• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhiễm giun tròn ở ruột non

thuốc kháng khuẩn và điều trị virus

6.1 Thuốc điều trị giun sán

6.1.1 Thuốc điều trị giun sán ở ruột non

6.1.1.2 Nhiễm giun tròn ở ruột non

160 6.1.1 Thuốc điều trị giun sán ở ruột non

Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, chóng mặt.

Nếu dùng liều cao: Phản ứng dị ứng, tăng enzym gan, rụng tóc, suy tủy.

NICLOSAMID

Tên chung quốc tế: Niclosamide.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 500 mg.

Chỉ định: Nhiễm sán dây bò, sán dây lợn, sán cá và sán lùn.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc.

Thận trọng: Táo bón mạn tính (cần làm sạch ruột trước khi điều trị), chống nôn trước khi điều trị, không có tác dụng với ấu trùng.

Liều dùng

Viên thuốc phải nhai kỹ rồi nuốt với một ít nước sau bữa ăn sáng. Đối với trẻ nhỏ, phải nghiền kỹ viên thuốc ra, trộn với một ít nước rồi cho uống. Mục đích để thuốc tới ruột dưới dạng bột và càng đậm đặc càng tốt, làm tăng tác dụng tiếp xúc với sán. Không cần phải có chế độ ăn uống gì đặc biệt. Muốn tống sán ra nhanh hơn và nguyên con, cần dùng thuốc tẩy muối có tác dụng mạnh như natri sulfat hoặc magnesi sulfat 2 giờ sau khi dùng niclosamid (hoặc sau khi dùng liều cuối cùng trong trường hợp nhiễm H. nana).

Nhiễm sán dây lợn: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi uống 2 g liều duy nhất sau bữa sáng ăn nhẹ, sau 2 giờ uống thuốc tẩy, trẻ em dưới 2 tuổi uống 500 mg, trẻ em từ 2 - 6 tuổi uống 1 g.

Nhiễm sán dây bò và sán cá: Liều dùng như sán lợn nhưng một nửa liều uống sau bữa ăn sáng và phần còn lại uống sau 1 giờ, 2 giờ sau liều cuối uống thuốc tẩy.

Nhiễm sán lùn: Người lớn và trẻ trên 6 tuổi ngày đầu uống 1 lần 2 g, tiếp đó uống 1 g/ngày trong 6 ngày. Trẻ em dưới 2 tuổi liều bằng 1/4 người lớn. Trẻ em từ 2 - 6 tuổi liều bằng 1/2 người lớn. Sán lùn thường sống trong niêm dịch ruột, nên lúc dùng thuốc, cần uống nhiều dịch quả chua để tạo thuận lợi cho thuốc tiếp xúc nhiều hơn với sán.

Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, nôn khan, đau bụng, nhức đầu nhẹ, ngứa.

Quá liều và xử trí: Khi bị ngộ độc, điều trị triệu chứng và các biện pháp cấp cứu thông thường. Không nên gây nôn đối với trường hợp nhiễm sán lợn vì có nguy cơ trứng sán trào ngược lên dạ dày, có thể gây bệnh ấu trùng sán lợn.

PRAZIQUANTEL

Tên chung quốc tế: Praziquantel.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 150 mg, 600 mg.

161 6.1.1 Thuốc điều trị giun sán ở ruột non Chỉ định: Nhiễm sán dây bò, sán dây lợn, sán lùn và sán cá, nhiễm sán lá (Mục 6.1.3.2) và sán máng (Mục 6.1.3.1).

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, bệnh nang sán trong mắt và trong tủy sống.

Thận trọng: Bệnh ấu trùng sán lợn ở não (phải kết hợp với corticosteroid, theo dõi tại bệnh viện). Mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3). Suy thận (Phụ lục 4). Suy gan (Phụ lục 5). Không lái xe, điều khiển máy móc trong khi dùng thuốc.

