• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thuốc chống động kinh, chống co giật

CÁC CHUYÊN LUẬN THUỐC

Mục 5: Thuốc chống động kinh, chống co giật

144

Mục 5: Thuốc chống động kinh, chống co giật

145 Mục 5: Thuốc chống động kinh, chống co giật Điều trị động kinh

Mục đích điều trị động kinh là ngăn cơn động kinh xảy ra. Điều trị động kinh bao giờ cũng bắt đầu bằng một thuốc. Việc lựa chọn thuốc phải dựa vào đặc điểm bệnh, hiệu quả và độ dung nạp thuốc của người bệnh. Sau một thời gian điều trị đủ liều, nếu thuốc không kiểm soát được cơn động kinh hoặc người bệnh không dung nạp thuốc thì phải thay bằng thuốc khác, nhưng việc chuyển sang thuốc khác phải thận trọng và cần thay một cách từ từ. Nếu dùng một thuốc không có hiệu quả thì có thể dùng kết hợp hai hoặc nhiều thuốc, tuy nhiên luôn nhớ rằng khi dùng kết hợp nhiều thuốc thì ADR cũng nhiều hơn.

Lựa chọn liều dùng: Lựa chọn liều ban đầu cho bệnh nhân là rất quan trọng, cần phải căn cứ vào mức độ nặng của bệnh, thể trạng và tuổi tác của người bệnh. Khởi đầu thường dùng liều thấp sau đó tăng liều dần dần cho đến khi cơn động kinh được kiểm soát. Việc dùng liều không đúng, quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Với liều quá cao, các thuốc chống động kinh đều có thể gây tác dụng không mong muốn lên hệ thần kinh, do đó cần theo dõi người bệnh trong suốt quá trình điều trị. Nếu có điều kiện nên định lượng nồng độ thuốc trong huyết tương nhằm đánh giá đáp ứng điều trị, điều chỉnh liều cho thích hợp và kiểm soát ADR.

Ngừng thuốc: Động kinh là bệnh mạn tính, điều trị động kinh thường phải dùng thuốc lâu dài. Có nhiều trường hợp người bệnh sau khi ngừng điều trị bị tái phát bệnh trở lại, có thể gây nhiều biến chứng như động kinh liên tục thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy quá trình điều trị thường được kéo dài ít nhất là hai năm sau cơn động kinh cuối cùng.

Khi bệnh ổn định, muốn ngừng thuốc phải giảm liều thuốc từ từ trong nhiều tháng, tránh ngừng thuốc đột ngột.

Thời kỳ mang thai và cho con bú: Động kinh nếu không được điều trị trong lúc người mẹ mang thai, có thể ảnh hưởng xấu đến bào thai, do đó không được ngừng điều trị đột ngột. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã không bị động kinh trong ít nhất là 2 năm có thể cân nhắc ngừng thuốc tạm thời trong 3 tháng đầu thai kỳ sau đó tiếp tục điều trị lại. Nếu vẫn tiếp tục dùng thuốc chống động kinh trong thời kỳ mang thai, nên dùng đơn trị liệu với liều thấp nhất có tác dụng. Việc điều chỉnh liều tốt nhất nên căn cứ vào nồng độ thuốc trong huyết tương. Cần lưu ý rằng, các thuốc chống động kinh làm tăng nguy cơ khuyết tật ở trẻ sơ sinh, đặc biệt carbamazepin, valproat và phenytoin. Với những người bệnh dự định mang thai, cần thông báo và tư vấn cho họ về các nguy cơ dị tật. Với những người đang mang thai, cần tư vấn xét nghiệm kiểm tra trước khi sinh. Để tránh nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cần khuyên người mang thai bổ sung folat trước và trong thời kỳ mang thai. Về nguy cơ chảy máu ở trẻ sơ sinh liên

146 Mục 5: Thuốc chống động kinh, chống co giật

quan đến dùng carbamazepin, phenobarbital và phenytoin nên khuyên dùng dự phòng phytomenadion (vitamin K1) cho bà mẹ trước khi sinh và cho trẻ sơ sinh. Các thuốc chống động kinh có thể tiếp tục dùng trong thời kỳ cho con bú (Phụ lục 3).

