọng: Không dùng đối với đau nặng mạn tính; tổn thương gan (Phụ lục 5), suy thận (Phụ lục 4); nghiện thuốc (triệu chứng cai nghiện nặng nếu dừng thuốc đột ngột, hội chứng này xuất hiện nhanh hơn so với morphin); giảm năng giáp; co giật; hen và bệnh phổi tắc nghẽn; giảm huyết áp, tăng huyết áp ở bệnh nhân có u tế bào ưa crôm; phì đại tiền liệt tuyến; mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Cách dùng: Dạng dung dịch phải uống với nửa cốc nước vì dung dịch thuốc không pha loãng có thể gây tê niêm mạc miệng. Nếu phải dùng

83 2.2 Thuốc giảm đau nhóm opioid thuốc nhiều lần thì nên tiêm bắp, chú ý tránh thân dây thần kinh. Ít khi tiêm dưới da vì đau và làm cứng da chỗ tiêm. Tiêm tĩnh mạch: Giảm liều, tiêm thật chậm, pha loãng rồi mới tiêm; người bệnh phải nằm khi tiêm;

phải sẵn sàng thuốc giải độc, oxygen và phương tiện hỗ trợ hô hấp. Để tránh quen thuốc và nghiện thuốc, cần sử dụng pethidin với liều thấp nhất có hiệu quả và càng thưa càng tốt. Phải giảm từ 25 đến 50% liều pethidin khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác.

Liều lượng:

Người lớn: Giảm đau: Uống 50 - 150 mg/lần, cứ cách 4 giờ một lần nếu cần. Có thể tiêm bắp hoặc tiêm dưới da liều 25 - 100 mg/lần và tiêm tĩnh mạch chậm liều 25 - 50 mg/lần, tiêm lặp lại sau 4 giờ.

Đau sau phẫu thuật: Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp 25 - 100 mg/lần, cứ cách 2 - 3 giờ một lần nếu cần. Nên chuyển sang các thuốc giảm đau khác để tránh các biến chứng do suy tuần hoàn, hô hấp sau mổ.

Đau trong sản khoa: Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 50 mg, có thể tiêm lặp lại sau 1 - 3 giờ. Cần lưu ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn nếu dùng nhiều lần.

Trẻ em: Giảm đau: Uống hoặc tiêm bắp với liều 0,5 - 2 mg/kg, lặp lại sau 4 giờ nếu cần. Đau sau phẫu thuật, tiêm bắp liều như trên, cứ cách 2 - 3 giờ một lần nếu cần.

Người suy gan, suy thận, người cao tuổi: Phải giảm liều. Hiệp hội nghiên cứu đau Hoa Kỳ khuyến cáo tránh dùng cho người cao tuổi và người suy thận.

Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, nôn, đau chỗ tiêm, co thắt đường tiết niệu và đường mật; buồn ngủ; rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực; phát ban, ngứa, vã mồ hôi; nhức đầu; mặt đỏ bừng, chóng mặt, giảm huyết áp tư thế, giảm thân nhiệt; ảo giác, lú lẫn, nghiện, đồng tử co; liều cao gây ức chế hô hấp và giảm huyết áp.

Quá liều và xử trí: Dùng thuốc giải độc đặc hiệu naloxon (Mục 4.2.2).

TRAMADOL HYDROCLORID

Tên chung quốc tế: Tramadol hydrochloride.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 50 mg. Viên nén giải phóng kéo dài 50 mg, 75 mg, 100 mg, 150 mg, 200 mg, 300 mg, 400 mg. Viên nang 50 mg. Viên nang giải phóng kéo dài 50 mg, 100 mg, 150 mg, 200 mg, 300 mg. Thuốc uống theo giọt 2,5 mg/giọt. Thuốc đạn: 100 mg. Dung dịch tiêm: 50 mg/ml.

Chỉ định: Điều trị đau vừa đến nặng.

Chống chỉ định: Tiền sử quá mẫn với tramadol, thuốc phiện, thuốc có tính chất giống thuốc phiện khác. Ngộ độc cấp với các chất ức chế TKTW khác. Hen phế quản nặng/cấp, suy giảm hô hấp nặng. Bệnh động kinh

84 2.2 Thuốc giảm đau nhóm opioid

không được kiểm soát. Điều trị đồng thời hoặc sau khi ngừng điều trị với thuốc IMAO trong vòng 14 ngày. Suy thận nặng, suy gan nặng, bệnh nhân có ý định tự tử, tăng áp lực nội sọ, nghiện rượu. Trẻ em dưới 15 tuổi.

Thận trọng: Người cao tuổi (đặc biệt trên 75 tuổi), suy nhược, rối loạn hô hấp mạn tính, đang dùng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, tiền sử động kinh hoặc dễ bị cơn động kinh (chấn thương sọ, rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng TKTW, u ác tính hoặc đang cai rượu/thuốc), bệnh cấp tính ở bụng. Giảm liều ở suy gan (Phụ lục 5), suy thận (Phụ lục 4). Dùng kéo dài, có thể gây quen và nghiện thuốc. Tránh ngừng thuốc đột ngột, nên giảm dần liều. Sự an toàn và hiệu lực của tramadol hydroclorid chưa được xác định ở trẻ < 16 tuổi (viên nén thường) hoặc < 18 tuổi (viên nén giải phóng kéo dài). Thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc, tránh dùng cho phụ nữ mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Cách dùng: Thuốc có thể uống, tiêm tĩnh mạch, đặt trực tràng, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Khi uống viên giải phóng kéo dài, phải nuốt cả viên, không được nhai.

Liều lượng:

Uống: Viên nén: ≥ 17 tuổi, đau vừa đến nặng, không cần giảm đau nhanh:

Liều ban đầu 25 mg/ngày, uống vào buổi sáng, tăng lên với mức cứ 3 ngày tăng 25 mg như liều uống riêng rẽ cho tới liều 25 mg/lần, ngày 4 lần. Sau đó, có thể tăng liều hàng ngày, nếu dung nạp được, mức tăng 50 mg, cách 3 ngày tăng một lần, tới liều 50 mg/lần, ngày 4 lần. Sau khi chuẩn độ, dùng liều 50 - 100 mg, cách 4 - 6 giờ/lần. Liều uống không quá 400 mg/ngày.

≥ 17 tuổi, cần giảm đau nhanh: 50 - 100 mg/lần, cách 4 - 6 giờ/lần, không quá 400 mg/ngày.

Viên nén giải phóng kéo dài: ≥ 18 tuổi: Liều ban đầu 100 mg/lần/ngày.

Liều hàng ngày có thể tăng lên với mức tăng 100 mg (liều uống riêng rẽ), cách 5 ngày tăng một lần, nếu dung nạp được. Liều uống không quá 300 mg/ngày.

Dùng ngoài đường tiêu hóa: 50 - 100 mg/lần, cách 4 - 6 giờ/lần, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm trong 2 - 3 phút, hoặc truyền tĩnh mạch.

Đau sau phẫu thuật, liều ban đầu 100 mg, tiếp theo 50 mg, cách 10 - 20 phút/lần nếu cần tới tổng liều tối đa (bao gồm cả liều ban đầu) là 250 mg trong giờ đầu tiên. Sau đó, 50 - 100 mg/lần, cách 4 - 6 giờ/lần, liều tối đa 600 mg/ngày.

Đường trực tràng (thuốc đạn): 100 mg/lần, tối đa 4 lần/ngày.

Trên 75 tuổi: Dùng liều ban đầu ở mức thấp của liều thường dùng và tăng khoảng cách giữa các liều, không vượt quá 300 mg/ngày.