Liều dùng

Praziquantel thường uống trong bữa ăn. Thuốc không được nhai nhưng có thể bẻ làm 2 hoặc 4 để dùng từng liều riêng.

Sán dây:

Giai đoạn trưởng thành và ở trong ruột: sán cá, sán dây bò, sán chó, sán lợn: 5 - 25 mg/kg, dùng liều duy nhất cho cả người lớn và trẻ em; Sán lùn:

25 mg/kg, dùng liều duy nhất cho cả người lớn và trẻ em.

Điều trị ấu trùng sán lợn cho cả người lớn và trẻ em: 15 mg/kg/lần, 2 lần/ngày, trong 10 ngày, dùng 2 - 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10 - 20 ngày.

Để giảm nguy cơ gây tác dụng có hại trên hệ thần kinh có thể dùng phối hợp với dexamethason 6 - 24 mg/ngày hoặc prednisolon 30 - 60 mg/ngày.

Tác dụng không mong muốn: Đau bụng, buồn nôn, nôn, khó chịu, nhức đầu, choáng váng, ngủ gà, hiếm gặp phản ứng quá mẫn gồm sốt, mày đay, ngứa, tăng bạch cầu ưa eosin (có thể do giải phóng protein ngoại lai từ sán chết).

Trong bệnh ấu trùng sán lợn ở não: Nhức đầu, sốt cao, co giật, tăng áp lực sọ não (phản ứng viêm do sán chết tại hệ thần kinh trung ương).

162 6.1.1 Thuốc điều trị giun sán ở ruột non

hoặc pyrantel cho trẻ em mẫu giáo, học sinh, phụ nữ ở tuổi mang thai (bao gồm cả phụ nữ mang thai ở ba tháng giữa và cuối, phụ nữ cho con bú), người làm công việc liên quan đến lây nhiễm như hái chè hoặc thợ mỏ.

Loại ra ngoài chương trình trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ.

Giun kim (Enterobius vermicularis) ở đại tràng. Tất cả người trong gia đình cũng phải điều trị đồng thời với một liều duy nhất albendazol, mebendazol hoặc pyrantel. Do tái phát có thể xảy ra ngay, nên ít nhất phải cho thêm một liều 2 - 4 tuần sau.

Giun lươn (Strongyloides stercolaris) gây nhiễm giun ở ruột non. Ấu trùng gây nhiễm vào da, di chuyển vào phổi, chuyển lên đầu phế quản rồi bị nuốt, cuối cùng vào niêm mạc ruột non và trưởng thành ở đó. Trứng nở ra trước khi rời đường tiêu hóa và có thể tự gây nhiễm, đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch. Tất cả các người bệnh phải được điều trị.

Ivermectin (Mục 6.1.2) dùng một liều duy nhất 200 microgam/kg hoặc 200 microgam/kg/ngày, trong 2 ngày liền đối với nhiễm mạn tính giun lươn. Nếu không có ivermectin, dùng albendazol, 400 mg, ngày 1 hoặc 2 lần, trong 3 ngày, dung nạp tốt đối với người lớn và trẻ em trên 2 tuổi và có thể triệt căn đến 80% nhiễm giun. Mebendazol cũng đã được dùng nhưng để có hiệu quả, phải dùng kéo dài vì thuốc có tác dụng hạn chế đối với ấu trùng, nên không dự phòng được tự nhiễm.

Giun móc (Ancylostoma duodenale và Necator americanus) ở ruột non, là nguyên nhân chính gây thiếu máu do thiếu sắt. Trứng ở đất ẩm ấm nở thành ấu trùng, sau đó phát triển thành dạng lây nhiễm. Nhiễm giun thường qua da tuy đôi khi qua ăn. Ấu trùng di chuyển vào phổi, sau đó bị nuốt và trưởng thành ở ruột non. Ấu trùng A. duodenale có thể ở trạng thái ngủ (không hoạt động) trong các mô, chỉ trưởng thành khi điều kiện khí hậu thích hợp. Tất cả các người bệnh đều phải điều trị, ưu tiên phụ nữ mang thai 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, trẻ em và người suy nhược.