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và điều khiển máy móc: Các thuốc chống động kinh có thể gây ức chế thần kinh trung ương, nhất là ở giai đoạn điều trị ban đầu. Người bệnh khi dùng thuốc có thể gặp các ADR như buồn ngủ hoặc choáng váng nên không được đứng máy hoặc lái xe. Ở một số nước có qui định chỉ cấp phép lái xe cho những người bệnh động kinh nào đã kiểm soát được cơn động kinh.

Lựa chọn thuốc chống động kinh trong các rối loạn co giật

Động kinh toàn bộ và cục bộ: Động kinh toàn bộ thường dùng valproat, phenobarbital, phenytoin, lamotrigin. Động kinh cục bộ đơn thuần và động kinh cục bộ phức hợp: Thường dùng carbamazepin, oxcarbamazepin, valproat, lamotrigin. Các thuốc này thường gây ADR liên quan tới liều dùng. Cần theo dõi huyết học và chức năng gan, nhất là khi dùng carbamazepin và valproat.

Động kinh cơn vắng: Thường dùng ethosuximid và valproat. Thuốc thường được dung nạp tốt. Đôi khi ethosuximid có thể gây ra lupus ban đỏ và loạn thần. Khi đó cần ngừng thuốc ngay nhưng phải thận trọng.

Động kinh cơn vắng thường kết hợp với cơn co giật, do vậy valproat hay được dùng vì có tác dụng với cả hai thể.

Cơn trương lực, cơn mất trương lực và động kinh cơn vắng không điển hình:

Để điều trị cơn trương lực thường dùng phenobarbital hoặc phenytoin;

để điều trị cơn mất trương lực thường dùng valproat hoặc clonazepam, với động kinh cơn vắng không điển hình thường dùng clonazepam.

Động kinh rung giật cơ: Thuốc hay được lựa chọn là valproat, ngoài ra clonazepam và levetiracetam cũng được dùng. Valproat có tác dụng tốt với động kinh rung giật cơ thiếu niên. Tuy nhiên, do hay bị tái phát nên thường phải dùng thuốc suốt đời. Các thể rung giật cơ khác phần lớn không phải do động kinh vẫn có thể dùng valproat hoặc clonazepam. Nói chung, hai thuốc này được dung nạp tốt.

Co giật do sốt cao: Thường được chữa bằng cách đắp khăn mát và dùng thuốc giảm sốt như paracetamol. Thể nặng (cơn co giật tái phát hoặc kéo dài từ 15 phút trở lên) có thể dùng diazepam dạng dung dịch thụt vào trực tràng hoặc tiêm tĩnh mạch. Nếu những cơn co giật đầu tiên xảy ra ở trẻ dưới 18 tháng tuổi, ở trẻ có bất thường về thần kinh hoặc trước đấy đã từng bị co giật kéo dài hoặc co giật cục bộ, việc điều trị có thể phải kéo dài. Với các trường hợp này, dùng phenobarbital điều trị nhưng phải theo dõi chặt chẽ về lâm sàng và chỉnh liều để giảm thiểu nguy cơ bị ADR.

Valproat cũng có tác dụng cho các trường hợp này nhưng không nên

146 Mục 5: Thuốc chống động kinh, chống co giật

quan đến dùng carbamazepin, phenobarbital và phenytoin nên khuyên dùng dự phòng phytomenadion (vitamin K1) cho bà mẹ trước khi sinh và cho trẻ sơ sinh. Các thuốc chống động kinh có thể tiếp tục dùng trong thời kỳ cho con bú (Phụ lục 3).

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và điều khiển máy móc: Các thuốc chống động kinh có thể gây ức chế thần kinh trung ương, nhất là ở giai đoạn điều trị ban đầu. Người bệnh khi dùng thuốc có thể gặp các ADR như buồn ngủ hoặc choáng váng nên không được đứng máy hoặc lái xe. Ở một số nước có qui định chỉ cấp phép lái xe cho những người bệnh động kinh nào đã kiểm soát được cơn động kinh.

