• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC CHUYÊN LUẬN THUỐC

Mục 1: Thuốc gây mê, thuốc tê

1.2 Thuốc gây tê

46 1.2 Thuốc gây tê SEVOFLURAN

Tên chung quốc tế: Sevoflurane.

Dạng thuốc và hàm lượng: Lọ 250 ml.

Chỉ định: Khởi mê và duy trì mê ở người lớn và trẻ em trong quá trình phẫu thuật.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với sevofluran hoặc các thuốc mê có halogen khác. Có hoặc nghi ngờ bị sốt cao ác tính.

Thận trọng: Phải có sẵn phương tiện để hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn. Sử dụng thận trọng ở người có tăng áp lực nội sọ. Thuốc gây độc cho gan ở những người tăng nhạy cảm với thuốc mê halogen. Trẻ em bị bệnh thần kinh cơ, hiếm gặp tăng kali huyết, dẫn đến loạn nhịp hoặc tử vong. Có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh nếu sử dụng trong quá trình đẻ. Mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); suy thận (Phụ lục 4). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng:Phải có bình bốc hơi chuyên dụng.

Khởi mê: Người lớn và trẻ trên 1 tháng tuổi, trong oxygen hoặc hỗn hợp oxygen + nitơ oxyd: đầu tiên 0,5 - 1%, sau đó tăng có thể tới 8%. Điều chỉnh liều theo đáp ứng của người bệnh.

Duy trì mê: Người lớn và trẻ trên 1 tháng tuổi, trong oxygen hoặc hỗn hợp oxygen + nitơ oxyd: 0,5 - 3%. Điều chỉnh liều theo đáp ứng của người bệnh. Có thể kết hợp với các thuốc giảm đau như fentanyl.

Tác dụng không mong muốn: Bí tiểu; giảm bạch cầu; kích động ở trẻ em; ngừng tim, xoắn đỉnh; loạn trương lực cơ cũng được ghi nhận.

46 1.2 Thuốc gây tê SEVOFLURAN

Tên chung quốc tế: Sevoflurane.

Dạng thuốc và hàm lượng: Lọ 250 ml.

Chỉ định: Khởi mê và duy trì mê ở người lớn và trẻ em trong quá trình phẫu thuật.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với sevofluran hoặc các thuốc mê có halogen khác. Có hoặc nghi ngờ bị sốt cao ác tính.

Thận trọng: Phải có sẵn phương tiện để hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn. Sử dụng thận trọng ở người có tăng áp lực nội sọ. Thuốc gây độc cho gan ở những người tăng nhạy cảm với thuốc mê halogen. Trẻ em bị bệnh thần kinh cơ, hiếm gặp tăng kali huyết, dẫn đến loạn nhịp hoặc tử vong. Có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh nếu sử dụng trong quá trình đẻ. Mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); suy thận (Phụ lục 4). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng:Phải có bình bốc hơi chuyên dụng.

Khởi mê: Người lớn và trẻ trên 1 tháng tuổi, trong oxygen hoặc hỗn hợp oxygen + nitơ oxyd: đầu tiên 0,5 - 1%, sau đó tăng có thể tới 8%. Điều chỉnh liều theo đáp ứng của người bệnh.

Duy trì mê: Người lớn và trẻ trên 1 tháng tuổi, trong oxygen hoặc hỗn hợp oxygen + nitơ oxyd: 0,5 - 3%. Điều chỉnh liều theo đáp ứng của người bệnh. Có thể kết hợp với các thuốc giảm đau như fentanyl.

Tác dụng không mong muốn: Bí tiểu; giảm bạch cầu; kích động ở trẻ em; ngừng tim, xoắn đỉnh; loạn trương lực cơ cũng được ghi nhận.

1.2 Thuốc gây tê

Gây tê bao gồm gây tê tại chỗ và gây tê vùng. Các thuốc tê gây ức chế có hồi phục dọc theo các sợi dẫn truyền thần kinh. Các thuốc tê khác nhau về mức độ tác dụng, độc tính, thời gian tác dụng, tính ổn định, độ tan trong nước và khả năng thấm qua niêm mạc. Sự khác biệt đó quyết định cách dùng cho phù hợp theo các đường như gây tê tại chỗ (bề mặt), tiêm, ngấm, phong bế đám rối, ngoài màng cứng hoặc tủy sống.

