• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thuốc điều trị giun chỉ

thuốc kháng khuẩn và điều trị virus

6.1 Thuốc điều trị giun sán

6.1.2 Thuốc điều trị giun chỉ

trung ương và các vị trí khác (mắt), giải phóng các độc tố gây u hạt bạch cầu ưa eosin. Đa số nhiễm Toxocara thường tự khỏi không cần điều trị đặc biệt. Đối với người bệnh bị tổn thương ở cơ tim, hệ thần kinh trung ương, hoặc phổi, có thể dùng glucocorticoid để làm giảm các biến chứng viêm. Điều trị phải dành cho nhiễm giun có triệu chứng. Một liệu trình diethylcarbamazin (Mục 6.1.2) uống trong 3 tuần diệt được ấu trùng và ngăn được bệnh, nhưng các tổn thương đã có không hồi phục được. Để giảm cường độ phản ứng dị ứng do ấu trùng chết, liều thường bắt đầu cho 1 mg/kg, ngày 2 lần và tăng dần tới 3 mg/kg, ngày 2 lần (người lớn và trẻ em).

Ấu trùng di chuyển ở mắt gây u hạt, có thể dẫn đến mù. Để loại phản ứng viêm dị ứng ở người bệnh bị tổn thương ở mắt, cho dùng đồng thời prednison tại chỗ hoặc toàn thân với thuốc trên.

6.1.2 Thuốc điều trị giun chỉ

6.1.2.1 Bệnh giun chỉ bạch huyết

Bệnh giun chỉ bạch huyết do 3 loài ký sinh trùng gây ra và có thể dẫn đến phù lớn các chi (phù chân voi) và các phần khác của cơ thể. Ba loại giun chỉ gây bệnh là giun chỉ Wuchereria bancrofti, Brugia malayi, hoặc B. timori. Giun trưởng thành có thể sống nhiều năm trong ống bạch huyết hoặc hạch bạch huyết. Bệnh giun chỉ W. bancrofti do muỗi Culex quinquefasciatus, một vài loài muỗi Anopheles Aedes truyền bệnh. Bệnh giun chỉ Brugia do Brugia malayi và B. timori. Muỗi truyền bệnh chủ yếu là các loài Mansonia. Bệnh giun chỉ tiềm tàng (bệnh phổi tăng bạch cầu ưa eosin nhiệt đới) là một biến thể lâm sàng của nhiễm W. bancrofti. Diethylcarbamazin có tác dụng diệt ấu trùng và giun chỉ trưởng thành. Tổng liều tích lũy 72 mg/kg thường được khuyến cáo đối với nhiễm W. bancrofti, Một nửa (1/2) liều đó thường có hiệu quả đối với nhiễm B. malayi và B. timori. Trong tất cả các trường hợp, tốt nhất là bắt đầu điều trị với liều thấp trong 2 - 3 ngày để tránh nguy cơ phản ứng miễn dịch. Các chi bị nhiễm bệnh phải giữ vệ sinh thật cẩn thận tránh để nhiễm khuẩn và cần làm lưu thông tuần hoàn bạch huyết, như vậy sẽ làm giảm các đợt viêm cấp.

Trong cộng đồng có bệnh giun chỉ lưu hành, hàng năm cho một liều duy nhất albendazol (400 mg) với diethylcarbamazin (6 mg/kg) hoặc với ivermectin (200 mg/kg) có tác dụng cắt lây truyền, điều trị này phải được tiếp tục ít nhất trong 5 năm. Các thử nghiệm ở Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy dùng liên tục trong một thời gian 6 - 12 tháng muối ăn chứa diethylcarbamazin 0,1% có thể loại trừ được W. bancrofti, nồng độ 0,3%

trong 3 - 4 tháng có thể cần để loại trừ B. malayi ở vùng có bệnh giun chỉ B. malayi lưu hành.

