• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC CHUYÊN LUẬN THUỐC

Mục 3: Thuốc chống dị ứng và sốc phản vệ

3.1 Thuốc chống dị ứng

3.1.2 Corticosteroid

Các corticosteroid như dexamethason, hydrocortison hoặc prednisolon có tác dụng chống viêm do dị ứng. Đường dùng thuốc phụ thuộc vào loại dị ứng. Ví dụ, đối với phản ứng dị ứng nhẹ ở da, tốt nhất dùng dạng thuốc kem hoặc mỡ. Nếu phản ứng ở da không đáp ứng với liệu pháp corticosteroid tại chỗ, có thể cần dùng loại uống.

Các phản ứng dị ứng có thời gian giới hạn và các triệu chứng nhẹ như mày đay hoặc viêm mũi dị ứng, thường không cần điều trị. Nhưng nếu các triệu chứng còn dai dẳng, dùng các thuốc kháng histamin là cách điều trị chính. Tuy nhiên, có thể uống corticosteroid vài ngày trong đợt mày đay cấp hoặc có phản ứng nặng ở da hoặc để làm giảm sự nặng lên của mày đay mạn tính, nhưng tránh dùng trong thời gian dài.

Trong viêm mũi dị ứng, có thể dùng corticosteroid tại chỗ để giảm viêm, chỉ dùng đường toàn thân khi các triệu chứng làm người bệnh không chịu đựng được.

Các tác dụng có hại khi dùng corticosteroid dài ngày bao gồm làm trẻ em chậm lớn, rối loạn cân bằng điện giải (dẫn đến phù, tăng huyết áp, giảm kali huyết), loãng xương, gãy xương tự phát, da mỏng, dễ mắc nhiễm khuẩn, rối loạn tâm thần và đái tháo đường.

DEXAMETHASON

Tên chung quốc tế: Dexamethasone.

Dạng thuốc và hàm lượng: Cồn ngọt: 0,1 mg/ml. Dung dịch uống: 2 mg/5 ml, 0,5 mg/5 ml. Viên nén: 0,25 mg, 0,5 mg, 0,75 mg, 1 mg, 2 mg, 4 mg, 6 mg.

Dung dịch tiêm dexamethason natri phosphat: 4 mg/ml, 10 mg/ml, 24 mg/ml.

Chỉ định: Hỗ trợ điều trị cấp cứu sốc phản vệ; chống viêm trong các bệnh dị ứng (điều trị ngắn ngày); các chỉ định khác (Mục 18.1).

Chống chỉ định: Quá mẫn với thuốc; nhiễm khuẩn toàn thân chưa kiểm soát được (trừ tình trạng đe dọa tính mạng); dùng vắc xin virus sống;

nhiễm nấm; nhiễm virus; nhiễm lao; sốt rét thể não; suy tim, loãng xương, loạn tâm thần.

Thận trọng: Tình trạng nhiễm trùng, loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, glôcôm, tổn thương giác mạc, động kinh, phụ nữ mang

116 3.1.2 Corticosteroid

ngất (nếu tiêm), nghẽn mạch ở nơi tiêm, khô miệng, buồn nôn, táo bón, đau trực tràng (nếu đặt trực tràng).

Hiếm gặp: Mất phương hướng, mất kiểm soát động tác, lú lẫn, kích động bất thường, bí tiểu, tiểu buốt, vàng da, tăng glucose huyết. Phản ứng ngoại tháp, hội chứng an thần ác tính, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, da mẫn cảm với ánh sáng, viêm da, nhiễm sắc tố da, mày đay, khó thở, ức chế hô hấp, vô kinh, chứng vú to ở nam, tăng tiết sữa, liệt dương, rối loạn phóng tinh.

