• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC CHUYÊN LUẬN THUỐC

Mục 1: Thuốc gây mê, thuốc tê

1.3 Thuốc tiền mê

Thuốc tiền mê thường được dùng để chuẩn bị cho gây tê và gây mê nhằm mục đích giảm lo lắng cho bệnh nhân, giảm chuyển hóa cơ bản, giảm đau, giảm bài tiết nước bọt, chống nôn, chống cường phó giao cảm, tăng tác dụng của thuốc mê, giảm tác dụng phụ của thuốc tiền mê khác khi dùng đồng thời. Mặt khác trên bệnh nhân có dạ dày đầy, một số thuốc còn có tác dụng phòng và chống trào ngược. Thuốc tiền mê gồm 4 nhóm như sau:

Nhóm 1: Thuốc an thần, gây ngủ, gây quên, bao gồm các thuốc nhóm benzodiazepin (diazepam, midazolam...) và nhóm phenobarbital và promethazin. Diazepam có thể uống, đặt trực tràng hoặc tiêm tĩnh mạch nhưng tác dụng của diazepam thất thường đối với trẻ em trong thời gian trước, trong và sau phẫu thuật. Promethazin là một kháng histamin có tác dụng chống nôn và an thần nên có giá trị đặc biệt đối với trẻ em.

Midazolam thường được ưa dùng hơn diazepam tiêm tĩnh mạch, hồi tỉnh nhanh hơn so với diazepam.

Nhóm 2: Thuốc giảm đau nhóm opioid (morphin, pethidin, fentanyl).

Các thuốc này hiện nay ít được dùng để tiền mê mà thường được dùng trong khởi mê. Khi các thuốc này được dùng với liều nhỏ trước hoặc cùng với khởi mê, một số thuốc khác phải dùng trong gây mê có thể giảm liều.

Hiện nay fentanyl được ưa dùng hơn pethidin, morphin vì mạnh hơn và tác dụng ngắn hơn.

Nhóm 3: Thuốc ức chế phó giao cảm (atropin, scopolamin). Các thuốc kháng muscarin như atropin cũng được dùng trước khi gây mê để làm giảm các chất tiết do phế quản và đờm dãi tăng lên do đặt nội khí quản, phẫu thuật ở đường hô hấp trên hoặc gây mê bằng một số thuốc mê qua đường hít. Atropin tiêm bắp có hiệu quả nhất nhưng uống thuận tiện hơn đối với trẻ em. Phải dùng liều thấp đối với bệnh tim mạch hoặc cường giáp.

52 1.3 Thuốc tiền mê

Thận trọng: Cường giáp; đái tháo nhạt; bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim, cao huyết áp; glôcôm góc đóng; suy thận (Phụ lục 4); mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng: Để phòng hạ huyết áp trong khi đẻ có gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng: Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch chứa 3 mg/ml, người lớn (nữ) dùng 3 - 6 mg (liều đơn tối đa 9 mg), nhắc lại nếu cần mỗi 3 - 4 phút; tổng liều tối đa là 30 mg.

Tác dụng không mong muốn: Chán ăn, tăng tiết nước bọt, buồn nôn, nôn, nhịp tim thai nhanh, loạn nhịp tim, đau thắt ngực, co mạch tăng huyết áp, giãn mạch hạ huyết áp; khó thở; đau đầu, chóng mặt, lo âu, vật vã, lú lẫn, run; đái khó; vã mồ hôi, nóng bừng; thay đổi nồng độ glucose huyết.

EPINEPHRIN (Adrenalin): Xem Mục 3.

1.3 Thuốc tiền mê

Thuốc tiền mê thường được dùng để chuẩn bị cho gây tê và gây mê nhằm mục đích giảm lo lắng cho bệnh nhân, giảm chuyển hóa cơ bản, giảm đau, giảm bài tiết nước bọt, chống nôn, chống cường phó giao cảm, tăng tác dụng của thuốc mê, giảm tác dụng phụ của thuốc tiền mê khác khi dùng đồng thời. Mặt khác trên bệnh nhân có dạ dày đầy, một số thuốc còn có tác dụng phòng và chống trào ngược. Thuốc tiền mê gồm 4 nhóm như sau:

Nhóm 1: Thuốc an thần, gây ngủ, gây quên, bao gồm các thuốc nhóm benzodiazepin (diazepam, midazolam...) và nhóm phenobarbital và promethazin. Diazepam có thể uống, đặt trực tràng hoặc tiêm tĩnh mạch nhưng tác dụng của diazepam thất thường đối với trẻ em trong thời gian trước, trong và sau phẫu thuật. Promethazin là một kháng histamin có tác dụng chống nôn và an thần nên có giá trị đặc biệt đối với trẻ em.