Lựa chọn thuốc chống động kinh trong các rối loạn co giật

Động kinh toàn bộ và cục bộ: Động kinh toàn bộ thường dùng valproat, phenobarbital, phenytoin, lamotrigin. Động kinh cục bộ đơn thuần và động kinh cục bộ phức hợp: Thường dùng carbamazepin, oxcarbamazepin, valproat, lamotrigin. Các thuốc này thường gây ADR liên quan tới liều dùng. Cần theo dõi huyết học và chức năng gan, nhất là khi dùng carbamazepin và valproat.

Động kinh cơn vắng: Thường dùng ethosuximid và valproat. Thuốc thường được dung nạp tốt. Đôi khi ethosuximid có thể gây ra lupus ban đỏ và loạn thần. Khi đó cần ngừng thuốc ngay nhưng phải thận trọng.

Động kinh cơn vắng thường kết hợp với cơn co giật, do vậy valproat hay được dùng vì có tác dụng với cả hai thể.

Cơn trương lực, cơn mất trương lực và động kinh cơn vắng không điển hình:

Để điều trị cơn trương lực thường dùng phenobarbital hoặc phenytoin;

để điều trị cơn mất trương lực thường dùng valproat hoặc clonazepam, với động kinh cơn vắng không điển hình thường dùng clonazepam.

Động kinh rung giật cơ: Thuốc hay được lựa chọn là valproat, ngoài ra clonazepam và levetiracetam cũng được dùng. Valproat có tác dụng tốt với động kinh rung giật cơ thiếu niên. Tuy nhiên, do hay bị tái phát nên thường phải dùng thuốc suốt đời. Các thể rung giật cơ khác phần lớn không phải do động kinh vẫn có thể dùng valproat hoặc clonazepam. Nói chung, hai thuốc này được dung nạp tốt.

Co giật do sốt cao: Thường được chữa bằng cách đắp khăn mát và dùng thuốc giảm sốt như paracetamol. Thể nặng (cơn co giật tái phát hoặc kéo dài từ 15 phút trở lên) có thể dùng diazepam dạng dung dịch thụt vào trực tràng hoặc tiêm tĩnh mạch. Nếu những cơn co giật đầu tiên xảy ra ở trẻ dưới 18 tháng tuổi, ở trẻ có bất thường về thần kinh hoặc trước đấy đã từng bị co giật kéo dài hoặc co giật cục bộ, việc điều trị có thể phải kéo dài. Với các trường hợp này, dùng phenobarbital điều trị nhưng phải theo dõi chặt chẽ về lâm sàng và chỉnh liều để giảm thiểu nguy cơ bị ADR.

Valproat cũng có tác dụng cho các trường hợp này nhưng không nên

147 Mục 5: Thuốc chống động kinh, chống co giật dùng vì có nguy cơ độc cho gan ở trẻ nhỏ. Có thể ngăn ngừa các cơn co giật bằng cách đặt diazepam vào trực tràng xen kẽ với uống thuốc trong các giai đoạn có sốt.

Cơn động kinh liên tục (trạng thái động kinh): Là một cấp cứu nội khoa có tỷ lệ tử vong cao. Khi đã kiểm soát được cơn co giật thì phải giữ cho đường thở thông thoáng và phải hỗ trợ thông khí vì các thuốc điều trị động kinh có thể ức chế hô hấp. Người bệnh không đáp ứng với thuốc phải được chăm sóc tăng cường. Thường điều trị bằng diazepam hoặc clonazepam tiêm tĩnh mạch. Cần tiêm diazepam trước vì thuốc có tác dụng nhanh, sau đó tiêm ngay một liều nạp phenytoin là thuốc có tác dụng kéo dài. Nếu không dùng đường tĩnh mạch được thì có thể bơm dung dịch diazepam vào trực tràng (dạng thuốc đạn được hấp thu chậm nên không dùng để điều trị động kinh liên tục). Cũng có thể tiêm phenobarbital vào tĩnh mạch nhưng thường hay gây ức chế hô hấp hơn. Phenobarbital được dùng trong trường hợp các thuốc khác không có tác dụng nhưng không được dùng cho người bệnh vừa uống phenobarbital. Cũng có thể dùng paraldehyd đường trực tràng (ít gây ức chế hô hấp hơn, thuận lợi khi thiếu phương tiện hồi sức cấp cứu). Nếu dùng thuốc mà các cơn động kinh vẫn còn thì có khi phải gây mê toàn thân. Với mọi trường hợp động kinh, cần xác định nguyên nhân tiềm ẩn và điều trị.