168 6.1.2 Thuốc điều trị giun chỉ 6.1.2.2 Bệnh giun chỉ Loa loa

Bệnh giun chỉ Loa loa truyền sang người qua ruồi vàng Chrysops. Bệnh này phổ biến ở nam và trung Châu Phi. Diethylcarbamazin có tác dụng đối với cả hai giun trưởng thành và ấu trùng. Một liều duy nhất mỗi tuần (300 mg/tuần) thường có hiệu quả dự phòng. Trong khi điều trị cho từng người bệnh, đặc biệt đối với người nhiễm nặng ấu trùng (> 50 000 ấu trùng/ml máu), đôi khi có biểu hiện giống như viêm não - màng não, có thể là do các ấu trùng sắp chết làm tắc các mao mạch não. Tần suất viêm não - màng não do điều trị giun chỉ Loa loa bằng diethylcarbamazin là 1,25%

với tỷ lệ tử vong 50%. Phải ngừng ngay diethylcarbamazin khi thấy dấu hiệu đầu tiên của tổn thương não và tham khảo ý kiến chuyên gia. Tổn thương não thường vĩnh viễn ở người bệnh sống sót và khả năng này phải được cân nhắc khi quyết định điều trị. Điều trị cho người bị nhiễm nặng phải bắt đầu bằng liều thấp và phải điều trị prednison và kháng histamin trong 2 - 3 ngày đầu.

6.1.2.3 Bệnh giun chỉ Onchocerca volvulus

Đa số mắc bệnh thuộc vùng xích đạo châu Phi trải dài từ bờ biển Đại Tây Dương đến Hồng Hải. Bệnh lây truyền sang người qua ruồi đen chủng simulium, ruồi đen sinh sản ở gần dòng sông chảy nhanh. Ở Việt Nam, chưa thấy có báo cáo trường hợp nào mắc phải bệnh này.

Ivermectin đã làm thay đổi hoàn toàn điều trị loại trừ bệnh giun chỉ O. volvulus và hiện nay ivermectin đã được dùng rộng rãi trong các chương trình kiểm soát ở nhiều nước. Thuốc loại bỏ nhanh ấu trùng ở da, nhưng loại bỏ từ từ hơn ở mắt. Tác dụng đối với ấu trùng kéo dài hơn nhiều so với diethylcarbamazin, thuốc cũng ít có khả năng gây các phản ứng phụ.

Thuốc diệt được ấu trùng và ngăn chặn được ấu trùng ra khỏi tử cung giun cái. Một liều duy nhất hàng năm có thể làm giảm số lượng ấu trùng tới mức thấp để ngăn chặn bệnh phát triển thành triệu chứng trong một năm.

Người bệnh có nhiều ấu trùng đôi khi có phản ứng phụ, giảm huyết áp thế đứng rất hiếm xảy ra trong vòng 12 - 24 giờ điều trị. Tuy thuốc thường dung nạp tốt nhưng vẫn cần có hỗ trợ y tế trong các chương trình điều trị.

Điều trị cho phụ nữ mang thai bằng ivermectin chỉ giới hạn trong các trường hợp có nguy cơ gây biến chứng cho thai nhi nếu mẹ không được điều trị. Chương trình điều trị cộng đồng phải loại trừ trẻ em nặng dưới 15 kg, phụ nữ mang thai hoặc người bị bệnh nặng.

Diethylcarbamazin hiện nay được thay thế rộng rãi bằng ivermectin để diệt ấu trùng giun chỉ Onchocerca volvulus vì diethylcarbamazin hay gây phản ứng nặng (Mazzotti) cho người bệnh như ngứa, phát ban, phù, đau và hạch bạch huyết sưng to, sốt và tổn thương mắt nặng.

Natri suramin là thuốc diệt giun chỉ trưởng thành duy nhất hiện có để dùng trị Onchocerca volvulus. Tiêm suramin tĩnh mạch vài tuần cũng diệt

168 6.1.2 Thuốc điều trị giun chỉ 6.1.2.2 Bệnh giun chỉ Loa loa

Bệnh giun chỉ Loa loa truyền sang người qua ruồi vàng Chrysops. Bệnh này phổ biến ở nam và trung Châu Phi. Diethylcarbamazin có tác dụng đối với cả hai giun trưởng thành và ấu trùng. Một liều duy nhất mỗi tuần (300 mg/tuần) thường có hiệu quả dự phòng. Trong khi điều trị cho từng người bệnh, đặc biệt đối với người nhiễm nặng ấu trùng (> 50 000 ấu trùng/ml máu), đôi khi có biểu hiện giống như viêm não - màng não, có thể là do các ấu trùng sắp chết làm tắc các mao mạch não. Tần suất viêm não - màng não do điều trị giun chỉ Loa loa bằng diethylcarbamazin là 1,25%

với tỷ lệ tử vong 50%. Phải ngừng ngay diethylcarbamazin khi thấy dấu hiệu đầu tiên của tổn thương não và tham khảo ý kiến chuyên gia. Tổn thương não thường vĩnh viễn ở người bệnh sống sót và khả năng này phải được cân nhắc khi quyết định điều trị. Điều trị cho người bị nhiễm nặng phải bắt đầu bằng liều thấp và phải điều trị prednison và kháng histamin trong 2 - 3 ngày đầu.

