• Không có kết quả nào được tìm thấy

thuốc kháng khuẩn và điều trị virus

6.2 Thuốc kháng khuẩn

6.2.1 Nhóm beta-lactam

Các kháng sinh nhóm beta-lactam gồm các penicilin, cephalosporin và carbapenem có chung một cấu trúc, cùng có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp peptidoglycan, một mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn.

176 6.2.1 Nhóm beta-lactam

Nếu có thể, lấy mẫu để nuôi cấy và làm test nhạy cảm với thuốc kháng khuẩn. Kê đơn “mù” thuốc kháng khuẩn cho sốt chưa rõ nguyên nhân thường dẫn đến khó chẩn đoán về sau.

Biết được vi khuẩn phổ biến và độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng khuẩn giúp ích nhiều trong lựa chọn thuốc kháng khuẩn trước khi xác định được vi khuẩn.

Liều thuốc kháng khuẩn thay đổi theo một số yếu tố, bao gồm tuổi, cân nặng, chức năng gan, thận, và mức độ nhiễm khuẩn. Kê đơn theo “liều chuẩn” hay còn gọi là liều “thông thường” đối với nhiễm khuẩn nặng có thể dẫn đến điều trị thất bại; do đó, liều kê phải thích hợp với tình trạng nhiễm khuẩn. Liều dùng không thỏa đáng cũng có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc. Mặt khác, đối với thuốc kháng khuẩn có phạm vi điều trị hẹp giữa liều độc và điều trị (như một aminoglycosid), điều quan trọng là phải tránh dùng liều quá cao. Trong trường hợp này, phải giám sát nồng độ thuốc trong huyết tương.

Đường dùng thuốc thường phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng thường cần phải tiêm tĩnh mạch. Tuy vậy, thuốc kháng khuẩn hấp thu tốt qua đường tiêu hóa cũng có thể cho uống đối với một số nhiễm khuẩn nặng. Nếu có thể được, cần tránh tiêm bắp cho trẻ em vì thuốc gây đau.

Thời gian điều trị phụ thuộc vào tính chất, mức độ nhiễm khuẩn và đáp ứng với điều trị. Các liệu trình không được kéo dài quá mức vì dễ làm vi khuẩn kháng thuốc; hơn nữa, kéo dài điều trị có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn và tốn tiền vô ích. Tuy nhiên, đối với một số nhiễm khuẩn, như lao hoặc viêm cốt tủy mạn tính, cần thiết phải điều trị kéo dài.

Ngược lại, một liều duy nhất thuốc kháng khuẩn là đủ để chữa khỏi viêm đường tiết niệu không biến chứng.

Bội nhiễm: Thông thường, các thuốc kháng khuẩn phổ rộng như cephalosporin có nhiều khả năng gây các phản ứng phụ hơn, liên quan đến chọn lọc vi khuẩn kháng thuốc, chẳng hạn nhiễm nấm, hoặc viêm đại tràng do thuốc kháng sinh (viêm đại tràng giả mạc); các tác dụng phụ khác như viêm âm đạo và ngứa hậu môn.

6.2.1 Nhóm beta-lactam

Các kháng sinh nhóm beta-lactam gồm các penicilin, cephalosporin và carbapenem có chung một cấu trúc, cùng có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp peptidoglycan, một mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn.

177 6.2.1 Nhóm beta-lactam 6.2.1.1 Nhóm penicilin

6.2.1.1.1 Benzylpenicilin và phenoxymethylpenicilin

Benzylpenicilin vẫn còn là một kháng sinh quan trọng và có ích mặc dù bị beta-lactamase của vi khuẩn làm mất tác dụng. Thuốc khuếch tán tốt vào mô và dịch cơ thể nhưng kém khuếch tán vào dịch não tủy trừ khi màng não bị viêm. Thuốc có hiệu quả đối với nhiều nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn (bao gồm phế cầu khuẩn), lậu cầu và não mô cầu cũng như bệnh than, bạch hầu, hoại thư sinh hơi, bệnh xoắn khuẩn, uốn ván và bệnh Lyme ở trẻ em. Phế cầu, não mô cầu và lậu cầu thường giảm nhạy cảm với các penicilin và hiện nay benzylpenicilin không còn là thuốc được chọn đầu tiên để điều trị viêm màng não do não mô cầu nữa. Benzylpenicilin phải tiêm vì thuốc mất tác dụng do dịch vị và hấp thu qua ruột non chậm.