CARBAMAZEPIN

Tên chung quốc tế: Carbamazepine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 100 mg, 200 mg, 400 mg; viên nhai: 100 mg, 200 mg; viên giải phóng chậm: 100 mg, 200 mg, 300 mg, 400 mg; hỗn dịch uống: 100 mg/5 ml; thuốc đặt trực tràng: 125 mg; 250 mg.

Chỉ định: Động kinh cục bộ, cục bộ toàn thể hóa thứ phát, động kinh cơn lớn; làm giảm đau thần kinh tam thoa và thần kinh lưỡi - hầu; rối loạn cảm xúc lưỡng cực (Mục 24.2.2).

Chống chỉ định: Rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất; tiền sử rối loạn tạo máu và suy tủy xương; rối loạn chuyển hóa porphyrin; quá mẫn với carbamazepin hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng. Sử dụng đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày với chất ức chế monoaminoxidase (IMAO), sử dụng đồng thời với nefazodon.

Thận trọng: Suy gan (Phụ lục 5); suy thận (Phụ lục 4); bệnh tim; tiền sử rối loạn huyết học (phải theo dõi công thức máu trước và trong điều trị);

ngừng thuốc nếu có dấu hiệu ức chế tủy xương; phản ứng da; glôcôm;

mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); tránh ngừng thuốc đột ngột;

không dùng đồng thời với thuốc IMAO, chỉ dùng khi đã ngừng IMAO ít nhất là 15 ngày; tránh uống rượu. Thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc. Giám sát bệnh nhân về những thay đổi bất thường trong khí

148 Mục 5: Thuốc chống động kinh, chống co giật

sắc, hành vi, triệu chứng trầm cảm, ý tưởng và hành vi tự sát. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Động kinh: Bắt đầu bằng liều thấp, tăng/giảm liều hoặc ngừng thuốc thì phải tiến hành từ từ. Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Bắt đầu liều 100 - 200 mg/lần, 1 - 2 lần/ngày; cứ mỗi tuần tăng thêm 200 mg cho đến khi có đáp ứng. Liều không quá 1 000 mg/ngày cho trẻ từ 12 - 15 tuổi; không quá 1 800 mg/ngày cho người lớn. Liều duy trì 800 - 1 200 mg/ngày. Trẻ 6 - 12 tuổi: Bắt đầu liều 200 mg/ngày, chia làm 2 - 4 lần; cứ sau một tuần lại tăng thêm 100 mg nhưng không được quá 1 000 mg/ngày. Liều duy trì 400 - 800 mg/ngày. Trẻ dưới 6 tuổi: 10 - 20 mg/kg/ngày; tăng lên sau mỗi tuần cho đến khi có đáp ứng. Liều duy trì 15 - 35 mg/kg/ngày. Dùng thuốc đặt trực tràng: Tối đa 250 mg/lần, mỗi lần đặt cách nhau 6 giờ. Không nên dùng quá 7 ngày. Người cao tuổi: Giảm liều ban đầu.

Đau dây thần kinh tam thoa và đau xuất xứ thần kinh: Người lớn 100 mg/lần, 2 lần/ngày. Tăng liều từ từ tới 400 mg/lần, 2 lần/ngày. Khi đã giảm đau một số tuần thì giảm dần liều.

Tác dụng không mong muốn: Choáng váng, buồn ngủ, nhức đầu, nhìn mờ, nhìn một hóa hai, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, khô miệng, tiêu chảy hoặc táo bón, hồng ban thoáng qua, rối loạn huyết học (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản), vàng da ứ mật, viêm gan, suy thận cấp, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử da, rụng tóc, tắc nghẽn mạch, đau khớp, sốt, protein niệu, sưng hạch, loạn nhịp tim, blốc tim hoặc suy tim, rối loạn vận động, trầm cảm, liệt dương, vô sinh và chứng vú to ở đàn ông, chảy sữa, hung hãn, loạn thần, mẫn cảm với ánh sáng, giảm natri huyết, phù, rối loạn chuyển hóa xương gây nhuyễn xương, người cao tuổi bị lú lẫn và kích động.