Nên dùng thuốc tác dụng phổ rộng, đặc biệt khi vùng lưu hành nhiều loại giun tròn khác. Cả albendazol và mebendazol đều có tác dụng, nhưng có thể albendazol tác dụng hơn mebendazol. Cũng có thể dùng pyrantel embonat nhưng thuốc kém tác dụng đối với N. americanus hơn so với A. duodenale, thường phải dùng vài liều để loại bỏ nhiễm N. americanus.

Thiếu máu thiếu sắt do giun móc đáp ứng nhanh khi bổ sung sắt dạng sắt (II) sulfat (người lớn 200 mg sắt/ngày) trong ít nhất 3 tháng sau khi nồng độ huyết sắc tố đạt được 12 g/100 ml.

Chương trình tẩy giun trong cộng đồng có thể cần thiết ở vùng có bệnh lưu hành. TCYTTG khuyên dùng albendazol hoặc mebendazol hoặc pyrantel cho trẻ em tuổi mẫu giáo, học đường, nữ ở độ tuổi sinh đẻ (bao gồm phụ nữ mang thai 3 tháng giữa, ba tháng cuối và phụ nữ cho con

162 6.1.1 Thuốc điều trị giun sán ở ruột non

hoặc pyrantel cho trẻ em mẫu giáo, học sinh, phụ nữ ở tuổi mang thai (bao gồm cả phụ nữ mang thai ở ba tháng giữa và cuối, phụ nữ cho con bú), người làm công việc liên quan đến lây nhiễm như hái chè hoặc thợ mỏ.

Loại ra ngoài chương trình trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ.

Giun kim (Enterobius vermicularis) ở đại tràng. Tất cả người trong gia đình cũng phải điều trị đồng thời với một liều duy nhất albendazol, mebendazol hoặc pyrantel. Do tái phát có thể xảy ra ngay, nên ít nhất phải cho thêm một liều 2 - 4 tuần sau.

Giun lươn (Strongyloides stercolaris) gây nhiễm giun ở ruột non. Ấu trùng gây nhiễm vào da, di chuyển vào phổi, chuyển lên đầu phế quản rồi bị nuốt, cuối cùng vào niêm mạc ruột non và trưởng thành ở đó. Trứng nở ra trước khi rời đường tiêu hóa và có thể tự gây nhiễm, đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch. Tất cả các người bệnh phải được điều trị.

Ivermectin (Mục 6.1.2) dùng một liều duy nhất 200 microgam/kg hoặc 200 microgam/kg/ngày, trong 2 ngày liền đối với nhiễm mạn tính giun lươn. Nếu không có ivermectin, dùng albendazol, 400 mg, ngày 1 hoặc 2 lần, trong 3 ngày, dung nạp tốt đối với người lớn và trẻ em trên 2 tuổi và có thể triệt căn đến 80% nhiễm giun. Mebendazol cũng đã được dùng nhưng để có hiệu quả, phải dùng kéo dài vì thuốc có tác dụng hạn chế đối với ấu trùng, nên không dự phòng được tự nhiễm.

Giun móc (Ancylostoma duodenale và Necator americanus) ở ruột non, là nguyên nhân chính gây thiếu máu do thiếu sắt. Trứng ở đất ẩm ấm nở thành ấu trùng, sau đó phát triển thành dạng lây nhiễm. Nhiễm giun thường qua da tuy đôi khi qua ăn. Ấu trùng di chuyển vào phổi, sau đó bị nuốt và trưởng thành ở ruột non. Ấu trùng A. duodenale có thể ở trạng thái ngủ (không hoạt động) trong các mô, chỉ trưởng thành khi điều kiện khí hậu thích hợp. Tất cả các người bệnh đều phải điều trị, ưu tiên phụ nữ mang thai 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, trẻ em và người suy nhược.