Các chế phẩm giải phóng chậm được dùng khi cần duy trì nồng độ điều trị kéo dài. Cả benzathin benzylpenicilin và procain benzylpenicilin dự trữ ở mô và hấp thu chậm trong 12 giờ cho tới vài ngày. Thuốc thường được chọn để điều trị bệnh giang mai hoặc bệnh ghẻ cóc (yaws) hoặc dự phòng bệnh thấp tim. Phenoxymethylpenicilin thích hợp với đường uống, có phổ tác dụng tương tự benzylpenicilin nhưng kém hiệu quả hơn.

Thuốc không được dùng để điều trị nhiễm khuẩn nặng vì không dự đoán được mức độ hấp thu và nồng độ trong huyết tương thất thường.

Phản ứng quá mẫn: Tác dụng phụ quan trọng nhất của nhóm penicilin là phản ứng quá mẫn gây phát ban, và đôi khi phản ứng phản vệ có thể gây tử vong. Phải hỏi người bệnh cẩn thận về tiền sử dị ứng. Phản ứng dị ứng với penicilin xảy ra từ 1 - 10% ở người tiếp xúc với penicilin; phản ứng phản vệ xảy ra ít hơn 0,05% ở người điều trị. Người bệnh có tiền sử dị ứng do cơ địa (atopy) như hen, eczema, sốt mùa có nguy cơ cao bị phản ứng phản vệ với penicilin. Người có tiền sử phản ứng phản vệ, mẩn ngứa hoặc phát ban ngay sau khi dùng penicilin có nguy cơ có phản ứng quá mẫn tức thì với một loại penicilin; những người này không được dùng bất cứ một loại penicilin nào. Người bệnh dị ứng với một loại penicilin nào sẽ bị dị ứng với tất cả các loại penicilin khác vì phản ứng quá mẫn liên quan đến cấu trúc gốc của penicilin. Vì người bệnh có tiền sử quá mẫn tức thì với penicilin cũng có thể phản ứng với cephalosporin và các kháng sinh beta-lactam khác nên không dùng được các kháng sinh đó; astreonam có thể ít có khả năng gây quá mẫn ở người dị ứng với penicilin và có thể dùng một cách thận trọng. Nếu nhất thiết phải dùng penicilin cho một người có phản ứng quá mẫn tức thì với penicilin, khi đó cần tham khảo ý kiến chuyên gia về làm test quá mẫn hoặc dùng một kháng sinh beta-lactam có cấu trúc khác với penicilin gây quá mẫn (xem thêm cephalosporin). Người có tiền sử phát ban nhẹ (nghĩa là ban không tập trung, không ngứa, giới hạn ở một vùng nhỏ cơ thể) hoặc phát ban xảy ra trên 72 giờ sau khi dùng penicilin có nhiều khả năng không phải dị ứng do penicilin, nên không cần thiết

178 6.2.1 Nhóm beta-lactam

phải ngừng penicilin khi có nhiễm khuẩn nặng; tuy nhiên, phải luôn nghĩ đến khả năng dị ứng, và phải luôn sẵn sàng các phương tiện cấp cứu để điều trị phản ứng phản vệ. Các kháng sinh beta-lactam khác (bao gồm cephalosporin) có thể dùng cho người bệnh có loại phản ứng nhẹ này.