Midazolam thường được ưa dùng hơn diazepam tiêm tĩnh mạch, hồi tỉnh nhanh hơn so với diazepam.

Nhóm 2: Thuốc giảm đau nhóm opioid (morphin, pethidin, fentanyl).

Các thuốc này hiện nay ít được dùng để tiền mê mà thường được dùng trong khởi mê. Khi các thuốc này được dùng với liều nhỏ trước hoặc cùng với khởi mê, một số thuốc khác phải dùng trong gây mê có thể giảm liều.

Hiện nay fentanyl được ưa dùng hơn pethidin, morphin vì mạnh hơn và tác dụng ngắn hơn.

Nhóm 3: Thuốc ức chế phó giao cảm (atropin, scopolamin). Các thuốc kháng muscarin như atropin cũng được dùng trước khi gây mê để làm giảm các chất tiết do phế quản và đờm dãi tăng lên do đặt nội khí quản, phẫu thuật ở đường hô hấp trên hoặc gây mê bằng một số thuốc mê qua đường hít. Atropin tiêm bắp có hiệu quả nhất nhưng uống thuận tiện hơn đối với trẻ em. Phải dùng liều thấp đối với bệnh tim mạch hoặc cường giáp.

53 1.3 Thuốc tiền mê Nhóm 4: Thuốc chống nôn (metoclopramid), thuốc chống trào ngược ức chế ở thụ thể H2 (cimetidin, ranitidin), thuốc trung hòa acid dịch vị (các thuốc kháng acid).

ATROPIN SULFAT

Tên chung quốc tế: Atropine sulfate.

Dạng thuốc và hàm lượng: Ống tiêm 0,5 mg/ml, 0,4 mg/ml, 1mg/ml.

Chỉ định: Trong tiền mê: Giảm tiết đờm dãi, giảm rối loạn nhịp tim do cường phó giao cảm; ức chế tác dụng giống thần kinh phó giao cảm do thuốc kháng cholinesterase (neostigmin); chống co thắt đường tiêu hóa (Mục 17.3), tiết niệu; chống nhịp tim chậm; làm giãn đồng tử mắt (Mục 21.5); ngộ độc phospho hữu cơ (Mục 4.2.3).

Chống chỉ định: Glôcôm góc đóng; bệnh nhược cơ; liệt ruột; hẹp môn vị;

phì đại tuyến tiền liệt; cường giáp; hẹp van tim; bệnh mạch vành.

Thận trọng: Trẻ em; người cao tuổi; cường giáp, nhồi máu cơ tim cấp, suy tim, phẫu thuật tim; nhịp tim nhanh; tăng huyết áp; hội chứng Down;

ỉa chảy; sốt; mang thai (Phụ lục 2) và cho con bú (Phụ lục 3). Do tác dụng của atropin ngắn hơn neostigmin nên phải theo dõi chặt chẽ người bệnh vì có thể xảy ra nhịp tim chậm muộn (do không còn tác dụng của atropin).

Liều dùng

Tiền mê: Tĩnh mạch: Người lớn 300 - 600 microgam ngay trước khởi mê.

Theo TCYTTG, liều tối đa cho người lớn 500 microgam. Tiêm bắp hoặc dưới da: Người lớn 300 - 600 microgam, 30 - 60 phút trước khi khởi mê.

Trẻ em 20 microgam/kg. Nếu cần có thể lặp lại cách nhau 4 - 6 giờ.

Chống tác dụng phụ của neostigmin: Tiêm tĩnh mạch 2 - 3 phút trước khi tiêm neostigmin, người lớn 0,6 - 1,2 mg; trẻ em 20 microgam/kg.

Điều trị chậm nhịp tim: Tiêm tĩnh mạch người lớn: 0,4 - 1 mg; trẻ em:

10 - 30 microgam/kg.

Tác dụng không mong muốn: Khô miệng; dãn đồng tử; nhìn mờ; táo bón, chậm nhu động ruột; tim nhanh, nặng có thể có suy mạch vành, suy tim; đau đầu; khó đái; mệt.