Nên dùng thuốc tác dụng phổ rộng, đặc biệt khi vùng lưu hành nhiều loại giun tròn khác. Cả albendazol và mebendazol đều có tác dụng, nhưng có thể albendazol tác dụng hơn mebendazol. Cũng có thể dùng pyrantel embonat nhưng thuốc kém tác dụng đối với N. americanus hơn so với A. duodenale, thường phải dùng vài liều để loại bỏ nhiễm N. americanus.

Thiếu máu thiếu sắt do giun móc đáp ứng nhanh khi bổ sung sắt dạng sắt (II) sulfat (người lớn 200 mg sắt/ngày) trong ít nhất 3 tháng sau khi nồng độ huyết sắc tố đạt được 12 g/100 ml.

Chương trình tẩy giun trong cộng đồng có thể cần thiết ở vùng có bệnh lưu hành. TCYTTG khuyên dùng albendazol hoặc mebendazol hoặc pyrantel cho trẻ em tuổi mẫu giáo, học đường, nữ ở độ tuổi sinh đẻ (bao gồm phụ nữ mang thai 3 tháng giữa, ba tháng cuối và phụ nữ cho con

163 6.1.1 Thuốc điều trị giun sán ở ruột non bú), công nhân làm việc liên quan đến đất lây nhiễm như người hái chè, thợ mỏ. Loại trừ trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Giun tóc (Trichuris trichuria) ở đại tràng. Trứng bài tiết theo phân và có thể sống ở đất nhiều ngày. Trong điều kiện tối ưu, trứng có khả năng lây nhiễm trong khoảng 2 - 4 tuần. Sau khi ăn phải trứng giun, ấu trùng được giải phóng và phát triển trong thành ruột non trong khoảng 3 - 4 ngày, trước khi di chuyển đến ống đại tràng và cắm vào niêm mạc đại tràng.

Khoảng 1 - 3 tháng sau khi lây nhiễm, trứng có thể phát hiện trong phân.

Chỉ điều trị khi có triệu chứng hoặc khi mẫu phân bị nhiễm nặng (trên 10 000 trứng/g). Một liều duy nhất albendazol (400 mg) hoặc mebendazol (500 mg) có thể có hiệu quả đối với nhiễm nhẹ hoặc vừa, nhiễm nặng cần điều trị trong 3 ngày. Hai thuốc này đã thấy gây quái thai ở động vật. Chống chỉ định dùng cho người mang thai 3 tháng đầu thai kỳ. Trước khi dùng albendazol, phải loại trừ mang thai và khuyên người bệnh dùng biện pháp tránh mang thai không phải hormon trong và sau khi điều trị 1 tháng.

Bệnh giun Capillaria philippinensis là một bệnh lưu hành ở Philippin và nam Thái Lan. Người bị nhiễm bệnh do ăn cá sống hoặc nấu chưa chín mang ấu trùng lây nhiễm. Ấu trùng trưởng thành ở ruột non và giun trưởng thành vừa đẻ trứng vừa đẻ ra ấu trùng lây nhiễm nên có thể tự nhiễm và bị nhiễm nhiều giun. Triệu chứng chủ yếu ở đường tiêu hóa (đau bụng, nôn, ỉa chảy kéo dài dẫn đến suy mòn, teo cơ), tỷ lệ tử vong khoảng 20 - 30% nếu không được điều trị. Điều trị kéo dài bằng mebendazol trong 20 ngày đối với trường hợp mới nhiễm và 30 ngày đối với trường hợp tái phát. Một cách khác, dùng albendazol trong 10 ngày. Liều uống duy nhất mebendazol mỗi năm uống 4 lần là một phần của chương trình điều trị kiểm soát trong cộng đồng.