Các penicilin có thể gây bệnh não, tuy hiếm nhưng nghiêm trọng, do não bị kích ứng, có thể là do dùng liều quá cao hoặc ở người bệnh bị suy thận.

Không được tiêm tủy sống các loại penicilin vì có thể gây bệnh não, có thể tử vong. Liều cao hoặc liều bình thường các penicilin dùng cho người suy thận có thể gây tích lũy điện giải vì đa số penicilin tiêm chứa natri hoặc kali. Ỉa chảy thường xảy ra khi dùng liệu pháp uống penicilin.

BENZYLPENICILIN (Penicilin G) Tên chung quốc tế: Benzylpenicillin.

Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc dưới dạng muối benzylpenicilin natri và benzylpenicilin kali. Dạng bột pha tiêm: 500 000 đơn vị quốc tế (đvqt), 1 triệu đvqt, 2 triệu đvqt và 5 triệu đvqt. Ở một số nước, liều được biểu thị dưới dạng 600 mg benzylpenicilin natri hoặc 600 mg benzylpenicilin kali tương ứng với 1 triệu đvqt.

Chỉ định:Benzylpenicilin được chỉ định trong các nhiễm khuẩn do vi khuẩn còn nhạy cảm với penicilin G trong những bệnh: Viêm họng, viêm tai giữa, viêm màng trong tim, viêm não mô cầu, viêm phổi, nhiễm khuẩn da và mô mềm, bệnh than, nhiễm khuẩn huyết, dự phòng nhiễm khuẩn sản khoa do liên cầu beta.

Chống chỉ định:Dị ứng với các penicilin.

Thận trọng: Người có tiền sử dị ứng (trước khi khởi đầu điều trị bằng penicilin G cần kiểm tra kĩ tiền sử dị ứng với penicilin, cephalosporin và các thuốc khác vì có nguy cơ dị ứng chéo). Nếu dùng thuốc liều rất cao (trên 10 triệu đvqt) theo đường tĩnh mạch hoặc dùng dài ngày với liều cao, nên đưa thuốc thật chậm và thường xuyên đánh giá cân bằng điện giải, chức năng thận và hệ tạo máu. Phụ nữ mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3). Suy thận (Phụ lục 4).

Liều dùng

Thuốc được dùng dưới dạng tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch liên tục hoặc ngắt quãng. Tùy theo đường dùng, bột pha tiêm được hoàn nguyên bằng nước cất pha tiêm, dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5%.

Liều dùng tùy thuộc từng người bệnh, độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh, chức năng thận, cân nặng, tuổi.

Người lớn: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch 1 triệu (0,6 g) đến 2 triệu đvqt (1,2 g), mỗi 6 giờ, có thể tăng liều nếu cần (chỉ dùng đường tĩnh mạch nếu liều một lần trên 1,2 g). Liều tối thiểu

178 6.2.1 Nhóm beta-lactam

phải ngừng penicilin khi có nhiễm khuẩn nặng; tuy nhiên, phải luôn nghĩ đến khả năng dị ứng, và phải luôn sẵn sàng các phương tiện cấp cứu để điều trị phản ứng phản vệ. Các kháng sinh beta-lactam khác (bao gồm cephalosporin) có thể dùng cho người bệnh có loại phản ứng nhẹ này.

Các penicilin có thể gây bệnh não, tuy hiếm nhưng nghiêm trọng, do não bị kích ứng, có thể là do dùng liều quá cao hoặc ở người bệnh bị suy thận.

Không được tiêm tủy sống các loại penicilin vì có thể gây bệnh não, có thể tử vong. Liều cao hoặc liều bình thường các penicilin dùng cho người suy thận có thể gây tích lũy điện giải vì đa số penicilin tiêm chứa natri hoặc kali. Ỉa chảy thường xảy ra khi dùng liệu pháp uống penicilin.

BENZYLPENICILIN (Penicilin G) Tên chung quốc tế: Benzylpenicillin.

Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc dưới dạng muối benzylpenicilin natri và benzylpenicilin kali. Dạng bột pha tiêm: 500 000 đơn vị quốc tế (đvqt), 1 triệu đvqt, 2 triệu đvqt và 5 triệu đvqt. Ở một số nước, liều được biểu thị dưới dạng 600 mg benzylpenicilin natri hoặc 600 mg benzylpenicilin kali tương ứng với 1 triệu đvqt.

Chỉ định:Benzylpenicilin được chỉ định trong các nhiễm khuẩn do vi khuẩn còn nhạy cảm với penicilin G trong những bệnh: Viêm họng, viêm tai giữa, viêm màng trong tim, viêm não mô cầu, viêm phổi, nhiễm khuẩn da và mô mềm, bệnh than, nhiễm khuẩn huyết, dự phòng nhiễm khuẩn sản khoa do liên cầu beta.

Chống chỉ định:Dị ứng với các penicilin.

Thận trọng: Người có tiền sử dị ứng (trước khi khởi đầu điều trị bằng penicilin G cần kiểm tra kĩ tiền sử dị ứng với penicilin, cephalosporin và các thuốc khác vì có nguy cơ dị ứng chéo). Nếu dùng thuốc liều rất cao (trên 10 triệu đvqt) theo đường tĩnh mạch hoặc dùng dài ngày với liều cao, nên đưa thuốc thật chậm và thường xuyên đánh giá cân bằng điện giải, chức năng thận và hệ tạo máu. Phụ nữ mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3). Suy thận (Phụ lục 4).

Liều dùng

Thuốc được dùng dưới dạng tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch liên tục hoặc ngắt quãng. Tùy theo đường dùng, bột pha tiêm được hoàn nguyên bằng nước cất pha tiêm, dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5%.

Liều dùng tùy thuộc từng người bệnh, độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh, chức năng thận, cân nặng, tuổi.

Người lớn: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch 1 triệu (0,6 g) đến 2 triệu đvqt (1,2 g), mỗi 6 giờ, có thể tăng liều nếu cần (chỉ dùng đường tĩnh mạch nếu liều một lần trên 1,2 g). Liều tối thiểu

179 6.2.1 Nhóm beta-lactam penicilin kali để điều trị nhiễm khuẩn nặng do liên cầu và tụ cầu nhạy cảm là 5 triệu đvqt/ngày. Đối với nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn nhạy cảm có thể dùng tới 15 triệu đvqt/ngày, chia thành nhiều liều đưa theo đường tĩnh mạch cách mỗi 4 giờ.

Trẻ em dưới 18 tuổi: Khuyến cáo dùng đường tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh < 7 ngày tuổi: 25 mg/kg mỗi 12 giờ; tăng lên 25 mg/kg mỗi 8 giờ, nếu cần.

Trẻ sơ sinh 7 - 28 ngày tuổi: 25 mg/kg mỗi 8 giờ; tăng gấp đôi trong nhiễm khuẩn nặng.

Trẻ 1 tháng tuổi - 18 tuổi: 25 mg/kg mỗi 6 giờ; tăng tới 50 mg/kg mỗi 4 - 6 giờ (tối đa 2,4 g mỗi 4 giờ) trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

Suy thận: Clcr từ 10 - 50 ml/phút: Dùng 75% tổng liều khuyến cáo;

Clcr < 10 ml/phút: Dùng 20 - 50% tổng liều khuyến cáo.

Tác dụng không mong muốn: Mẫn cảm với thuốc, bao gồm mày đay, sốt, đau khớp, ban da, phù mạch, phản ứng phản vệ; hiếm gặp độc tính trên thần kinh trung ương như co giật (đặc biệt khi dùng liều cao hoặc người suy thận nặng), viêm thận kẽ, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu; có thể gặp tiêu chảy (kể cả tiêu chảy do kháng sinh, viêm đại tràng giả mạc).