DIAZEPAM

Tên chung quốc tế: Diazepam.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén, viên nang: 2 mg, 5 mg, 10 mg; thuốc tiêm: 10 mg/2 ml, 50 mg/10 ml; dung dịch uống 5 mg/5 ml.

Chỉ định: Tiền mê trước phẫu thuật lớn hoặc nhỏ; an thần trong nội soi và khi phẫu thuật dùng gây tê; phối hợp với pethidin khi không có thuốc tê,

54 1.3 Thuốc tiền mê

mê để nắn gãy xương cấp cứu; động kinh (Mục 5); giải lo âu và gây ngủ sử dụng trong thời gian ngắn (Mục 24.3); kích thích, hỗ trợ cai rượu cấp tính (sảng do cai rượu); co cứng cơ do não; sốt cao.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với diazepam; suy hô hấp cấp; bệnh nhược cơ;

yếu cơ; trầm cảm, loạn thần.

Thận trọng: Suy gan (Phụ lục 5); suy thận (Phụ lục 4); bệnh phổi mạn tính; suy hô hấp, glôcôm góc đóng, xơ cứng động mạch, tổn thương não hoặc ngừng thở lúc ngủ; người cao tuổi; trẻ em; khi lái xe, vận hành máy móc; rất hạn chế dùng khi có thai, không dùng cho mẹ đang cho con bú dưới 6 tháng tuổi vì có thể gây ngủ, tích lũy thuốc ở trẻ. Mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Tiền mê: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 5 - 10 mg trước khi phẫu thuật 2 giờ.

An thần: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Tiêm tĩnh mạch chậm ngay trước khi làm thủ thuật 200 microgam/kg.

Lưu ý: Tiêm chậm vào tĩnh mạch lớn không quá 1 ml (5 mg)/phút để tránh gây buốt và gây viêm tĩnh mạch. Tiêm bắp có thể được nhưng đau, tác dụng sau 30 - 60 phút, kéo dài 2 - 3 giờ, chỉ dùng khi không uống và tiêm tĩnh mạch được.

Tác dụng không mong muốn: Suy hô hấp (phải có sẵn phương tiện hỗ trợ hô hấp), ngủ gà sau mê do tồn đọng thuốc; có khi có phản ứng trái ngược (lo sợ, vật vã) ít gặp; mẫn cảm với thuốc (do propylen glycol);

dùng kéo dài gây phụ thuộc thuốc; giảm huyết áp nhất là khi giảm khối lượng tuần hoàn; đau vùng tiêm khi tiêm bắp.

FENTANYL

Thuốc giảm đau nhóm opioid, mạnh gấp 100 lần morphin, liều thấp có tác dụng an thần, liều cao có tác dụng gây ngủ. Tác dụng giảm đau rất nhanh, 3 - 5 phút, kéo dài 1 - 2 giờ.

Tên chung quốc tế: Fentanyl.

Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm (fentanyl citrat): 50 microgam/ml, 100 microgam/ml, 200 microgam/ml.

Chỉ định: Giảm đau trong và sau mổ (phải có hô hấp hỗ trợ); hỗ trợ mê và thở máy trong hồi sức; kết hợp với thuốc tê đưa vào ngoài màng cứng và tủy sống.

Chống chỉ định: Khi không có phương tiện theo dõi và hỗ trợ hô hấp; mổ lấy thai (khi chưa cặp cuống rốn); ứ đọng đờm - suy hô hấp (nếu không có trang bị hỗ trợ hô hấp), bệnh nhược cơ.

54 1.3 Thuốc tiền mê

mê để nắn gãy xương cấp cứu; động kinh (Mục 5); giải lo âu và gây ngủ sử dụng trong thời gian ngắn (Mục 24.3); kích thích, hỗ trợ cai rượu cấp tính (sảng do cai rượu); co cứng cơ do não; sốt cao.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với diazepam; suy hô hấp cấp; bệnh nhược cơ;

yếu cơ; trầm cảm, loạn thần.

Thận trọng: Suy gan (Phụ lục 5); suy thận (Phụ lục 4); bệnh phổi mạn tính; suy hô hấp, glôcôm góc đóng, xơ cứng động mạch, tổn thương não hoặc ngừng thở lúc ngủ; người cao tuổi; trẻ em; khi lái xe, vận hành máy móc; rất hạn chế dùng khi có thai, không dùng cho mẹ đang cho con bú dưới 6 tháng tuổi vì có thể gây ngủ, tích lũy thuốc ở trẻ. Mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Tiền mê: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 5 - 10 mg trước khi phẫu thuật 2 giờ.