6.1.2.3 Bệnh giun chỉ Onchocerca volvulus

Đa số mắc bệnh thuộc vùng xích đạo châu Phi trải dài từ bờ biển Đại Tây Dương đến Hồng Hải. Bệnh lây truyền sang người qua ruồi đen chủng simulium, ruồi đen sinh sản ở gần dòng sông chảy nhanh. Ở Việt Nam, chưa thấy có báo cáo trường hợp nào mắc phải bệnh này.

Ivermectin đã làm thay đổi hoàn toàn điều trị loại trừ bệnh giun chỉ O. volvulus và hiện nay ivermectin đã được dùng rộng rãi trong các chương trình kiểm soát ở nhiều nước. Thuốc loại bỏ nhanh ấu trùng ở da, nhưng loại bỏ từ từ hơn ở mắt. Tác dụng đối với ấu trùng kéo dài hơn nhiều so với diethylcarbamazin, thuốc cũng ít có khả năng gây các phản ứng phụ.

Thuốc diệt được ấu trùng và ngăn chặn được ấu trùng ra khỏi tử cung giun cái. Một liều duy nhất hàng năm có thể làm giảm số lượng ấu trùng tới mức thấp để ngăn chặn bệnh phát triển thành triệu chứng trong một năm.

Người bệnh có nhiều ấu trùng đôi khi có phản ứng phụ, giảm huyết áp thế đứng rất hiếm xảy ra trong vòng 12 - 24 giờ điều trị. Tuy thuốc thường dung nạp tốt nhưng vẫn cần có hỗ trợ y tế trong các chương trình điều trị.

Điều trị cho phụ nữ mang thai bằng ivermectin chỉ giới hạn trong các trường hợp có nguy cơ gây biến chứng cho thai nhi nếu mẹ không được điều trị. Chương trình điều trị cộng đồng phải loại trừ trẻ em nặng dưới 15 kg, phụ nữ mang thai hoặc người bị bệnh nặng.

Diethylcarbamazin hiện nay được thay thế rộng rãi bằng ivermectin để diệt ấu trùng giun chỉ Onchocerca volvulus vì diethylcarbamazin hay gây phản ứng nặng (Mazzotti) cho người bệnh như ngứa, phát ban, phù, đau và hạch bạch huyết sưng to, sốt và tổn thương mắt nặng.

Natri suramin là thuốc diệt giun chỉ trưởng thành duy nhất hiện có để dùng trị Onchocerca volvulus. Tiêm suramin tĩnh mạch vài tuần cũng diệt

169 6.1.2 Thuốc điều trị giun chỉ được ấu trùng. Tuy nhiên, đây là một trong các thuốc độc nhất dùng trong lâm sàng và phải dùng trong bệnh viện dưới sự giám sát của chuyên môn.

DIETHYLCARBAMAZIN

Tên chung quốc tế: Diethylcarbamazine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 50 mg, 100 mg. Sirô hoặc dung dịch uống: 10 mg/ml.

Chỉ định: Bệnh giun chỉ bạch huyết toàn thân và thể ẩn (do giun chỉ Wuchereria bancrofti, Brugia malayi, Brugia timori), nhiễm giun chỉ Loa loa, bệnh ấu trùng Toxocara canis di chuyển nội tạng (visceral larva migrans). Dự phòng nhiễm giun chỉ Loa loa cho người định cư tạm thời ở vùng có bệnh lưu hành. Bệnh ấu trùng giun chỉ Onchocerca (chỉ dùng nếu không có sẵn ivermectin).

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc. Phụ nữ mang thai (Phụ lục 2), trì hoãn điều trị tới sau khi sinh. Tổn thương nặng ở mắt do giun chỉ Onchocerca volvulus.