Độ ổn định và bảo quản: Dạng thuốc bột khô được bảo quản dưới 30 °C. Benzylpenicilin kali để pha tiêm sau khi hoàn nguyên có thể bảo quản 7 ngày ở 2 - 8 °C và dạng benzylpenicilin natri để pha tiêm sau khi hoàn nguyên có thể bảo quản 3 ngày.

BENZATHIN BENZYLPENICILIN Tên chung quốc tế: Benzathine benzylpenicillin.

Dạng thuốc và hàm lượng: Hỗn dịch tiêm: 300 000 đvqt benzylpenicilin trong 1 ml (lọ 10 ml); 600 000 đvqt benzylpenicilin trong 1 ml (lọ 1 ml hoặc 2 ml hoặc bơm tiêm dùng một lần loại 2 ml và 4 ml). Bột pha tiêm:

600 000 đvqt, 1 200 000 đvqt và 2 400 000 đvqt benzylpenicilin.

Có thể tính chuyển đổi 750 mg benzathin benzylpenicilin tương ứng với 1 triệu đvqt benzylpenicilin hoặc 900 mg benzathin benzylpenicilin tương ứng với 720 mg benzylpenicilin (1,2 triệu đvqt).

Chỉ định: Điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa bởi vi khuẩn nhạy cảm với penicilin G ở nồng độ thấp, hoặc để điều trị nối tiếp sau penicilin G tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Benzathin benzylpenicilin không phù hợp cho các nhiễm khuẩn cấp, nặng và nhiễm khuẩn huyết.

Chống chỉ định: Dị ứng với các penicilin.

180 6.2.1 Nhóm beta-lactam

Thận trọng: Tương tự benzylpenicilin. Không được tiêm tĩnh mạch, tiêm vào hoặc tiêm gần các dây thần kinh ngoại biên hoặc mạch máu có thể gây tổn thương nghiêm trọng hoặc vĩnh viễn thần kinh mạch. Mang thai (Phụ lục 2).

Liều dùng

Thuốc chỉ được dùng dưới dạng tiêm bắp sâu.

Người lớn: Thông thường, để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên mức độ nhẹ và trung bình do Streptococcus pyogenes (liên cầu beta tan máu nhóm A): Liều duy nhất 1,2 triệu đvqt. Giang mai nguyên phát và thứ phát hoặc giai đoạn sớm của giang mai tiềm tàng (giang mai dưới 1 năm): Liều duy nhất 2,4 triệu đvqt; giang mai tiềm tàng muộn: 2,4 triệu đvqt/tuần, dùng liên tiếp 3 tuần. Dự phòng sốt thấp khớp tái phát: 1,2 triệu đvqt mỗi 3 - 4 tuần.

Trẻ em: Nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: Liều duy nhất 300 000 - 600 000 đvqt cho trẻ dưới 27 kg và 900 000 đvqt cho trẻ trên 27 kg. Đối với trẻ trên 1 tháng tuổi, giang mai bẩm sinh có liên quan đến thần kinh hoặc trẻ trên 2 tuổi giang mai bẩm sinh chưa điều trị: Tiêm tĩnh mạch benzylpenicilin 200 000 - 300 000 đvqt/kg/ngày × 10 ngày rồi nối tiếp bằng benzathin benzylpenicilin tiêm bắp liều duy nhất 50 000 đvqt/kg; giang mai nguyên phát và thứ phát hoặc giai đoạn sớm của giang mai tiềm tàng: Liều duy nhất 50 000 đvqt/kg (tối đa 2,4 triệu đvqt); giang mai tiềm tàng muộn:

50 000 đvqt/kg (tối đa 2,4 triệu đvqt) mỗi tuần × 3 tuần. Đối với giang mai lứa tuổi thiếu niên: Như liều người lớn. Dự phòng sốt thấp khớp tái phát (dự phòng cấp hai): Như liều người lớn.