An thần: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Tiêm tĩnh mạch chậm ngay trước khi làm thủ thuật 200 microgam/kg.

Lưu ý: Tiêm chậm vào tĩnh mạch lớn không quá 1 ml (5 mg)/phút để tránh gây buốt và gây viêm tĩnh mạch. Tiêm bắp có thể được nhưng đau, tác dụng sau 30 - 60 phút, kéo dài 2 - 3 giờ, chỉ dùng khi không uống và tiêm tĩnh mạch được.

Tác dụng không mong muốn: Suy hô hấp (phải có sẵn phương tiện hỗ trợ hô hấp), ngủ gà sau mê do tồn đọng thuốc; có khi có phản ứng trái ngược (lo sợ, vật vã) ít gặp; mẫn cảm với thuốc (do propylen glycol);

dùng kéo dài gây phụ thuộc thuốc; giảm huyết áp nhất là khi giảm khối lượng tuần hoàn; đau vùng tiêm khi tiêm bắp.

FENTANYL

Thuốc giảm đau nhóm opioid, mạnh gấp 100 lần morphin, liều thấp có tác dụng an thần, liều cao có tác dụng gây ngủ. Tác dụng giảm đau rất nhanh, 3 - 5 phút, kéo dài 1 - 2 giờ.

Tên chung quốc tế: Fentanyl.

Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm (fentanyl citrat): 50 microgam/ml, 100 microgam/ml, 200 microgam/ml.

Chỉ định: Giảm đau trong và sau mổ (phải có hô hấp hỗ trợ); hỗ trợ mê và thở máy trong hồi sức; kết hợp với thuốc tê đưa vào ngoài màng cứng và tủy sống.

Chống chỉ định: Khi không có phương tiện theo dõi và hỗ trợ hô hấp; mổ lấy thai (khi chưa cặp cuống rốn); ứ đọng đờm - suy hô hấp (nếu không có trang bị hỗ trợ hô hấp), bệnh nhược cơ.

55 1.3 Thuốc tiền mê Thận trọng: Luôn có sẵn phương tiện hỗ trợ hô hấp khi dùng. Bệnh phổi mạn tính; hen; bệnh tim có nhịp tim chậm; chấn thương sọ não; tăng áp lực nội sọ chưa có thở máy; trầm cảm, người không dung nạp opiat, nghiện rượu; ma túy. Không nên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú (Phụ lục 2, 3). Suy thận (Phụ lục 4); suy gan (Phụ lục 5). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Thuốc chỉ dùng ở bệnh viện có cán bộ có kinh nghiệm gây mê bằng đường tĩnh mạch, có phương tiện cấp cứu hồi sức và thuốc đối kháng opioid.

Tiền mê: Người lớn 50 - 100 microgam, tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất từ 1 - 2 phút, tiêm bắp sẽ tác dụng sau 30 - 60 phút.

Trẻ em (2 - 12 tuổi): 3 - 5 microgam/kg, sau đó bổ sung 1 microgam/kg nếu cần.

Bổ trợ trong gây mê: Liều thay đổi tùy theo phẫu thuật (tiểu, trung, đại phẫu) và có hỗ trợ hô hấp hay không.

Nếu người bệnh tự thở: Tiêm tĩnh mạch 50 - 200 microgam, sau đó 50 microgam nếu cần sau 30 phút.

Nếu có hỗ trợ hô hấp: Liều khởi đầu 300 - 3 500 microgam (tới 50 microgam/kg), sau đó từng thời gian bổ sung 100 - 200 microgam tùy theo đáp ứng. Liều cao thường dùng trong phẫu thuật tim và các phẫu thuật phức tạp về thần kinh, chỉnh hình.

Trẻ em (2 - 12 tuổi) 15 microgam/kg, sau đó 1 - 3 microgam/kg khi cần.

Dùng phối hợp với thuốc tê vùng (bupivacain) để gây tê ngoài màng cứng:

50 - 100 microgam và gây tê tủy sống: 25 - 50 microgam, tác dụng giảm đau kéo dài từ 3 - 6 giờ.