Cách dùng: Liều lượng phải đủ vô cảm để làm thủ thuật ở mức an toàn, điều này phụ thuộc vào mức độ gây tê, sự hấp thu và thải trừ của thuốc.

Mặt khác cần quan tâm đến các yếu tố như: Tuổi, cân nặng, tình trạng sức khỏe, bệnh lý, sự tưới máu của vùng tiêm và thời gian tiêm thuốc.

Tất cả thuốc tê khi vào tuần hoàn nếu đạt đến một nồng độ ngưỡng sẽ gây độc cho cơ thể. Sau khi gây tê vùng, đa số có nồng độ thuốc tê tối đa trong huyết tương động mạch trong vòng 10 - 25 phút, cho nên phải theo dõi cẩn

47 1.2 Thuốc gây tê thận các biểu hiện nhiễm độc trong vòng 30 phút đầu sau khi tiêm. Phải hết sức cẩn thận để tránh tiêm vào mạch máu khi gây tê.

Các phương tiện hồi sức luôn phải sẵn sàng để cấp cứu kịp thời.

Độc tính: Đa số gặp khi nồng độ thuốc tê quá cao trong huyết tương. Nếu chỉ bôi lidocain một lần thường không gây các tác dụng phụ toàn thân.

Biểu hiện ban đầu bao gồm trạng thái như say rượu, chóng mặt, buồn ngủ, tê lưỡi, dị cảm quanh miệng, giật cơ, run, líu lưỡi; khi tiêm tĩnh mạch: Mất tri giác, co giật và trụy mạch có thể nhanh chóng xảy ra. Có thể gây độc trong tai, không dùng ở bệnh nhân bị viêm tai giữa. Chống chỉ định ở bệnh nhân blốc nhĩ thất, chẹn nhịp tim hoàn toàn.

Phản ứng quá mẫn gặp chủ yếu trong thuốc tê nhóm ester như cocain, procain, benzocain, tetracain và ít gặp trong nhóm amid như lidocain, bupivacain, ropivacain.

Tùy thời gian mổ mà chọn thuốc tê tác dụng dài hay ngắn. Tùy nhu cầu mổ, tình trạng bệnh nhân, khả năng cán bộ và trang thiết bị mà chọn phương pháp gây tê thích hợp.

Khi tiêm thuốc cần tiêm chậm để dễ phát hiện không may thuốc vào mạch máu.

Thuốc tê không được tiêm vào vùng đang bị viêm, nhiễm khuẩn cũng như cho vào niệu đạo bị chấn thương vì máu đến nhiều tăng hấp thu thuốc vào máu gây tác dụng phụ toàn thân, ngược lại khi có mủ thì giảm tác dụng thuốc tê vì pH tại chỗ thay đổi.

Sử dụng phối hợp thuốc co mạch (adrenalin): Đa số thuốc tê gây dãn mạch (trừ cocain). Thêm thuốc co mạch (adrenalin) làm dòng máu lưu thông giảm, nên làm chậm hấp thu thuốc tê, kéo dài tác dụng. Dùng adrenalin với nồng độ 1/200 000, trong nha khoa có thể dùng đến nồng độ 1/80 000. Không được dùng thuốc tê kết hợp với adrenalin để tiêm vào các ngón tay, chân vì có thể gây hoại tử do thiếu máu cục bộ. Tổng liều adrenalin không được vượt quá 500 microgam nhưng điều tối quan trọng là không được vượt quá nồng độ 1/200 000 (5 microgam/ml) nếu phải tiêm hỗn hợp thuốc tê và adrenalin nhiều hơn 50 ml. Ngày nay người ta còn sử dụng phối hợp giữa các thuốc tê với nhau hoặc giữa thuốc tê với các thuốc khác nhất là thuốc nhóm morphin và clonidin để giảm liều thuốc tê và kéo dài tác dụng nhất là tác dụng giảm đau sau mổ. Ở bệnh nhân cao huyết áp nặng và nhịp tim không ổn định, việc sử dụng adrenalin với một thuốc gây tê tại chỗ có thể gây nguy hiểm. Đối với những bệnh nhân này nên dùng liều gây tê không có adrenalin.