3.1.2 Corticosteroid

Các corticosteroid như dexamethason, hydrocortison hoặc prednisolon có tác dụng chống viêm do dị ứng. Đường dùng thuốc phụ thuộc vào loại dị ứng. Ví dụ, đối với phản ứng dị ứng nhẹ ở da, tốt nhất dùng dạng thuốc kem hoặc mỡ. Nếu phản ứng ở da không đáp ứng với liệu pháp corticosteroid tại chỗ, có thể cần dùng loại uống.

Các phản ứng dị ứng có thời gian giới hạn và các triệu chứng nhẹ như mày đay hoặc viêm mũi dị ứng, thường không cần điều trị. Nhưng nếu các triệu chứng còn dai dẳng, dùng các thuốc kháng histamin là cách điều trị chính. Tuy nhiên, có thể uống corticosteroid vài ngày trong đợt mày đay cấp hoặc có phản ứng nặng ở da hoặc để làm giảm sự nặng lên của mày đay mạn tính, nhưng tránh dùng trong thời gian dài.

Trong viêm mũi dị ứng, có thể dùng corticosteroid tại chỗ để giảm viêm, chỉ dùng đường toàn thân khi các triệu chứng làm người bệnh không chịu đựng được.

Các tác dụng có hại khi dùng corticosteroid dài ngày bao gồm làm trẻ em chậm lớn, rối loạn cân bằng điện giải (dẫn đến phù, tăng huyết áp, giảm kali huyết), loãng xương, gãy xương tự phát, da mỏng, dễ mắc nhiễm khuẩn, rối loạn tâm thần và đái tháo đường.

DEXAMETHASON

Tên chung quốc tế: Dexamethasone.

Dạng thuốc và hàm lượng: Cồn ngọt: 0,1 mg/ml. Dung dịch uống: 2 mg/5 ml, 0,5 mg/5 ml. Viên nén: 0,25 mg, 0,5 mg, 0,75 mg, 1 mg, 2 mg, 4 mg, 6 mg.

Dung dịch tiêm dexamethason natri phosphat: 4 mg/ml, 10 mg/ml, 24 mg/ml.

Chỉ định: Hỗ trợ điều trị cấp cứu sốc phản vệ; chống viêm trong các bệnh dị ứng (điều trị ngắn ngày); các chỉ định khác (Mục 18.1).

Chống chỉ định: Quá mẫn với thuốc; nhiễm khuẩn toàn thân chưa kiểm soát được (trừ tình trạng đe dọa tính mạng); dùng vắc xin virus sống;

nhiễm nấm; nhiễm virus; nhiễm lao; sốt rét thể não; suy tim, loãng xương, loạn tâm thần.

Thận trọng: Tình trạng nhiễm trùng, loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, glôcôm, tổn thương giác mạc, động kinh, phụ nữ mang

117 3.1.2 Corticosteroid thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3), suy thận (Phụ lục 4), suy gan (Phụ lục 5). Không được ngừng thuốc đột ngột. Xem thêm Mục 18.1.

Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Bệnh dị ứng (dùng ngắn ngày): Người lớn: Uống 0,5 - 10 mg/ngày, uống một lần vào buổi sáng. Trẻ em: Uống 10 - 100 microgam/kg/ngày.

Hỗ trợ điều trị cấp cứu sốc phản vệ: Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch (dexamethason phosphat): Người lớn: Liều khởi đầu 0,5 - 24 mg. Trẻ em: 200 - 400 microgam/kg. Khi truyền tĩnh mạch, thuốc cần được pha loãng trong dung dịch tiêm dextrose hoặc natri clorid. Trong trường hợp sốc nặng, tiêm tĩnh mạch chậm trong ít nhất vài phút, với liều 2 - 6 mg/kg, có thể nhắc lại sau 2 - 6 giờ, đến khi tình trạng bệnh ổn định, thường không quá 48 - 72 giờ. Hoặc tiêm tĩnh mạch liều khởi đầu, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục liều 3 mg/kg trong 24 giờ.

Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, khó tiêu, khó chịu, nấc, phản ứng quá mẫn (bao gồm cả phản ứng phản vệ), kích ứng sau tiêm tĩnh mạch. Khi dùng corticosteroid liều thấp, kéo dài: Xem Mục 18.1.

HYDROCORTISON

Tên chung quốc tế: Hydrocortisone.

Dạng thuốc và hàm lượng: Bột pha tiêm hydrocortison natri succinat:

100 mg, 250 mg, 500 mg và 1 g (tính theo hydrocortison).

Chỉ định: Hỗ trợ điều trị cấp cứu sốc phản vệ; các bệnh viêm da (Mục 13.3); các bệnh viêm ruột không đặc hiệu (Mục 17.7); suy vỏ thượng thận (Mục 18.1).

Chống chỉ định: Không có chống chỉ định khi dùng trong cấp cứu, nhưng có chống chỉ định khi dùng trong thời gian dài (Mục 18.1).

Thận trọng: Chỉ cần thận trọng khi dùng thuốc trong thời gian dài (Mục 18.1). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng:

Sốc phản vệ: Bao giờ cũng phải tiêm adrenalin đầu tiên, sau đó tiêm tĩnh mạch chậm hydrocortison: Người lớn: 100 - 300 mg; trẻ em ≤ 1 tuổi:

25 mg; 1 - 5 tuổi: 50 mg; 6 - 12 tuổi: 100 mg.

Tác dụng không mong muốn: Chỉ xảy ra khi dùng kéo dài (Mục 18.1).

METHYLPREDNISOLON

Tên chung quốc tế: Methylprednisolone.

118 3.1.2 Corticosteroid Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc tiêm methylprednisolon natri succinat (53 mg methylprednisolon natri succinat tương đương 40 mg methylprednisolon): 40 mg, 125 mg, 500 mg, 1 g, 2 g.

Thuốc tiêm methylprednisolon acetat (44 mg methylprednisolon acetat tương đương 40 mg methylprednisolon): 20 mg/ml, 40 mg/ml, 80 mg/ml.

Viên nén methylprednisolon: 2 mg, 4 mg, 8 mg, 16 mg, 24 mg, 32 mg.

Dịch treo để thụt: Methylprednisolon 40 mg/chai.

Chỉ định: Chống viêm hoặc ức chế miễn dịch, điều trị một số bệnh có nguyên nhân do rối loạn về máu, dị ứng, viêm, ung thư và tự miễn. Dự phòng và điều trị thải ghép sau ghép tủy xương dị sinh. Tổn thương tủy sống cấp tính.

Chống chỉ định: Quá mẫn với methylprednisolon; nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não; nhiễm nấm toàn thân; tổn thương da do virus, nấm hoặc lao; đang dùng vắc xin virus sống.

Chế phẩm methylprednisolon có chứa chất bảo quản benzyl alcohol, chống chỉ định ở trẻ đẻ non. Không tiêm bắp trong bệnh ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát.

Thận trọng: Bệnh tuyến giáp, có nguy cơ loãng xương, co giật, người mới nối thông mạch máu, cấy ghép cơ quan, rối loạn tâm thần, bệnh đường tiêu hóa, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, sau nhồi máu cơ tim cấp, hen, suy gan (Phụ lục 5), suy thận (Phụ lục 4), glôcôm, đục thủy tinh thể, nhược cơ, rối loạn dẫn truyền thần kinh - cơ, nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, virus, ký sinh trùng, trẻ đang lớn. Không khuyến cáo dùng trong viêm dây thần kinh thị giác. Không dùng liều cao corticosteroid trong tổn thương đầu cấp tính. Tiêm tĩnh mạch nhanh, liều lớn có thể gây trụy tim mạch. Ở người cao tuổi, chỉ dùng với liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể được. Khi dùng liều cao, có thể ảnh hưởng đến tác dụng của tiêm chủng vắc xin.