Dùng giảm đau sau mổ: Nhỏ giọt vào tĩnh mạch 50 - 200 microgam/

giờ (hoặc bơm tiêm điện), với trẻ em (2 - 12 tuổi): Tiêm tĩnh mạch 3 - 5 microgam/kg, sau đó 1 microgam/kg.

Tác dụng không mong muốn: Ức chế hô hấp; co thắt thanh quản; tỉnh muộn; chậm nhu động ruột; nôn; buồn nôn; ngứa; khó đái; tăng trương lực cơ; chậm nhịp tim; hạ huyết áp thoáng qua, loạn nhịp.

Quá liều và xử trí: Xử trí suy hô hấp bằng hô hấp hỗ trợ. Dùng thuốc giải độc naloxon: 0,4 - 2 mg tiêm tĩnh mạch chậm, sau 10 phút nhắc lại đến khi thở tốt. Xử lý chậm nhịp tim bằng atropin.

MIDAZOLAM

Thuốc hướng tâm thần có tác dụng an thần gây ngủ nhanh, mạnh và ngắn, kèm theo mất trí nhớ một thời gian ngắn.

Tên chung quốc tế: Midazolam.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 15 mg. Thuốc tiêm: 1 mg/ml; 5 mg/ml.

56 1.3 Thuốc tiền mê

Thuốc dùng dưới dạng midazolam hydroclorid. Hàm lượng và liều dùng tính theo midazolam.

Chỉ định: An thần kèm theo quên; dùng trong nội soi, thủ thuật ngắn;

phối hợp với gây tê; tiền mê và khởi mê gây ngủ phối hợp với các thuốc mê; an thần gây ngủ dùng trong chăm sóc tăng cường; trạng thái động kinh.

Chống chỉ định: Khi không có phương tiện hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn. Quá mẫn; suy hô hấp cấp nặng; hội chứng ngưng thở khi ngủ, sốc do giảm khối lượng tuần hoàn; suy tim nặng; nhược cơ; trẻ sơ sinh, người bị sốc, hôn mê hay nhiễm độc rượu cấp. Glôcôm góc đóng; tiêm vào khoang màng nhện.

Thận trọng: Người cao tuổi hay suy kiệt phải giảm liều; suy tim, bệnh tim dễ bị giảm huyết áp nặng; suy hô hấp nhẹ: Dễ suy thở; trẻ em dưới 15 kg không được dùng nồng độ quá 1 mg/ml; nguy cơ tắc nghẽn đường hô hấp và giảm thông khí ở trẻ dưới 6 tháng tuổi (theo dõi nhịp hô hấp và độ bão hòa oxy); dùng lâu có thể gây phụ thuộc thuốc; co mạch, hạ thân nhiệt; tránh dừng thuốc đột ngột sau một thời gian dài sử dụng; không dùng cho người lái xe và người sử dụng máy móc trước lúc làm việc 12 giờ; không uống rượu khi dùng thuốc; người có tiền sử dùng ma tuý hoặc rượu. Khuyến cáo không dùng cho người mang thai 3 tháng đầu (Phụ lục 2). Tránh cho con bú trong 24 giờ sau khi dùng thuốc (Phụ lục 3); suy thận (Phụ lục 4); suy gan (Phụ lục 5). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Dùng an thần (trong nội soi gây tê): Tiêm tĩnh mạch chậm trong 30 giây:

Người lớn liều đầu: 2 - 2,5 mg, nếu không đủ thêm 1 mg; người cao tuổi giảm liều: Liều đầu 0,5 - 1 mg, không đủ thêm 0,5 - 1 mg. Thông thường tổng liều: Người lớn 3,5 - 7,5 mg, người cao tuổi tối đa là 3,5 mg. Trẻ em tiêm tĩnh mạch trong vòng 2 - 3 phút: 6 tháng - 5 tuổi: 50 - 100 microgam/kg (tối đa 6 mg), từ 6 - 12 tuổi: 25 - 50 microgam/kg (tối đa 10 mg).

Tiêm bắp: Trẻ em 1 - 15 tuổi: 50 - 150 microgam/kg, tối đa là 10 mg.

Đặt hậu môn: Trẻ em trên 6 tháng tuổi: 300 - 500 microgam/kg.

Dùng kết hợp trong gây mê: Tiêm tĩnh mạch người lớn 30 - 100 microgam/kg, nhắc lại khi cần hoặc nhỏ giọt tĩnh mạch 30 - 100 microgam/kg/giờ, người cao tuổi giảm liều, không dùng cho trẻ em.