LIDOCAIN

Thuốc tê tại chỗ thuộc nhóm amid, thời gian tác dụng trung bình. Được sử dụng rộng rãi nhất vì tê nhanh, mạnh, kéo dài và ít độc hơn procain. Còn là thuốc chống loạn nhịp tim do tác dụng ức chế kênh natri, nhóm Ib, làm giảm rung thất trong nghi ngờ nhồi máu cơ tim.

48 1.2 Thuốc gây tê Tên chung quốc tế: Lidocaine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm: 0,5%; 1%; 1,5%; 2%; 4%; 10%;

20%. Thuốc dùng ngoài: Gel 2%, 2,5%; thuốc mỡ 2,5%, 5%; dung dịch 2%; kem 2%.

Chỉ định: Gây tê bề mặt niêm mạc khi nội soi, làm thủ thuật; gây tê thấm;

phong bế thần kinh ngoại biên và giao cảm; gây tê tủy sống; gây tê vùng tĩnh mạch (kỹ thuật Bier); gây tê trong nha khoa; điều trị và dự phòng loạn nhịp thất (Mục 12.2).

Chống chỉ định: Quá mẫn với thuốc; nhịp tim chậm, blốc nhĩ thất; suy tim nặng; vùng tiêm bị nhiễm khuẩn; rối loạn chuyển hóa porphyrin; gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng cho người bị mất nước hoặc giảm khối lượng tuần hoàn.

Thận trọng: Cần có sẵn phương tiện cấp cứu.

Suy hô hấp; suy gan (Phụ lục 5); suy tim nặng; nhược cơ; mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); người bệnh nặng hoặc suy nhược vì dễ ngộ độc toàn thân với lidocain. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Liều tối đa lidocain an toàn đối với người lớn và trẻ em là 4 mg/

kg, dùng dung dịch 0,5% hoặc 1% lidocain; dung dịch 0,5% hoặc 1% lidocain + adrenalin 5 microgam/ml (1/200 000), 7 mg/kg. Trong gây tê nha khoa, dùng hỗn hợp lidocain 2% với adrenalin 1/80 000 (12,5 microgam/ml) là an toàn và hiệu quả, không được điều chỉnh nồng độ adrenalin cao hơn.

Dùng liều thấp hơn đối với người suy kiệt, cao tuổi hoặc bị bệnh rất nặng.

Tránh việc dùng quá liều ở người béo phì, liều dùng cần được tính toán kỹ dựa trên cân nặng của người bệnh.

Không dùng các dung dịch chứa các chất bảo quản để gây tê tủy sống, ngoài màng cứng, khoang cùng hoặc gây tê vùng đường tĩnh mạch.

Liều lượng:

Dung dịch không pha adrenalin:

Gây tê thấm và phong bế thần kinh ngoại biên: Dùng dung dịch 0,5% tối đa 250 mg (tối đa 50 ml) hoặc dung dịch 1% tối đa 250 mg (tối đa 25 ml) cho người lớn.

Gây tê bề mặt ở hầu, thanh quản, khí quản, dùng dung dịch 4%, người lớn 40 - 200 mg (1 - 5 ml).

Gây tê bề mặt ở niệu đạo, dùng dung dịch 4%, người lớn 400 mg (10 ml).

Gây tê tủy sống, dung dịch 5% (với glucose 7,5%), người lớn 50 - 75 mg (1 - 1,5 ml).

Dung dịch có pha adrenalin:

Gây tê thấm và phong bế thần kinh ngoại biên, dung dịch 0,5% có pha adrenalin, người lớn tối đa 400 mg (tối đa 40 ml).

48 1.2 Thuốc gây tê Tên chung quốc tế: Lidocaine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc tiêm: 0,5%; 1%; 1,5%; 2%; 4%; 10%;

20%. Thuốc dùng ngoài: Gel 2%, 2,5%; thuốc mỡ 2,5%, 5%; dung dịch 2%; kem 2%.