Thận trọng: Phụ nữ cho con bú (Phụ lục 3). Suy thận (Phụ lục 4). Người tăng huyết áp, người có tiền sử bị co giật, rối loạn tim mạch hoặc các bệnh cấp tính nặng khác: Hoãn điều trị diethylcarbamazin cho tới khi khỏi bệnh. Người bệnh nghi có bệnh sốt rét cần được chữa sốt rét trước khi cho uống diethylcarbamazin, vì thuốc có thể gây tái phát nhiễm trùng sốt rét không có triệu chứng. Người bệnh bị viêm mạch bạch huyết do giun chỉ Wuchereria bancrofti hay Brugia malayi nên được điều trị vào giai đoạn bệnh không hoạt động, giữa các đợt tái phát.

Liều dùng

Cách dùng: Uống sau bữa ăn. Trong tất cả các trường hợp, nên bắt đầu điều trị bằng cách dùng trước corticoid và kháng histamin để giảm thiểu các phản ứng gián tiếp do ấu trùng chết gây ra, nhất là đối với nhiễm giun chỉ Loa loa. Tỷ lệ viêm não màng não do điều trị nhiễm giun chỉ Loa loa là 1,25% với tỷ lệ tử vong khoảng 50% trong số đó. Phải ngừng ngay điều trị bằng diethylcarbamazin khi thấy xuất hiện dấu hiệu đầu tiên tổn thương não. Trong cộng đồng có bệnh giun chỉ lưu hành, không được điều trị đại trà bằng diethylcarbamazin cho những vùng có cả giun chỉ Onchocerca volvolus hoặc Loa loa, vì ngay cả với muối ăn chứa 0,1% - 0,4% diethylcarbamazin, thuốc này cũng có thể gây ra những phản ứng đặc biệt nghiêm trọng, tuy nhiên có thể dùng cho những người du lịch nước ngoài muốn phòng lây nhiễm.

Liều lượng: Liều lượng diethylcarbamazin để dự phòng hoặc điều trị bệnh giun chỉ dựa theo kinh nghiệm và thay đổi tùy theo địa phương. Tổ chức thế giới khuyến cáo như sau (các liều dùng sau đây được tính theo diethylcarbamazin base):

170 6.1.2 Thuốc điều trị giun chỉ

Điều trị nhiễm Loa loa: Người lớn: Uống: ngày đầu tiên 1 mg/kg, uống 1 lần. Trong 2 ngày kế tiếp, liều gấp đôi (2 mg/kg/ngày vào ngày thứ 2 và 3). Sau đó điều chỉnh liều cho tới 2 - 3 mg/kg ngày uống 3 lần trong 18 ngày sau. Phòng bệnh cho người lớn: 300 mg mỗi tuần một lần cho đến khi không còn tiếp xúc với môi trường có thể nhiễm giun.

Điều trị nhiễm Wuchereria bancrofti:

Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: uống 6 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần uống sau bữa ăn, trong 12 ngày. Trẻ em < 10 tuổi, uống nửa liều người lớn.

Điều trị đại trà (cộng đồng): Người lớn và trẻ em > 10 tuổi: 6 mg/kg, chia làm 3 lần, uống trong 24 giờ, mỗi năm uống 1 lần. Trẻ em < 10 tuổi: uống nửa liều người lớn.

Có thể kết hợp uống cùng với albendazol 400 mg/năm trong ít nhất 5 năm.

Thử nghiệm ở Ấn Độ và Trung Quốc đã chứng tỏ dùng đều đặn trong 6 - 12 tháng muối ăn chứa diethylcarbamazin 0,1% có thể loại bỏ được W. bancrofti, nồng độ 0,3% trong 3 - 4 tháng có thể cần thiết cho vùng có bệnh giun chỉ B. malayi lưu hành.

Điều trị nhiễm Brugia malayi và Brugia timori:

Điều trị cá nhân: Người lớn và trẻ em > 10 tuổi: Uống 3 - 6 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, uống sau bữa ăn, uống trong 6 - 12 ngày, trẻ em < 10 tuổi:

uống nửa liều người lớn.

Điều trị cộng đồng: Người lớn và trẻ em > 10 tuổi: Uống 3 - 6 mg/kg, chia làm 3 lần, trong 24 giờ. Uống 6 lần, cách nhau 1 tuần hoặc 1 tháng. Trẻ em < 10 tuổi: uống nửa liều người lớn.

Điều trị nhiễm giun chỉ thể ẩn (bệnh tăng bạch cầu ưa eosin nhiệt đới ở phổi). Người lớn, uống 8 mg/kg/ngày, uống trong 14 ngày. Uống lặp lại nếu cần khi các triệu chứng quay trở lại. Cũng có nơi cho uống 1 liều test nhỏ 50 mg, nếu sau khi uống không có triệu chứng gì xuất hiện, cho uống liều “chuẩn” 6 mg/kg, chia làm 3 lần mỗi ngày, uống trong 14 - 21 ngày.