Dùng tiền mê: Tiêm bắp sâu: Người lớn 70 - 100 microgam/kg (người cao tuổi 25 - 50 microgam/kg) trước khởi mê 20 đến 60 phút, liều thông thường 2 - 3 mg); trẻ em 1 - 15 tuổi: 80 - 200 microgam/kg, trẻ em trên 6 tháng:

Đặt hậu môn 300 - 500 microgam/kg 15 - 30 phút trước khi khởi mê.

Dùng khởi mê: Người lớn 150 - 200 microgam/kg tiêm tĩnh mạch chậm cùng với tiền mê (người cao tuổi giảm liều 100 - 200 microgam/kg).

Nếu không có tiền mê: 300 - 350 microgam/kg (người cao tuổi giảm liều

56 1.3 Thuốc tiền mê

Thuốc dùng dưới dạng midazolam hydroclorid. Hàm lượng và liều dùng tính theo midazolam.

Chỉ định: An thần kèm theo quên; dùng trong nội soi, thủ thuật ngắn;

phối hợp với gây tê; tiền mê và khởi mê gây ngủ phối hợp với các thuốc mê; an thần gây ngủ dùng trong chăm sóc tăng cường; trạng thái động kinh.

Chống chỉ định: Khi không có phương tiện hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn. Quá mẫn; suy hô hấp cấp nặng; hội chứng ngưng thở khi ngủ, sốc do giảm khối lượng tuần hoàn; suy tim nặng; nhược cơ; trẻ sơ sinh, người bị sốc, hôn mê hay nhiễm độc rượu cấp. Glôcôm góc đóng; tiêm vào khoang màng nhện.

Thận trọng: Người cao tuổi hay suy kiệt phải giảm liều; suy tim, bệnh tim dễ bị giảm huyết áp nặng; suy hô hấp nhẹ: Dễ suy thở; trẻ em dưới 15 kg không được dùng nồng độ quá 1 mg/ml; nguy cơ tắc nghẽn đường hô hấp và giảm thông khí ở trẻ dưới 6 tháng tuổi (theo dõi nhịp hô hấp và độ bão hòa oxy); dùng lâu có thể gây phụ thuộc thuốc; co mạch, hạ thân nhiệt; tránh dừng thuốc đột ngột sau một thời gian dài sử dụng; không dùng cho người lái xe và người sử dụng máy móc trước lúc làm việc 12 giờ; không uống rượu khi dùng thuốc; người có tiền sử dùng ma tuý hoặc rượu. Khuyến cáo không dùng cho người mang thai 3 tháng đầu (Phụ lục 2). Tránh cho con bú trong 24 giờ sau khi dùng thuốc (Phụ lục 3); suy thận (Phụ lục 4); suy gan (Phụ lục 5). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Dùng an thần (trong nội soi gây tê): Tiêm tĩnh mạch chậm trong 30 giây:

Người lớn liều đầu: 2 - 2,5 mg, nếu không đủ thêm 1 mg; người cao tuổi giảm liều: Liều đầu 0,5 - 1 mg, không đủ thêm 0,5 - 1 mg. Thông thường tổng liều: Người lớn 3,5 - 7,5 mg, người cao tuổi tối đa là 3,5 mg. Trẻ em tiêm tĩnh mạch trong vòng 2 - 3 phút: 6 tháng - 5 tuổi: 50 - 100 microgam/kg (tối đa 6 mg), từ 6 - 12 tuổi: 25 - 50 microgam/kg (tối đa 10 mg).

Tiêm bắp: Trẻ em 1 - 15 tuổi: 50 - 150 microgam/kg, tối đa là 10 mg.

Đặt hậu môn: Trẻ em trên 6 tháng tuổi: 300 - 500 microgam/kg.

Dùng kết hợp trong gây mê: Tiêm tĩnh mạch người lớn 30 - 100 microgam/kg, nhắc lại khi cần hoặc nhỏ giọt tĩnh mạch 30 - 100 microgam/kg/giờ, người cao tuổi giảm liều, không dùng cho trẻ em.