Chỉ định: Gây tê bề mặt niêm mạc khi nội soi, làm thủ thuật; gây tê thấm;

phong bế thần kinh ngoại biên và giao cảm; gây tê tủy sống; gây tê vùng tĩnh mạch (kỹ thuật Bier); gây tê trong nha khoa; điều trị và dự phòng loạn nhịp thất (Mục 12.2).

Chống chỉ định: Quá mẫn với thuốc; nhịp tim chậm, blốc nhĩ thất; suy tim nặng; vùng tiêm bị nhiễm khuẩn; rối loạn chuyển hóa porphyrin; gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng cho người bị mất nước hoặc giảm khối lượng tuần hoàn.

Thận trọng: Cần có sẵn phương tiện cấp cứu.

Suy hô hấp; suy gan (Phụ lục 5); suy tim nặng; nhược cơ; mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); người bệnh nặng hoặc suy nhược vì dễ ngộ độc toàn thân với lidocain. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Liều tối đa lidocain an toàn đối với người lớn và trẻ em là 4 mg/

kg, dùng dung dịch 0,5% hoặc 1% lidocain; dung dịch 0,5% hoặc 1% lidocain + adrenalin 5 microgam/ml (1/200 000), 7 mg/kg. Trong gây tê nha khoa, dùng hỗn hợp lidocain 2% với adrenalin 1/80 000 (12,5 microgam/ml) là an toàn và hiệu quả, không được điều chỉnh nồng độ adrenalin cao hơn.

Dùng liều thấp hơn đối với người suy kiệt, cao tuổi hoặc bị bệnh rất nặng.

Tránh việc dùng quá liều ở người béo phì, liều dùng cần được tính toán kỹ dựa trên cân nặng của người bệnh.

Không dùng các dung dịch chứa các chất bảo quản để gây tê tủy sống, ngoài màng cứng, khoang cùng hoặc gây tê vùng đường tĩnh mạch.

Liều lượng:

Dung dịch không pha adrenalin:

Gây tê thấm và phong bế thần kinh ngoại biên: Dùng dung dịch 0,5% tối đa 250 mg (tối đa 50 ml) hoặc dung dịch 1% tối đa 250 mg (tối đa 25 ml) cho người lớn.

Gây tê bề mặt ở hầu, thanh quản, khí quản, dùng dung dịch 4%, người lớn 40 - 200 mg (1 - 5 ml).

Gây tê bề mặt ở niệu đạo, dùng dung dịch 4%, người lớn 400 mg (10 ml).

Gây tê tủy sống, dung dịch 5% (với glucose 7,5%), người lớn 50 - 75 mg (1 - 1,5 ml).

Dung dịch có pha adrenalin:

Gây tê thấm và phong bế thần kinh ngoại biên, dung dịch 0,5% có pha adrenalin, người lớn tối đa 400 mg (tối đa 40 ml).

49 1.2 Thuốc gây tê Gây tê trong nha khoa, dung dịch 2% có pha adrenalin, người lớn, 20 - 100 mg (1 - 5 ml).

Tác dụng không mong muốn: Thường do liều quá cao hoặc tiêm vào mạch máu: chóng mặt, vật vã, nhìn mờ, mất tri giác, co giật, hôn mê; độc với tim mạch: Hạ huyết áp, nhịp tim chậm, blốc dẫn truyền, ngừng tim; dị ứng quá mẫn. Gây tê ngoài màng cứng đôi khi gây bí đái, đại tiện không tự chủ, đau đầu, đau lưng hoặc mất cảm giác vùng đáy chậu.

BUPIVACAIN

Thuốc tê thuộc nhóm amid, thời gian tác dụng kéo dài, bắt đầu tác dụng chậm hơn, mạnh hơn và độc hơn lidocain. Thuốc phải mất 30 phút để phát huy tác dụng hoàn toàn. Thường được sử dụng để gây tê thắt lưng, đặc biệt thích hợp cho giảm đau thắt lưng trong lao động, hoặc giảm đau sau phẫu thuật. Là một loại thuốc chính được sử dụng cho gây tê cột sống.