ALBENDAZOL

Tên chung quốc tế: Albendazole.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 200 mg, 400 mg. Hỗn dịch 20 mg/ml, 40 mg/ml (lọ 10 ml).

Chỉ định: Nhiễm họ giun tròn gồm giun đũa, giun móc, giun lươn, giun kim, giun tóc, giun Capillaria philippinensis, nhiễm sán dây (Mục 6.1.1.1), nhiễm giun tròn tại mô hoặc tổ chức (Mục 6.1.1.3), nhiễm giun chỉ (Mục 6.1.2.2).

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, phụ nữ mang thai (Phụ lục 2).

Thận trọng: Phụ nữ cho con bú (Phụ lục 3).

Liều dùng

Nhiễm giun đũa, giun móc, giun kim: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi,

164 6.1.1 Thuốc điều trị giun sán ở ruột non

uống 1 liều duy nhất 400 mg. Trẻ em 12 tháng - 2 tuổi uống 1 liều duy nhất 200 mg.

Nhiễm giun tóc: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, uống 1 liều 400 mg (nhiễm mức trung bình) hoặc uống 400 mg/ngày, trong 3 ngày (nhiễm mức nặng). Trẻ em 12 tháng - 2 tuổi, uống 1 liều duy nhất 200 mg (nhiễm mức trung bình) hoặc uống 200 mg trong ngày đầu tiên, sau đó 100 mg/lần, 2 lần/ngày, trong 3 ngày (nhiễm mức nặng).

Nhiễm giun lươn: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, uống 400 mg/lần, 1 - 2 lần/ngày, trong 3 ngày.

Nhiễm Capillaria: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, uống 400 mg/ngày, trong 10 ngày.

Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, ADR do điều trị nhiễm sán dây (Mục 6.1.1.1).

MEBENDAZOL

Tên chung quốc tế: Mebendazole.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 100 mg, 500 mg. Dung dịch uống 20 mg/ml. Hỗn dịch uống 20 mg/ml.

Chỉ định: Nhiễm giun đũa, giun móc, giun kim, giun tóc, giun mỏ. Nhiễm giun tại mô và tổ chức (Mục 6.1.1.3).

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, phụ nữ mang thai (Phụ lục 2), viêm ruột Crohn’s, viêm loét đại trực tràng (có thể làm tăng hấp thu và tăng độc tính của thuốc, đặc biệt khi dùng liều cao).

Thận trọng: Phụ nữ cho con bú (Phụ lục 3). Trẻ em dưới 2 tuổi.

Liều dùng

Liều dùng như nhau cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn. Có thể nhai và nuốt viên thuốc hoặc nghiền và trộn với thức ăn.

Giun móc, giun đũa, giun tóc và nhiễm nhiều giun: 100 mg buổi sáng, 100 mg buổi tối, uống liền 3 ngày, hoặc có thể dùng liều duy nhất 500 mg.

Nhiễm nặng có thể uống 500 mg/ngày × 3 ngày. Nhiễm giun kim: Uống 1 liều 100 mg, nhắc lại sau khoảng 2 - 3 tuần, tất cả thành viên trên 2 tuổi trong gia đình phải được điều trị cùng thời gian.

Nhiễm Capillaria philippinensis: 200 mg/lần, ngày 2 lần, trong 20 ngày.

Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, choáng váng.

PYRANTEL

Tên chung quốc tế: Pyrantel.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 125 mg, 250 mg. Hỗn dịch uống 50 mg/ml.

164 6.1.1 Thuốc điều trị giun sán ở ruột non

uống 1 liều duy nhất 400 mg. Trẻ em 12 tháng - 2 tuổi uống 1 liều duy nhất 200 mg.