Điều trị nhiễm Onchocerca volvulus:

Vì tỉ lệ người nhiễm loại giun này thấp và do phản ứng phụ nguy hại của diethylcarbamazin, nên thường chọn ivermectin để thay thế. Cả 2 thuốc này có tác dụng đối với ấu trùng giun, nhưng với giun trưởng thành thì kém, nên thường phối hợp dùng diethylcarbamazin với suramin (độc tính cao) để diệt giun trưởng thành. Tuy nhiên, vì mức độ trầm trọng của tác dụng phụ gây ra bởi ấu trùng chết nên phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc và nên điều trị ở bệnh viện.

Điều trị nhiễm giun chỉ Toxocara canis (bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng):

Để giảm bớt phản ứng miễn dịch do ấu trùng chết, liều lượng thường bắt đầu với liều thấp 1 mg/kg, ngày 2 lần và tăng dần tới 3 mg/kg, ngày 2 lần.

Uống trong 3 tuần (người lớn và trẻ em).

Tác dụng không mong muốn: Trừ khi vượt quá liều hàng ngày 8 - 10 mg/kg/ngày, phản ứng độc do diethylcarbamazin hiếm nghiêm trọng và

170 6.1.2 Thuốc điều trị giun chỉ

Điều trị nhiễm Loa loa: Người lớn: Uống: ngày đầu tiên 1 mg/kg, uống 1 lần. Trong 2 ngày kế tiếp, liều gấp đôi (2 mg/kg/ngày vào ngày thứ 2 và 3). Sau đó điều chỉnh liều cho tới 2 - 3 mg/kg ngày uống 3 lần trong 18 ngày sau. Phòng bệnh cho người lớn: 300 mg mỗi tuần một lần cho đến khi không còn tiếp xúc với môi trường có thể nhiễm giun.

Điều trị nhiễm Wuchereria bancrofti:

Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: uống 6 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần uống sau bữa ăn, trong 12 ngày. Trẻ em < 10 tuổi, uống nửa liều người lớn.

Điều trị đại trà (cộng đồng): Người lớn và trẻ em > 10 tuổi: 6 mg/kg, chia làm 3 lần, uống trong 24 giờ, mỗi năm uống 1 lần. Trẻ em < 10 tuổi: uống nửa liều người lớn.

Có thể kết hợp uống cùng với albendazol 400 mg/năm trong ít nhất 5 năm.

Thử nghiệm ở Ấn Độ và Trung Quốc đã chứng tỏ dùng đều đặn trong 6 - 12 tháng muối ăn chứa diethylcarbamazin 0,1% có thể loại bỏ được W. bancrofti, nồng độ 0,3% trong 3 - 4 tháng có thể cần thiết cho vùng có bệnh giun chỉ B. malayi lưu hành.

Điều trị nhiễm Brugia malayi và Brugia timori:

Điều trị cá nhân: Người lớn và trẻ em > 10 tuổi: Uống 3 - 6 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, uống sau bữa ăn, uống trong 6 - 12 ngày, trẻ em < 10 tuổi:

uống nửa liều người lớn.

Điều trị cộng đồng: Người lớn và trẻ em > 10 tuổi: Uống 3 - 6 mg/kg, chia làm 3 lần, trong 24 giờ. Uống 6 lần, cách nhau 1 tuần hoặc 1 tháng. Trẻ em < 10 tuổi: uống nửa liều người lớn.

Điều trị nhiễm giun chỉ thể ẩn (bệnh tăng bạch cầu ưa eosin nhiệt đới ở phổi). Người lớn, uống 8 mg/kg/ngày, uống trong 14 ngày. Uống lặp lại nếu cần khi các triệu chứng quay trở lại. Cũng có nơi cho uống 1 liều test nhỏ 50 mg, nếu sau khi uống không có triệu chứng gì xuất hiện, cho uống liều “chuẩn” 6 mg/kg, chia làm 3 lần mỗi ngày, uống trong 14 - 21 ngày.