Khác với lidocain: Tác dụng giảm đau (cảm giác) nhiều hơn là gây liệt vận động nên thường được dùng trong thời kỳ chuyển dạ đẻ. Độc tính cao đối với tim (có thể xuất hiện trước triệu chứng thần kinh).

Tên chung quốc tế: Bupivacaine.

Dạng thuốc và hàm lượng

Không có adrenalin: Dung dịch 0,25% (10 ml); 0,5% (10 ml); 0,75%

(4 ml); bupivacain 5 mg/ml + glucose 75 mg/ml (ống 4 ml)

Có adrenalin 1/200 000: Dung dịch 0,25% (10 ml), 0,5% (10 ml), 0,75%

(nha khoa).

Chỉ định: Phải có sẵn phương tiện hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.

Gây tê thấm, phong bế thần kinh, đám rối; gây tê tủy sống để mổ bụng dưới (chi dưới, tiền liệt tuyến.. ); gây tê ngoài màng cứng để mổ, mổ đẻ, giảm đau trong khi chuyển dạ, giảm đau sau mổ.

Chống chỉ định: Dị ứng với thuốc tê nhóm amid; vùng gây tê bị viêm nhiễm; thiếu máu nặng; bệnh tim nặng; gây tê tủy sống và ngoài màng cứng ở bệnh nhân tụt huyết áp nặng do mất máu hay sốc do tim, rối loạn đông máu; gây tê vùng theo đường tĩnh mạch. Trong sản khoa, chống chỉ định dung dịch bupivacain 0,75% để gây tê ngoài màng cứng vì có trường hợp vô ý tiêm vào động mạch gây ngừng tim ở người mẹ.

Thận trọng: Suy gan (Phụ lục 5); suy thận (Phụ lục 4); không dùng thuốc có chất bảo quản để gây tê ngoài màng cứng và tủy sống; có thể gây nhiễm độc thần kinh (co giật). Thuốc gây nhiễm độc cơ tim mạnh hơn thuốc tê khác nên phải thận trọng ở bệnh nhân bệnh tim; khi nhiễm toan thiếu oxy dễ tăng độc tính; mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); nhược cơ.

Tương tác thuốc (Phụ lục 1). Suy cơ tim có thể bị nặng hơn và cần phải điều trị lâu dài hơn ở người huyết áp cao, huyết áp thấp, bệnh tim mạch, xơ vữa mạch não.

50 1.2 Thuốc gây tê Liều dùng

Gây tê thấm: Người lớn dùng dung dịch 0,25%, tối đa 150 mg (60 ml).

Phong bế dây thần kinh ngoại vi: Dung dịch 0,5%, người lớn tối đa 150 mg (30 ml); dung dịch 0,25% (60 ml).

Phong bế thần kinh giao cảm: Dung dịch 0,25%, tối đa không quá 125 mg (50 ml). Phong bế vùng ống cùng, dung dịch 0,25 - 0,5%, tối đa 150 mg.

Gây tê trong nha khoa: Dung dịch 0,5% có epinephrin (adrenalin), người lớn mỗi lần 9 - 18 mg (1,8 - 3,6 ml), không quá 90 mg (18 ml).

Gây tê tủy sống: Dung dịch ưu trương 0,5%, người lớn tối đa 10 mg. Thông thường dùng 8 mg, có thể thấp hơn: 5 - 7 mg, nhất là ở người cao tuổi.

Gây tê ngoài màng cứng: Phẫu thuật: Vùng thắt lưng: 0,5% (tối đa 20 ml), khoang cùng: 0,5% (tối đa 30 ml); chuyển dạ: Vùng thắt lưng: 0,25 - 0,5% (tối đa 12 ml), khoang cùng (nhưng rất hiếm dùng) 0,25 - 0,5% (tối đa 20 ml).

Chú ý: Giảm liều ở người cao tuổi, trẻ em, bệnh tim, gan. Dùng nhiều trong quá trình sinh đẻ có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Giảm liều trong quá trình sinh nở ở người lớn tuổi mang thai.