Suy thận: Điều chỉnh liều theo chức năng thận (tương tự benzylpenicilin).

Tác dụng không mong muốn: Tương tự benzylpenicilin.

Độ ổn định và bảo quản: Dạng bột thuốc pha tiêm được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng. Dạng hỗn dịch tiêm được bảo quản ở 2 - 8 °C, tránh đông lạnh.

PROCAIN BENZYLPENICILIN (Procain penicilin G) Tên chung quốc tế: Procaine benzylpenicillin.

Dạng thuốc và hàm lượng: Hỗn dịch tiêm bắp: 300 000, 600 000, 1 200 000, 2 400 000 đvqt/ml; bột pha tiêm: Lọ 0,8 g, 1,2 g, 2,4 g, 3 g.

Có thể tính chuyển đổi 1 g procain benzylpenicilin tương ứng với 1 triệu đvqt benzylpenicilin hoặc 600 mg procain benzylpenicilin tương ứng với 360 mg benzylpenicilin (600 000 đvqt).

Chỉ định: Procain benzylpenicilin chỉ được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn mức độ vừa do vi khuẩn nhạy cảm với penicilin G ở nồng độ thấp hoặc dùng để điều trị nối tiếp sau penicilin G tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Procain benzylpenicilin không phù hợp đối với các nhiễm khuẩn cấp, nặng và nhiễm khuẩn huyết.

180 6.2.1 Nhóm beta-lactam

Thận trọng: Tương tự benzylpenicilin. Không được tiêm tĩnh mạch, tiêm vào hoặc tiêm gần các dây thần kinh ngoại biên hoặc mạch máu có thể gây tổn thương nghiêm trọng hoặc vĩnh viễn thần kinh mạch. Mang thai (Phụ lục 2).

Liều dùng

Thuốc chỉ được dùng dưới dạng tiêm bắp sâu.

Người lớn: Thông thường, để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên mức độ nhẹ và trung bình do Streptococcus pyogenes (liên cầu beta tan máu nhóm A): Liều duy nhất 1,2 triệu đvqt. Giang mai nguyên phát và thứ phát hoặc giai đoạn sớm của giang mai tiềm tàng (giang mai dưới 1 năm): Liều duy nhất 2,4 triệu đvqt; giang mai tiềm tàng muộn: 2,4 triệu đvqt/tuần, dùng liên tiếp 3 tuần. Dự phòng sốt thấp khớp tái phát: 1,2 triệu đvqt mỗi 3 - 4 tuần.

Trẻ em: Nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: Liều duy nhất 300 000 - 600 000 đvqt cho trẻ dưới 27 kg và 900 000 đvqt cho trẻ trên 27 kg. Đối với trẻ trên 1 tháng tuổi, giang mai bẩm sinh có liên quan đến thần kinh hoặc trẻ trên 2 tuổi giang mai bẩm sinh chưa điều trị: Tiêm tĩnh mạch benzylpenicilin 200 000 - 300 000 đvqt/kg/ngày × 10 ngày rồi nối tiếp bằng benzathin benzylpenicilin tiêm bắp liều duy nhất 50 000 đvqt/kg; giang mai nguyên phát và thứ phát hoặc giai đoạn sớm của giang mai tiềm tàng: Liều duy nhất 50 000 đvqt/kg (tối đa 2,4 triệu đvqt); giang mai tiềm tàng muộn:

50 000 đvqt/kg (tối đa 2,4 triệu đvqt) mỗi tuần × 3 tuần. Đối với giang mai lứa tuổi thiếu niên: Như liều người lớn. Dự phòng sốt thấp khớp tái phát (dự phòng cấp hai): Như liều người lớn.

Suy thận: Điều chỉnh liều theo chức năng thận (tương tự benzylpenicilin).

Tác dụng không mong muốn: Tương tự benzylpenicilin.