Có thể gây cường vỏ thượng thận hoặc ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận, đặc biệt ở trẻ nhỏ hoặc dùng liều cao trong thời gian dài.

Sau liệu pháp điều trị lâu dài, phải ngừng methylprednisolon dần dần. Suy tuyến thượng thận cấp có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài điều trị hoặc khi có stress.

Phụ nữ mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Uống: Người lớn: Liều ban đầu 4 - 48 mg/ngày, phụ thuộc vào bệnh, nhưng liều khởi đầu tới 100 mg/ngày hoặc cao hơn nữa có thể dùng trong tình trạng bệnh cấp tính, nghiêm trọng. Trẻ em: 1 tháng - 18 tuổi:

118 3.1.2 Corticosteroid Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc tiêm methylprednisolon natri succinat (53 mg methylprednisolon natri succinat tương đương 40 mg methylprednisolon): 40 mg, 125 mg, 500 mg, 1 g, 2 g.

Thuốc tiêm methylprednisolon acetat (44 mg methylprednisolon acetat tương đương 40 mg methylprednisolon): 20 mg/ml, 40 mg/ml, 80 mg/ml.

Viên nén methylprednisolon: 2 mg, 4 mg, 8 mg, 16 mg, 24 mg, 32 mg.

Dịch treo để thụt: Methylprednisolon 40 mg/chai.

Chỉ định: Chống viêm hoặc ức chế miễn dịch, điều trị một số bệnh có nguyên nhân do rối loạn về máu, dị ứng, viêm, ung thư và tự miễn. Dự phòng và điều trị thải ghép sau ghép tủy xương dị sinh. Tổn thương tủy sống cấp tính.

Chống chỉ định: Quá mẫn với methylprednisolon; nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não; nhiễm nấm toàn thân; tổn thương da do virus, nấm hoặc lao; đang dùng vắc xin virus sống.

Chế phẩm methylprednisolon có chứa chất bảo quản benzyl alcohol, chống chỉ định ở trẻ đẻ non. Không tiêm bắp trong bệnh ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát.

Thận trọng: Bệnh tuyến giáp, có nguy cơ loãng xương, co giật, người mới nối thông mạch máu, cấy ghép cơ quan, rối loạn tâm thần, bệnh đường tiêu hóa, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, sau nhồi máu cơ tim cấp, hen, suy gan (Phụ lục 5), suy thận (Phụ lục 4), glôcôm, đục thủy tinh thể, nhược cơ, rối loạn dẫn truyền thần kinh - cơ, nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, virus, ký sinh trùng, trẻ đang lớn. Không khuyến cáo dùng trong viêm dây thần kinh thị giác. Không dùng liều cao corticosteroid trong tổn thương đầu cấp tính. Tiêm tĩnh mạch nhanh, liều lớn có thể gây trụy tim mạch. Ở người cao tuổi, chỉ dùng với liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể được. Khi dùng liều cao, có thể ảnh hưởng đến tác dụng của tiêm chủng vắc xin.

Có thể gây cường vỏ thượng thận hoặc ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận, đặc biệt ở trẻ nhỏ hoặc dùng liều cao trong thời gian dài.

Sau liệu pháp điều trị lâu dài, phải ngừng methylprednisolon dần dần. Suy tuyến thượng thận cấp có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài điều trị hoặc khi có stress.

Phụ nữ mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Uống: Người lớn: Liều ban đầu 4 - 48 mg/ngày, phụ thuộc vào bệnh, nhưng liều khởi đầu tới 100 mg/ngày hoặc cao hơn nữa có thể dùng trong tình trạng bệnh cấp tính, nghiêm trọng. Trẻ em: 1 tháng - 18 tuổi:

119 3.1.2 Corticosteroid 0,5 - 1,7 mg/kg/ngày, chia làm 2 - 4 lần trong các bệnh viêm và dị ứng, tùy tình trạng bệnh và đáp ứng.