Xử trí ADR: Nếu triệu chứng của ADR kéo dài, phải giảm liều; trường hợp nặng, phải ngừng điều trị bằng carbamazepin. Cần nhập viện để điều trị khi có biểu hiện hội chứng Stevens-Johnson và các biểu hiện nặng khác.

DIAZEPAM

Tên chung quốc tế: Diazepam.

Dạng thuốc và hàm lượng: Dung dịch uống lọ: 2 mg/5 ml; 5 mg/5 ml;

5 mg/1 ml; viên nén: 2 mg, 5 mg, 10 mg; viên nang: 2 mg, 5 mg, 10 mg;

thuốc tiêm: 10 mg/2 ml; thuốc đạn đặt trực tràng: 5 mg, 10 mg; thuốc thụt trực tràng 5 mg, 10 mg.

Chỉ định: Trạng thái động kinh, động kinh tái phát; co giật do sốt cao hoặc ngộ độc thuốc; co cứng cơ do não; hỗ trợ điều trị hội chứng cai rượu cấp, điều trị ngắn ngày lo âu và mất ngủ (Mục 24.3); tiền mê (Mục 1.3).

148 Mục 5: Thuốc chống động kinh, chống co giật

sắc, hành vi, triệu chứng trầm cảm, ý tưởng và hành vi tự sát. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Động kinh: Bắt đầu bằng liều thấp, tăng/giảm liều hoặc ngừng thuốc thì phải tiến hành từ từ. Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Bắt đầu liều 100 - 200 mg/lần, 1 - 2 lần/ngày; cứ mỗi tuần tăng thêm 200 mg cho đến khi có đáp ứng. Liều không quá 1 000 mg/ngày cho trẻ từ 12 - 15 tuổi; không quá 1 800 mg/ngày cho người lớn. Liều duy trì 800 - 1 200 mg/ngày. Trẻ 6 - 12 tuổi: Bắt đầu liều 200 mg/ngày, chia làm 2 - 4 lần; cứ sau một tuần lại tăng thêm 100 mg nhưng không được quá 1 000 mg/ngày. Liều duy trì 400 - 800 mg/ngày. Trẻ dưới 6 tuổi: 10 - 20 mg/kg/ngày; tăng lên sau mỗi tuần cho đến khi có đáp ứng. Liều duy trì 15 - 35 mg/kg/ngày. Dùng thuốc đặt trực tràng: Tối đa 250 mg/lần, mỗi lần đặt cách nhau 6 giờ. Không nên dùng quá 7 ngày. Người cao tuổi: Giảm liều ban đầu.

Đau dây thần kinh tam thoa và đau xuất xứ thần kinh: Người lớn 100 mg/lần, 2 lần/ngày. Tăng liều từ từ tới 400 mg/lần, 2 lần/ngày. Khi đã giảm đau một số tuần thì giảm dần liều.

Tác dụng không mong muốn: Choáng váng, buồn ngủ, nhức đầu, nhìn mờ, nhìn một hóa hai, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, khô miệng, tiêu chảy hoặc táo bón, hồng ban thoáng qua, rối loạn huyết học (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản), vàng da ứ mật, viêm gan, suy thận cấp, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử da, rụng tóc, tắc nghẽn mạch, đau khớp, sốt, protein niệu, sưng hạch, loạn nhịp tim, blốc tim hoặc suy tim, rối loạn vận động, trầm cảm, liệt dương, vô sinh và chứng vú to ở đàn ông, chảy sữa, hung hãn, loạn thần, mẫn cảm với ánh sáng, giảm natri huyết, phù, rối loạn chuyển hóa xương gây nhuyễn xương, người cao tuổi bị lú lẫn và kích động.

Xử trí ADR: Nếu triệu chứng của ADR kéo dài, phải giảm liều; trường hợp nặng, phải ngừng điều trị bằng carbamazepin. Cần nhập viện để điều trị khi có biểu hiện hội chứng Stevens-Johnson và các biểu hiện nặng khác.

DIAZEPAM

Tên chung quốc tế: Diazepam.