Dùng tiền mê: Tiêm bắp sâu: Người lớn 70 - 100 microgam/kg (người cao tuổi 25 - 50 microgam/kg) trước khởi mê 20 đến 60 phút, liều thông thường 2 - 3 mg); trẻ em 1 - 15 tuổi: 80 - 200 microgam/kg, trẻ em trên 6 tháng:

Đặt hậu môn 300 - 500 microgam/kg 15 - 30 phút trước khi khởi mê.

Dùng khởi mê: Người lớn 150 - 200 microgam/kg tiêm tĩnh mạch chậm cùng với tiền mê (người cao tuổi giảm liều 100 - 200 microgam/kg).

Nếu không có tiền mê: 300 - 350 microgam/kg (người cao tuổi giảm liều

57 1.3 Thuốc tiền mê 150 - 300 microgam/kg). Liều tăng lên theo từng bước, cách nhau 2 phút mỗi lần không quá 5 mg. Tối đa: 600 microgam/kg. Không khuyến cáo dùng cho trẻ em.

Dùng an thần trong chăm sóc tăng cường: Tiêm tĩnh mạch chậm, ban đầu 30 - 300 microgam/kg, cho thành từng đợt 1 - 2,5 mg cách 2 phút một lần, sau đó tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch, 30 - 200 microgam/

kg/giờ; giảm liều (hoặc bỏ liều ban đầu) đối với người bệnh bị giảm khối lượng tuần hoàn, co mạch hoặc giảm thân nhiệt; nếu cũng dùng thuốc giảm đau opioid có thể dùng liều thấp hơn. Trẻ sơ sinh dưới 32 tuần tuổi thai, tiêm truyền tĩnh mạch 30 microgam/kg/giờ. Trẻ sơ sinh trên 32 tuần tuổi thai và trẻ dưới 6 tháng tuổi, tiêm tĩnh mạch chậm 60 microgam/kg/giờ;

trẻ trên 6 tháng tuổi, tiêm tĩnh mạch chậm, ban đầu 50 - 200 microgam/kg, sau đó tiêm truyền tĩnh mạch 60 - 120 microgam/kg/giờ.

Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, suy hô hấp, ngừng thở, nhất là liều cao hoặc tiêm nhanh; huyết áp giảm mạnh; ngủ gà kéo dài; tác dụng nghịch lý: Vật vã, lo lắng; bí đái, tiểu tiện không tự chủ, nhức đầu, hoa mắt, ảo giác. Co giật ở trẻ thiếu tháng và trẻ nhỏ (thường gặp ở trẻ sơ sinh).

MORPHIN

Tên chung quốc tế: Morphine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm: 2 mg/ml, 4 mg/ml, 10 mg/ml, dạng muối sulfat hoặc hydroclorid, loại để tiêm vào tủy sống và ngoài màng cứng phải không có chất bảo quản. Viên nang, viên nén: 5 mg, 10 mg, 30 mg, 60 mg, 90 mg, 100 mg, 120 mg, 200 mg/viên (có loại giải phóng kéo dài).

Chỉ định: Ngày nay ít dùng để tiền mê. Thuốc phụ dùng phối hợp trong phẫu thuật lớn khi khởi mê; giảm đau trong nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp (Mục 2.2), sau chấn thương, sau phẫu thuật lớn. Dùng trong trường hợp đau nhiều hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác; đau ở thời kỳ cuối của bệnh, đau do ung thư; ho dai dẳng ở giai đoạn cuối của ung thư phổi.

Chống chỉ định: Suy hô hấp vừa và nặng; phù phổi cấp do chất hóa học;

đau bụng không rõ nguyên nhân; mang thai; trẻ em dưới 30 tháng tuổi;

giảm đau sau mổ mà không có theo dõi cẩn thận; chấn thương sọ não; u não; tăng áp lực nội sọ; suy thượng thận; suy giáp; co giật; nhiễm độc rượu cấp; viêm túi thừa và các bệnh gây co thắt đại tràng khác; suy gan;

mới mổ gan mật; ỉa chảy do độc tố; phối hợp với thuốc IMAO.

Thận trọng: Morphin phải dùng với liều nhỏ nhất có tác dụng, tránh kéo dài quá 7 ngày, tránh dùng thường xuyên vì dễ gây nghiện. Phải được theo dõi và có sẵn phương tiện hỗ trợ hô hấp; hen; khí phế thũng; suy tim; bệnh phổi tắc nghẽn; tắc mật; suy gan (Phụ lục 5); suy thận (Phụ lục 4); giảm