Độ ổn định và bảo quản: Dạng bột thuốc pha tiêm được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng. Dạng hỗn dịch tiêm được bảo quản ở 2 - 8 °C, tránh đông lạnh.

PROCAIN BENZYLPENICILIN (Procain penicilin G) Tên chung quốc tế: Procaine benzylpenicillin.

Dạng thuốc và hàm lượng: Hỗn dịch tiêm bắp: 300 000, 600 000, 1 200 000, 2 400 000 đvqt/ml; bột pha tiêm: Lọ 0,8 g, 1,2 g, 2,4 g, 3 g.

Có thể tính chuyển đổi 1 g procain benzylpenicilin tương ứng với 1 triệu đvqt benzylpenicilin hoặc 600 mg procain benzylpenicilin tương ứng với 360 mg benzylpenicilin (600 000 đvqt).

Chỉ định: Procain benzylpenicilin chỉ được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn mức độ vừa do vi khuẩn nhạy cảm với penicilin G ở nồng độ thấp hoặc dùng để điều trị nối tiếp sau penicilin G tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Procain benzylpenicilin không phù hợp đối với các nhiễm khuẩn cấp, nặng và nhiễm khuẩn huyết.

181 6.2.1 Nhóm beta-lactam Chống chỉ định: Dị ứng với các penicilin.

Thận trọng:Tương tự benzylpenicilin. Không được tiêm vào mạch, tiêm vào hoặc tiêm gần các dây thần kinh ngoại biên hoặc mạch máu có thể gây tổn thương nghiêm trọng hoặc vĩnh viễn thần kinh, mạch máu.

Liều dùng

Procain penicilin G được tiêm bắp sâu vào cơ lớn như mông, đùi. Tiêm chậm và đều để tránh tắc kim, thay đổi vị trí ở lần tiêm sau.

Người lớn: Liều thường dùng là 600 000 - 1 200 000 đvqt/ngày.

Trẻ em (trên 1 tháng tuổi đến dưới 12 tuổi): Liều thường dùng 50 000 đvqt/kg/ngày, chia 1 - 2 lần.

Trẻ sơ sinh: Một số thầy thuốc cho rằng nên sử dụng loại penicilin G vì dùng procain penicilin G không có lợi gì hơn. Nếu cần, dùng liều 50 000 đvqt/kg/ngày.

Tác dụng không mong muốn: Tương tự benzylpenicilin.

Độ ổn định và bảo quản: Dạng bột thuốc pha tiêm được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng. Dạng hỗn dịch tiêm được bảo quản ở 2 - 8 °C, tránh đông lạnh.

PHENOXYMETHYLPENICILIN Tên chung quốc tế: Phenoxymethylpenicillin.

Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc dưới dạng phenoxymethylpenicilin kali.

Viên nén 125 mg, 250 mg, 500 mg. Dạng bột pha dung dịch uống: 125 mg/5 ml, 250 mg/5 ml. Có thể tính chuyển đổi 250 mg phenoxymethylpenicilin tương ứng với 400 000 đvqt.

Chỉ định: Tương tự benzylpenicilin trong điều trị hoặc dự phòng các nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình do vi khuẩn còn nhạy cảm với penicilin G như: Viêm amidan, viêm tai giữa, viêm quầng, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A, sốt thấp khớp, dự phòng nhiễm phế cầu. Mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3).

Chống chỉ định: Dị ứng với các penicilin.

Thận trọng: Người có tiền sử dị ứng (trước khi khởi đầu điều trị cần kiểm tra kĩ tiền sử dị ứng với penicilin, cephalosporin và các thuốc khác vì có nguy cơ dị ứng chéo).

Liều dùng

Người lớn: Uống 500 mg mỗi 6 giờ, nếu cần có thể tăng lên tới 1 g mỗi 6 giờ.