Nhiễm giun tóc: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, uống 1 liều 400 mg (nhiễm mức trung bình) hoặc uống 400 mg/ngày, trong 3 ngày (nhiễm mức nặng). Trẻ em 12 tháng - 2 tuổi, uống 1 liều duy nhất 200 mg (nhiễm mức trung bình) hoặc uống 200 mg trong ngày đầu tiên, sau đó 100 mg/lần, 2 lần/ngày, trong 3 ngày (nhiễm mức nặng).

Nhiễm giun lươn: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, uống 400 mg/lần, 1 - 2 lần/ngày, trong 3 ngày.

Nhiễm Capillaria: Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, uống 400 mg/ngày, trong 10 ngày.

Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, ADR do điều trị nhiễm sán dây (Mục 6.1.1.1).

MEBENDAZOL

Tên chung quốc tế: Mebendazole.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 100 mg, 500 mg. Dung dịch uống 20 mg/ml. Hỗn dịch uống 20 mg/ml.

Chỉ định: Nhiễm giun đũa, giun móc, giun kim, giun tóc, giun mỏ. Nhiễm giun tại mô và tổ chức (Mục 6.1.1.3).

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, phụ nữ mang thai (Phụ lục 2), viêm ruột Crohn’s, viêm loét đại trực tràng (có thể làm tăng hấp thu và tăng độc tính của thuốc, đặc biệt khi dùng liều cao).

Thận trọng: Phụ nữ cho con bú (Phụ lục 3). Trẻ em dưới 2 tuổi.

Liều dùng

Liều dùng như nhau cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn. Có thể nhai và nuốt viên thuốc hoặc nghiền và trộn với thức ăn.

Giun móc, giun đũa, giun tóc và nhiễm nhiều giun: 100 mg buổi sáng, 100 mg buổi tối, uống liền 3 ngày, hoặc có thể dùng liều duy nhất 500 mg.

Nhiễm nặng có thể uống 500 mg/ngày × 3 ngày. Nhiễm giun kim: Uống 1 liều 100 mg, nhắc lại sau khoảng 2 - 3 tuần, tất cả thành viên trên 2 tuổi trong gia đình phải được điều trị cùng thời gian.

Nhiễm Capillaria philippinensis: 200 mg/lần, ngày 2 lần, trong 20 ngày.

Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, choáng váng.

PYRANTEL

Tên chung quốc tế: Pyrantel.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 125 mg, 250 mg. Hỗn dịch uống 50 mg/ml.

165 6.1.1 Thuốc điều trị giun sán ở ruột non Chỉ định: Nhiễm giun đũa, giun móc, giun kim và nhiễm giun trong mô và tổ chức (Mục 6.1.1.3).

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Thận trọng: Mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3), bệnh gan cần giảm liều.

Liều dùng

Tốt nhất là dùng thuốc vào bữa ăn, trước và sau khi dùng thuốc không cần phải theo chế độ ăn uống đặc biệt, không nhịn đói và không cần dùng thêm thuốc tẩy. Pyrantel thường dùng dưới dạng muối pamoat (còn gọi là embonat). Hàm lượng tính theo pyrantel base, 2,9 g pyrantel embonat tương đương với 1 g pyrantel.

Nhiễm giun đũa, giun kim, giun móc, giun Trichostrongylus: Dùng liều duy nhất 10 mg (dạng base)/kg. Hiệu quả diệt giun sẽ cao hơn nếu nhắc lại liều trên sau 2 - 4 tuần điều trị.

Nhiễm giun móc: Dùng liều duy nhất 10 mg/kg/ngày, hoặc 10 mg/kg/

ngày × 3 ngày.

Nhiễm giun đũa đơn độc: Dùng liều duy nhất 5 mg/kg. Trong chương trình điều trị cho toàn dân chống nhiễm giun đũa, dùng liều duy nhất 2,5 mg/kg, 3 - 4 lần trong 1 năm.

Nhiễm giun xoắn: Dùng liều 10 mg/kg/ngày, trong 5 ngày liên tiếp.

Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa nhẹ, nhức đầu, choáng váng, ngủ gà, mất ngủ, phát ban.