Tác dụng không mong muốn: Hạ huyết áp; chậm nhịp tim, có thể gây ngừng tim (phụ thuộc vào liều lượng); nhiễm độc thần kinh (co giật) khi tiêm vào mạch máu (phải hút thử trước khi tiêm); dị ứng thuốc. Thuốc còn có thể gây dị cảm, yếu cơ và rối loạn chức năng bàng quang.

PROCAIN HYDROCLORID

Tác dụng gây tê trong thời gian ngắn. Thuốc không gây tê bề mặt được vì không ngấm qua niêm mạc. Procain có tác dụng gây tê kém lidocain 3 lần và cocain 4 lần, ít độc hơn cocain 3 lần.

Tên chung quốc tế: Procaine hydrochloride.

Dạng thuốc và hàm lượng: Dung dịch tiêm 1%, 2%, 10%.

Chỉ định: Thuốc hiện nay ít dùng do thời gian tác dụng ngắn, giảm đau không mạnh, độc hơn và dễ gây sốc phản vệ hơn các thuốc gây tê khác.

Tuy nhiên thuốc có thể chỉ định để: Gây tê tiêm thấm và gây tê vùng, gây tê tủy sống, phong bế thần kinh giao cảm hoặc thần kinh ngoại biên để làm giảm đau trong một số trường hợp.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, blốc nhĩ - thất độ 2, 3, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, người thiếu hụt cholinesterase, dị ứng (hen, mày đay ...), hạ huyết áp, đang dùng thuốc nhóm sulfonamid, kháng cholinesterase.

Không gây tê tủy sống ở người bệnh có nhiễm trùng máu, có bệnh về não - tủy (viêm màng não, bệnh giang mai). Không tiêm tĩnh mạch procain cho người bị nhược cơ.

Thận trọng: Người rối loạn nhịp tim, blốc nhĩ - thất hoặc sốc. Khoảng QT kéo dài.

50 1.2 Thuốc gây tê Liều dùng

Gây tê thấm: Người lớn dùng dung dịch 0,25%, tối đa 150 mg (60 ml).

Phong bế dây thần kinh ngoại vi: Dung dịch 0,5%, người lớn tối đa 150 mg (30 ml); dung dịch 0,25% (60 ml).

Phong bế thần kinh giao cảm: Dung dịch 0,25%, tối đa không quá 125 mg (50 ml). Phong bế vùng ống cùng, dung dịch 0,25 - 0,5%, tối đa 150 mg.

Gây tê trong nha khoa: Dung dịch 0,5% có epinephrin (adrenalin), người lớn mỗi lần 9 - 18 mg (1,8 - 3,6 ml), không quá 90 mg (18 ml).

Gây tê tủy sống: Dung dịch ưu trương 0,5%, người lớn tối đa 10 mg. Thông thường dùng 8 mg, có thể thấp hơn: 5 - 7 mg, nhất là ở người cao tuổi.

Gây tê ngoài màng cứng: Phẫu thuật: Vùng thắt lưng: 0,5% (tối đa 20 ml), khoang cùng: 0,5% (tối đa 30 ml); chuyển dạ: Vùng thắt lưng: 0,25 - 0,5% (tối đa 12 ml), khoang cùng (nhưng rất hiếm dùng) 0,25 - 0,5% (tối đa 20 ml).

Chú ý: Giảm liều ở người cao tuổi, trẻ em, bệnh tim, gan. Dùng nhiều trong quá trình sinh đẻ có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Giảm liều trong quá trình sinh nở ở người lớn tuổi mang thai.

Tác dụng không mong muốn: Hạ huyết áp; chậm nhịp tim, có thể gây ngừng tim (phụ thuộc vào liều lượng); nhiễm độc thần kinh (co giật) khi tiêm vào mạch máu (phải hút thử trước khi tiêm); dị ứng thuốc. Thuốc còn có thể gây dị cảm, yếu cơ và rối loạn chức năng bàng quang.

PROCAIN HYDROCLORID

Tác dụng gây tê trong thời gian ngắn. Thuốc không gây tê bề mặt được vì không ngấm qua niêm mạc. Procain có tác dụng gây tê kém lidocain 3 lần và cocain 4 lần, ít độc hơn cocain 3 lần.