Tiêm: Bệnh nặng hoặc cấp cứu: Methylprednisolon natri succinat tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch. Truyền tĩnh mạch thuốc phải pha loãng với glucose 5% hoặc natri clorid 0,9%.

Người lớn: Liều khởi đầu (tính theo methylprednisolon) thường từ 10 - 500 mg/ngày. Khi dùng đường tĩnh mạch liều lớn hơn 250 mg phải đưa thuốc chậm trong ít nhất 30 phút, liều ≤ 250 mg trong ít nhất 5 phút.

Thường không dùng liều cao trong thời gian dài. Điều trị cấp cứu chỉ dùng đến khi bệnh ổn định. Trẻ em 1 tháng - 18 tuổi: 10 - 30 mg/kg (tối đa 1 g methylprednisolon), mỗi ngày 1 lần hoặc cách một ngày dùng một lần, tối đa 3 liều.

Tác dụng không mong muốn: Thường xảy ra nhiều khi dùng liều cao và dài ngày.

Thường gặp: Mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động, tăng ngon miệng, khó tiêu, đái tháo đường, đau khớp, đục thủy tinh thể, glôcôm, chảy máu cam, rậm lông.

Ít gặp: Chóng mặt, nhức đầu, co giật, loạn tâm thần, u giả ở não, thay đổi tâm trạng, mê sảng, ảo giác, sảng khoái, viêm dây thần kinh, phù, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, viêm mạch, huyết khối tắc mạch, ngất, trứng cá, teo da, tăng sắc tố mô, hội chứng Cushing, ức chế trục tuyến yên - thượng thận, vô kinh, giảm kali huyết, nhiễm kiềm, giữ natri và nước, tăng glucose huyết, buồn nôn, nôn, trướng bụng, viêm loét thực quản, loét dạ dày, viêm tụy, tăng enzym gan, phù phổi, tăng nhẹ bạch cầu, yếu cơ, loãng xương, gẫy xương, nhiễm trùng, tăng trọng lượng, phản ứng quá mẫn.

PREDNISOLON

Tên chung quốc tế: Prednisolone.

Dạng thuốc và hàm lượng:

Viên nén: 1 mg, 5 mg. Viên nén phân tán: 5 mg, 10 mg, 15 mg, 30 mg.

Nang 5 mg. Dung dịch uống 5 mg/5 ml, 15 mg/5 ml. Hỗn dịch tiêm 25 mg/ml (prednisolon acetat).

Chỉ định: Chống viêm (dùng ngắn ngày hoặc dài ngày) trong các bệnh dị ứng (Mục 18.1); bệnh ung thư (Mục 8.2); viêm mắt ( Mục 21.2); bệnh tự miễn; hen phế quản.

Chống chỉ định: Quá mẫn với prednisolon; nhiễm khuẩn toàn thân chưa kiểm soát được; đang dùng vắc xin virus sống (Xem Mục 18.1).

Thận trọng: Tình trạng nhiễm trùng, loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, nhược cơ, suy tim sung huyết, suy gan (Phụ lục 5), suy thận (Phụ lục 4), loãng xương, glôcôm, tổn thương giác mạc, rối loạn tâm thần,

120 3.2 Cấp cứu trong dị ứng: Sốc phản vệ

viêm túi thừa, mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3). Tương tác thuốc (Phụ lục 1). Xem thêm Mục 18.1.

Liều dùng: Dị ứng (điều trị ngắn ngày): Người lớn và trẻ em: Uống liều đầu tới 10 - 20 mg/ngày, uống 1 lần vào sau bữa ăn sáng. Trường hợp dị ứng nặng có thể uống tới 60 mg/ngày, trong 5 - 10 ngày.

Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, khó tiêu, khó chịu, nấc, phản ứng quá mẫn (bao gồm cả phản ứng phản vệ). Các tác dụng không mong muốn khi dùng corticosteroid dài ngày, xem Mục 18.1.