Dạng thuốc và hàm lượng: Dung dịch uống lọ: 2 mg/5 ml; 5 mg/5 ml;

5 mg/1 ml; viên nén: 2 mg, 5 mg, 10 mg; viên nang: 2 mg, 5 mg, 10 mg;

thuốc tiêm: 10 mg/2 ml; thuốc đạn đặt trực tràng: 5 mg, 10 mg; thuốc thụt trực tràng 5 mg, 10 mg.

Chỉ định: Trạng thái động kinh, động kinh tái phát; co giật do sốt cao hoặc ngộ độc thuốc; co cứng cơ do não; hỗ trợ điều trị hội chứng cai rượu cấp, điều trị ngắn ngày lo âu và mất ngủ (Mục 24.3); tiền mê (Mục 1.3).

149 Mục 5: Thuốc chống động kinh, chống co giật Chống chỉ định: Mẫn cảm với benzodiazepin. Ức chế hô hấp, suy hô hấp cấp, ngừng thở khi ngủ, suy gan nặng, bệnh nhược cơ; trạng thái ám ảnh hoặc sợ hãi. Không sử dụng đơn độc để điều trị trầm cảm hoặc lo âu kết hợp với trầm cảm vì có nguy cơ thúc đẩy tự sát.

Thận trọng: Bệnh hô hấp, yếu cơ, tiền sử nghiện rượu, nghiện ma túy, rối loạn nhân cách, mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3), giảm liều ở người già, người suy nhược, người bệnh suy gan (Phụ lục 5), suy thận (Phụ lục 4). Tránh sử dụng thuốc kéo dài và ngừng thuốc đột ngột, rối loạn chuyển hóa porphyrin. Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng Đường uống

Lo âu nặng: Người lớn uống 2 mg/lần, 3 lần/ngày, có thể tăng liều tới tối đa 30 mg/ngày. Trẻ em > 6 tháng tuổi dùng tới 10 mg/ngày.

Mất ngủ kèm lo âu: Người lớn 5 - 15 mg. Trẻ em 1 - 5 mg, uống trước khi đi ngủ.

Tiền mê: Uống 5 - 15 mg.

Động kinh các loại: Uống 2 - 60 mg/ngày, chia nhiều lần.

Co thắt cơ: Uống 2 - 15 mg, trường hợp nặng có thể tăng liều.

Hội chứng cai rượu: Ngày đầu 10 mg/lần, sau đó giảm xuống 5 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày.

Đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch: Lo âu nặng, trạng thái động kinh, co giật do sốt cao hoặc do ngộ độc thuốc, hội chứng cai rượu, co thắt cơ:

10 - 20 mg/lần, dùng nhắc lại nếu cần.

Co giật do uốn ván: Người lớn và trẻ em 100 - 300 microgam/kg, tiêm tĩnh mạch cứ 1 - 4 giờ tiêm một lần hoặc truyền tĩnh mạch 3 - 10 mg/kg/24 giờ.

Đường trực tràng: Dung dịch trực tràng, người lớn và trẻ em > 10 kg:

500 microgam/kg. Trẻ em < 10 kg: 200 - 300 microgam/kg, có thể dùng nhắc lại cách 12 giờ/1 lần. Đạn trực tràng: 10 - 30 mg/ngày.

Tác dụng không mong muốn: Ngủ gà và chóng mặt vào ngày hôm sau, lú lẫn, quên, lệ thuộc thuốc, yếu cơ, thỉnh thoảng nhức đầu, chóng mặt, phản ứng nghịch thường như kích động, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thị lực, run, nói khó, biến đổi tình dục, đi tiểu khó, tiểu tiện không tự chủ, bệnh lý về máu, vàng da, tăng enzym gan và dị ứng.

Quá liều và xử trí

Triệu chứng: Ngủ gà, lú lẫn, hôn mê và giảm phản xạ.

Xử trí: Theo dõi hô hấp, mạch, huyết áp như trong tất cả các trường hợp dùng thuốc quá liều, rửa dạ dày ngay lập tức. Truyền dịch tĩnh mạch và thông khí đường hô hấp, có thể chống hạ huyết áp bằng noradrenalin, có thể dùng flumazenil để đối kháng tác dụng của benzodiazepin.