Điều trị nhiễm Onchocerca volvulus:

Vì tỉ lệ người nhiễm loại giun này thấp và do phản ứng phụ nguy hại của diethylcarbamazin, nên thường chọn ivermectin để thay thế. Cả 2 thuốc này có tác dụng đối với ấu trùng giun, nhưng với giun trưởng thành thì kém, nên thường phối hợp dùng diethylcarbamazin với suramin (độc tính cao) để diệt giun trưởng thành. Tuy nhiên, vì mức độ trầm trọng của tác dụng phụ gây ra bởi ấu trùng chết nên phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc và nên điều trị ở bệnh viện.

Điều trị nhiễm giun chỉ Toxocara canis (bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng):

Để giảm bớt phản ứng miễn dịch do ấu trùng chết, liều lượng thường bắt đầu với liều thấp 1 mg/kg, ngày 2 lần và tăng dần tới 3 mg/kg, ngày 2 lần.

Uống trong 3 tuần (người lớn và trẻ em).

Tác dụng không mong muốn: Trừ khi vượt quá liều hàng ngày 8 - 10 mg/kg/ngày, phản ứng độc do diethylcarbamazin hiếm nghiêm trọng và

171 6.1.2 Thuốc điều trị giun chỉ thường hết sau vài ngày mặc dù vẫn tiếp tục điều trị. Nhức đầu, choáng váng, ngủ gà, buồn nôn và nôn, các phản ứng miễn dịch xuất hiện vài giờ sau liều đầu tiên, giảm đi sau 5 ngày điều trị, bao gồm sốt, nhức đầu, đau khớp, choáng váng, chán ăn, mệt mỏi, đái ra máu nhất thời, mày đay, nôn, cơn hen ở bệnh nhân hen, gây ra bởi sự phân hủy các ấu trùng giun chỉ, các nốt cục (có thể sờ thấy dưới da và đường dẫn tinh - do các giun chỉ mới chết tạo thành) viêm mạch bạch huyết nhất thời và tăng phù mạch bạch huyết.

IVERMECTIN

Tên chung quốc tế: Ivermectin.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 3 mg, 6 mg.

Chỉ định: Điều trị giun chỉ Onchocerca volvulus, giun lươn ở ruột.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, điều trị bệnh giun chỉ Loa loa do tiềm năng gây độc thần kinh (bệnh não).

Tác dụng không mong muốn: Ivermectin là thuốc an toàn, rất thích hợp cho các chương trình điều trị trên phạm vi rộng. Hầu hết các ADR của thuốc là do các phản ứng miễn dịch đối với các ấu trùng bị chết. Vì vậy, mức độ nặng nhẹ của ADR có liên quan đến mật độ ấu trùng ở da. Các ADR đã được thông báo gồm sốt, ngứa, chóng mặt hoa mắt, phù, ban da, nhạy cảm đau ở hạch bạch huyết, ra mồ hôi, rùng mình, đau cơ, sưng khớp, sưng mặt (phản ứng Mazzoti), đau họng, ho, đau đầu. Hạ huyết áp thế đứng nặng đã được thông báo có kèm ra mồ hôi, nhịp tim nhanh và lú lẫn.

Thận trọng: Bệnh não nặng hoặc tử vong đã xảy ra ở người bệnh sau khi dùng ivermectin điều trị nhiễm Onchocerca trong vùng có giun chỉ Loa loa lưu hành (do có ấu trùng trong máu).

An toàn và hiệu quả chưa được xác định đối với trẻ có cân nặng < 15 kg, không nên dùng ivermectin cho trẻ có cân nặng < 15 kg và trẻ < 2 tuổi.

Điều trị cộng đồng cần loại trừ phụ nữ có thai, trẻ em dưới 15 kg và người ốm nặng.

Ivermectin có thể gây các phản ứng da và phản ứng toàn thân với mức độ khác nhau (phản ứng Mazzoti) và các phản ứng trên mắt ở các người bệnh bị giun chỉ Onchocerca.

Cần điều trị nhắc lại cho những người bệnh bị suy giảm miễn dịch.

Do thuốc làm tăng GABA, nên có quan niệm cho rằng thuốc có tác dụng trên hệ TKTƯ ở người mà hàng rào máu não bị tổn thương (như trong bệnh viêm màng não, bệnh do Trypanosoma).

Khi điều trị bằng ivermectin cho người bị bệnh viêm da do giun chỉ Onchocerca thể tăng phản ứng, có thể xảy ra ADR nặng hơn, đặc biệt là phù và làm cho tình trạng bệnh nặng lên.