Tên chung quốc tế: Procaine hydrochloride.

Dạng thuốc và hàm lượng: Dung dịch tiêm 1%, 2%, 10%.

Chỉ định: Thuốc hiện nay ít dùng do thời gian tác dụng ngắn, giảm đau không mạnh, độc hơn và dễ gây sốc phản vệ hơn các thuốc gây tê khác.

Tuy nhiên thuốc có thể chỉ định để: Gây tê tiêm thấm và gây tê vùng, gây tê tủy sống, phong bế thần kinh giao cảm hoặc thần kinh ngoại biên để làm giảm đau trong một số trường hợp.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, blốc nhĩ - thất độ 2, 3, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, người thiếu hụt cholinesterase, dị ứng (hen, mày đay ...), hạ huyết áp, đang dùng thuốc nhóm sulfonamid, kháng cholinesterase.

Không gây tê tủy sống ở người bệnh có nhiễm trùng máu, có bệnh về não - tủy (viêm màng não, bệnh giang mai). Không tiêm tĩnh mạch procain cho người bị nhược cơ.

Thận trọng: Người rối loạn nhịp tim, blốc nhĩ - thất hoặc sốc. Khoảng QT kéo dài.

51 1.2 Thuốc gây tê Giảm liều ở người bệnh chuyển dạ đẻ hoặc tăng áp lực trong ổ bụng, người cao tuổi, suy nhược, suy gan. Không tiêm vào mạch hoặc trực tiếp vào thần kinh.

Liều dùng

Gây tê tủy sống: Khi gây tê tủy sống cần pha loãng procain 10% với dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dung dịch tiêm glucose hoặc nước cất hoặc nước não tủy. Tùy thuộc vị trí gây tê tủy sống mà tỉ lệ procain/dung dịch pha loãng thay đổi từ 1/1 đến 2/1. Tốc độ tiêm: 1 ml/5 giây. Gây tê hoàn toàn thường trong 5 phút.

Liều khuyến cáo dùng cho gây tê tủy sống:

Mức độ gây tê

Thể tích dung dịch

10% (ml)

Thể tích dịch để pha loãng

(ml)

Tổng liều (mg)

Vị trí tiêm (khoảng giữa đốt sống lưng)

Vùng đáy chậu 0,5 0,5 50 Thứ 4

Vùng đáy chậu

và chi dưới 1 1 100 Thứ 3 hoặc

thứ 4

Tới bờ sườn 2 2 200 Thứ 2, thứ 3

hoặc thứ 4 Gây tê tiêm thấm: Dung dịch 0,25 - 0,5%, liều 350 - 600 mg. Trẻ em gây tê tiêm: Liều tối đa 15 mg/kg với dung dịch 0,5%. Không khuyến cáo dùng cho trẻ em.

Phong bế thần kinh ngoại vi: Dung dịch 0,5% (dùng tới 200 ml), 1% (dùng tới 100 ml) hoặc 2% (dùng tới 50 ml). Tổng liều tối đa là 1 000 mg.

Tác dụng không mong muốn: Thường do dùng quá liều, hoặc thuốc hấp thu quá nhanh do tiêm vào mạch máu. Kỹ thuật gây tê tủy sống, liều dùng không đúng gây ức chế tủy sống quá mạnh có thể làm hạ huyết áp và ngừng thở. Ít gặp: Kích thích, choáng váng, nhìn mờ, co giật, hạ huyết áp, loạn nhịp, chậm nhịp tim, thậm chí ngừng tim, dị ứng da chậm, mày đay.

Thuốc co mạch dùng trong gây tê:

EPHEDRIN HYDROCLORID

Tên chung quốc tế: Ephedrine hydrochloride.

Dạng thuốc và hàm lượng: Ống tiêm 25 mg/ml, 50 mg/ml.

Chỉ định: Để phòng hạ huyết áp trong khi đẻ có gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng.

Chống chỉ định: Quá mẫn cảm với ephedrin, tăng huyết áp, cường giáp và không điều chỉnh được.