Trẻ em:

Trẻ trên 1 tuổi: Uống 62,5 mg mỗi 6 giờ, có thể tăng lên tới 12,5 mg/kg mỗi 6 giờ.

Trẻ 1 - 6 tuổi: Uống 125 mg mỗi 12 giờ, có thể tăng lên tới 12,5 mg/kg mỗi 6 giờ.

182 6.2.1 Nhóm beta-lactam

Trẻ 6 - 12 tuổi: Uống 250 mg mỗi 12 giờ, có thể tăng lên tới 12,5 mg/kg mỗi 6 giờ.

Suy thận: Hiệu chỉnh liều đối với suy thận nặng. Clcr trên 10 ml/phút:

250 - 500 mg mỗi 6 giờ. Clcr dưới 10 ml/phút: 250 mg mỗi 6 giờ.

Tác dụng không mong muốn: Tương tự benzylpenicilin.

Độ ổn định và bảo quản: Viên nén và bột thuốc pha dung dịch uống được bảo quản kín, ở nhiệt độ 15 - 30 °C. Dung dịch đã pha được bảo quản ở 2 - 8 °C trong 14 ngày.

6.2.1.1.2 Penicilin phổ rộng

Ampicilin có tác dụng đối với một số vi khuẩn Gram dương và Gram âm nhưng bị mất tác dụng do penicilinase của tụ cầu vàng và các trực khuẩn Gram âm như Escherichia coli. Hầu hết các tụ cầu, khoảng 60% chủng E. coli và nhiều chủng Haemophilus influenza, Moraxella catarrhalis, Neisseria gonorrhoeae, Salmonella và Shigella spp. hiện nay kháng thuốc. Cần phải xét đến khả năng kháng thuốc trước khi cho ampicilin để điều trị “mù” nhiễm khuẩn; đặc biệt, thuốc không được dùng cho người bệnh nằm bệnh viện mà không kiểm tra độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc. Ampicilin bài tiết tốt vào mật và nước tiểu. Thuốc chủ yếu được chỉ định điều trị các đợt cấp của viêm phế quản mạn và nhiễm khuẩn tai giữa, cả hai có thể do Streptococcus pneumoniae và H. influenza, và để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Ampicilin có thể uống nhưng được hấp thu ít hơn nửa liều và hấp thu còn bị giảm thêm do có thức ăn ở ruột.

Ampicilin (cả amoxicilin) thường gây phát ban dát sần nhưng thường không liên quan đến dị ứng thực sự penicilin. Phát ban này hầu như bao giờ cũng xảy ra ở người sốt hạch (glandular fever); cho nên penicilin phổ rộng không nên dùng để điều trị “mù” viêm họng. Nguy cơ phát ban cũng tăng lên ở người bị bệnh bạch cầu lympho bào mạn tính hoặc ở người bị nhiễm cytomegalovirus. Ở một số vùng, ampicilin uống chỉ dùng để điều trị nhiễm Shigella; liều khuyến cáo trong trường hợp này là 1 g cách nhau 6 giờ/lần trong 7 - 10 ngày.

Amoxicilin là một dẫn chất của ampicilin và có phổ kháng khuẩn tương tự. Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa hơn ampicilin, không bị tác động do thức ăn trong dạ dày như ampicilin, nên có nồng độ thuốc trong huyết tương cao hơn so với ampicilin. Amoxicilin được ưa dùng hơn ampicilin để điều trị một số bệnh như viêm tai giữa và đường hô hấp, đường tiết niệu.

Co-amoxiclav gồm có amoxicilin và acid clavulanic (một chất ức chế beta-lactamase). Acid clavulanic bản thân không có hoạt tính kháng khuẩn nhiều, nhưng do làm mất hoạt tính của beta-lactamase nên làm cho phối hợp này trở nên có tác dụng đối với các vi khuẩn sinh beta-lactamase kháng ampicilin. Các vi khuẩn này bao gồm các chủng kháng